thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Kiến Trúc Máy Tính Chương 1 - Đại Học Điện Lực EPU (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn tập hiệu quả với đề thi trắc nghiệm kiến trúc máy tính chương 1 từ Đại học Điện Lực EPU. Đề thi tập trung vào các khái niệm cơ bản của kiến trúc máy tính, bao gồm cấu trúc và hoạt động của hệ thống máy tính, các thành phần chính và các nguyên lý hoạt động. Đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm kiến trúc máy tính chương 1ôn thi kiến trúc máy tínhĐại học Điện Lực EPUcâu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tínhtài liệu ôn tập kiến trúc máy tínhkỳ thi kiến trúc máy tínhtrắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp ánluyện thi kiến trúc máy tính

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Đề Thi Kiến Trúc Máy Tính - Đại Học Điện Lực (EPU)

Số câu hỏi: 42 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

145,564 lượt xem 11,207 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Theo phát biểu luật Moore thì cứ
A.  
Sau 2 năm số transistors trên chip sẽ gấp đôi
B.  
Sau 4 năm số transistors trên chip sẽ gấp đôi
C.  
Sau 3 năm số transistors trên chip sẽ gấp đôi
D.  
Sau 1 năm số transistors trên chip sẽ gấp đôi
Câu 2: 1 điểm
Máy tính IAS (Institute for Advanced Studies) được bắt đầu chế tạo năm nào?
A.  
1943
B.  
1952
C.  
1947
D.  
1946
Câu 3: 1 điểm
Máy tính đầu tiên ENIAC có bộ nhớ
A.  
Chỉ chứa dữ liệu
B.  
Chứa chương trình và dữ liệu
C.  
Chỉ chứa chương trình
D.  
Là đèn điện tử
Câu 4: 1 điểm
Theo nguyên lý Von Newmann, việc cài đặt dữ liệu vào máy tính được thực hiện bằng:
A.  
Đục lỗ trên băng giấy
B.  
Xung điện từ
C.  
Xung điện
D.  
Đục lỗ trên bìa và đưa vào bằng tay
Câu 5: 1 điểm
Máy tính đầu tiên ENIAC có khả năng thực hiện
A.  
6000 phép cộng trên 1 giây
B.  
8000 phép cộng trên 1 giây
C.  
5000 phép cộng trên 1 giây
D.  
7000 phép cộng trên 1 giây
Câu 6: 1 điểm
Máy tính IAS (Institute for Advanced Studies) được lập trình theo phương pháp:
A.  
Thiết lập vị trí của các chuyển mạch và các cáp nối
B.  
Dựa trên nguyên lý Turing
C.  
Dựa trên nguyên lý von Neumann
D.  
Dựa trên nguyên lý von Neumann/Turing
Câu 7: 1 điểm
Máy tính đầu tiên ENIAC sử dụng linh kiện nào trong số các linh kiện sau?
A.  
Đèn điện tử
B.  
Transistor trường
C.  
IC bán dẫn
D.  
Transistor lưỡng cực
Câu 8: 1 điểm
Theo nguyên lý Von Newmann
A.  
Bộ nhớ có địa chỉ và dữ liệu ô nhớ thay đổi theo từng lệnh của chương trình máy tính.
B.  
Bộ nhớ được đánh địa chỉ theo từng ngăn nhớ, không phụ thuộc vào nội dung của nó
C.  
Bộ nhớ có địa chỉ ô nhớ thay đổi theo từng lệnh còn nội dung ô nhớ không thể thay đổi
D.  
Bộ nhớ đánh địa chỉ theo từng ngăn nhớ, và phụ thuộc vào nội dung ô nhớ
Câu 9: 1 điểm
Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là:
A.  
Chương trình Driver cho Card màn hình của máy tính
B.  
Chương trình điều khiển trong ROM BIOS
C.  
Phần mềm ứng dụng của người dùng
D.  
Hệ điều hành MS DOS
Câu 10: 1 điểm
Thế hệ máy tính thứ nhất được gọi là thế hệ
A.  
Máy tính dùng đèn điện tử chân không
B.  
Máy tính dùng vi mạch ULSI, SoC
C.  
Máy tính dùng transistor
D.  
Máy tính dùng vi mạch VLSI
Câu 11: 1 điểm
Máy tính điện tử là gì?
A.  
Thiết bị lưu trữ thông tin
B.  
Thiết bị số hóa và biến đổi thông tin
C.  
Thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin
D.  
Thiết bị tạo và biến đổi thông tin
Câu 12: 1 điểm
Phát biểu sau đây thuộc nội dung của nguyên lý Von Newmann?
A.  
Bộ nhớ của máy tính được địa chỉ hóa
B.  
Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được
C.  
Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất
D.  
Các chương trình chỉ được nạp khi thực hiện
Câu 13: 1 điểm
Thế hệ máy tính thứ tư được gọi là thế hệ
A.  
Máy tính dùng đèn điện tửchân không
B.  
Máy tính dùng vi mạch SSI, MSI, LSI
C.  
Máy tính dùng transistor
D.  
Máy tính dùng vi mạch VLSI
Câu 14: 1 điểm
Phần mềm của máy tính là:
A.  
Chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
B.  
Các bộ điều phối thiết bị giúp cho việc ghép nối vào ra được thực hiện một cách linh hoạt.
C.  
Bộ vi xử lý và các vi mạch hỗ trợ cho nó
D.  
Cơ cấu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng trong máy tính
Câu 15: 1 điểm
Chọn một phương án đúng trong các phương án sau:
A.  
Máy Turing gồm một đầu đọc ghi, một bộ xử lý trung tâm, và một băng ghi
B.  
Máy Turing gồm một bộ điều khiển trạng thái hữu hạn, một băng ghi, và một đầu đọc ghi
C.  
Máy Turing gồm một băng ghi (tape) và một bộ xử lý trung tâm
D.  
Máy Turing gồm một bộ xử lý trung tâm và một cơ cấu lưu trữ gồm các IC nhớ
Câu 16: 1 điểm
Theo nguyên lý Von Newmann, đơn vị điều khiển CU thực hiện lệnh theo các bước
A.  
Nhận lệnh từ chương trình, giải mã và thực hiện lệnh một cách ngẫu nhiên
B.  
Nhận lệnh từ chương trình, giải mã và thực hiện lệnh một cách tuần tự
C.  
Nhận lệnh từ bộ nhớ, giải mã và thực hiện lệnh một cách ngẫu nhiên
D.  
Nhận lệnh từ bộ nhớ, giải mã và thực hiện lệnh một cách tuần tự
Câu 17: 1 điểm
Theo nguyên lý Von Newmann, để thay đổi thứ tự các lệnh được thực hiện, ta chỉ cần:
A.  
Thay đổi nội dung thanh ghi con trỏ lệnh bằng địa chỉ lệnh cần thực hiện tiếp
B.  
Thay đổi nội dung thanh ghi mảng mã lệnh
C.  
Thay đổi nội dung thanh ghi mảng dữ liệu
D.  
Thay đổi nội dung trong vùng nhớ chứa địa chỉ chương trình đang thực hiện
Câu 18: 1 điểm
Thế hệ máy tính thứ ba được gọi là thế hệ
A.  
Máy tính dùng transistor
B.  
Máy tính dùng vi mạch SSI, MSI, LSI
C.  
Máy tính dùng vi mạch ULSI, SoC
D.  

Máy tính dùng đèn điện tử chân không

Câu 19: 1 điểm

Người ta đánh giá sự phát triển của máy tính điện tử số qua các giai đoạn dựa vào tiêu chí nào trong các tiêu chí sau đây?

A.  
Chức năng của máy tính
B.  
Tốc độ tính toán của máy tính
C.  

Cả 3 tiêu chí trên A, B và D

D.  

Mức độ tích hợp của các vi mạch điện tử trong máy tính

Câu 20: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây là sai?
A.  
Tập lệnh là tập hợp các chuỗi số nhị phân mã hoá cho các thao tác mà máy tính có thể thực hiện
B.  
Các kiểu dữ liệu là các kiểu dữ liệu mà máy tính có thể xử lý
C.  
Kiến trúc tập lệnh của máy tính bao gồm tập lệnh, các kiểu dữ liệu và các chế độ làm việc.
D.  

Tập lệnh là tập hợp các chuỗi số nhị phân mã hoá cho các thao tác mà máy tính có thể thực hiện được đặt trong ROM

Câu 21: 1 điểm
Máy tính IAS có bộ nhớ
A.  
Chứa chương trình và dữ liệu
B.  
Chỉ chứa dữ liệu
C.  
Là đèn điện tử
D.  
Chỉ chứa chương trình
Câu 22: 1 điểm
Máy tính đầu tiên ENIAC được lập trình theo phương pháp:
A.  
Dựa trên nguyên lý Turing
B.  
Dựa trên nguyên lý von Neumann
C.  
Dựa trên nguyên lý von Neumann/Turing
D.  
Thiết lập vị trí của các chuyển mạch và các cáp nối
Câu 23: 1 điểm
Phần dẻo (Firmware) trong máy tính là gì?
A.  
Các Driver cho các thiết bị phần cứng và các mạch hỗ trợ phối ghép vào ra cho máy tính
B.  
Phần mềm được đặt vào bên trong các mạch điện tử trong quá trình sản xuất
C.  
Hệ điều hành
D.  
Phần mềm hệ thống
Câu 24: 1 điểm
Chương trình là
A.  
Một phần mềm được cài đặt trong CPU
B.  
Một dãy các lệnh nằm trong bộ nhớ để yêu cầu máy tính thực hiện công việc cụ thể.
C.  
Một dãy các lệnh được chứa trong các thanh ghi
D.  
Một dãy các lệnh được lưu trữ trong bộ nhớ ROM
Câu 25: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A.  
Kiến trúc tập lệnh là nghiên cứu máy tính theo cách nhìn của người lập trình.
B.  
Mỗi hình thức tổ chức máy tính mới phải đi kèm với một kiến trúc tập lệnh mới.
C.  

Kiến trúc máy tính bao gồm hai khía cạnh là kiến trúc tập lệnh ((Instruction Set Architecture) và tổ chức máy tính (Computer Organization).

D.  
Tổ chức máy tính là nghiên cứu cấu trúc phần cứng của máy tính
Câu 26: 1 điểm
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A.  
Phần cứng của máy tính là chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
B.  
Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm
C.  

Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình

D.  
Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, bộ nhớ ROM,
Câu 27: 1 điểm
Máy tính IBM-702 được ra đời năm
A.  
1952
B.  
1955
C.  
1954
D.  
1953
Câu 28: 1 điểm
Máy tính IBM-701 được ra đời năm
A.  
1955
B.  
1952
C.  
1953
D.  
1954
Câu 29: 1 điểm
Một trong các nội dung của nguyên lý Von Newmann là:
A.  
Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo
B.  
Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất
C.  
Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ
D.  
Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được
Câu 30: 1 điểm
Máy tính đầu tiên ENIAC được hoàn thành năm nào
A.  
1946
B.  
1947
C.  
1943
D.  
1952
Câu 31: 1 điểm
Phân loại máy tính theo tiêu chí mục đích sử dụng thì được phân thành các loại?
A.  
Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA)
B.  
Máy tính cá nhân, máy chủ, máy tính nhúng
C.  
Máy tính thế hệ thứ nhất, máy tính thế hệ thứ hai, máy tính thế hệ thứ ba, máy tính thế hệ thứ tư
D.  
Máy vi tính, máy tính nhỏ, máy tính lớn, siêu máy tính
Câu 32: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.  
Kiến trúc tập lệnh ((Instruction Set Architecture) thay đổi chậm và tổ chức máy tính (Computer
B.  
Organization) thay đổi rất nhanh.
C.  

Tổ chức máy tính (Computer Organization) thay đổi theo sự thay đổi của kiến trúc tập lệnh ((Instruction Set Architecture)

D.  
Kiến trúc tập lệnh ((Instruction Set Architecture) thay đổi nhanh và tổ chức máy tính (Computer
Câu 33: 1 điểm
Thế hệ máy tính thứ hai được gọi là thế hệ
A.  
Máy tính dùng vi mạch ULSI, SoC
B.  
Máy tính dùng đèn điện tửchân không
C.  
Máy tính dùng vi mạch VLSI
D.  
Máy tính dùng transistor
Câu 34: 1 điểm
Ngôn ngữ bậc cao ra đời cùng thời kỳ thế hệ máy tính nào?
A.  
Thế hệ thứ tư: Máy tính dùng vi mạch VLSI(1980s)
B.  
Thế hệ thứ ba: Máy tính dùng vi mạch SSI, MSI và LSI(1970s)
C.  
Thế hệ thứ hai: Máy tính dùng transistor (1960s)
D.  
Thế hệ thứ nhất: Máy tính dùng đèn điện tử chân không (1950s)
Câu 35: 1 điểm
Lịch sử phát triển của máy tính đến ngày nay trải qua mấy giai đoạn
A.  
4 giai đoạn
B.  
3 giai đoạn
C.  
6 giai đoạn
D.  
5 giai đoạn
Câu 36: 1 điểm
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào thuộc nội dung của nguyên lý Von Newmann?
A.  
Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất
B.  
Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo
C.  
Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được
D.  
Máy tính sử dụng một bộ đếm chương trình để chỉ ra vị trí câu lệnh kế tiếp
Câu 37: 1 điểm
Máy tính đầu tiên ENIAC có
A.  
1000 đèn điện tử và 1000 rơle
B.  
1200 đèn điện tử và 1000 rơle
C.  
1800 đèn điện tử và 1500 rơle
D.  
1500 đèn điện tử và 1500 rơle
Câu 38: 1 điểm
Bộ vi xử lý đầu tiên Intel 4004 được ra đời vào năm
A.  
1973
B.  
1971
C.  
1961
D.  
1960
Câu 39: 1 điểm
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không thuộc nội dung của nguyên lý Von Newmann?
A.  
Máy tính sử dụng một bộ đếm chương trình để chỉ ra vị trí câu lệnh kế tiếp
B.  
Bộ nhớ của máy tính được địa chỉ hóa
C.  
Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ
D.  
Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo
Câu 40: 1 điểm
Thế hệ máy tính thứ năm được gọi là thế hệ
A.  
Máy tính dùng vi mạch ULSI, SoC
B.  
Máy tính dùng vi mạch SSI, MSI, LSI
C.  
Máy tính dùng vi mạch VLSI
D.  
Máy tính dùng transistor
Câu 41: 1 điểm
Theo nguyên lý Von Newmann, để truy cập một khối dữ liệu, ta cần:
A.  
Xác định nội dung của khối dữ liệu
B.  
Xác định trạng thái của khối dữ liệu
C.  
Xác định địa chỉ và trạng thái của khối dữ liệu
D.  
Xác định địa chỉ của khối dữ liệu
Câu 42: 1 điểm
Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm:
A.  
Bộ nhớ, CPU và thiết bị ngoại vi
B.  
Bộ nhớ, CPU, khối phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi
C.  
Bộ nhớ, CPU và BUS
D.  
Bộ nhớ, CPU, BUS, bộ phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kiến Trúc Máy Tính (Chương 1 + 3) - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKiến trúc

3 mã đề 132 câu hỏi 1 giờ

78,8026,059

Đề Thi Trắc Nghiệm Kiến Trúc Máy Tính Chương 4 – Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKiến trúc

2 mã đề 99 câu hỏi 1 giờ

18,6181,533

Đề Thi Trắc Nghiệm Kiến Trúc Máy Tính Chương 2 – Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKiến trúc

3 mã đề 75 câu hỏi 40 phút

16,3211,260