thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Vật Lý HUBT - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội - Miễn Phí Có Đáp Án

Tổng hợp đề thi trắc nghiệm môn Vật Lý, được thiết kế phù hợp với chương trình học tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, bao gồm các nội dung trọng tâm như cơ học, nhiệt học, điện học và quang học. Tài liệu hỗ trợ sinh viên ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm Vật Lý HUBT Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đề thi miễn phí đề thi có đáp án ôn tập vật lý kiểm tra kiến thức học vật lý tài liệu vật lý

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.19 điểm
Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ một
A.  
lực đẩy.
B.  
lực nén
C.  
lực kéo.
D.  
lực uốn.
Câu 2: 0.19 điểm
Hoạt động nào dưới đây KHÔNG cần dùng đến lực?
A.  
Đọc một trang sách.
B.  
Kéo một gàu nước.
C.  
Nâng một tấm gỗ.
D.  
Đẩy một chiếc xe.
Câu 3: 0.19 điểm
Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do
A.  
lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên.
B.  
lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C.  
chân bạn đó tiếp xúc với đất.
D.  
lực của đất tác dụng lên dây.
Câu 4: 0.19 điểm
Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó
A.  
lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.
B.  
vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
C.  
lò xo tác dụng vào vật một lực nén.
D.  
vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.
Câu 5: 0.19 điểm
Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ
A.  
không thay đổi.
B.  
tăng dần.
C.  
giảm dần.
D.  
tăng dần hoặc giảm dần.
Câu 6: 0.19 điểm
Một em bé thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng
A.  
chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
B.  
chỉ làm cho quả bóng biến dạng.
C.  
vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
D.  
không làm quả bóng biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 7: 0.19 điểm
Chọn câu trả lời chính xác nhất: Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác dụng nữa thì vật?
A.  
dừng lại.
B.  
chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C.  
không dừng lại.
D.  
tiếp tục chuyển động thẳng với tốc độ không đổi.
Câu 8: 0.19 điểm

Câu 8: Hình nào biểu diễn đúng lực do búa đóng đinh vào tường với tỉ xích 0.5cm ứng với 10N?

A.  

A

B.  

B

C.  

C

D.  

D

Câu 9: 0.19 điểm

Câu 9: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?

A.  

Lực bất tòng tâm.

B.  

Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.

C.  

Học lực của bạn Xuân rất tốt.

D.  

Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.

Câu 10: 0.19 điểm
Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.
A.  
Lực số 3 và lực số 4 đều là lực đẩy.
B.  
Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
C.  
Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.
D.  
Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.
Câu 11: 0.19 điểm
Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?
A.  
Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.
B.  
Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.
C.  
Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.
D.  
Cả ba cặp lực nói trên ở 3 đáp án trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.
Câu 12: 0.19 điểm
Trong trường hợp để nâng tấm bê tông lên, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một lực nào sau đây?
A.  
lực đẩy.
B.  
lực kéo.
C.  
lực nén.
D.  
lực đàn hồi.
Câu 13: 0.19 điểm
Để làm thước nhựa bị uốn cong, bạn An đã tác dụng lên thước nhựa một?
A.  
lực đẩy
B.  
lực kéo.
C.  
lực nén.
D.  
lực uốn.
Câu 14: 0.19 điểm

Câu 14: Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần.

A.  

b; d; c; a.

B.  

a; c; b; d.

C.  

c; b; a; d.

D.  

d; a; b; c.

Câu 15: 0.19 điểm
Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng:
A.  
làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B.  
làm biến dạng quả bóng.
C.  
vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
D.  
không làm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng quả bóng.
Câu 16: 0.19 điểm
Khi hai viên bi va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2.
A.  
làm biến đổi chuyển động của viên bi 2.
B.  
làm biến dạng viên bi 2.
C.  
vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2.
D.  
không làm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng viên bi 2.
Câu 17: 0.19 điểm
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.  
Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B.  
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
C.  
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D.  
Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
Câu 18: 0.19 điểm
Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?
A.  
Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
B.  
Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
C.  
Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
D.  
Quả bóng không bị biến đổi.
Câu 19: 0.19 điểm
Phát biểu nào sau đây là không đúng nhất khi ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng. Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
A.  
làm mặt tường bị biến dạng.
B.  
làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
C.  
không làm mặt tường biến dạng.
D.  
vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
Câu 20: 0.19 điểm
Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A.  
Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B.  
Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C.  
Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.
D.  
Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
Câu 21: 0.19 điểm
Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?
A.  
Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.
B.  
Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
C.  
Chỉ làm biến dạng cọc tre.
D.  
Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 22: 0.19 điểm
Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
A.  
chỉ làm gò đất bị biến dạng.
B.  
chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
C.  
làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
D.  
không gây ra tác dụng gì cả.
Câu 23: 0.19 điểm
Chỉ ra câu sai khi hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại.
A.  
Lực mà con trâu này tác dụng vào con trâu kia là mạnh như nhau
B.  
Lực mà con trâu này tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng,
C.  
Hai lực đó có thể làm đầu các con trâu bị sầy (sướt) da.
D.  
Lực tác dụng của con trâu nọ không đẩy lùi được con trâu kia.
Câu 24: 0.19 điểm
Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
A.  
Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.
B.  
Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.
C.  
Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.
D.  
Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 25: 0.19 điểm
Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ, treo vào đầu còn lại một túi nilon đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilon đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?
A.  
Túi nilon đựng nước không rơi.
B.  
Túi nilon đựng nước bị biến dạng.
C.  
Dây cao su dãn ra.
D.  
Cả ba dấu hiệu trên.
Câu 26: 0.19 điểm
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực…………….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực:
A.  
nằm gần nhau.
B.  
cách xa nhau.
C.  
không tiếp xúc.
D.  
tiếp xúc.
Câu 27: 0.19 điểm
Lực sau đây là lực tiếp xúc?
A.  
Lực của Trái đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B.  
Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
C.  
Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
D.  
Lực hút giữa Trái đất và Mặt trăng.
Câu 28: 0.19 điểm
Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A.  
Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B.  
Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C.  
Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D.  
Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 29: 0.19 điểm
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ………………….
A.  
với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
B.  
nằm gần nhau
C.  
cách xa nhau
D.  
không tiếp xúc
E.  
tiếp xúc
Câu 30: 0.19 điểm
Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A.  
Vận động viên nâng tạ.
B.  
Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C.  
Giọt mưa đang rơi.
D.  
Bạn Na đóng đinh vào tường.
Câu 31: 0.19 điểm
Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A.  
Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B.  
Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C.  
Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D.  
Lực của Nam cầm bình nước.
Câu 32: 0.19 điểm
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A.  
Thợ đóng cọc xuống đất.
B.  
Viên đá rơi.
C.  
Nam châm hút viên bi sắt.
D.  
Mặt trăng quay quanh Mặt trời.
Câu 33: 0.19 điểm
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A.  
An đóng đinh vào tường.
B.  
Trái táo rơi xuống đất.
C.  
Lan dùng tay bẻ viên phấn.
D.  
Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.
Câu 34: 0.19 điểm
Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là bao nhiêu? (1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo. (2) Thả quyển sách trên không, quyển sách rơi xuống đất. (3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung. (4) Nam châm để gần thanh sắt. (5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.
A.  
2. (1,4)
B.  
3. (1,3,5)
C.  
4.(1,3,4,5)
D.  
5 (1,2,3,4,5)
Câu 35: 0.19 điểm
Trong hoạt động cầu thủ đá banh, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A.  
Quả bóng bay lên nhờ trọng lực của Trái Đất.
B.  
Lực mà cầu thủ đá vào quả bóng là lực tiếp xúc.
C.  
Lực cầu thủ đá vào quả bóng không làm biến dạng của bóng.
D.  
Quả bóng đứng yên và không chịu tác động khi cầu thủ đá.
Câu 36: 0.19 điểm
Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?
A.  
Quả tạ.
B.  
Đôi chân.
C.  
Bắp tay.
D.  
Cánh tay.
Câu 37: 0.19 điểm
Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết bài?
A.  
Giáo viên.
B.  
viên phấn.
C.  
Bảng.
D.  
Bàn tay giáo viên.
Câu 38: 0.19 điểm

Câu 38: Trong hình dưới. hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

A.  

đẩy nhay, lực tiếp xúc.

B.  

hút nhau, lực tiếp xúc.

C.  

đẩy nhau, lực không tiếp xúc.

D.  

hút nhau, lực không tiếp xúc.

Câu 39: 0.19 điểm

Câu 39: Trong hình dưới. hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

A.  

đẩy nhay, lực tiếp xúc.

B.  

hút nhau, lực tiếp xúc.

C.  

đẩy nhau, lực không tiếp xúc.

D.  

hút nhau, lực không tiếp xúc.

Câu 40: 0.19 điểm
Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là bao nhiêu?(1) Lực mà chân cầu thủ đá vào quả bóng là lực tiếp xúc.(2) Dùng nam châm hút viên bi sắt là lực không tiếp xúc.(3) Giáo viên cầm phấn viết lên bảng. Lực mà phấn tác dụng lên bảng là lực không tiếp xúc.(4) Lực tiếp xúc có thể xảy ra khi 2 vật không cần tiếp xúc với nhau.(5) Khi dùng tay bật công tắc điện, tay ta tác dụng một lực lên công tắc làm công tắc bật lên.
A.  
4.
B.  
3.
C.  
2.
D.  
1.
Câu 41: 0.19 điểm
Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực?
A.  
Vật gây ra lực: cánh tay của Lan ; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
B.  
Vật gây ra lực: bình hoa ; vật chịu tác dụng của lực: cánh tay của Lan.
C.  
Vật gây ra lực: bình hoa ; vật chịu tác dụng của lực: hoa trong bình.
D.  
Vật gây ra lực: hoa trong bình ; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
Câu 42: 0.19 điểm
1 Đơn vị đo lực là Newton
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 43: 0.19 điểm
4 Lực được biểu diễn bằng một mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 44: 0.19 điểm
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A.  
Lực hút của Trái đất tác dụng lên quả táo trên cây.
B.  
Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe.
C.  
Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên đặt gần nhau.
D.  
Lực hút giữa Mặt trời và Trái đất.
Câu 45: 0.19 điểm
Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A.  
Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở cửa.
B.  
Lực của chân người tác dụng lên bậc thang khi đi bộ.
C.  
Lực hút của Trái đất tác dụng lên máy bay.
D.  
Lực của gió tác dụng lên cánh diều.
Câu 46: 0.19 điểm
Hai lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A.  
Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do nam châm tác dụng lên thanh sắt khi được đặt gần thanh sắt.
B.  
Lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó và lực do tay người làm biến dạng quả bóng.
C.  
Lực hút của Trái đất làm một vật rơi xuống và lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó.
D.  
Lực do tay người làm biến dạng quả bóng và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.
Câu 47: 0.19 điểm
Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A.  
Nằm ngủ.
B.  
Đẩy xe hàng.
C.  
Người lực sĩ nâng tạ.
D.  
Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 48: 0.19 điểm
Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A.  
Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B.  
Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C.  
Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
D.  
Tờ giấy bị nhàu khi ta ta vò nó lại.
Câu 49: 0.19 điểm
Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A.  
Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B.  
Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C.  
Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D.  
Lực của Nam cầm bình nước.
Câu 50: 0.19 điểm
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A.  
Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
B.  
Viên đá rơi.
C.  
Nam châm hút viên bi sắt.
D.  
Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 51: 0.19 điểm
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A.  
Bạn An đang xé dán môn thủ công.
B.  
Trái táo rơi xuống đất.
C.  
Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.
D.  
Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.
Câu 52: 0.19 điểm
Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là?(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.(4) Nam châm để gần thanh sắt.(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.
A.  
2.
B.  
3.
C.  
4.
D.  
5.
Câu 53: 0.19 điểm

Câu 53: Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

A.  

đẩy nhau, lực tiếp xúc.

B.  

hút nhau, lực tiếp xúc.

C.  

đẩy nhau, lực không tiếp xúc.

D.  

hút nhau, lực không tiếp xúc.

Câu 54: 0.19 điểm
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A.  
Gió tác dụng lên cánh thuyền buồm giúp thuyền buồm di chuyển.
B.  
Lực đẩy hai thanh nam châm khi đấu hai đầu cùng tên với nhau.
C.  
Giọt mưa rơi.
D.  
Lực hấp dẫn giữa Trái đất và các vệ tinh nhân tạo.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 1: Động lực học có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý chủ đề Động lực học, có đáp án chi tiết, phù hợp học sinh lớp 12.

27 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

289,453 lượt xem 155,841 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 7: Khí lý tưởng có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý chủ đề Khí Lý Tưởng, nội dung chi tiết kèm đáp án phù hợp với học sinh lớp 12.

20 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

318,526 lượt xem 171,486 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 6: Vật Lý Nhiệt có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý chủ đề Vật Lý Nhiệt, có đáp án chi tiết, phù hợp học sinh lớp 12.

23 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

294,243 lượt xem 158,417 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 5: Dòng điện - Mạch điện có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý chủ đề Dòng Điện - Mạch Điện, nội dung chi tiết kèm đáp án phù hợp với học sinh lớp 12.

20 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

253,585 lượt xem 136,528 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 3: Dao động có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý lớp 12, chủ đề 3: Dao động. Tài liệu cung cấp các câu hỏi đa dạng, kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh củng cố kiến thức và luyện tập kỹ năng làm bài hiệu quả.

24 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,925 lượt xem 169,008 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 4: Sóng có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý lớp 12, chủ đề 4: Sóng. Tài liệu cung cấp các câu hỏi đa dạng, kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả.

27 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

347,473 lượt xem 187,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 9: Vật lý hạt nhân có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý chủ đề Vật Lý Hạt Nhân, nội dung chi tiết kèm đáp án phù hợp với học sinh lớp 12.

21 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

239,227 lượt xem 128,793 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 2: Các định luật bảo toànTHPT Quốc giaVật lý
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý chủ đề Các Định Luật Bảo Toàn, nội dung chi tiết kèm đáp án phù hợp với học sinh lớp 12.

19 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

260,995 lượt xem 140,518 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 3: Dao động có đáp ánTHPT Quốc giaVật lý
Bộ tài liệu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý lớp 12, chủ đề 3: Dao động. Tài liệu cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh củng cố kiến thức và luyện tập kỹ năng làm bài hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

223,403 lượt xem 120,274 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!