thumbnail

(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 4) - Làm Online, Miễn Phí

Làm ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 4) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Phù hợp với học sinh ôn tập để củng cố kiến thức, luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Làm trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ tối ưu cho quá trình ôn luyện hiệu quả.

 

Từ khoá: đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025làm online đề thi Lịch sử 2025đề thi thử môn Lịch sử đề số 4đề Lịch sử THPT 2025 trực tuyếnđề thi tốt nghiệp Lịch sử 2025 làm online miễn phíluyện đề Lịch sử đề số 4 2025đề thi thử THPT quốc gia 2025 môn Lịch sửtài liệu ôn thi môn Lịch sử THPT 2025ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử làm trực tuyếnđề thi môn Lịch sử 2025 bám sát cấu trúclàm đề Lịch sử 2025 đề số 4 online

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Sự thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết gắn liền với yêu cầu

A.  
chống lại sự tấn công của 14 nước thực dân.
B.  
hoàn thành chính sách Kinh tế mới.
C.  
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
D.  
thực hiện “Sắc lệnh hoà bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.
Câu 2: 0.25 điểm

Sự kiện nào sau đây năm 1924 được cho là đã hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A.  
Các quốc gia thành viên kí hiệp định liên minh về quân sự.
B.  
Các nước thông qua tuyên ngôn của chính quyền Xô viết.
C.  
Bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
D.  
Bộ luật nhà nước của Liên Xô được công bố.
Câu 3: 0.25 điểm

Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077), quân dân Đại Việt chặn đánh quân Tống ở địa điểm chính nào sau đây?

A.  
Phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt.
B.  
Bãi cọc bên bờ và dưới lòng sông Bạch Đằng
C.  
Phòng tuyến địa lôi bên bờ sông Thiên Đức.
D.  
Bãi cọc và phòng tuyến Đa Bang.
Câu 4: 0.25 điểm

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288), vua tôi nhà Trần đều

A.  
phá huỷ kinh đô Thăng Long.
B.  
rời bỏ kinh thành Thăng Long.
C.  
rời bỏ kinh đô và rút khỏi các đô thị trên cả nước.
D.  
phá huỷ các đô thị ở khu vực quan trọng về chiến lược.
Câu 5: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây là biểu hiện của xu thế đa cực?

A.  
Các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực đóng vai trò chủ chốt và quyết định.
B.  
Các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực đóng vai trò ngày càng lớn.
C.  
Các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực đóng vai trò ngày càng mờ nhạt
D.  
Các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính toàn cầu chi phối toàn bộ trật tự thế giới.
Câu 6: 0.25 điểm

Trong số các trung tâm quyền lực của thế giới hiện nay, Mỹ vẫn là

A.  
cường quốc số 1, có sức mạnh vượt trội.
B.  
cường quốc duy nhất trên thế giới có vũ khí hạt nhân.
C.  
siêu cường duy nhất, thống trị các quốc gia trên thế giới.
D.  
siêu cường toàn cầu, quyết định mọi vấn đề của Liên hợp quốc.
Câu 7: 0.25 điểm

Tình trạng nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu là biểu hiện của

A.  
trật tự đa cực.
B.  
trật tự đơn cực.
C.  
trật tự nhất siêu – nhiều cường.
D.  
trật tự nhất siêu – một trung tâm.
Câu 8: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là mục đích thành lập ASEAN?

A.  
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
B.  
Thúc đẩy hoà bình, ổn định khu vực.
C.  
Thúc đẩy việc xây dựng một liên minh quân sự của khu vực.
D.  
Thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực.
Câu 9: 0.25 điểm
Quốc gia gia nhập ASEAN năm 1999 là
A.  
Cam-pu-chia.
B.  
Lào.
C.  
Mi-an-ma.
D.  
Phi-lip-pin.
Câu 10: 0.25 điểm

Từ khi thành lập đến nay, ASEAN cũng như Cộng đồng ASEAN đều hướng đến xây dựng

A.  
cộng đồng các quốc gia chia sẻ bản sắc văn hoá.
B.  
cộng đồng các quốc gia trung lập và liên minh.
C.  
một Đông Nam Á tự do và liên minh chặt chẽ.
D.  
một Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
Câu 11: 0.25 điểm

Sau Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, lực lượng kháng chiến đã

A.  
giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B.  
kiểm soát hầu hết chiến trường chính Bắc Bộ.
C.  
áp đảo về lực lượng và vũ khí trước quân Pháp.
D.  
buộc Pháp phải rút khỏi đồng bằng sông Hồng.
Câu 12: 0.25 điểm

Tháng 7-1953, Pháp đề ra kế hoạch Na-va với hi vọng giành một thắng lợi quân sự để

A.  
tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.
B.  
kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C.  
tạo điều kiện để kết thúc đàm phán ngoại giao.
D.  
đánh chiếm hầu hết khu vực của lực lượng kháng chiến.
Câu 13: 0.25 điểm

Phương châm nào sau đây trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã có vai trò quan trọng, góp phần đưa đến thắng lợi cuối cùng?

A.  
Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B.  
Trường kì khởi nghĩa nhất định thành công.
C.  
Vừa khởi nghĩa toàn quốc, vừa kiến thiết quốc gia.
D.  
Tránh chỗ yếu, đánh chỗ mạnh, đánh chắc, tiến nhanh.
Câu 14: 0.25 điểm

Từ năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tiến hành trên cả ba mặt trận nào sau đây?

A.  
Quân sự, địch vận, binh vận.
B.  
Chính trị, văn hoá, ngoại giao.
C.  
Quân sự, ngoại giao, văn hoá.
D.  
Chính trị, quân sự, ngoại giao.
Câu 15: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 – 1995?

A.  
Đổi mới chính trị là trọng tâm và đi trước.
B.  
Đổi mới xã hội và chính trị là trọng tâm.
C.  
Đổi mới văn hoá phải gắn với đổi mới xã hội.
D.  
Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị.
Câu 16: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1996 – 2006?

A.  
Chú trọng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B.  
Phát triển giáo dục, y tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
C.  
Đa phương hoá, nhất thể hoá các chính sách đối nội.
D.  
Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Câu 17: 0.25 điểm

Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã

A.  
đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
B.  
thành công và đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển.
C.  
đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao.
D.  
hoàn thành và đạt được mục tiêu trên mọi lĩnh vực.
Câu 18: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở một số nước châu Á trong giai đoạn 1947 – 1949?
A.  
Thành lập đại sứ quán và phòng Thông tin.
B.  
Thành lập đại sứ quán, lãnh sự quán.
C.  
Thiết lập lãnh sự quán, phòng Thông tin tình báo.
D.  
Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin.
Câu 19: 0.25 điểm

Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có chuyển biến lớn sau sự kiện nào sau đây?

A.  
Kí Tạm ước Việt – Hoa với Chính phủ Trung Quốc.
B.  
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô.
C.  
Kí Hiệp định Pa-ri với Chính phủ Pháp.
D.  
Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Pháp.
Câu 20: 0.25 điểm

Một trong những hoạt động đối ngoại nổi bật của Việt Nam từ năm 1968 đến năm 1973 là

A.  
đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
B.  
đấu tranh yêu cầu Mỹ thi hành Hiệp định Pa-ri.
C.  
đấu tranh yêu cầu các bên ngừng bắn.
D.  
đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri.
Câu 21: 0.25 điểm

Trong quá trình hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây?

A.  
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
C.  
Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Phương Đông.
D.  
Hội Liên minh thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 22: 0.25 điểm
Nội dung nào sau thể hiện đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A.  
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức.
B.  
Biên tập Chính cương chiến lược và Sách lược chính trị.
C.  
Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản trong năm 1929.
D.  
Soạn thảo Luận cương chính trị, Sách lược chính trị.
Câu 23: 0.25 điểm

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa đã

A.  
góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia lãnh đạo phong trào giải phóng thuộc địa.
B.  
đưa đến sự hỗ trợ của khối Liên hiệp Pháp đối với Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C.  
đưa đến sự hỗ trợ của các nước châu u đối với Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D.  
góp phần xác lập mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 24: 0.25 điểm

Hồ Chí Minh có cống hiến nổi bật đối với những phong trào nào sau đây trên thế giới?

A.  
Phong trào vô sản toàn cầu, phong trào thống nhất dân tộc.
B.  
Phong trào cộng sản khu vực, phong trào giải phóng chính quốc.
C.  
Phong trào công – nông khu vực, phong trào giải phóng thực dân.
D.  
Phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 25: 1 điểmchọn nhiều đáp án

Cho bảng dữ kiện sau đây về thoả thuận của Liên Xô, Mỹ và các nước phương Tây về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.:

Nước

Nội dung thoả thuận

Tại châu Âu

Tại châu Á

Liên Xô

- Quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu.

- Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.

- Khôi phục lại những quyền lợi mà nước Nga bị mất sau Chiến tranh Nga – Nhật.

- Tại Trung Quốc, được thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân, được trả lại tuyến đường sắt Xi-bê-ri-a –Trường Xuân,..

- Kiểm soát phía bắc vĩ tuyến 38 ở bán đảo Triều Tiên.

Mỹ và các nước phương Tây

- Quân đội Mỹ, Anh, Pháp đóng quân ở miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.

- Vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.

- Tại Nhật Bản: sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Đồng minh (chủ yếu là Mỹ) sẽ đóng quân.

- Kiểm soát phía nam vĩ tuyến 38 ở bán đảo Triều Tiên.

- Phần còn lại của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.

A.
 
Bảng dữ kiện thể hiện sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thuộc phe Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
B.
 
Thỏa thuận cho thấy phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở châu Âu và châu Á chênh lệch rất lớn.
C.
 
Nội dung của những thỏa thuận trên sẽ đưa đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D.
 
Những bài học lịch sử từ quan hệ quốc tế đã đưa đến việc hiện nay Việt Nam vẫn tham gia liên minh quân sự.
Câu 26: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“... Hà Nội khởi nghĩa sớm hơn một số tỉnh khác, nhất là các thành phố lớn như Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng, ... là do trong khi đang gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa thì được tin: chiều ngày 17-8-1945, Tổng hội viên chức tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát thành phố để ủng hộ Chính phủ bù nhìn thân Nhật, chống lại cuộc khởi nghĩa của Việt Minh, Thành uỷ chủ trương huy động ngay một lực lượng đông đảo quần chúng cứu quốc do các đội tự vệ và tuyên truyền xung phong làm nòng cốt để biến cuộc mít tinh của địch thành cuộc mít tinh của ta, ... Cuộc mít tinh trở thành cuộc biểu tình tuần hành, trong đó có cả một số lính bảo an cũng hoà vào dòng người, diễu qua các phố lớn, ...”.

(Nguyễn Quyết, Một ngày lịch sử, trích trong: Việt Nam trong thế kỉ XX, Tập 1,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.88 – 89)

A.
 
Hà Nội mở đầu quá trình khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B.
 
Khởi nghĩa ở Hà Nội diễn ra nhanh chóng và có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
C.
 
Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội đã quyết định thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa ở các địa phương khác.
D.
 
Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội cho thấy bài học về việc xác định thời cơ và chớp thời cơ.
Câu 27: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường. Lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thực hiện nam nữ bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả của sự phát triển”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000
(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1991), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập,
Tập 51, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.902)

A.
 
Đoạn tư liệu thể hiện đường lối lãnh đạo về kinh tế – xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B.
 
Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
C.
 
Chiến lược trên được nêu ra sau khi Việt Nam về cơ bản đã thực hiện thành công công cuộc Đổi mới.
D.
 
Thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là do thực hiện công bằng xã hội.
Câu 28: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Tư tưởng, đạo đức khoan dung của nhân loại cộng sinh và phát triển trên nền móng của truyền thống nhân bản và yêu nước Việt Nam là bản chất và đặc điểm quán xuyến văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh. Điều cần nhấn mạnh là trong suốt chiều dài lịch sử ở Việt Nam đã xây dựng được truyền thống tiếp xúc, giao lưu tích hợp và phát triển văn hoá khoan dung không chỉ của châu Á mà của cả châu u và Bắc Mỹ,... Đến văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh, quá trình tiếp biến và khoan dung diễn ra một cách có ý thức với cơ sở lí luận, phương pháp luận được xác định rõ ràng”.

(Hoàng Khái Vinh, Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh, trích trong: Việt Nam trong thế kỉ XX,
Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.453)

A.
 
Đoạn tư liệu thể hiện nhận định và đánh giá của tác giả về văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh.
B.
 
Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh không có khác biệt so với văn hóa khoan dung truyền thống.
C.
 
Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở cho văn hóa khoan dung trong truyền thống Việt Nam.
D.
 
Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 5) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Tham gia ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 5) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được biên soạn sát với cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Đây là công cụ hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả, đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia. Làm đề trực tuyến tiện lợi mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo nắm vững kiến thức trọng tâm để đạt kết quả tốt nhất.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

222,609 lượt xem 119,861 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 6) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Ôn luyện hiệu quả với đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 6) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được thiết kế sát cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Làm đề trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2025.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

261,467 lượt xem 140,784 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử - Đề Số 8THPT Quốc giaLịch sử

Tham khảo ngay bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử 2025 (Đề số 8) được biên soạn chi tiết, bám sát cấu trúc đề thi chính thức của Bộ Giáo dục. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm, kiến thức lịch sử cơ bản và nâng cao, giúp học sinh ôn luyện hiệu quả, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là tài liệu quan trọng để bạn chuẩn bị tự tin cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử với kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,855 lượt xem 168,994 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Lịch Sử - Đề Số 1THPT Quốc giaLịch sử

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử - Đề số 1, được biên soạn theo cấu trúc mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình lớp 12. Tài liệu giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử quan trọng, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tự tin cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đề thi đa dạng, phù hợp để luyện tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

294,737 lượt xem 158,697 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Lịch Sử - Đề Số 2THPT Quốc giaLịch sử

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử - Đề số 2 được thiết kế theo cấu trúc mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung chương trình học lớp 12. Tài liệu giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử quan trọng, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là tài liệu lý tưởng để luyện tập và đạt kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

255,350 lượt xem 137,487 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Sinh Học (Đề Số 4) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaSinh học

Thực hành ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học năm 2025 (Đề số 4) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 12. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn luyện kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia. Luyện đề trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, để đạt điểm cao trong kỳ thi quan trọng.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

255,234 lượt xem 137,424 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Sinh Học (Đề Số 5) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaSinh học

Trải nghiệm ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học năm 2025 (Đề số 5) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được thiết kế bám sát cấu trúc của Bộ GD&ĐT, giúp học sinh ôn luyện các kiến thức trọng tâm từ chương trình Sinh học lớp 12. Làm bài trực tuyến dễ dàng, giúp bạn củng cố kiến thức, luyện kỹ năng giải bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia 2025. Thực hành mọi lúc, mọi nơi để đạt điểm cao trong kỳ thi quan trọng này!

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

262,771 lượt xem 141,484 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Tiếng Anh - Đề Số 3 - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaTiếng Anh

Trải nghiệm ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2025 (Đề số 3) với hình thức làm online miễn phí! Đề thi được thiết kế sát cấu trúc của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi từ ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc, viết và nghe. Làm online giúp học sinh ôn luyện mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng kiểm tra đáp án để đánh giá năng lực. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia 2025, nâng cao khả năng làm bài và đạt kết quả cao.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

343,248 lượt xem 184,821 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Tiếng Anh - Đề Số 1 - Miễn Phí, Có Đáp ÁnTHPT Quốc giaTiếng Anh

Cập nhật ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2025 (Đề số 1) miễn phí, kèm đáp án chi tiết. Đề thi được biên soạn theo cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm từ ngữ pháp, từ vựng đến kỹ năng đọc, viết, và nghe. Đây là tài liệu ôn tập quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức Tiếng Anh và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Với đáp án chi tiết, bạn có thể kiểm tra và nâng cao kỹ năng làm bài để đạt kết quả cao trong kỳ thi.

 

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

349,677 lượt xem 188,279 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!