thumbnail

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 6

Ôn luyện hiệu quả với đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 6) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được thiết kế sát cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Làm đề trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2025.

 

Từ khoá: đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025làm online đề thi Lịch sử 2025đề thi thử Lịch sử đề số 6đề ôn thi Lịch sử THPT 2025 online miễn phíđề thi tốt nghiệp Lịch sử trực tuyến 2025luyện đề Lịch sử 2025 đề số 6đề thi Lịch sử năm 2025 bám sát cấu trúcôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025 onlinetài liệu ôn thi môn Lịch sử trực tuyếnluyện thi tốt nghiệp THPT Lịch sử 2025 miễn phíđề Lịch sử làm online đề số 6đề thi thử THPT quốc gia 2025 môn Lịch Sử

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết

Số câu hỏi: 28 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

261,550 lượt xem 20,112 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Tháng 12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang đã thông qua văn kiện nào sau đây?
A.  
Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên Xô.
B.  
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Bôn-sê-vích liên minh với tư sản.
C.  
Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất trên toàn Liên bang Xô viết.
D.  
Chính sách Kinh tế mới, Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.
Câu 2: 0.25 điểm
Chủ nghĩa xã hội được mở rộng sang khu vực Mỹ La-tinh sau thắng lợi của cách mạng ở quốc gia nào sau đây?
A.  
Bra-xin.
B.  
Pê-ru.
C.  
Cu-ba.
D.  
Chi-lê.
Câu 3: 0.25 điểm
Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây là
A.  
Lào.
B.  
Xin-ga-po.
C.  
Mi-an-ma.
D.  
Xiêm.
Câu 4: 0.25 điểm
Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sau sự kiện nào sau đây?
A.  
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B.  
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C.  
Chủ nghĩa xã hội ở châu Âu đã mở rộng.
D.  
Cách mạng tư sản Mỹ giành thắng lợi.
Câu 5: 0.25 điểm
Ở Việt Nam, triều đại nào sau đây đã ba lần lãnh đạo quân dân kháng chiến đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông – Nguyên?
A.  
Lý.
B.  
Trần.
C.  
Lê.
D.  
Nguyễn.
Câu 6: 0.25 điểm
Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789) là thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại thế lực ngoại xâm nào sau đây?
A.  
Hán.
B.  
Đường.
C.  
Minh.
D.  
Thanh.
Câu 7: 0.25 điểm
Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A.  
Hội nghị Pốt-xđam được triệu tập (1945).
B.  
Cách mạng Trung Quốc thành công (1949).
C.  
Cách mạng Cu-ba giành thắng lợi (1959).
D.  
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã (1991).
Câu 8: 0.25 điểm
Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A.  
Thái Lan.
B.  
Lào.
C.  
Việt Nam.
D.  
Cam-pu-chia.
Câu 9: 0.25 điểm
Trong năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam tổ chức chiến dịch quân sự nào sau đây?
A.  
Việt Bắc.
B.  
Biên giới.
C.  
Tây Nguyên.
D.  
Điện Biên Phủ.
Câu 10: 0.25 điểm
Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2006 tập trung vào nội dung chính nào sau đây?
A.  
Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn.
B.  
Hình thành cơ chế kế hoạch hoá.
C.  
Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát.
D.  
Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Câu 11: 0.25 điểm
Năm 1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia nào sau đây?
A.  
Liên Xô, Trung Quốc.
B.  
Nhật Bản, Pháp.
C.  
Pháp, Liên Xô.
D.  
Mỹ, Anh.
Câu 12: 0.25 điểm
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức chính trị nào sau đây?
A.  
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
Tâm tâm xã.
C.  
Đông Dương Cộng sản đảng.
D.  
Việt Nam Độc lập Đồng minh.
Câu 13: 0.25 điểm
Hội nghị I-an-ta (2-1945) không có quyết định nào sau đây?
A.  
Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B.  
Liên Xô có ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
C.  
Mỹ chiếm đóng miền Tây nước Đức.
D.  
Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 14: 0.25 điểm

Đọc tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:

“Sự hình thành Cộng đồng đã đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực khá gắn kết với mức độ và phạm vi hợp tác được nâng cao hơn nhiều so với trước đây và đóng vai trò quan trọng đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Cộng đồng ASEAN năm 2015 là kết quả của tầm nhìn chung và nỗ lực của cả 10 nước thành viên trong triển khai Tầm nhìn ASEAN 2020 cùng hàng loạt chương trình và kế hoạch tiếp nối sau đó để hướng tới mục tiêu một ASEAN “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội”.

(Vũ Hồ, “ASEAN: Hành trình năm mươi lăm năm từ quá khứ đến tương lai”,

Tạp chí Cộng sản online, ngày 29-8-2022)

Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A.  
Nâng cao mức độ gắn kết và hợp tác hiệu quả giữa các thành viên.
B.  
Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh.
C.  
Nâng cao mức độ nhất thể hoá khu vực với một đồng tiền chung.
D.  
Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên minh khu vực chặt chẽ nhất.
Câu 15: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam?
A.  
Có sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa từ đầu cuộc kháng chiến.
B.  
Sự đoàn kết trong chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
C.  
Đường lối lãnh đạo khoa học, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam.
D.  
Hậu phương kháng chiến ngày càng được củng cố và mở rộng.
Câu 16: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân Việt Nam?
A.  
Là thời cơ cho giải phóng miền Nam.
B.  
Buộc Mỹ rút quân viễn chinh về nước.
C.  
Mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm.
D.  
Chuyển cách mạng sang thế tiến công.
Câu 17: 0.25 điểm
Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam đạt được thành tựu cơ bản nào sau đây?
A.  
Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất ASEAN.
B.  
Đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội.
C.  
Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá.
D.  
Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao trên thế giới.
Câu 18: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu của ngoại giao Việt Nam sau năm 1986?
A.  
Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
B.  
Thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
Trở thành thành viên chính thức của tổ chức Liên hợp quốc.
D.  
Trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ từ năm 2010.
Câu 19: 0.25 điểm
Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A.  
Hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
B.  
Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập.
C.  
Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến.
D.  
Giúp Việt Nam nhận được nhiều viện trợ từ các nước.
Câu 20: 0.25 điểm
Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoa kiệt xuất của Việt Nam vì Chủ tịch Hồ Chí Minh
A.  
có những đóng góp riêng trong lĩnh vực văn hoá.
B.  
có những đóng góp riêng trong lĩnh vực quân sự.
C.  
tiêu biểu cho ý chí và khát vọng độc lập, tự do của nhân loại
D.  
tích cực tham gia vào sự nghiệp giáo dục của nhiều quốc gia.
Câu 21: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng “sức mạnh thời đại” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A.  
A. Quân Đồng minh chiến thắng phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật.
B.  
B. Sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa làm suy yếu chủ nghĩa phát xít.
C.  
C. Sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam.
D.  
D. Phong trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.
Câu 22: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam?
A.  
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.
B.  
Đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp có thu nhập cao.
C.  
Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp.
D.  
Nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 23: 0.25 điểm
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) chứng tỏ Việt Nam đã
A.  
có nhiều nỗ lực đóng góp tích cực, hiệu quả cho tổ chức này.
B.  
trở thành nước có vị thế, uy tín lớn duy nhất trong khu vực.
C.  
nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D.  
phá thế bị bao vây, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Câu 24: 0.25 điểm
Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A.  
Hoàn thành được việc giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước.
B.  
Bước đầu đã giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
C.  
Mở ra hướng giải quyết khủng hoảng về thành lập thành lập tổ chức tiền cộng sản.
D.  
Đưa Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 25: 1 điểmchọn đúng/sai

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Chúng ta đã thắng, trước hết do Đảng ta giữ vững độc lập, tự chủ trong việc vạch ra đường lối cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân, đã từng bước nắm được quy luật của chiến tranh cách mạng để chỉ đạo cuộc kháng chiến một cách sáng tạo. Ta đã đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, thấy rõ nguồn gốc sức mạnh của ta là tinh thần làm chủ của nhân dân, là thế tiến công của cách mạng, trên cơ sở đó, đã chú trọng xây dựng thế và lực của ta cả về chính trị và quân sự ngày càng vững mạnh, đồng thời ta biết nắm thời cơ và tạo ra bất ngờ”.

(Lê Duẩn, Thư vào Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr.197)

A.
 
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam.
B.
 
Một trong những nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là quân dân Việt Nam giữ vững được thế tiến công cách mạng.
C.
 
Nguồn gốc sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là tinh thần làm chủ của nhân dân, trong đó cách mạng miền Nam giữ vai trò quyết định nhất.
D.
 
Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng cần xây dựng trên cơ sở nắm rõ quy luật của chiến tranh để đề ra các biện pháp sáng tạo, phù hợp hoàn cảnh.
Câu 26: 1 điểmchọn đúng/sai
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới [1986 – 2021], 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội [1991 – 2021], lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.103 – 104)

A.
 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng ngay khi bắt đầu công cuộc Đổi mới.
B.
 
Một trong những hạn chế của công cuộc Đổi mới là đời sống vật chất của nhân dân tăng lên nhưng đời sống tinh thần chưa được cải thiện tương xứng.
C.
 
Cơ đồ, vị thế Việt Nam có được như hiện nay là nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới.
D.
 
Từ thực tiễn Đổi mới, lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dần hoàn thiện.
Câu 27: 1 điểmchọn đúng/sai
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 (khóa III) (tháng 1-1967) quyết định triệt để tận dụng thời cơ, mở mặt trận ngoại giao, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị nhằm đưa cuộc kháng chiến lên bước phát triển mới. Hội nghị xác định “đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao... Đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.174)

A.
 
Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 13 xác định mặt trận ngoại giao quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
B.
 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặt trận ngoại giao là cơ sở thúc đẩy những thắng lợi trên chiến trường.
C.
 
Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, cùng làm nên thắng lợi.
D.
 
Từ thực tiễn đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ cho thấy mặt trận ngoại giao cần được mở ngay từ đầu cuộc chiến.
Câu 28: 1 điểmchọn đúng/sai
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị và trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Từ tháng 9-1945, với cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã kí nhiều sắc lệnh quan trọng, qua đó giải quyết được nhiều khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ Việt Nam kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước (14-9-1946) để kéo dài thời gian hoà bình, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài không tránh khỏi với thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, sát sao đến các hoạt động: cùng Trung ương Đảng hoạch định đường lối kháng chiến; dự họp và chỉ đạo nhiều chiến dịch quan trọng; trực tiếp chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959),...

A.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương.
B.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nghiên cứu, hoạch định đường lối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
C.
 
Một trong những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với phong trào cách mạng thế giới là tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.
 
UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam vì những cống hiến cho riêng Việt Nam.

Đề thi tương tự

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 2THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

255,39819,642

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 3THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

271,18520,857

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 7THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 50 phút

267,38420,560

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 5THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

222,68017,124

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT form 2025 Môn Lịch Sử Đề Số 1THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 50 phút

294,79922,673

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử 2025 - Đề Số 8THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

313,93124,144

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử 2025: Đề Số 9THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

296,71222,820

(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 4) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

241,29118,556

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 7)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

319,34924,564