thumbnail

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 3

Khám phá ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 (Đề số 3) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung trọng tâm từ lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam. Đây là tài liệu hữu ích giúp bạn củng cố kiến thức, làm quen với dạng đề và đánh giá năng lực một cách hiệu quả. Thực hành trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, để sẵn sàng đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia.

Từ khoá: đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025 làm onlineđề thi thử môn Lịch sử 2025 đề số 3đề thi tốt nghiệp THPT Lịch sử online 2025 miễn phílàm online đề thi Lịch sử THPT quốc gia 2025luyện đề Lịch sử 2025 miễn phí onlineđề thi Lịch sử 2025 bám sát cấu trúcđề số 3 Lịch sử 2025 làm trực tuyếnôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử 2025 onlinetài liệu ôn thi Lịch sử THPT làm onlineluyện thi môn Lịch sử trực tuyến 2025 miễn phíđề thi thử Lịch sử THPT quốc gia số 3 online

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết

Số câu hỏi: 28 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

271,185 lượt xem 20,857 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Chính phủ Xô viết ra đời ở Nga năm 1917 là kết quả của sự kiện nào sau đây?

A.  
Cách mạng tháng Ba thành công ở Nga.
B.  
Chính phủ của giai cấp tư sản thành lập.
C.  
Cách mạng tháng Mười Nga.
D.  
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 2: 0.25 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội gắn liền với những quốc gia nào sau đây?

A.  
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
B.  
Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
C.  
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cộng hoà Liên bang Đức.
D.  
Ấn Độ, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia.
Câu 3: 0.25 điểm
Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã đánh bại
A.  
quân Xiêm và quân Minh.
B.  
quân Xiêm và quân Thanh.
C.  
quân Xiêm và quân Nguyên.
D.  
quân Xiêm và quân Tống.
Câu 4: 0.25 điểm

Một trong những cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam là

A.  
kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX.
B.  
kháng chiến chống quân Thanh nửa sau thế kỉ XVIII.
C.  
kháng chiến chống quân Xiêm nửa sau thế kỉ XVIII.
D.  
kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XX.
Câu 5: 0.25 điểm

Hiện nay, Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu u, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ vẫn đóng vai trò là

A.  
một số cực trong trật tự thế giới nhất siêu - đơn cực.
B.  
các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới.
C.  
các quốc gia phát triển nhất trên thế giới.
D.  
một số trung tâm quyền lực của thế giới.
Câu 6: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh đầu năm 1945?

A.  
Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B.  
Tiến hành cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C.  
Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
D.  
Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
Câu 7: 0.25 điểm

Nội dung thoả thuận nào sau đây của các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2-1945) ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam?

A.  
Đông Á thuộc phạm vi kiểm soát truyền thống như trước đây của các nước phương Tây.
B.  
Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
C.  
Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Đông.
D.  
Nam Á thuộc phạm vi kiểm soát truyền thống như trước đây của các nước Tây Âu.
Câu 8: 0.25 điểm
ASEAN là từ viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A.  
Tổ chức Đông Nam Á.
B.  
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C.  
Liên minh các quốc gia Đông Nam Á.
D.  
Liên minh các nước Đông Nam Á.
Câu 9: 0.25 điểm

Từ năm 1976, với Hiệp ước Ba-li, ASEAN có sự thay đổi cơ bản về yếu tố nào sau đây?

A.  
Hợp tác về đầu tư và giao thương với các nước ngoài khu vực.
B.  
Hợp tác về quân sự, quốc phòng và khoa học, kĩ thuật.
C.  
Cơ chế hợp tác, đầu tư và giao thương nội khối.
D.  
Cơ chế hoạch định chính sách cao nhất.
Câu 10: 0.25 điểm

Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là

A.  
Chính trị – An ninh, Kinh tế, Văn hoá – Xã hội.
B.  
Chính trị, Kinh tế, Văn hoá – Xã hội.
C.  
An ninh, Chính trị, Văn hoá – Xã hội.
D.  
Chính trị, Kinh tế, Văn hoá – Xã hội.
Câu 11: 0.25 điểm

Địa phương nào sau đây là một trong bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A.  
Hà Nội.
B.  
Bắc Giang.
C.  
Thái Nguyên.
D.  
Hà Tiên.
Câu 12: 0.25 điểm

Một trong những ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A.  
chính thức mở đầu kỉ nguyên cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
B.  
đưa Đảng Lao động Việt Nam thành đảng cầm quyền.
C.  
tiêu diệt chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
D.  
mở đầu kỉ nguyên độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam.
Câu 13: 0.25 điểm

Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ có điểm gì khác so với chiến lược Chiến tranh cục bộ trước đó ở miền Nam Việt Nam?

A.  
Quân đội Sài Gòn không còn đóng vai trò chủ lực trên chiến trường.
B.  
Quân đội Mỹ không còn đóng vai trò chủ lực trên chiến trường.
C.  
Quân đội các nước đồng minh của Mỹ đóng vai trò chủ lực trên chiến trường.
D.  
Quân đội Mỹ đóng vai trò chủ lực trên chiến trường.
Câu 14: 0.25 điểm

Văn bản nào sau đây đã có tác động trực tiếp và nhanh chóng, mở ra hướng đi mới của phong trào đấu tranh ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

A.  
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 25.
B.  
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 35.
C.  
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 5.
D.  
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15.
Câu 15: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây là thành tựu cơ bản của đổi mới chính trị ở Việt Nam trong công cuộc Đổi mới?

A.  
Hoàn chỉnh hệ thống lí luận về đường lối đổi mới.
B.  
Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối đổi mới.
C.  
Hoàn thiện bộ máy chính quyền định hướng xã hội chủ nghĩa.
D.  
Hoàn thiện hệ thống đường lối đổi mới.
Câu 16: 0.25 điểm

Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là

A.  
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng.
B.  
chuyển đổi thành công sang nền kinh tế kế hoạch hoá.
C.  
xoá bỏ thành công tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
D.  
hoàn chỉnh lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 17: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây là bài học của công cuộc Đổi mới, đồng thời cũng là bài học của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay?

A.  
Xác định rõ thời cơ và từng bước đi theo thời cơ.
B.  
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C.  
Kết hợp sức mạnh giai cấp với sức mạnh toàn cầu.
D.  
Xác định rõ thời cơ và biến nguy cơ thành thời cơ.
Câu 18: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

A.  
Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
B.  
Tổ chức phong trào Đông du.
C.  
Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản.
D.  
Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
Câu 19: 0.25 điểm
Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây vào năm 1978?
A.  
ASEAN.
B.  
Liên hợp quốc.
C.  
Cộng đồng ASEAN.
D.  
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Câu 20: 0.25 điểm

Sự kiện nào sau đây đánh dấu mốc lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn trên thế giới?

A.  
Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
B.  
Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
C.  
Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
D.  
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO.
Câu 21: 0.25 điểm

Trong quá trình hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã

A.  
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ.
C.  
làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh niên.
D.  
tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ III.
Câu 22: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?

A.  
Thành lập một chính đảng cho nhân dân ba nước Đông Dương.
B.  
Soạn thảo Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.
C.  
Bầu Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời.
D.  
Soạn thảo Chính cương chính thức và Sách lược chính thức.
Câu 23: 0.25 điểm

Sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh từ năm 1954 gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc và

A.  
đấu tranh giải phóng miền Nam.
B.  
tiến hành cách mạng dân chủ ở miền Nam.
C.  
tiến hành cách mạng dân chủ quốc gia ở miền Nam.
D.  
đấu tranh chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp.
Câu 24: 0.25 điểm

Vai trò lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A.  
vận động thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
B.  
soạn thảo Đề cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C.  
thiết lập quan hệ chính thức với nhân dân thuộc địa.
D.  
tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc.
Câu 25: 1 điểmchọn đúng/sai
Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.

(Trích: Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua và công bố năm 1948)

A.
 
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc khẳng định quyền tự do và bình đẳng của tất cả các quốc gia trên thế giới.
B.
 
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc thể hiện nỗ lực của tổ chức này đối với lĩnh vực bảo đảm quyền con người.
C.
 
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc là nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc.
D.
 
Từ khi thành lập đến nay, với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và nhiều hoạt động khác, Liên hợp quốc đã có đóng góp lớn đối với lĩnh vực bảo đảm quyền con người.
Câu 26: 1 điểmchọn đúng/sai
Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.

(Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.107 - 108)

A.
 
Nội dung đoạn tư liệu đề cập đến giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B.
 
Việc hoãn cuộc tiến công và kéo pháo ra xuất phát từ nhiều lý do, trong đó chủ yếu là sự chậm trễ về mặt hậu cần.
C.
 
Việc chuyển phương án từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã góp phần đưa đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
D.
 
Nội dung đoạn tư liệu cũng như những diễn biến sau đó của chiến dịch Điện Biên Phủ cho thấy bài học về sự chủ động, linh hoạt.
Câu 27: 1 điểmchọn đúng/sai

Cho bảng dữ kiện sau đây về số cán bộ y tế và giường bệnh ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 (chưa tính các cơ sở y tế tư nhân), trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai:

...
A.
 
Bảng dữ kiện thể hiện những thành tựu của lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong những năm đầu tiên của công cuộc Đổi mới.
B.
 
Bảng dữ kiện cho thấy trong giai đoạn 1996 – 2000, số lượng cán bộ ngành y nhìn chung tăng trưởng đều đặn.
C.
 
Bảng dữ kiện cho thấy trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân.
D.
 
Những thành tựu về y tế trong giai đoạn này đã tạo cơ sở để Việt Nam hiện nay có nền y tế phát triển hàng đầu thế giới.
Câu 28: 1 điểmchọn đúng/sai
Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

(Hồ Chí Minh, Di chúc (1969), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.624)

A.
 
Đoạn tư liệu phản ánh mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.
B.
 
Đoạn tư liệu phản ánh những mong muốn tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước.
C.
 
Di chúc là văn bản quan trọng trong di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho mai sau.
D.
 
Di chúc cho thấy bài học toàn dân cần thường xuyên tham gia và thúc đẩy cách mạng thế giới.

Đề thi tương tự

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 2THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

255,39919,642

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 6THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

261,55120,112

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 7THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 50 phút

267,38520,560

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 5THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

222,68017,124

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT form 2025 Môn Lịch Sử Đề Số 1THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 50 phút

294,80122,673

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử 2025 - Đề Số 8THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

313,93124,144

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử 2025: Đề Số 9THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

296,71322,820

(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 4) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

241,29118,556

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 7)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

319,35024,564