thumbnail

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử Năm 2025 - Đề Số 7 - Làm Online, Miễn Phí

Cùng luyện tập với đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 - Đề số 7. Làm online hoàn toàn miễn phí, bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT. Đề thi giúp học sinh ôn luyện kiến thức lịch sử Việt Nam và thế giới, đánh giá năng lực và nâng cao kỹ năng làm bài. Đề thi trực tuyến dễ dàng sử dụng, phù hợp để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

 

Từ khoá: đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025làm online đề thi Lịch sử 2025đề số 7 Lịch sử THPT quốc gialuyện thi tốt nghiệp Lịch sử 2025 miễn phíđề thi thử môn Lịch sử 2025 onlineôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử trực tuyếnđề thi Lịch sử 2025 làm trực tuyến miễn phítài liệu ôn thi môn Lịch sử THPT 2025đề số 7 Lịch sử onlineluyện đề Lịch sử 2025 chuẩn Bộ GD&ĐT

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia châu Á nào sau đây lựa chọn con đường đi theo chủ nghĩa xã hội?
A.  
Thái Lan.
B.  
Ấn Độ.
C.  
Nhật Bản.
D.  
Triều Tiên.
Câu 2: 0.25 điểm
Từ sau năm 1975 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, những quốc gia nào sau đây mặc dù bị cấm vận và bao vây kinh tế nhưng vẫn kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội?
A.  
Việt Nam, Cu-ba.
B.  
Cu-ba, Ba Lan.
C.  
Việt Nam, Tiệp Khắc.
D.  
Ru-ma-ri, Cu-ba.
Câu 3: 0.25 điểm
Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây từng là thuộc địa của thực dân Anh?
A.  
Cam-pu-chia.
B.  
Lào.
C.  
Ma-lai-xi-a.
D.  
Việt Nam.
Câu 4: 0.25 điểm
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, các quốc gia sáng lập ASEAN thực hiện chính sách nào sau đây?
A.  
Công nghiệp hoá.
B.  
Xây dựng nền kinh tế bao cấp.
C.  
Độc canh cây lúa.
D.  
Phụ thuộc vào phương Tây.
Câu 5: 0.25 điểm
Phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII) ở Việt Nam đánh bại đội quân xâm lược nào sau đây?
A.  
Hán và Nguyên.
B.  
Xiêm và Thanh.
C.  
Tống và Minh.
D.  
Hán và Tống.
Câu 6: 0.25 điểm
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ của thế lực ngoại xâm nào sau đây?
A.  
Nguyên.
B.  
Tống.
C.  
Minh.
D.  
Thanh.
Câu 7: 0.25 điểm
Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công?
A.  
Cuộc kháng chiến chống Tống (thế kỉ XI).
B.  
Cuộc kháng chiến chống Mông Cổ (thế kỉ XIII).
C.  
Cuộc kháng chiến chống Minh (thế kỉ XV).
D.  
Cuộc kháng chiến chống Thanh (thế kỉ XVIII).
Câu 8: 0.25 điểm
Năm 1945, tổ chức quốc tế nào sau đây được thành lập nhằm mục đích giữ gìn hoà bình thế giới?
A.  
Liên hợp quốc (UN).
B.  
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C.  
Liên minh châu Âu (EU).
D.  
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 9: 0.25 điểm
Năm 1965, quân dân Việt Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của thế lực nào sau đây?
A.  
Đế quốc Anh.
B.  
Đế quốc Pháp.
C.  
Đế quốc Mỹ.
D.  
Chế độ Ngô Đình Diệm.
Câu 10: 0.25 điểm
Trong công cuộc Đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế
A.  
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B.  
thị trường không có sự quản lí của Nhà nước.
C.  
kế hoạch hoá, duy trì việc bao cấp.
D.  
thị trường chỉ có hai thành phần kinh tế.
Câu 11: 0.25 điểm
Văn bản ngoại giao nào sau đây được kí kết để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973)?
A.  
Tạm ước Việt – Pháp.
B.  
Hiệp định Sơ bộ.
C.  
Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D.  
Hiệp định Pa-ri.
Câu 12: 0.25 điểm
Năm 1944, để chuẩn bị lực lượng vũ trang cách mạng, Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập tổ chức nào sau đây?
A.  
Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
Việt Nam Độc lập Đồng minh.
C.  
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
D.  
Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Câu 13: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A.  
Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thành viên.
B.  
Bảo vệ lợi ích của các nước lớn bằng mọi biện pháp.
C.  
Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
D.  
Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Câu 14: 0.25 điểm
Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước phát triển quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 2015?
A.  
Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN.
B.  
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết.
C.  
Bản hiến chương của ASEAN được thông qua.
D.  
Cộng đồng ASEAN được thành lập.
Câu 15: 0.25 điểm
Nhận xét nào sau đây là đúng về nghệ thuật chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A.  
Tuyên bố độc lập trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam.
B.  
Phát động tổng khởi nghĩa ngay khi quân Nhật đảo chính Pháp.
C.  
Tiến hành tổng khởi nghĩa khi phe phát xít thất bại ở châu Âu. Những
D.  
Tổ chức tổng tiến công ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh.
Câu 16: 0.25 điểm
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972) của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A.  
Buộc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước
B.  
Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược.
C.  
Làm thất bại chiến lược chiến tranh đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam.
D.  
Mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm” trong kháng chiến chống Mỹ.
Câu 17: 0.25 điểm
Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không có thành tựu nào sau đây?
A.  
Ổn định chính trị – xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
B.  
Hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C.  
Giải phóng sức sản xuất, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân.
D.  
Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 18: 0.25 điểm
Trong giai đoạn 1945 – 1950 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đạt được thành tựu đối ngoại nào sau đây?
A.  
Gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức ASEAN.
B.  
Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc.
C.  
Thiết lập được quan hệ ngoại giao với một số nước xã hội chủ nghĩa.
D.  
Buộc Pháp phải công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập và dân chủ.
Câu 19: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước (1920)?
A.  
Giải quyết được cuộc khủng hoảng đường lối trong phong trào giải phóng dân tộc.
B.  
Bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng trong phong trào giải phóng dân tộc.
C.  
Mở đầu quá trình chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời đảng vô sản.
D.  
Trực tiếp kết nối phong trào giải phóng ở Việt Nam với cách mạng vô sản thế giới.
Câu 20: 0.25 điểm
Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946 có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A.  
Làm thất bại âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
B.  
Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập, dân chủ.
C.  
Kéo dài thời gian hoà bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
D.  
Tăng cường được nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 21: 0.25 điểm
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam?
A.  
Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, kết hợp sức mạnh của lực lượng chính trị.
B.  
Thành lập và phát huy sức mạnh mặt trận ngoại giao ngay từ đầu cuộc kháng chiến.
C.  
Luôn tiến công đối phương để giành quyền chủ động trong suốt cuộc kháng chiến.
D.  
Xây dựng liên minh quân sự với các nước xã hội chủ nghĩa để chống kẻ thù chung.
Câu 22: 0.25 điểm
Thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A.  
Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ trong đó đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
B.  
Đổi mới chính trị luôn đi trước mở đường cho quá trình đổi mới kinh tế.
C.  
Phải triệt để áp dụng đầy đủ mô hình cải cách, mở cửa của nước ngoài.
D.  
Phải xây dựng sức mạnh tổng hợp, yếu tố ngoại lực đóng vai trò quyết định.
Câu 23: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (năm 1954) và Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (năm 1973)?
A.  
Các nước cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B.  
Là dấu mốc đánh dấu thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.
C.  
Quy định thời gian rút quân đội nước ngoài trong vòng 2 tháng.
D.  
Thoả thuận vấn đề tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
Câu 24: 0.25 điểm
Chủ tịch Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam?
A.  
Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.
B.  
Hoạch định đường lối của Đảng với tư cách là Tổng Bí thư.
C.  
Trực tiếp chỉ đạo các cuộc tổng tiến công và nổi dậy.
D.  
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia dân chủ.
Câu 25: 1 điểmchọn nhiều đáp án

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thẳng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Đối với nhân dân ta, thắng lợi oanh liệt đó mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc kẻ vang quá trình ba mươi năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỉ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, xoá bỏ mọi chướng ngại vật trên con đường thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.471)

A.
 
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ có ý nghĩa đối với nhân dân Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế và mang tính thời đại sâu sắc.
B.
 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là tinh thần yêu nước và trí tuệ của cả dân tộc, trong đó cách mạng miền Nam giữ vai trò quyết định nhất.
C.
 
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đánh dấu việc hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam, bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp.
D.
 
Những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh để miền Nam đánh Mỹ; ngược lại, thắng lợi của cuộc kháng chiến đã bảo vệ những thành quả của cách mạng miền Bắc.
Câu 26: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại những thay đổi rất to lớn cho Việt Nam trong công cuộc Đổi mới.

Mức tăng trưởng trung bình khoảng 7 % mỗi năm. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỉ đồng, tương đương 409 tỉ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4 110 USD. Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội xét trên phương diện quan hệ sở hữu, gồm khoảng 27 % từ kinh tế nhà nước, 4 % từ kinh tế tập thể, 30 % từ kinh tế hộ, 10 % từ kinh tế tư nhân trong nước và 20 % từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,... Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kiểu kinh tế thị trường mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, mà là nền kinh tế có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam”.

(Nguyễn Trọng Nghĩa, “Thành tựu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới”, Tạp chí Cộng sản online, ngày 2-3-2023)

A.
 
Nhiều thay đổi to lớn của nền kinh tế Việt Nam được tạo ra nhờ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B.
 
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình.
C.
 
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đồng nhất với các loại hình kinh tế thị trường trong lịch sử.
D.
 
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá về lí luận cơ bản và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 27: 1 điểm
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngoại giao đã góp phần tích cực phá vòng vây. Từ năm 1950, Việt Nam thiết lập được quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, gắn Việt Nam với quốc tế. Phối hợp với thắng lợi quân sự, năm 1954, Việt Nam đã tiến hành đàm phán ở Giơ-ne-vơ để kết thúc chiến tranh, giải phóng nửa nước, tạo hậu phương vững chắc và cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất, đồng thời góp phần xứng đáng vào phong trào chống thực dân cũ...

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, để phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược, ngoại giao Việt Nam đã tích cực, chủ động tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ trên thế giới, tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho nhân dân ta trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ đầu sỏ”.

(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia Sự thật,

Hà Nội, 2015, tr.445 – 446)
A.
 
Trong những năm 1945 – 1950, hoạt động ngoại giao Việt Nam đã góp phần phá vây, mở ra mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
B.
 
Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) đã mở đường cho thắng lợi quân sự, tiến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng miền Bắc.
C.
 
Ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trở thành một mặt trận, góp phần tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng.
D.
 
Ngoại giao Việt Nam (1945 – 1975) đã phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp, đưa tới thắng lợi.
Câu 28: 1 điểm
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhận thấy những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hoá của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

(Tập biên bản của Đại hội đồng UNESCO, khoá họp ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987,

trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)

A.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh của tất cả các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
B.
 
UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vì đã trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa của mọi quốc gia trên thế giới.
C.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới” vì có vai trò to lớn đối với Việt Nam và góp phần khẳng định bản sắc văn hóa các dân tộc trên thế giới.
D.
 
Thế giới tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự trân trọng về tư tưởng, hành động và nhân cách cao thượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được các tổ chức quốc tế và nhân dân các nước thừa nhận.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

365,439 lượt xem 196,756 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 9: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

99 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

341,129 lượt xem 183,673 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 3: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng 8 năm 1945)THPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

51 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

254,108 lượt xem 136,815 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 7: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nayTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

100 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

324,759 lượt xem 174,853 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 8: Lịch sử đối ngoại củ Việt Nam thời cận - hiện đạiTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận và hiện đại. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

108 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,167 lượt xem 168,616 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 2: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam ÁTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

278,302 lượt xem 149,842 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Làm Online Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử 2025 (Đề Số 3) Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Khám phá ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 (Đề số 3) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung trọng tâm từ lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam. Đây là tài liệu hữu ích giúp bạn củng cố kiến thức, làm quen với dạng đề và đánh giá năng lực một cách hiệu quả. Thực hành trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, để sẵn sàng đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

271,151 lượt xem 145,992 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 6) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Ôn luyện hiệu quả với đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 6) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được thiết kế sát cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Làm đề trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2025.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

261,486 lượt xem 140,784 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 5) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Tham gia ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 5) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được biên soạn sát với cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Đây là công cụ hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả, đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia. Làm đề trực tuyến tiện lợi mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo nắm vững kiến thức trọng tâm để đạt kết quả tốt nhất.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

222,625 lượt xem 119,861 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!