thumbnail

(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Lịch Sử (Đề Số 10) Miễn Phí - Làm Online

Truy cập ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 mới nhất (Đề số 10) hoàn toàn miễn phí! Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, hỗ trợ ôn luyện hiệu quả, dễ dàng làm online. Phù hợp cho học sinh muốn củng cố kiến thức lịch sử, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng. Tài liệu chất lượng cao, có thể tải về hoặc làm trực tiếp, giúp bạn đạt điểm cao.

Từ khoá: đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử 2025làm đề thi Lịch sử THPT onlineđề ôn thi Lịch sử miễn phí 2025đề thi Lịch sử 2025 mới nhấtđề số 10 Lịch sử THPTôn thi Lịch sử onlineđề thi thử tốt nghiệp THPT Lịch sửđề Lịch sử làm onlineluyện thi Lịch sử miễn phíđề thi tốt nghiệp Lịch sử 2025 đầy đủ đáp ánđề ôn tập Lịch sử THPT hiệu quảtài liệu Lịch sử 2025 THPT

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Năm 1922, lịch sử thế giới ghi nhận sự kiện quan trọng nào sau đây?
A.  
V.I. Lê-nin thành lập Chính quyền Xô viết ở nước Nga.
B.  
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời.
C.  
Liên Xô, Mỹ và Anh họp Hội nghị I-an-ta ở Liên Xô.
D.  
Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va (Liên Xô).
Câu 2: 0.25 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Á đi theo con đường chủ nghĩa xã hội?
A.  
Trung Quốc.
B.  
Hàn Quốc.
C.  
Nhật Bản.
D.  
Mông Cổ.
Câu 3: 0.25 điểm
Trong bối cảnh các nước châu Á trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân, những quốc gia nào sau đây vẫn giữ được độc lập?
A.  
Nhật Bản và Đông Ti-mo.
B.  
Nhật Bản và Xiêm.
C.  
Việt Nam và Xiêm.
D.  
Nhật Bản và Trung Quốc.
Câu 4: 0.25 điểm
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, các nước sáng lập tổ chức ASEAN phát triển kinh tế theo chiến lược nào sau đây?
A.  
Chỉ nhận viện trợ của phương Tây.
B.  
Tham gia Kế hoạch Mác-san của Mỹ.
C.  
Phát triển kinh tế hướng ngoại.
D.  
Phát triển kinh tế hướng nội.
Câu 5: 0.25 điểm
Cuộc khởi nghĩa nào của Việt Nam thời phong kiến đã nối lại thời kì độc lập tự chủ dài lâu của dân tộc?
A.  
Khởi nghĩa Lam Sơn.
B.  
Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C.  
Khởi nghĩa Bà Triệu.
D.  
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 6: 0.25 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mỹ – Liên Xô từ đồng minh đã chuyển sang
A.  
đối kháng.
B.  
đối thoại.
C.  
đối tác.
D.  
đối đầu.
Câu 7: 0.25 điểm
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
A.  
Ba nước Đông Dương đã giành độc lập hoàn toàn.
B.  
Cuộc Chiến tranh lạnh đang ảnh hưởng đến khu vực.
C.  
Xu thế hoà hoãn Đông – Tây đang diễn ra mạnh mẽ.
D.  
Mỹ và Liên Xô đạt được thoả thuận kết thúc đối đầu.
Câu 8: 0.25 điểm
Trong thời kì 1945 – 1954, chiến thắng nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp?
A.  
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông.
B.  
Chiến dịch Biên giới thu – đông.
C.  
Chiến dịch Điện Biên Phủ.
D.  
Chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng.
Câu 9: 0.25 điểm
Trong thời gian xoá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến của chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê, phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII) đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây để bảo vệ Tổ quốc?
A.  
Đánh đuổi quân Minh và quân Thanh.
B.  
Kháng chiến chống quân Mông Cổ.
C.  
Đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh.
D.  
Đánh đuổi quân Minh xâm lược.
Câu 10: 0.25 điểm
Trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phương châm đổi mới phải
A.  
lấy chính trị làm trung tâm.
B.  
thay đổi phương hướng chiến lược.
C.  
phát triển kinh tế bằng mọi giá.
D.  
đồng bộ và toàn diện.
Câu 11: 0.25 điểm
Ở Việt Nam, đấu tranh ngoại giao được nâng lên trở thành một mặt trận trong
A.  
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
B.  
cuộc vận động trực tiếp giải phóng dân tộc (1939 – 1945).
C.  
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
D.  
thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976).
Câu 12: 0.25 điểm
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?
A.  
Liên Xô.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Xiêm.
D.  
Ấn Độ.
Câu 13: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A.  
Thời hạn nước Mỹ áp dụng Học thuyết Tơ-ru-man đối với Liên Xô đã hết hiệu lực.
B.  
Tác động của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của các quốc gia độc lập.
C.  
Những tác động của các xu thế liên kết khu vực và xu thế toàn cầu hoá ở châu Âu.
D.  
Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu 14: 0.25 điểm
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu sau sự kiện nào sau đây?
A.  
Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN.
B.  
Các nước sáng lập ASEAN thực hiện cải cách, mở cửa.
C.  
Các nước ASEAN đã kí kết Hiệp ước Ba-li (2-1976).
D.  
Hiệp định hoà bình về Cam-pu-chia được kí kết (1991).
Câu 15: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây không đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A.  
Đây là một cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
B.  
Không chỉ chớp đúng thời cơ, mà còn đẩy lùi được nguy cơ.
C.  
Là cuộc cách mạng bằng bạo lực nhưng hạn chế đổ máu.
D.  
Kết hợp giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị.
Câu 16: 0.25 điểm
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam có sự khác biệt nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
A.  
Không chịu sự chi phối của các nước lớn trong xu thế hoà hoãn Đông – Tây.
B.  
Kiên định giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C.  
Có sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
D.  
Kết hợp và phát huy sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Câu 17: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây không phải thành tựu của Việt Nam trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 – 1996)?
A.  
Nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.
B.  
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nâng lên thành đối tác chiến lược toàn diện.
C.  
Việc xoá đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả, được nhân dân và quốc tế ghi nhận.
D.  
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành.
Câu 18: 0.25 điểm
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện hoà hoãn với thực dân Pháp (1946) có tác dụng nào sau đây?
A.  
Tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng miền Nam trở lại hoạt động trong các đô thị.
B.  
Đây là điều kiện tiên quyết cho Việt Nam giành thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao.
C.  
Làm thất bại âm mưu của quân Pháp trong việc đưa quân ra miền Bắc để tái chiếm.
D.  
Chuẩn bị đầy đủ về thế và lực, sẵn sàng đối đầu quân sự với thực dân Pháp sau này.
Câu 19: 0.25 điểm
Từ năm 1920 đến năm 1945, Nguyễn Ái Quốc có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A.  
Xây dựng và bổ sung đường lối chiến lược cho cách mạng giải phóng dân tộc.
B.  
Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng.
C.  
Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dân tộc trong quá trình thành lập Đảng.
D.  
Chỉ đạo các tổ chức cộng sản thực hiện phong trào “vô sản hoá” cho thanh niên.
Câu 20: 0.25 điểm
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng
A.  
tư sản kiểu mới.
B.  
dân tộc dân chủ nhân dân.
C.  
xã hội chủ nghĩa.
D.  
dân chủ nhân dân.
Câu 21: 0.25 điểm
Trong thời kì 1954 – 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”
A.  
Mỹ coi Việt Nam là tâm điểm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
B.  
Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
C.  
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương chia Việt Nam thành hai miền.
D.  
Việt Nam đã lên tiếng phản đối nước Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu
Câu 22: 0.25 điểm
Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đã chứng tỏ
A.  
Đổi mới toàn diện, đồng bộ, lấy chính trị làm trọng tâm là đúng đắn.
B.  
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ giúp cho Đổi mới thành công.
C.  
sức mạnh ngoại lực đóng vai trò nền tảng cho công cuộc Đổi mới.
D.  
đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi cơ bản là phù hợp.
Câu 23: 0.25 điểm
Từ những thắng lợi trong cuộc đấu tranh và kí Hiệp định Pa-ri (1968 – 1973), Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong vấn đề ngoại giao ngày nay?
A.  
Thắng lợi của ngoại giao phải dựa trên thực lực của toàn dân tộc.
B.  
Sức mạnh tinh thần là yếu tố quyết định thắng lợi về ngoại giao.
C.  
Ngoại giao muốn thắng lợi phải có sự hỗ trợ của các cường quốc.
D.  
Các hội nghị quốc tế không thể giải quyết vấn đề quyền dân tộc.
Câu 24: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây không phải điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A.  
Lực lượng cách mạng được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh.
B.  
Hồ Chí Minh đã phân tích yếu tố thời cơ đan xen cùng nguy cơ.
C.  
Quân Đồng minh đã vào Đông Dương để giải giáp phát xít Nhật.
D.  
Đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.
Câu 25: 1 điểm

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói

Việt Nam ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)

A.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
B.
 
Đoạn tư liệu ghi nhận: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam cũng quyết tâm đánh thắng Mỹ để tiến tới độc lập, thống nhất.
C.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại.
D.
 
Đoạn tư liệu cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra dự báo và thể hiện quyết tâm thắng Mỹ.
Câu 26: 1 điểm
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Sau 35 năm đổi mới (1986 – 2021), “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay... Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.10)

A.
 
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện đất nước.
B.
 
Những thành tựu của Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn.
C.
 
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là yếu tố quyết định để Việt Nam phải tiến hành đổi mới đất nước.
D.
 
Những thắng lợi của công cuộc Đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng tham gia các tổ chức khu vực và toàn cầu.
Câu 27: 1 điểm
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Việt Nam khởi đầu kháng chiến chống Mỹ xâm lược trong bối cảnh Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) – một văn bản mang tính pháp lí quốc tế, công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã được kí kết và có hiệu lực; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.

(Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập 9, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.21)

A.
 
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
B.
 
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhưng đó là thắng lợi chưa trọn vẹn.
C.
 
Trong giai đoạn đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, thế và lực của cách mạng miền Nam Việt Nam bất lợi so với thực dân Pháp.
D.
 
Với Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc Việt Nam đã hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 28: 1 điểm
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Từ tháng 3 đến tháng 8-1945, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo cao trào kháng Nhật, cứu nước trong toàn quốc, khởi nghĩa từng phần ở vùng rừng núi, nông thôn, phát động chiến tranh du kích, thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, lập chính quyền bộ phận, chuẩn bị những tiền đề trực tiếp cho cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Tháng 8-1945, thời cơ “ngàn năm có một” cho ta giành chính quyền đã đến, song nguy cơ mới cũng xuất hiện. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (8-1945) đã quyết định phải tập trung lực lượng, thống nhất quân sự, chính trị hành động và chỉ huy, kịp thời hành động, không bỏ lỡ thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa cả ở thành phố và nông thôn, đặc biệt là thành phố”.

(Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, NXB Thuận Hoá, Huế, 1987, tr.86)

A.
 
Về thời gian, Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được tính từ tháng 3-1945 khi Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước đến ngày 28-8-1945.
B.
 
Thực tiễn cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945 ở Việt Nam cho thấy ba nguyên tắc được Đảng quán triệt là "Tập trung, thống nhất và mau lẹ".
C.
 
Cụm từ "thời cơ ngàn năm có một" trong đoạn tư liệu cần hiểu cho đúng là bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, giữa bối cảnh trong nước và bối cảnh quốc tế.
D.
 
Cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một điển hình cho nghệ thuật phân tích thời cơ, chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 4) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Làm ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 4) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi bám sát cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Phù hợp với học sinh ôn tập để củng cố kiến thức, luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Làm trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ tối ưu cho quá trình ôn luyện hiệu quả.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

241,215 lượt xem 129,878 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 5) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Tham gia ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 5) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được biên soạn sát với cấu trúc chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các câu hỏi từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Đây là công cụ hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả, đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia. Làm đề trực tuyến tiện lợi mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo nắm vững kiến thức trọng tâm để đạt kết quả tốt nhất.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

222,609 lượt xem 119,861 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử (Đề Số 6) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaLịch sử

Ôn luyện hiệu quả với đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 (Đề số 6) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được thiết kế sát cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung trọng tâm từ lịch sử Việt Nam và thế giới. Làm đề trực tuyến dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2025.

 

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

261,466 lượt xem 140,784 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử - Đề Số 8THPT Quốc giaLịch sử

Tham khảo ngay bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử 2025 (Đề số 8) được biên soạn chi tiết, bám sát cấu trúc đề thi chính thức của Bộ Giáo dục. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm, kiến thức lịch sử cơ bản và nâng cao, giúp học sinh ôn luyện hiệu quả, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là tài liệu quan trọng để bạn chuẩn bị tự tin cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử với kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,855 lượt xem 168,994 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Lịch Sử - Đề Số 1THPT Quốc giaLịch sử

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử - Đề số 1, được biên soạn theo cấu trúc mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình lớp 12. Tài liệu giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử quan trọng, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tự tin cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đề thi đa dạng, phù hợp để luyện tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

294,737 lượt xem 158,697 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mới 2025 Môn Lịch Sử - Đề Số 2THPT Quốc giaLịch sử

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử - Đề số 2 được thiết kế theo cấu trúc mới nhất, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung chương trình học lớp 12. Tài liệu giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử quan trọng, nâng cao kỹ năng làm bài và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là tài liệu lý tưởng để luyện tập và đạt kết quả cao.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

255,349 lượt xem 137,487 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Mẫu Đề Mới 2025 Môn Địa Lý - Đề Số 10THPT Quốc giaĐịa lý

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT mẫu đề mới 2025 môn Địa Lý - Đề số 10, được biên soạn sát với cấu trúc đề thi chính thức. Tài liệu ôn tập bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình học, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, phân tích biểu đồ và bảng số liệu. Luyện tập hiệu quả, sẵn sàng đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

365,384 lượt xem 196,735 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí - Đề số 1 - Làm Online Miễn PhíTHPT Quốc giaVật lý

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật Lý - Đề số 1 được biên soạn theo mẫu đề thi mới nhất. Tài liệu ôn tập gồm các câu hỏi trắc nghiệm bao quát chương trình lớp 12, sát cấu trúc đề thi chính thức. Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng giải bài tập, củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao khả năng làm bài thi. Luyện tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

357,523 lượt xem 192,507 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
(2025 Mới) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Sinh Học (Đề Số 4) - Làm Online, Miễn PhíTHPT Quốc giaSinh học

Thực hành ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học năm 2025 (Đề số 4) với hình thức làm online hoàn toàn miễn phí! Đề thi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT, bao gồm các nội dung quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 12. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn luyện kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia. Luyện đề trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, để đạt điểm cao trong kỳ thi quan trọng.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

255,233 lượt xem 137,424 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!