thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Bài 7: Chiến Tranh Bảo Vệ Tổ Quốc Trong Lịch Sử Việt Nam (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn tập hiệu quả với đề thi trắc nghiệm về bài 7: chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. Đề thi này tập trung vào các sự kiện và chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của Việt Nam, bao gồm các trận chiến lịch sử, vai trò của các nhân vật quan trọng, và các yếu tố tác động đến chiến tranh. Đáp án chi tiết giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: trắc nghiệm chiến tranh bảo vệ tổ quốcđề thi có đáp án lịch sử Việt Namôn thi lịch sử Việt Namcâu hỏi trắc nghiệm lịch sửtài liệu ôn tập chiến tranh bảo vệ tổ quốckỳ thi lịch sử Việt Namluyện thi chiến tranh bảo vệ tổ quốclịch sử chiến tranh Việt Nam

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây?
A.  
Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B.  
Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C.  
Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.
D.  
Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Câu 2: 1 điểm
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây?
A.  
Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
B.  
Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C.  
Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.
D.  
Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Câu 3: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A.  
Lòng yêu nước tha thiết.
B.  
Tinh thần đoàn kết keo sơn.
C.  
Tinh thần quân hiếu chiến.
D.  
Trí thông minh sáng tạo.
Câu 4: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A.  
Lòng yêu nước tha thiết.
B.  
Tinh thần đoàn kết keo sơn.
C.  
Giải quyết tranh chấp bằng bạo lực.
D.  
Trí thông minh sáng tạo.
Câu 5: 1 điểm
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A.  
Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B.  
Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C.  
Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D.  
Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 6: 1 điểm
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A.  
Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B.  
Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C.  
Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D.  
Kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ.
Câu 7: 1 điểm
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A.  
Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B.  
Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C.  
Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D.  
Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương.
Câu 8: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây?
A.  
Đánh nhanh, thắng nhanh.
B.  
Tiên phát chế nhân.
C.  
Vây thành, diệt viện.
D.  
Vườn không nhà trống.
Câu 9: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây?
A.  
Đánh nhanh, thắng nhanh.
B.  
Chủ động kết thúc chiến tranh.
C.  
Vây thành, diệt viện.
D.  
Vườn không nhà trống.
Câu 10: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây?
A.  
Đánh nhanh, thắng nhanh.
B.  
Chủ động tiến công.
C.  
Vây thành, diệt viện.
D.  
Vườn không nhà trống.
Câu 11: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây?
A.  
Đánh nhanh, thắng nhanh.
B.  
Giảng hòa trên thế thắng.
C.  
Vây thành, diệt viện.
D.  
Vườn không nhà trống.
Câu 12: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A.  
Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B.  
Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C.  
Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D.  
Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 13: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A.  
Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B.  
Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C.  
Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D.  
Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 14: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A.  
Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B.  
Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C.  
Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D.  
Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 15: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258-1288), quân và dân nhà Trần đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A.  
Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B.  
Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C.  
Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D.  
Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 16: 1 điểm
Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để
A.  
chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.
B.  
kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.
C.  
chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
D.  
kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.
Câu 17: 1 điểm
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
A.  
Nhà Tiền Lê.
B.  
Nhà Lý.
C.  
Nhà Trần.
D.  
Nhà Hồ.
Câu 18: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
A.  
Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B.  
Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
C.  
Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D.  
Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Câu 19: 1 điểm
Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây?
A.  
Là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng.
B.  
Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại.
C.  
Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông.
D.  
Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền.
Câu 20: 1 điểm
Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây?
A.  
Có tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.
B.  
Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại.
C.  
Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông.
D.  
Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền.
Câu 21: 1 điểm
Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A.  
Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
B.  
Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của VN
C.  
Khẳng định VN là cường quốc về quân sự.
D.  
Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 22: 1 điểm
Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A.  
Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
B.  
Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.
C.  
Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D.  
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.
Câu 23: 1 điểm
Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với
A.  
sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
B.  
chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.
C.  
chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.
D.  
tình hình văn hóa - xã hội của quóc gia.
Câu 24: 1 điểm
Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa
A.  
góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
B.  
tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.
C.  
khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D.  
hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc.
Câu 25: 1 điểm
Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa
A.  
góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
B.  
tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.
C.  
khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D.  
tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 26: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)?
A.  
Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
B.  
Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
C.  
Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.
D.  
Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.
Câu 27: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỉ XV?
A.  
Sử dụng thế đánh phòng ngự, xây thành cố thủ.
B.  
Không nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
C.  
Triều đình chỉ chú trọng xây dựng quân chính quy.
D.  
Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh lạc hậu.
Câu 28: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỉ XV?
A.  
Sử dụng thế đánh phòng ngự, xây thành cố thủ.
B.  
Không nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
C.  
Triều đình chỉ chú trọng xây dựng quân chính quy.
D.  
Nhà Hồ không có tướng tài giỏi chỉ huy quân đội.
Câu 29: 1 điểm
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A.  
Nhân dân Việt Nam không có tinh thần yêu nước.
B.  
Hạn chế về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh.
C.  
Quân Pháp luôn huy động lực lượng áp đảo, vũ khí mạnh.
D.  
Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra chưa sôi nổi.
Câu 30: 1 điểm
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A.  
Nhân dân Việt Nam không có tinh thần yêu nước.
B.  
Triều đình nhà Nguyễn không quyết tâm chống giặc.
C.  
Quân Pháp luôn huy động lực lượng áp đảo, vũ khí mạnh.
D.  
Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra chưa sôi nổi.
Câu 31: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 bị thất bại?
A.  
Giai cấp lãnh đạo không xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
B.  
Tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Việt Nam.
C.  
Các phong trào đấu tranh diễn ra khi không có giai cấp lãnh đạo.
D.  
Sai lầm trong cách tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 32: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?
A.  
Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều diễn ra dưới tính chất chính nghĩa.
B.  
Sự đoàn kết một lòng của toàn thể nhân dân Việt Nam qua các cuộc đấu tranh.
C.  
Kế sách đúng đắn, nghệ thuật quân sự độc đáo, linh hoạt, sáng tạo trong kháng chiến.
D.  
Tương quan lực lượng chênh lệch theo hướng có lợi cho nhân dân Việt Nam.
Câu 33: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tông (1075-1077), kế sách “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt nhằm mục đích nào sau đây?
A.  
Phô trương tiềm lực quân sự mạnh của Đại Việt.
B.  
Tiêu hao sinh lực địch, kéo dài thời gian chuẩn bị.
C.  
Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Tống.
D.  
Xây dựng căn cứ quân sự ngay trong lòng quân địch.
Câu 34: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tông (1075-1077), kế sách “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt nhằm mục đích nào sau đây?*
A.  
Phô trương tiềm lực quân sự mạnh của Đại Việt.
B.  
Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống.
C.  
Mở rộng biên giới lãnh thổ sang nước Tống.
D.  
Xây dựng căn cứ quân sự ngay trong lòng quân địch.
Câu 35: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A.  
Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B.  
Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến.
C.  
Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D.  
Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 36: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A.  
Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B.  
Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo.
C.  
Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D.  
Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 37: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A.  
Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B.  
Tài năng, mưu lược của những người lãnh đạo, chỉ huy.
C.  
Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D.  
Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 38: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ?
A.  
Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.
B.  
Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là phi nghĩa.
C.  
Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.
D.  
Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.
Câu 39: 1 điểm
Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981)?
A.  
Tiên phát chế nhân.
B.  
Đánh thành diệt viện.
C.  
Vườn không nhà trống.
D.  
Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Câu 40: 1 điểm
Vào thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này
A.  
nằm ở ven biển có thể chặn giặc từ biển vào.
B.  
là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.
C.  
chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.
D.  
là con đường thủy duy nhất để tiến vào Đại Việt.
Câu 41: 1 điểm
Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì
A.  
nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm.
B.  
đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long.
C.  
quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy.
D.  
nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.
Câu 42: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A.  
Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
B.  
Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
C.  
Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D.  
Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.
Câu 43: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A.  
Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
B.  
Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
C.  
Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D.  
Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
Câu 44: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
A.  
Tương quan lực lượng quá chênh lệch.
B.  
Những sai lầm trong đường lối kháng chiến.
C.  
Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
D.  
Không có tướng lĩnh tài giỏi, thành lũy kiên cố.
Câu 45: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng cách thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên dưới triều Trần?
A.  
Tổ chức các hội nghị để thăm dò ý kiến nhân dân.
B.  
Bắt giam sứ giả, chủ động tấn công tiêu diệt địch.
C.  
Khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ bằng thơ văn.
D.  
Trọng dụng nhân tài góp sức chống giặc ngoại xâm.
Câu 46: 1 điểm
Thực tiễn các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây?
A.  
Duy trì chính sách đối ngoại hòa bình, láng giềng thân thiện.
B.  
Chủ động hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.
C.  
Lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.
D.  
Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.
Câu 47: 1 điểm
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) của Ngô Quyền có điểm khác biệt nào so với các cuộc đấu tranh khác của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?
A.  
Lần đầu tiên khôi phục được độc lập dân tộc.
B.  
Lần đầu tiên thành lập chính quyền mới, tự trị.
C.  
Buộc chính quyền phương Bắc công nhận độc lập.
D.  
Mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Câu 48: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII của nhân dân Việt Nam, tiếng hô “Sát Thát” ở hội nghị Bình Than, quyết tâm “Đánh” tại Hội nghị Diên Hồng cùng lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá giặc mạnh, báo ân vua” đã thể hiện
A.  
tinh thần của “Hào khí Đông A” dưới triều Trần.
B.  
thái độ xem nhẹ hành động xâm lược của quân dân nhà Trần.
C.  
quyết tâm chủ động tấn công giặc của quân dân nhà Trần.
D.  
sự bàn bạc nhất trí đánh giặc của quân dân nhà Trần.
Câu 49: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nguyên nhân làm nên chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?
A.  
Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến mang tính quyết định.
B.  
Vai trò lãnh đạo sáng suốt, mưu trí của các vị tướng tài.
C.  
Triều đình phát huy tốt vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc.
D.  
Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn.
Câu 50: 1 điểm
Từ sự thất bại của một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây?
A.  
Coi trọng việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.
B.  
Chính sách hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.
C.  
Phát huy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.
D.  
Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.
Câu 51: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam?
A.  
Các cuộc đấu tranh đều diễn ra dưới sự lãnh đạo của triều đình.
B.  
Tât cả các cuộc đấu tranh diễn ra đều giành được thắng lợi vang dội.
C.  
Các triều đại phong kiến đều phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân.
D.  
Dựng nước đi đôi với giữ nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.
Câu 52: 1 điểm
Điểm chung trong nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là
A.  
triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.
B.  
đều không có sự lãnh đạo tài tình của các tướng giỏi.
C.  
không nhận được sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân.
D.  
dẫn đến mất độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.
Câu 53: 1 điểm
Điểm tương đồng trong cách thức kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần là
A.  
dùng áp lực quân sự buộc quân thù phải ký hòa ước.
B.  
áp dụng cách thức đánh nhanh, thắng nhanh để tiêu diệt địch.
C.  
chủ động giảng hòa trên chiến thắng để giữ gìn hòa hiếu.
D.  
quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn tàn dư quân giặc, bảo vệ lãnh thổ.
Câu 54: 1 điểm
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?
A.  
Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ.
B.  
Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố.
C.  
Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
D.  
Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc.
Câu 55: 1 điểm
Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều
A.  
diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào.
B.  
diễn ra khi quân giặc rút lui về nước.
C.  
giết chết được chủ tướng của quân giặc.
D.  
sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ” trên sông.
Câu 56: 1 điểm
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?
A.  
Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố.
B.  
Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.
C.  
Đoàn kết được lực lượng toàn dân.
D.  
Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Bài Đọc Tiếng Anh 1 – Đại Học Điện Lực EPU (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTiếng Anh

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Bài Đọc Tiếng Anh 1 từ Đại học Điện Lực EPU. Đề thi bao gồm các câu hỏi kiểm tra khả năng đọc hiểu, từ vựng, và ngữ pháp cơ bản trong các bài đọc tiếng Anh. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên cải thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

 

55 câu hỏi 1 mã đề 30 phút

145,623 lượt xem 78,365 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kế Toán Doanh Nghiệp - Bài Tập | Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội HUBT (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tham khảo ngay đề thi trắc nghiệm Kế Toán Doanh Nghiệp kèm bài tập dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi miễn phí bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên củng cố kiến thức về kế toán doanh nghiệp và kỹ năng làm bài thi. Đáp án chi tiết được cung cấp giúp sinh viên tự đánh giá và nâng cao hiệu quả ôn tập. Đây là tài liệu hữu ích giúp bạn chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và kiểm tra môn Kế Toán Doanh Nghiệp tại HUBT.

300 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

145,089 lượt xem 78,064 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm kế toán - Đề thi trắc nghiệm Lệ phí môn bài
Chưa có mô tả

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

138,582 lượt xem 74,585 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Quản Trị Học - Làm Bài Online, Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp các đề thi trắc nghiệm môn Quản Trị Học dành cho sinh viên, giúp ôn tập kiến thức về các nguyên lý quản trị, chức năng quản lý, phong cách lãnh đạo, và ra quyết định. Tất cả các câu hỏi đều có đáp án chi tiết và được thực hiện online, giúp sinh viên dễ dàng làm bài, kiểm tra và tự đánh giá năng lực. Tài liệu miễn phí, phù hợp cho việc ôn thi môn Quản Trị Học tại các trường đại học và cao đẳng.

 

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

83,600 lượt xem 44,925 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Bài Khoanh Anh 1 - Đề Thi Có Đáp Án - Đại Học Điện Lực EPU

Ôn luyện với đề trắc nghiệm “Bài khoanh Anh 1” từ Đại học Điện lực EPU. Đề thi bao gồm các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cơ bản, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức nền tảng và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi tiếng Anh. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên năm nhất, giúp nâng cao kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Thi thử trực tuyến miễn phí và tiện lợi.

66 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

146,042 lượt xem 78,533 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
160 bài trắc nghiệm Giới hạn từ đề thi đại học có đáp ánLớp 11Toán
Trắc nghiệm tổng hợp Toán 11
Tổng hợp trắc nghiệm Toán 11 có lời giải
Lớp 11;Toán

153 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

160,611 lượt xem 86,464 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
190 Bài trắc nghiệm Số phức từ đề thi đại học cực hay có lời giảiLớp 12Toán
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Toán 12 (Có Đáp Án)
Lớp 12;Toán

188 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

161,644 lượt xem 87,024 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
106 Bài trắc nghiệm Số phức từ đề thi Đại Học cực hay cớ lời giải chi tiếtLớp 12Toán
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Toán 12 (Có Đáp Án)
Lớp 12;Toán

90 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

163,139 lượt xem 87,829 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
480 Bài trắc nghiệm Địa Lí từ đề thi THPTQG 2019 có đáp án cực hayTHPT Quốc giaĐịa lý
Tài liệu tổng hợp 480 bài trắc nghiệm môn Địa lí được lấy từ các đề thi thử THPTQG năm 2019. Nội dung bao gồm các câu hỏi phong phú về địa lý tự nhiên, kinh tế và xã hội, giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài thi. Đáp án chi tiết được cung cấp giúp học sinh tự học hiệu quả.

516 câu hỏi 13 mã đề 1 giờ

243,405 lượt xem 131,054 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!