thumbnail

Câu Hỏi An Toàn Điện Năm 2022 HUST Đại học Bách khoa Hà Nội

Khám phá đề thi trắc nghiệm online miễn phí có đáp án chính xác cho bộ câu hỏi An Toàn Điện năm 2022, được biên soạn dành riêng cho sinh viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST). Bộ đề giúp củng cố kiến thức về an toàn điện, rèn luyện kỹ năng phân tích và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, hỗ trợ quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi.

Từ khoá: đề thi online miễn phí đáp án an toàn điện câu hỏi 2022 HUST Đại học Bách khoa Hà Nội ôn tập trắc nghiệm

Số câu hỏi: 588 câuSố mã đề: 12 đềThời gian: 1 giờ

73,471 lượt xem 5,651 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Chu kỳ điểm định các thiết bị có YCNN về ATVSLĐ là bao lâu?
A.  
1. 1 năm/lần
B.  
2. 2 năm/lần
C.  
3. Tùy theo nhu cầu
D.  
4. Từng loại thiết bị có quy trình kiểm định và chu kỳ kiểm định riêng
Câu 2: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào?
A.  
1. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
B.  
2. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
C.  
3. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
D.  
4. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
Câu 3: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc cấp các thẻ an toàn cho người lao động theo các QTAT được quy định như thế nào?
A.  
1. Cấp Thẻ kiểm tra viên Điện lực theo quy định pháp luật, Thẻ ATĐ theo QT959.
B.  
2. Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15 CV6829).
C.  
3. Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ chức danh theo quy định của EVN.
D.  
4. Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ ATĐ theo QT959.
Câu 4: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nào không đúng (không phù hợp) trong biện pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
A.  
1. Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng phải cử người GSATĐ.
B.  
2. Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới.
C.  
3. Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
D.  
4. Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
Câu 5: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản về nhận diện mối nguy khi làm việc với thiết bị quay là:
A.  
1. Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật liệu bị rò điện.
B.  
2. Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật liệu gây va đập hoặc văng bắn vào người.
C.  
3. Người hoặc vật bị chạm vào bộ phận có điện; Bộ phận, vật liệu gây va đập hoặc văng bắn vào người.
D.  
4. Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Ngã cao.
Câu 6: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì kiểm tra định kỳ tháng trạm điện không người trực (ít nhất 01 lần/tháng) bao gồm những nội dung gì?
A.  
1. Do Nhân viên kỹ thuật của đơn vị kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
B.  
2. Do Nhân viên trực thao tác lưu động kiểm tra phát nhiệt, phóng điện bề mặt cách điện.
C.  
3. Do Trạm trưởng TBA 110kV kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
D.  
4. Do Đội trưởng Đội QLVH LĐCT kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
Câu 7: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình chạy thử hoặc cân chỉnh các thiết bị quay, khi nhận được tín hiệu nguy hiểm, cần:
A.  
1. Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
B.  
2. Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. NCHTT ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của nhân viên ĐVCT.
C.  
3. Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được một người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
D.  
4. Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được Người cho phép ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
Câu 8: 0.2 điểm
Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục, cổng trục theo QCVN 30:2016/BLĐTBXH là:
A.  
1. Có chứng chỉ vận hành xe nâng hàng
B.  
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
C.  
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
D.  
4. Tất cả ý trên
Câu 9: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện của Người CHTT đối với nhân viên ĐVCT trong việc chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bao gồm những nội dung gì?
A.  
1. Kiểm tra biện pháp an toàn trong PCT và trong TIên bản khảo sát hiện trường.
B.  
2. Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của Nhân viên ĐVCT. Khi xét thấy sẽ có khó khăn cho Nhân viên ĐVCT thực hiện công việc một cách bình thường thì không được để Nhân viên đó tham gia vào công việc.
C.  
3. Kiểm tra PTT và dụng cụ, trang bị an toàn phục vụ thao tác.
D.  
4. Kiểm tra lại Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn.
Câu 10: 0.2 điểm
Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ thống điện Quốc gia, thì thao tác là:
A.  
1. Hoạt động thay đổi trạng thái của một thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế độ vận hành của thiết bị đó.
B.  
2. Hoạt động thay đổi trạng thái của nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế độ vận hành của thiết bị đó.
C.  
3. Hoạt động thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế độ vận hành của thiết bị đó.
D.  
4. Hoạt động đóng cắt thiết bị điện nhằm thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ thống điện đó.
Câu 11: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện phối hợp của Người CHTT là:
A.  
1. Phối hợp với các cấp điều độ để cắt điện đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
B.  
2. Phối hợp với Người LĐCV, Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT.
C.  
3. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
D.  
4. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
Câu 12: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp 220kV như thế nào?
A.  
1. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
B.  
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
C.  
3. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
D.  
4. Không nhỏ hơn 2,5 mét.
Câu 13: 0.2 điểm
Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ thì Nghị định này quy định chi tiết về dây dẫn, dây chông sét như thế nào?
A.  
1. Trong một khoảng cột, dây chống sét không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 50 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
B.  
2. Trong một khoảng cột, dây dẫn điện và dây chống sét không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 120 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
C.  
3. Trong một khoảng cột, dây dẫn điện không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
D.  
4. Trong một khoảng cột, dây dẫn điện và dây chống sét không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
Câu 14: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp NCHTT không thể trực tiếp bàn giao được (do ốm, cảm đột xuất, tai nạn…), thì xử lý như thế nào?
A.  
1. ĐVQLVH cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
B.  
2. NLĐCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
C.  
3. Người cấp PCT cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
D.  
4. ĐVLCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
Câu 15: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc chuyển trả PCT cho người cấp phiếu sau khi khóa PCT như thế nào?
A.  
1. Chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
B.  
2. NCHTT có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
C.  
3. NCPcó trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
D.  
4. TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm nhất là 8 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
Câu 16: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định việc công nhận chức danh cấp PCT cho công nhân bậc cao như thế nào?
A.  
1. Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân lành nghề có bậc thợ từ 6/7 trở lên.
B.  
2. Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân lành nghề có bậ ATĐ từ 4/5 trở lên
C.  
3. Các đơn vị không được phép công nhận chức danh Người cấp PCT cho công nhân không thuộc các chức danh quản.
D.  
4. Các đơn vị có thể huấn luyện và công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân lành nghề đủ điều kiện, đối tượng này chỉ được cấp PCT trong trường hợp khắc phục hậu quả sự cố.
Câu 17: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, nếu trên cột có nhiều đường dây có điện áp khác nhau thì phải:
A.  
1. Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi cho phép làm việc.
B.  
2. Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào. Phải coi tất cả các đường dây còn lại đang có điện.
C.  
3. Phải có cờ báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
D.  
4. Phải kiểm tra bằng bút thử điện để xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
Câu 18: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đối với những người được phép tiến hành công tác hàn, điều kiện nào không đúng (không cần thiết)?
A.  
1. Được đào tạo về chuyên môn về phóng chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ.
B.  
2. Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
C.  
3. Sử dụng đầy đủ các PTBVCN: mặt nạ có kính hàn, quần áo, mũ, găng tay bằng vật liệu khó cháy, cách điện và chịu được các tác động cơ học.
D.  
4. Được đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ hoặc do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; Được huấn luyện, kiểm tra sát hạch về quy trình kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động và có thẻ an toàn.
Câu 19: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định về NCP ở ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng hợp…) như thế nào?
A.  
1. NCP là người đang trực được lãnh đạo ĐVQLVH cử ra.
B.  
2. NCP là người đang trực được chỉ huy Đội (Tổ) sản xuất cử ra.
C.  
3. NCP là người đang trực được Phòng KHKHAT cử ra.
D.  
4. NCP là người đang trực được NLĐCV cử ra.
Câu 20: 0.2 điểm
Tất cả vật dụng làm việc trên cao đều được di chuyển lên bằng:
A.  
1. Hệ dây thừng và puly.
B.  
2. Dây thừng.
C.  
3. Người phụ trèo đưa lên.
D.  
4. Người vệ sinh hot-line trèo cột câm theo lên.
Câu 21: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
A.  
1. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao, hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
B.  
2. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
C.  
3. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
D.  
4. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 1,0 m đến 1,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
Câu 22: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 thì đơn vị nào chủ trì thực hiện lập BBKSHT?
A.  
1. Đơn vị làm công việc.
B.  
2. Đơn vị quản lý vận hành.
C.  
3. Đơn vị công tác.
D.  
4. Đơn vị chi huy vận hành.
Câu 23: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi phát hiện các thiết bị quay bị cháy phải:
A.  
1. Kiểm tra thiết bị quay ngay. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
B.  
2. Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
C.  
3. Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Dùng cát và bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
D.  
4. Báo cáo lãnh đạo đợn vị ngay. Dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Câu 24: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc ra lệnh miệng sau đó ghi vào lệnh giấy như thế nào?
A.  
1. Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT báo cáo TVH, ghi nội dung ra lệnh vào Sổ và thực hiện LCT.
B.  
2. Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT ghi vào LCT giấy để có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
C.  
3. Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT (lệnh khống) để thực hiện công việc qua lệnh miệng không cần ghi vào LCT giấy.
D.  
4. Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT xin số LCT từ TVH, ghi vào LCT giấy để có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
Câu 25: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc khi cắt điện để làm công việc thì phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách:
A.  
1. Cắt máy cắt hợp bộ, kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo đầu cáp; tháo lèo dây dẫn.
B.  
2. Phải nhìn thấy được khoảng hở của thiết bị đóng cắt (trừ trạm điện kiểu kín) hoặc tạo khoảng hở như: kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo đầu cáp; tháo lèo dây dẫn.
C.  
3. Cắt DCL có bộ điều khiển từ xa. Phải nhìn thấy được khoảng hở của DCL
D.  
4. Cắt cả các máy cắt trước và sau thiết bị sẽ tiến hành công việc
Câu 26: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện trách nhiệm của người cấp PCT tại các thời điểm viết, giao và thu lại để kiểm tra như thế nào?
A.  
1. PCT phải viết tay, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
B.  
2. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người CHTT, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
C.  
3. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người GSATĐ, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
D.  
4. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, soạn PCT điện tử. Với PCT giấy, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép và Người CHTT, ký kiểm tra hoàn thành PCT.
Câu 27: 0.2 điểm
Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều cao HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp 110kV tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình công thêm với khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là:
A.  
1. 2,0 mét
B.  
2. 2,5 mét
C.  
3. 3,0 mét
D.  
4. 3,5 mét
Câu 28: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, những chức danh an toàn nào phải có Quyết định công nhận?
A.  
1. Người cấp PCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
B.  
2. Nhân viên ĐVCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
C.  
3. Người GSTT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
D.  
4. Người thao tác, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG
Câu 29: 0.2 điểm
Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì việc đăng ký phương thức đóng điện nghiệm thu, chương trình thí nghiệm nghiệm thu công trình mới được quy định như thế nào?
A.  
1. ĐVQLVH có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển tuân thủ theo Quy định hệ thống điện truyền tải và phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
B.  
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển tuân thủ theo Quy định hệ thống điện truyền tải và phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
C.  
3. Chủ đầu tư phối hợp với ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển.
D.  
4. ĐVQLVH yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển để tiến hành thí nghiệm thiết bị và nghiệm thu theo quy định.
Câu 30: 0.2 điểm
Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm theo Quyết định số 3423/QĐ-EVNNPC thì khi phát hiện hành vi vi phạm, cần thực hiện:
A.  
1. Phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm; Báo cáo và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương; Lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm.
B.  
2. Báo cáo Công an nơi gần nhất và cấp trên trực tiếp, khôi phục lại lưới điện theo quy định;
C.  
3. Trong vòng 01 ngày kể từ khi phát hiện các hành vi vi phạm, ĐVQLVH lưới điện cao áp lập biên bản hiện trạng tại hiện trường.
D.  
4. Lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm. Cắt điện đường dây, thiết bị cấp điện đến khu vực đó;; Báo cáo và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Câu 31: 0.2 điểm
Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong HLBVATLĐCA đối với cấp điện áp 110kV là:
A.  
1. 4,0 mét
B.  
2. 6,0 mét
C.  
3. 5,0 mét
D.  
4. 7,0 mét
Câu 32: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người cho phép trong PCT là:
A.  
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
B.  
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
C.  
3. Được ĐVQLVH giaonhiệm vụ giao nhận hiện trường với ĐVCT, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
D.  
4. Phải là nhân viên ĐVCT, có bậc ATĐ từ 3/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
Câu 33: 0.2 điểm
Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014, trong trường hợp khẩn cấp, không thể trì hoãn được như cháy nổ hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị ở nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển thì Nhân viên vận hành phải:
A.  
1. Báo cáo xin ý kiến cấp Điều độ có quyền điều khiển; Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không cần PTT; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B.  
2. Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không phải xin phép; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp ĐVQLVH.
C.  
3. Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không phải xin phép; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.
D.  
4. Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp ĐVQLVH; Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không cần PTT; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình;
Câu 34: 0.2 điểm
Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì nguyên tắc điều chỉnh điện áp là:
A.  
1. Đảm bảo công suất trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao tác điều khiển.
B.  
2. Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Các thao tác đơn giản nhất.
C.  
3. Đảm bảo tần số trong giới hạn cho phép, không gây quá áp nội bộ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao tác điều khiển.
D.  
4. Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao tác điều khiển.
Câu 35: 0.2 điểm
Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoáng cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa đối với cấp điện áp 110kV là:
A.  
1. 2,0 mét
B.  
2. 2,5 mét
C.  
3. 1,5 mét
D.  
4. 4,0 mét
Câu 36: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 việc thao tác đóng cắt các CD hộp công tơ, CD hộp chia dây đầu cột, át tô mát khách hàng được quy định theo thủ tục nào nào?
A.  
1. Phải sử dụng PTT (cao áp) như trường hợp đóng cắt các thiết bị điện trong TBAPP.
B.  
2. Thực hiện thao tác theo LCT (miệng).
C.  
3. Không phải cần đến thủ tục PTT, LCT.
D.  
4. Phải sử dụng PCT để đóng cắt các thiết bị này.
Câu 37: 0.2 điểm
Trong mẫu PCT của EVN tại mục “1.7. Điều kiện an toàn điện để tiến hành công việc” cách ghi thế nào?
A.  
1. Ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây để đảm bảo an toàn điện khi tiến hành công việc;
B.  
2. Ghi rõ đóng, đặt tiếp đất ở đâu? Treo biển gì, chỗ nào?
C.  
3. Ghi rõ (số hiệu) các thiết bị đã được cắt điện (mà tại đó có khả năng đưa điện tới nơi làm việc của ĐVCT);
D.  
4. Ghi theo “Biên bản khảo sát hiện trường” hoặc ghi yêu cầu để đảm bảo an toàn điện cho ĐVCT làm việc: Cắt hết điện khu vực nào? Đóng, đặt tiếp đất ở đâu? Hoặc ghi không cắt điện.
Câu 38: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp phải thay NCHTT, nội dung nào không đúng (không phải thực hiện)?
A.  
1. ĐVLCV phải báo cáo (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) với người ký duyệt PA đồng ý, NCHTT đương nhiệm báo NCP (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) và ghi, ký tên vào mục 4 trong PCT.
B.  
2. NCP phải báo với Người cấp PCT và xin ý kiến của người cấp PCT (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) về sự thay đổi này.
C.  
3. NCHTT (mới) sau khi nhận bàn giao (từ NCHTT đương nhiệm) sẽ ghi, ký PCT.
D.  
4. Người cấp PCT phải báo cáo xin ý kiến Người duyệt Phương án trước khi đồng ý cho thay NCHTT.
Câu 39: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 07 là Lưu đồ gì?
A.  
1. Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
B.  
2. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
C.  
3. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline đột xuất.
D.  
4. Trỉnh tự các bước thực hiện công tác trong TBA KNT.
Câu 40: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trong trường hợp có thực hiện các BPKTAT phối hợp giữa các ĐVQLVH thì việc đăng ký cắt điện được thực hiện như thế nào?
A.  
1. Tất cả các ĐVLCV căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
B.  
2. ĐVQLVH đường dây, thiết bị (mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc) căn cứ vào GĐKCT để phối hợp với các ĐVQLVH liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc.
C.  
3. ĐVQLVH đường dây, thiết bị mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
D.  
4. Các ĐVQLVH liên quan căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
Câu 41: 0.2 điểm
Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì HTĐ phân phối là:
A.  
1. Là lưới điện phân phối cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
B.  
2. Là HTĐ bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện 110kV trở xuống.
C.  
3. Là HTĐ bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
D.  
4. Là HTĐ bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện 35kV trở xuống.
Câu 42: 0.2 điểm
Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong HLBVATLĐCA đối với cấp điện áp 35kV là:
A.  
1. 4,0 mét
B.  
2. 6,0 mét
C.  
3. 5,0 mét
D.  
4. 7,0 mét
Câu 43: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trong một PCT, quy định kiêm nhiệm các chức danh an toàn được quy định như thế nào các chứ́c danh nào?
A.  
1. NCHTT không kiêm NCP; NCHTT không kiêm NGSATĐ; NCHTT không kiêm NCG.
B.  
2. NLĐCV không kiêm NGSATĐ; NLĐCV không kiêm NCG.; NGSATĐ không kiêm NCG.
C.  
3. Không cấm kiêm bất cứ chức danh an toàn nào.
D.  
4. Ý 1 và ý 2 đúng.
Câu 44: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, ngay sau khi nhận 01 bản PCT từ NCP, NCHTT của ĐVCT phải triển khai việc gì đối với nhân viên ĐVCT?
A.  
1. Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt và phân công vị trí làm việc cho từng nhân viên ĐVCT.
B.  
2. Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản PCT mới được ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt.
C.  
3. Kiểm tra Thẻ ATĐ của toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản PCT, ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt.
D.  
4. Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 01 bản PCT (bản do NCHTT giữ) mới được ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc.
Câu 45: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định cửa của rào chắn như thế nào?
A.  
1. Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
B.  
2. Cửa phải mở về phía trong hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
C.  
3. Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên ngoài rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
D.  
4. Cửa phải lạ cửa sắt chắc chắn. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
Câu 46: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, tại các Đội QLVH khu vực (xa Điện lực) thì ai là người viết PTTHA? Ai là người ra lệnh thao tác?
A.  
1. Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng ý mới được thao tác.
B.  
1. TVH Điện lực là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, cấp số PTT.
C.  
1. Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT và được sự đồng ý của ĐĐV Công ty đương ca đương ca đồng ý mới được thao tác.
D.  
1. Công nhân được phân công trực thao tác sửa chữa là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng ý mới được thao tác.
Câu 47: 0.2 điểm
Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Hệ thống điện là:
A.  
1. Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và sử dụng điện được liên kết với nhau.
B.  
2. Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau.
C.  
3. Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau.
D.  
4. Là hệ thống các trang thiết bị lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau.
Câu 48: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 trách nhiệm tổ chức đánh giá rủi do tại các đơn vị thành viên EVNNPC được quy định như thế nào?
A.  
1. Căn cứ theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN, tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí, phạm vi công việc có liên quan đến an toàn.
B.  
2. Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng đường dây và từng TBA có liên quan đến an toàn điện theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
C.  
3. Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí, phạm vi công việc có liên quan đến an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
D.  
4. Ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro cấp 1 tại từng vị trí, phạm vi công việc theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
Câu 49: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi làm việc trên cao thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
A.  
1. Phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn: Kiểm tra các điểm xung quanh vị trí làm việc xem có điện không.
B.  
2. Phải xem xét để đảm bảo rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm người trong tình huống bị rơi.
C.  
3. Quần áo bảo hộ lao động phải gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ an toàn cài quai, đi giầy bảo hộ phải buộc dây, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm.
D.  
4. Phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên mặt bằng, sàn thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn) và móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc
Câu 50: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công việc nào sau đây không thuộc (không được coi là) công việc đột xuất?
A.  
1. Công việc sửa chữa, thay thế thiết bị, đường dây khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố.
B.  
2. Công việc khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết.
C.  
3. Công việc sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị, đường dây đã có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện để công tác.
D.  
4. Công việc xử lý nguy cơ mất an toàn vận hành, mất an toàn cộng đồng gọi là công việc đột xuất

Đề thi tương tự

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Thi An Toàn Điện 2023 có đáp ánĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 298 câu hỏi 1 giờ

82,7536,363

130 Câu hỏi trắc nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm

1 mã đề 130 câu hỏi 1 giờ

113,1948,699

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Toán Rời Rạc Đại Học Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngToán

6 mã đề 125 câu hỏi 1 giờ

90,4276,948

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Lý - Đại Học Võ Trường Toản (VTTU) (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 31 câu hỏi 1 giờ

141,23110,850