thumbnail

Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế An Toàn Phòng Chống Cháy Nổ Công Trình Xây Dựng

Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ công trình, giúp bạn nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện và các quy định pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống báo cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm, phân tích nguy cơ cháy nổ, và đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư an toàn, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ công trình xây dựng.

Từ khoá: Câu Hỏi Kiến Thức Xây Dựng Thiết Kế An Toàn Phòng Cháy Nổ Hệ Thống Báo Cháy Hệ Thống Chữa Cháy Công Trình Lối Thoát Hiểm Công Trình Tiêu Chuẩn Phòng Cháy Nổ Phân Tích Nguy Cơ Cháy Nổ Quy Trình Thiết Kế An Toàn An Toàn Công Trình Xây Dựng Học Thiết Kế Phòng Cháy Nổ

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ câu hỏi thi chứng chỉ hành nghề Hoạt động xây dựng


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Theo QCVN 06:2010/BXD, chiều cao nhà là khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới:
A.  
Cao độ mặt sàn tầng trên cùng.
B.  
Mép dưới cửa sổ mở trên tường ngoài của tầng trên cùng (không phải là tầng kỹ thuật).
C.  
Mép trên của tường chắn mái trên.
D.  
Mép dưới của diềm mái.
Câu 2: 1 điểm
Đâu là mục tiêu được ưu tiên số 1 khi lựa chọn và áp dụng các giải pháp kết cấu, quy hoạch không gian và kỹ thuật công trình cho thiết kế nhà?
A.  
Hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản và kết cấu công trình.
B.  
Không cản trở sự tiếp cận của lực lượng phương tiện chữa cháy.
C.  
Mọi người trong nhà thoát được ra bên ngoài trước khi tính mạng bị đe dọa.
D.  
Đảm bảo khả năng cứu người.
Câu 3: 1 điểm
Khả năng chịu lửa của gạch đất sét nung có thể được xác định bằng cách nào dưới đây?
A.  
Thử nghiệm chịu lửa.
B.  
Tính toán lý thuyết.
C.  
Sử dụng số liệu tra bảng.
D.  
Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 4: 1 điểm
Yêu cầu về bậc chịu lửa tối thiểu của một công trình được xác định từ yếu tố nào dưới đây?
A.  
Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng.
B.  
Loại và cấp công trình.
C.  
Diện tích khoang cháy lớn nhất trong công trình đó.
D.  
Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà.
Câu 5: 1 điểm
Cấu kiện thép không được bọc bảo vệ có thể được sử dụng cho nhà với yêu cầu về khả năng chịu lửa của bộ phận chịu lực là bao nhiêu?
A.  
R 30.
B.  
R 45.
C.  
R 15.
D.  
R 60.
Câu 6: 1 điểm
Có mấy loại buồng thang bộ không nhiễm khói?
A.  
Không có loại nào.
B.  
2 loại.
C.  
3 loại.
D.  
Cả bả phương án trên đều sai.
Câu 7: 1 điểm
“Thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ”. Đối với người bình thường, tự di chuyển có tổ chức có nghĩa là:
A.  
Theo sự hướng dẫn của ban quản lý tòa nhà.
B.  
Theo những lối đi được tính toán, bố trí, bảo vệ và theo kế hoạch định trước.
C.  
Theo sự hướng dẫn của lực lượng chữa cháy.
D.  
Theo mọi lối đi sẵn có trong nhà.
Câu 8: 1 điểm
Khi bố trí đường thoát nạn trong phạm vi một gian phòng vì sao không tính đến phương tiện bảo vệ chống khói và chữa cháy có trong gian phòng đó?
A.  
Việc thoát nạn không được phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
B.  
Chiều dài khoảng di chuyển thoát nạn không lớn.
C.  
Không được phép bố trí phương tiện bảo vệ chống khói hoặc chữa cháy.
D.  
Các phương tiện đó có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Câu 9: 1 điểm
Khả năng thoát nạn của các lối ra trong một gian phòng, trên một tầng hoặc trong ngôi nhà có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải được tính toán đủ để thoát toàn bộ số người cần thoát và yêu cầu nào dưới đây?
A.  
Cộng thêm 15% số người đó.
B.  
Khi tính toán phải giảm bớt một trong số các lối ra đó.
C.  
Cộng thêm 30% số người đó.
D.  
Không nhỏ hơn 1,2 m.
Câu 10: 1 điểm
Đường cho xe chữa cháy tiếp cận và các vị trí đậu xe phải đảm bảo chịu được tải trọng xe như thế nào?
A.  
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
B.  
Phù hợp với thông báo của cơ quan cảnh sát PCCC và CNCH ở địa phương.
C.  
Theo quy định về tải trọng thiết kế giao thông đường bộ.
D.  
Theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động hiện hành.
Câu 11: 1 điểm
Về mặt an toàn cháy, vật liệu xây dựng không được phân loại theo đặc tính kỹ thuật cháy nào dưới đây?
A.  
Tính cháy.
B.  
Tính bắt cháy.
C.  
Tính chịu lửa.
D.  
Tính lan truyền lửa trên bề mặt.
Câu 12: 1 điểm
Trên tường ngăn giữa hành lang thoát nạn chung với các căn hộ ở hai bên hành lang có yêu cầu về giới hạn chịu lửa là REI 150, được phép lắp loại cửa sổ với yêu cầu kỹ thuật về cháy như thế nào?
A.  
Có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn E 45.
B.  
Không mở được và có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn EI 70.
C.  
Cửa sổ loại 2.
D.  
Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 13: 1 điểm
Về mặt an toàn cháy, cấu kiện xây dựng được đặc trưng bởi đặc tính nào dưới đây?
A.  
Tính lan truyền lửa trên bề mặt và tính nguy hiểm cháy.
B.  
Tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy.
C.  
Tính bắt cháy và tính chịu lửa.
D.  
Tính toàn vẹn và tính bắt cháy.
Câu 14: 1 điểm
Có thể sử dụng dầm với khả năng chịu lửa như thế nào để đỡ một bộ phận vách ngăn cháy có yêu cầu phải đảm bảo khả năng chịu lửa bằng EI 60?
A.  
R 60.
B.  
EI 30.
C.  
EI 45.
D.  
EI 90.
Câu 15: 1 điểm
Bậc chịu lửa của nhà được xác định theo yếu tố nào dưới đây?
A.  
Cấp và loại nhà.
B.  
Diện tích khoang cháy lớn nhất trong nhà.
C.  
Cấp nguy hiểm cháy của kết cấu nhà.
D.  
Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng của nhà.
Câu 16: 1 điểm
Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm cho phép bố trí gian phòng nhóm nào dưới đây?
A.  
F 1.1.
B.  
F 1.2.
C.  
F 1.3.
D.  
F 1.4.
Câu 17: 1 điểm
Lối ra thoát nạn từ tầng hầm được phép bố trí đi qua buồng thang bộ chung song phải đảm bảo có lối đi riêng ra bên ngoài và yêu cầu nào dưới đây?
A.  
Được ngăn cách với phần còn lại bằng vách ngăn cháy loại 2.
B.  
Được ngăn cách với phần còn lại bằng vách đặc ngăn cháy loại 1.
C.  
Trên lối đi riêng đó không được lắp cửa.
D.  
Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 18: 1 điểm
Khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để đảm bảo trong mọi trường hợp:
A.  
Không cản trở sự qua lại của lực lượng chữa cháy có mang thiết bị.
B.  
Không cản trở sự qua lại của lực lượng cứu hộ có mang theo thiết bị.
C.  
Không cản trở sự qua lại của người thoát nạn chạy ngược chiều nhau.
D.  
Không cản trở việc vận chuyển cáng tải thương có người nằm trên.
Câu 19: 1 điểm
Trường hợp nào không quy định chiều mở của các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn?
A.  
Các gian phòng nhóm F 1.1 và F 1.2.
B.  
Các gian phòng kho không có chỗ cho người làm việc thường xuyên.
C.  
Các gian phòng nhóm F 1.3 và F 1.4.
D.  
Các lối ra dẫn vào các chiếu thang thang của cầu thang bộ loại 1.
Câu 20: 1 điểm
Trường hợp nào không quy định chiều mở của các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn?
A.  
Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của cầu thang bộ loại 3.
B.  
Các gian phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m².
C.  
Các gian phòng nhóm F 1.1 và F 1.2.
D.  
Các gian phòng kho không có chỗ cho người làm việc thường xuyên.
Câu 21: 1 điểm
Ngoại trừ nhà có bậc chịu lửa V và nhà có cấp nguy hiểm cháy kết cấu S3, việc lựa chọn và sử dụng các vật liệu hoàn thiện bề mặt bộ phận bao bọc đường thoát nạn trong công trình nhà nói chung như thế nào là đúng?
A.  
Đảm bảo giới hạn chịu lửa theo yêu cầu.
B.  
Có tính nguy hiểm cháy thấp hơn các quy định cụ thể cho từng khu vực.
C.  
Có tính nguy hiểm cháy cao hơn các quy định cụ thể cho từng khu vực.
D.  
Có giới hạn chịu lửa cao hơn các quy định cụ thể cho từng khu vực.
Câu 22: 1 điểm
Trên đường thoát nạn không cho phép bố trí bộ phận nào sau đây?
A.  
Cửa đối diện nhau mở ra từ các gian phòng ở hai bên.
B.  
Ô cửa có ngưỡng cửa.
C.  
Đường dốc có độ dốc không lớn hơn 1:6.
D.  
Gương soi gây nhầm lẫn về đường thoát nạn.
Câu 23: 1 điểm
Chiếu thang của cầu thang bộ loại 3 phải có lan can cao 1,2 m, bố trí ngang bằng với lối ra thoát nạn và cách lỗ cửa sổ gần nhất trên tường ngoài một khoảng như thế nào thì mới đảm bảo phục vụ thoát nạn?
A.  
Không lớn hơn 1,0 m.
B.  
Không lớn hơn 0,8 m.
C.  
Không nhỏ hơn 1,0 m.
D.  
Không nhỏ hơn 0,8 m.
Câu 24: 1 điểm
Để được sử dụng làm cầu thang bộ phục vụ thoát nạn thì các chiếu nghỉ trung gian nằm trong bản thang bộ thẳng phải có chiều dài nhỏ nhất là bao nhiêu?
A.  
0,8 m.
B.  
0,9 m.
C.  
0,95 m.
D.  
1,0 m.
Câu 25: 1 điểm
Trong các buồng thang bộ trên đường thoát nạn, không cho phép bố trí bộ phận nào dưới đây?
A.  
Tủ thông tin liên lạc.
B.  
Cáp và dây điện cho đèn chiếu sáng buồng thang đi trong ống kín.
C.  
Ống cấp nước sinh hoạt đặt cách mặt các bậc và chiếu thang không quá 2,1 m.
D.  
Ống dẫn khí Ni-tơ.
Câu 26: 1 điểm
Lối ra từ buồng thang bộ không nhiễm khói N1 phải cho phép người sử dụng thoát thế nào là đúng?
A.  
Qua sảnh được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng vách ngăn cháy loại 1.
B.  
Qua một hành lang riêng được bao bọc bằng vách ngăn cháy loại 1.
C.  
Trực tiếp ra khu đất liền kề tòa nhà.
D.  
Trực tiếp qua sảnh chung ở tầng 1 rồi đi ra ngoài.
Câu 27: 1 điểm
Các cửa sổ trong buồng thang bộ không nhiễm khói N2 phải đảm bảo:
A.  
Mở được khi có cháy để thoát khói.
B.  
Cấu tạo dưới dạng vách cố định.
C.  
Mở được và dùng kính dễ vỡ để lực lượng chữa cháy tiếp cận.
D.  
Mở được khi có cháy và dùng kính cường lực.
Câu 28: 1 điểm
Để ngăn chặn đám cháy lan truyền trong công trình, phải thực hiện giải pháp cơ bản nào dưới đây?
A.  
Hạn chế diện tích cháy.
B.  
Hạn chế cường độ đám cháy.
C.  
Hạn chế thời gian kéo dài của đám cháy.
D.  
Đồng thời cả ba giải pháp nêu trong các phương án trên.
Câu 29: 1 điểm
Việc bảo vệ lối vào các thang máy trong tầng nửa hầm phải được thực hiện bằng giải pháp nào dưới đây?
A.  
Khoang đệm được lắp vách kính cố định trong suốt xung quanh.
B.  
Khoang đệm ngăn cháy loại 2 có áp suất không khí dương khi cháy.
C.  
Khoang đệm ngăn cháy loại 2 thường xuyên có áp suất không khí dương.
D.  
Khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy.
Câu 30: 1 điểm
Nguyên tắc thiết kế đường dành cho xe chữa cháy tiếp cận đến khối nhà văn phòng của cơ sở công nghiệp có thể áp dụng tương tự với nguyên tắc áp dụng cho những dạng nhà nào dưới đây?
A.  
Nhà ở
B.  
Công trình công nghiệp
C.  
Nhà công nghiệp
D.  
Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 31: 1 điểm
Ký hiệu nào dưới đây là cách thể hiện cho giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với một cấu kiện xây dựng phải đảm bảo tính toàn vẹn và khả chịu lực trong thời gian 60 phút?
A.  
R 60
B.  
EI 60
C.  
RE 60
D.  
RI 60
Câu 32: 1 điểm
Ký hiệu nào dưới đây là cách thể hiện cho giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với một cấu kiện xây dựng phải đảm bảo tính toàn vẹn và tính cách nhiệt trong thời gian 90 phút?
A.  
RE 90
B.  
EI 90
C.  
RI 90
D.  
E 90
Câu 33: 1 điểm
Ký hiệu nào dưới đây là cách thể hiện cho giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với một cấu kiện xây dựng phải đảm bảo khả năng chịu lửa theo tính toàn vẹn và tính cách nhiệt trong thời gian 60 phút?
A.  
RE 60
B.  
REI 60
C.  
EI 60
D.  
RI 60
Câu 34: 1 điểm
Cấu kiện xây dựng nào dưới đây có thể sử dụng cho vị trí vách ngăn với yêu cầu về giới hạn chịu lửa là EI 90?
A.  
Tường xây có khả năng chịu lửa là REI 60
B.  
Hệ vách thạch cao xương thép có khả năng chịu lửa E 90, I 60
C.  
Hệ vách ngăn bằng tấm sandwich dày 150 mm có khả năng chịu lửa E 120
D.  
Hệ vách thạch cao xương thép có khả năng chịu lửa EI 120
Câu 35: 1 điểm
Trên một cấu kiện tường ngăn cháy loại 1 (có giới hạn chịu lửa yêu cầu REI 150), được phép lắp loại cửa đi có yêu cầu về khả năng chịu lửa yêu cầu bằng bao nhiêu?
A.  
Có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn EI 45
B.  
Cửa đi loại 2
C.  
Có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn EI 70
D.  
Cửa bọc tôn dày 1,6 mm, bên trong có lõi bằng bông khoáng
Câu 36: 1 điểm
Tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng không được xác định dựa theo các đặc tính kỹ thuật về cháy nào dưới đây?
A.  
Tính cháy, tính bắt cháy, độc tính của sản phẩm cháy
B.  
Tính cách nhiệt, tính toàn vẹn
C.  
Tính cháy, tính bắt cháy, khả năng sinh khói
D.  
Tính cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng sinh khói
Câu 37: 1 điểm
Có mấy loại buồng thang bộ không nhiễm khói?
A.  
Không có loại nào
B.  
2 loại
C.  
3 loại
D.  
Cả bả phương án trên đều sai
Câu 38: 1 điểm
Nhà và các phần của nhà được phân thành bao nhiêu nhóm nguy hiểm cháy theo công năng?
A.  
3 nhóm
B.  
4 nhóm
C.  
5 nhóm
D.  
6 nhóm
Câu 39: 1 điểm
Trong số các nhà thuộc nhóm F 1, nhà để ở thường xuyên hoặc tạm thời, thì nhà chung cư thuộc nhóm:
A.  
F 1.1
B.  
F 1.2
C.  
F 1.3
D.  
F 1.4
Câu 40: 1 điểm
Các lối ra từ tầng hầm và tầng nửa hầm được coi là lối ra thoát nạn khi thoát trực tiếp ra ngoài và phải đảm bảo yêu cầu nào?
A.  
Nằm trong các buồng thang bộ chung của nhà
B.  
Nằm trong các buồng thang bộ không nhiễm khói chung của nhà
C.  
Tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà
D.  
Nối tiếp với cầu thang bộ từ các tầng trên xuống
Câu 41: 1 điểm
Khi bản thiết kế cần đưa ra quy định kỹ thuật về cháy đối với các cửa trong bộ phận ngăn cháy, ngoài yêu cầu về khả năng chịu lửa, bắt buộc phải nêu rõ yêu cầu về những yếu tố nào dưới đây?
A.  
Kích thước tấm cánh, kích thước khuôn và các phụ kiện liên quan
B.  
Tính cháy của vật liệu, chiều dày tấm cánh và chi tiết mọi phụ kiện
C.  
Chiều mở cửa và các phụ kiện liên quan
D.  
Chiều mở cửa, chiều dày tấm cánh và chi tiết mọi phụ kiện
Câu 42: 1 điểm
Chiều cao thông thủy nhỏ nhất của lối ra thoát nạn trong mọi trường hợp (trừ tầng kỹ thuật) không được nhỏ hơn giá trị nào dưới đây?
A.  
1,9 m
B.  
1,8 m
C.  
2,0 m
D.  
2,2 m
Câu 43: 1 điểm
Quy định nào dưới đây được áp dụng đối với lối ra thoát nạn trong các tầng kỹ thuật ngầm?
A.  
Cho phép có chiều cao nhỏ nhất là 1,8 m
B.  
Có thể đi chung với lối ra khác của ngôi nhà
C.  
Có thể dẫn trực tiếp vào các buồng thang bộ không nhiễm khói chung từ tầng trên xuống
D.  
Có thể đi chung với lối ra khác của ngôi nhà để dẫn trực tiếp ra bên ngoài
Câu 44: 1 điểm
Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất được đo như thế nào?
A.  
Đo dọc theo mép tường bên trái theo hướng thoát nạn
B.  
Đo dọc theo trục của đường thoát nạn
C.  
Đo dọc theo mép tường bên phải theo hướng thoát nạn
D.  
Đo theo trục thẳng nối từ vị trí thoát nạn xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất
Câu 45: 1 điểm
Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A.  
Số lượng người thoát nạn
B.  
Các thông số hình học của gian phòng và của đường thoát nạn
C.  
Tính nguy hiểm cháy của vật liệu hoàn thiện bề mặt sàn đường thoát nạn
D.  
Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà
Câu 46: 1 điểm
Chiều dài của đường thoát nạn theo một cầu thang bộ loại 2 được lấy bằng bao nhiêu lần chiều cao của thang đó?
A.  
1,5 lần
B.  
3,0 lần
C.  
2,5 lần
D.  
2,0 lần
Câu 47: 1 điểm
Cho phép đường thoát nạn từ các tầng trên, trừ tầng 1, được bao gồm những thành phần nào sau đây?
A.  
Thang máy
B.  
Mái nhà không khai thác sử dụng
C.  
Thang cuốn
D.  
Lối đi dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 3
Câu 48: 1 điểm
Hành lang dẫn đến lối ra thoát nạn phải được phân chia bằng vách ngăn cháy loại 2 có các cửa đi phù hợp quy định và đảm bảo yêu cầu nào?
A.  
Chiều dài mỗi đoạn không quá 60 m
B.  
Chiều dài mỗi đoạn không quá 65 m
C.  
Chiều dài mỗi đoạn lấy theo yêu cầu bảo vệ chống khói nhưng không quá 60 m
D.  
Chiều dài mỗi đoạn lấy theo yêu cầu bảo vệ chống khói nhưng không quá 65 m
Câu 49: 1 điểm
Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn giá trị nào?
A.  
2,0 m
B.  
1,9 m
C.  
1,8 m
D.  
1,95 m
Câu 50: 1 điểm
Cầu thang bộ loại 3 phải được làm từ vật liệu nào thì mới đảm bảo phục vụ thoát nạn?
A.  
Vật liệu cháy yếu
B.  
Vật liệu cháy yếu, khó bắt cháy và không lan truyền lửa
C.  
Vật liệu không cháy
D.  
Vật liệu có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 30 phút
Câu 51: 1 điểm
Trong không gian của các buồng thang bộ trên đường thoát nạn, cho phép bố trí phòng chức năng nào dưới đây?
A.  
Phòng trực và điều khiển chữa cháy
B.  
Phòng thiết bị trung tâm báo cháy
C.  
Phòng cho nhân viên bảo vệ và an ninh
D.  
Cả ba phương án trên đều sai
Câu 52: 1 điểm
Trong các nhà có bố trí cầu thang bộ không nhiễm khói N1, vẫn phải thực hiện các giải pháp bảo vệ chống khói cho khu vực nào dưới đây?
A.  
Các hành lang chung
B.  
Các sảnh và phòng chờ
C.  
Các không gian chung
D.  
Tất cả các khu vực nêu ở 3 phương án trên
Câu 53: 1 điểm
Không gian trưng bày và bán sản phẩm của một nhà triển lãm có thể được ngăn cách với không gian tổ chức hội nghị, hội thảo trên cùng một tầng bằng bộ phận nào dưới đây?
A.  
Vách kính cường lực trên đó có lắp cửa đi dạng bản lề
B.  
Vách kính an toàn trên đó có lắp cửa đi dạng bản lề
C.  
Vách kính và cửa đi có khả năng chịu lửa phù hợp với quy định
D.  
Vách thạch cao xương thép trên có lắp cửa đi dạng bản lề
Câu 54: 1 điểm
Khoảng không gian phía trên các trần treo hoặc ở giữa hai bề mặt vách ngăn bằng tấm thạch cao xương thép phải đảm bảo yêu cầu gì?
A.  
Phải được ngăn chia thành các khoang kín
B.  
Phải được thông gió phù hợp với yêu cầu
C.  
Không tạo điều kiện cho việc lan truyền khói
D.  
Không tạo điều kiện cho việc lan truyền cháy ngầm
Câu 55: 1 điểm
Khi lựa chọn giải pháp chèn bịt các lỗ thông trên tường, sàn hoặc vách ngăn do có các hệ thống kỹ thuật đi xuyên qua, phải đảm bảo yêu cầu gì sau đây?
A.  
Không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu
B.  
Không làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu tại phần lỗ thông
C.  
Không làm giảm chiều dày ban đầu của kết cấu
D.  
Không làm tăng chiều dày ban đầu của kết cấu
Câu 56: 1 điểm
Không cho phép sử dụng các giải pháp lớp phủ hoặc tấm chống cháy để bọc bảo vệ cho các cấu kiện kết cấu thép trong trường hợp nào?
A.  
Nằm tại những vị trí tiếp giáp với các lớp vật liệu cách nhiệt
B.  
Có tiết diện hộp hoặc ống tròn
C.  
Nằm ở các vị trí ít có người qua lại
D.  
Nằm ở vị trí không cho phép thực hiện việc sửa chữa và thay thế định kỳ
Câu 57: 1 điểm
Trừ trường hợp kết cấu bao che của giếng thang máy, tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy không được lớn hơn giá trị nào dưới đây?
A.  
15 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
B.  
20 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
C.  
25 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
D.  
30 % diện tích của bộ phận ngăn cháy đó
Câu 58: 1 điểm
Kích thước chiều rộng mỗi làn xe và chiều cao thông thủy của đường cho xe chữa cháy tiếp cận mỗi công trình nhà tương ứng phải đảm bảo không nhỏ hơn cặp giá trị nào dưới đây?
A.  
3,5 m và 4,25 m
B.  
3,5 m và 4,20 m
C.  
3,25 m và 4,25 m
D.  
3,25 m và 4,20 m
Câu 59: 1 điểm
Trường hợp thiết kế đường cho xe chữa cháy tiếp cận, dưới dạng đường cụt dùng cho một làn xe, với chiều dài đường 90 m và cuối đường có bãi quay xe hình tam giác thì chiều dài nhỏ nhất của cạnh tam giác phải là bao nhiêu?
A.  
5,0 m
B.  
6,0 m
C.  
6,5 m
D.  
7,0 m
Câu 60: 1 điểm
Khi thiết kế các cầu thang bộ thì giữa các bản thang và giữa các lan can tay vịn phải đảm bảo khoảng hở thông thủy chiếu trên mặt bằng tối thiểu là bao nhiêu?
A.  
75 mm
B.  
100 mm
C.  
125 mm
D.  
150 mm
Câu 61: 1 điểm
Trong những công trình nhà dưới đây, nhà nào không bắt buộc phải bố trí phòng trực điều khiển chống cháy?
A.  
Rạp chiếu phim có 145 chỗ
B.  
Nhà chung cư có chiều cao 25 m
C.  
Nhà sản xuất với diện tích 20,000 m²
D.  
Nhà kho với diện tích 20,000 m²

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Giám Sát Thi Công Xây Dựng - Giám Sát Công Tác Xây Dựng Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức giám sát thi công trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các quy trình giám sát, tiêu chuẩn kỹ thuật, và yêu cầu pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm giám sát chất lượng vật liệu, tiến độ thi công, kiểm tra an toàn và bền vững của công trình cầu, đường, và hầm. Phù hợp cho kỹ sư giám sát, kỹ sư giao thông, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giám sát thi công công trình giao thông.

195 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

373,487 lượt xem 201,103 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Quy Hoạch Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức xây dựng trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm các bước lập quy hoạch, phân tích không gian, đánh giá môi trường, và các quy định pháp luật liên quan. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng.

125 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,350 lượt xem 201,026 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng công trình trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thẩm mỹ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình thực hiện. Nội dung bao gồm lập hồ sơ thiết kế, phân tích không gian kiến trúc, lựa chọn vật liệu, đảm bảo an toàn công trình và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kiến trúc công trình.

42 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,364 lượt xem 201,033 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc kỹ thuật, quy trình thiết kế, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu về an toàn và độ bền của công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình.

52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,390 lượt xem 201,047 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình kỹ thuật, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu cầu, đường, hầm, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu an toàn, bền vững trong xây dựng giao thông. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành giao thông, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình giao thông.

247 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,404 lượt xem 201,054 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế kết cấu công trình thủy lợi, kho bãi nông sản, cơ sở hạ tầng nông thôn, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, bền vững. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành nông nghiệp, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình nông nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,417 lượt xem 201,061 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Điện – Cơ Điện Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực điện và cơ điện công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống điện, cơ điện, HVAC, cấp thoát nước, phân tích tải trọng điện, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu suất công trình. Phù hợp cho kỹ sư điện, cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế điện – cơ điện công trình.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,425 lượt xem 201,068 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Cấp – Thoát Nước Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực cấp – thoát nước công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, xử lý nước thải, phân tích lưu lượng nước, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, hiệu quả vận hành hệ thống. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế cấp – thoát nước công trình.

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,442 lượt xem 201,075 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Thông Gió – Cấp Thoát Nhiệt Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực thông gió – cấp thoát nhiệt công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cấp thoát nhiệt, phân tích tải nhiệt, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu quả năng lượng cho công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt công trình.

71 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

373,458 lượt xem 201,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!