thumbnail

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Chính Trị Học - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) - Miễn Phí, Có Đáp Án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Chính Trị Học được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, lý thuyết chính trị và ứng dụng thực tiễn. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

Từ khoá: trắc nghiệm chính trị học chính trị học HUBT ôn thi chính trị học Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội bài tập chính trị học khái niệm chính trị lý thuyết chính trị đáp án chi tiết ôn tập tốt nghiệp chính trị học

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Đâu là nguồn gốc căn bản, có ý nghĩa sâu xa nhất của chính trị?
A.  
Nguồn gốc xã hội
B.  
Nguồn gốc kinh tế
C.  
Nguồn gốc văn hóa
D.  
Nguồn gốc tôn giáo
Câu 2: 1 điểm
Điền từ đúng vào nhận định sau đây:”Chính trị là biểu hiện tập trung của………………..và đồng thời không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với……………”.
A.  
giai cấp
B.  
lợi ích
C.  
Kinh tế
D.  
xã hội
Câu 3: 1 điểm
Quan điểm “chính trị là nghệ thuật cung đình, liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thông minh. Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực” là của học giả nào sau đây:
A.  
Hê- rô – đốt
B.  
Platôn
C.  
Aris-tốt
D.  
Sô-crát
Câu 4: 1 điểm
Nhà tư tưởng nào sau đây không phải là nhà tư tưởng của Nho gia :
A.  
Khổng tử
B.  
Mạnh Tử
C.  
Mặc tử
D.  
Tuân Tử
Câu 5: 1 điểm
Quyền lực chính trị trong xã hội xuất hiện dựa trên những nguyên nhân và điều kiện nào sau đây:
A.  
Xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp
B.  
Xuất hiện thị tộc và bộ lạc
C.  
Xuất hiện có tính cách tự nhiên
D.  
Xuất hiện do lực lượng bên ngoài xã hội áp đặt vào xã hội
Câu 6: 1 điểm
Là một bộ phận của quyền lực trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị có đặc điểm gì?
A.  
Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp.
B.  
Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan hệ với giai cấp khác trong một một nhà nước.
C.  
Nhà nước là một thiết chế tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 7: 1 điểm
Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm các thành tố nào?
A.  
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B.  
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Tổ chức chính trị – xã hội Việt Nam.
C.  
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội- nghề nghiệp
D.  
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức tôn giáo.
Câu 8: 1 điểm
Văn hóa chính trị là một bộ phận của nền văn hóa nào sau đây:
A.  
Nền văn hóa trong xã hội có giai cấp
B.  
Nền văn hóa trong xã hội phi giai cấp
C.  
Nền văn hóa tiên tiến
D.  
Nền văn hóa nguyên thủy
Câu 9: 1 điểm
Trong kết cấu của văn hóa chính trị, yếu tố nào được xem là quan trọng nhất? (trùng với câu 38)
A.  
Trình độ giác ngộ lý luận chính trị, lập trường giai cấp
B.  
Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của toàn xã hội
C.  
Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của các tổ chức chính trị
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 10: 1 điểm
Nội dung nào sau đây thể hiện tính giai cấp của văn hóa chính trị?
A.  
Văn hóa chính trị luôn mang nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp
B.  
Văn hóa chính trị kế thừa những thành tựu văn hóa, đạo đức của xã hội trước đó
C.  
Văn hóa chính trị gắn bó với một thời kì lịch sử xác định
D.  
Văn hóa chính trị tồn tại với nhiều giá trị, chuẩn mực riêng rẽ.
Câu 11: 1 điểm
Quốc gia hợp thành từ những thành tố nào?
A.  
Lãnh thổ, chính quyền, cộng đồng dân cư
B.  
Chính quyền, hải đảo, biên giới
C.  
Chính quyền, cộng đồng các dân tộc, biên giới
D.  
Chính quyền, cộng đồng dân cư, văn hóa
Câu 12: 1 điểm
Có các loại hình đoàn thể nào sau đây?
A.  
Đoàn thể theo hình thức lao động, đoàn thể theo giới tính, đoàn thể tổ chức theo thế hệ, lứa tuổi.
B.  
Đoàn thể theo giới tính, đoàn thể theo vùng miền, đoàn thể tổ chức theo thế, theo lứa tuổi.
C.  
Đoàn thể tổ chức theo thế hệ, lứa tuổi, đoàn thể theo giới tính, đoàn thể theo nghề nghiệp
D.  
Đoàn thể theo giới tính, đoàn thể theo vùng miền, đoàn thể theo hình thức lao động, đoàn thể theo sở thích.
Câu 13: 1 điểm
Áp lực trong khoa học chính trị được hiểu là gì?
A.  
Sự phản đối của người dân với chính phủ
B.  
Sự đòi hỏi của người dân với Chính phủ trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ.
C.  
Các sức ép mang tính chủ quan tác động vào đời sống chính trị; thực chất là tạo sức ép vì một yêu sách nhất định buộc nhà nước phải thay đổi.
D.  
Áp lực này mang hàm nghĩa tiêu cực
Câu 14: 1 điểm
Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào trong đời sống xã hội?
A.  
Bảo đảm mọi hoạt động của xã hội trong vòng trật tự và phát triển bằng chức năng quản lý xã hội.
B.  
Lãnh đạo toàn diện
C.  
Quản lý sản xuất kinh doanh
D.  
Cung cấp các yếu tố đầu vào cho các loại hình doanh nghiệp
Câu 15: 1 điểm
Đảng chính trị thực hiện quyền lực chủ yếu thông qua các nội dung nào sau đây?
A.  
Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; hành động gương mẫu của đội ngũ đảng viên của đảng; các thiết chế xã hội mà Đảng lãnh đạo như Nhà nước, các Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội …
B.  
Bạo lực, cưỡng chế, hành chính.
C.  
Quản lý, điều hành nền kinh tế
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 16: 1 điểm
Quần chúng là thuật ngữ chỉ những chủ thể nào?
A.  
Toàn bộ các cá nhân trong một quốc gia có chủ quyền tương quan với hệ thống quyền lực nhà nước.
B.  
Toàn bộ giai cấp công nhân
C.  
Toàn bộ giai cấp nông dân
D.  
Những người lao động nghèo trong xã hội
Câu 17: 1 điểm
Chính trị bao gồm những hoạt động nào?
A.  
Tranh cử chính trị, thuyết trình
B.  
Tranh cử chính trị, diễn thuyết chính trị, biểu tình, bầu cử, trưng cầu ý dân
C.  
Hội thảo khoa học, trưng cầu ý dân
D.  
Xúc tiến du lịch, hội chợ kinh tế.
Câu 18: 1 điểm
Cạnh tranh chính trị được hiểu như thế nào?
A.  
Hoạt động chính trị của các nhóm lợi ích trong các nền dân chủ hiện đại, qua đó họ mong đạt được lợi ích là giành được sự tin tưởng, tín nhiệm của số đông áp đảo để trở thành lược lượng nắm quyền lực.
B.  
Hoạt động quảng bá các sản phẩm kinh tế nhằm tiêu thụ được nhiều nhất, thu được lợi ích cao nhất.
C.  
Tuyền truyền, giới thiệu cho thương hiệu của doanh nghiệp nhằm làm cho nhiều người biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp mình.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 19: 1 điểm
Công dân sử dụng quyền chính trị của mình để làm gì trong hoạt động bầu cử?
A.  
Lựa chọn những người có đạo đức tốt tham gia vào cơ cấu quyền lực chính trị, nhất là quyền lực nhà nước.
B.  
Lựa chọn những người có tài tham gia vào cơ cấu quyền lực chính trị, nhất là quyền lực nhà nước.
C.  
Lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, có đức, có tài, vừa hồng, vừa chuyên,… tham gia vào cơ cấu quyền lực chính trị, nhất là quyền lực nhà nước.
D.  
Cả ba phương án trên.
Câu 20: 1 điểm
Biểu tình là gì?
A.  
Hình thức tập hợp quần chúng thành lực lượng, thể hiện thái độ không hài lòng về một chủ trương, chính sách đòi hỏi phải thay đổi. Là hình thức điều hòa mâu thuẫn giữa quần chúng và chính quyền.
B.  
Đấu tranh nhằm thay đổi bộ máy quyền lực.
C.  
Sự tụ tập ngẫu nhiên
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 21: 1 điểm
Những đặc trưng cơ bản khác biệt của biểu tình với các hình thức tụ tập khác là gì?
A.  
Biểu tình là hình thức biểu hiện quyền tự do cá nhân được pháp luật quy định, có mục đích cụ thể, đa dạng về hình thức, đều có tổ chức và bất bạo động.
B.  
Các cuộc biểu tình thường không có tổ chức, là hành động tự phát của một nhóm người.
C.  
Biểu tình thường không có mục đích cụ thể.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 22: 1 điểm
Trưng cầu ý dân được hiểu là gì?
A.  
Hỏi một ai đó về một vấn đề của xã hội
B.  
Yêu cầu của Chính phủ đối với nhân dân
C.  
Là việc nhà nước căn cứ vào Hiến pháp để người dân quyết định một vấn đề hệ trọng do nhà nước đặt ra.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 23: 1 điểm
Thế nào là tinh hoa chính trị?
A.  
Nhóm người trong xã hội có năng lực vượt trội về kinh tế
B.  
Nhóm người trong xã hội có năng lực vượt trội về khoa học
C.  
Nhóm người trong xã hội có năng lực vượt trội về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học…
D.  
Nhóm người trong xã hội có năng lực tác động tới các lĩnh vực hoạt động chính trị.
Câu 24: 1 điểm
Chính trị quốc tế được hình thành trên cơ sở nào?
A.  
Sự lệ thuộc của nước nhỏ với nước lớn về kinh tế
B.  
Muốn mở rộng lãnh thổ của mỗi quốc gia
C.  
Nền tảng của thể chế quốc tế, sự tương đồng và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ mang tính thế giới
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 25: 1 điểm
Chính trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của yếu tố nào?
A.  
Xã hội loài người
B.  
Tổ chức Thị tộc – Bộ lạc
C.  
Xã hội Công xã nguyên thủy
D.  
Giai cấp và Nhà nước
Câu 26: 1 điểm
Nguồn gốc nào sau đây dẫn tới sự ra đời của chính trị?
A.  
Nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc xã hội
B.  
Nguồn gốc văn hóa và nguồn gốc đạo đức
C.  
Nguồn gốc tôn giáo và nguồn gốc tín ngưỡng
D.  
Nguồn gốc giáo dục và nghệ thuật
Câu 27: 1 điểm
Vì sao chính trị chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế?
A.  
Chính trị là hoạt động đi trước, tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường cho kinh tế phát triển
B.  
Chính trị ổn định thì kinh tế mới có bước phát triển
C.  
Nhà nước nắm giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt, mũi nhọn.
D.  
Tất cả các phương án trên
Câu 28: 1 điểm
Đối tượng nghiên cứu của chính trị học là gì?
A.  
Hệ thống học thuyết về quyền lực; các thể chế, chế độ xã hội, các nhà nước
B.  
Các lực lượng, nhóm lợi ích xã hội: đảng phái, hiệp hội, công dân
C.  
Cơ sở hình thành các xung đột chính trị xã hội: mâu thuẫn và khác biệt; chiến tranh và hòa bình…
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 29: 1 điểm
Một cách khái quát nhất, chính trị được hiểu như thế nào?
A.  
Hoạt động của các giai cấp, các quốc gia, dân tộc trong việc giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước.
B.  
Sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội.
C.  
Hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái chính trị nhằm tìm kiếm giải pháp phân bổ lợi ích có lợi cho giai cấp thống trị.
D.  
Tất cả các phương án trên
Câu 30: 1 điểm
Học thuyết chính trị của C.Mác được xây dựng trên nền tảng của các tư tưởng nào sau đây?
A.  
Triết học cổ điển Đức
B.  
Kinh tế – chính trị Anh
C.  
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 31: 1 điểm
Trong các tư tưởng sau đây, tư tưởng nào bao trùm hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị?
A.  
Đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc
B.  
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
C.  
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
D.  
Đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa xã hội
Câu 32: 1 điểm
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành bởi các nhân tố nào?
A.  
Phong trào công nhân
B.  
Phong trào của trí thức yêu nước
C.  
Chủ nghĩa Mác-Ăngghen
D.  
Sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Câu 33: 1 điểm
Trong cấu trúc của quyền lực chính trị, chủ thể đầy đủ của quyền lực bao gồm các thành tố nào sau đây:
A.  
Đảng chính trị
B.  
Nhà nước
C.  
Các tổ chức chính trị - xã hội
D.  
Đảng chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị -xã hội
Câu 34: 1 điểm
Mục tiêu hội nhập quốc tế của Việt nam là gì?
A.  
Tạo ra thuận lợi hơn cho việc khai thác tốt nhất nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B.  
Tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh
C.  
Đưa vị thế nước ta trong khu vực được củng cố và nâng cao…
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 35: 1 điểm
Vị trí của quyền lực chính trị được thể hiện như thế nào ?
A.  
Chi phối mạnh nhất các quan hệ xã hội;
B.  
Có thể thay đổi chủ thể về bản chất (theo tương quan các chế độ chính trị)
C.  
Chi phối toàn bộ các quan hệ cơ bản thông qua nhà nước.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 36: 1 điểm
Trong các phương án dưới đây, đâu là quan niệm đúng về văn hóa chính trị:
A.  
Là những tinh hoa được chắt lọc, phản ánh sự tiến bộ của các hành vi chính trị trong nhận thức, hành động của các cá nhân, cộng đồng hay các quốc gia.
B.  
Là toàn bộ những sáng tạo về vật chất
C.  
Là toàn bộ những phát minh, sáng tạo khoa học và nghệ thuật, tôn giáo và đạo đức.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 37: 1 điểm
Vai trò của văn hóa chính trị thể hiện ở những nội dung nào sau đây:
A.  
Góp phần hoàn thiện nhận thức của các chủ thể
B.  
Góp phần thúc đẩy từ sự điều chỉnh theo hướng phát triển
C.  
Góp phần giảm thiểu mâu thuẫn xã hội
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 38: 1 điểm
Kết cấu của văn hóa chính trị được hình thành bởi những yếu tố nào sau đây
A.  
Trình độ giác ngộ lý luận chính trị, lập trường giai cấp
B.  
Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của toàn xã hội
C.  
Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của các chủ thể chính trị
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 39: 1 điểm
Chủ thể quyền lực chính trị được phân bố theo các quan hệ nào sau đây:
A.  
Giữa các lực lượng xã hội để chiếm hữu và sử dụng quyền lực mà trung tâm là nhà nước
B.  
Giữa các giai cấp chiếm đoạt quyền lực với phần còn lại của xã hội, gọi chung là quần chúng
C.  
Phân bố bên trong cấu trúc quyền lực nhà nước
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 40: 1 điểm
Tính nhân đạo của văn hóa chính trị biểu hiện như thế nào?
A.  
Nền chính trị đó hướng tới việc giải phóng con người, giải phóng mọi ách áp bức, bất công, bóc lột trong xã hội
B.  
Nền chính trị đó hướng tới việc tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hòa
C.  
Nền chính trị đó hướng tới xây dựng một xã hội dựa trên những quy luật khách quan, dựa trên sự chân thật và chân lý
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 41: 1 điểm
Vai trò của chủ quyền quốc gia là gì?
A.  
Ban hành pháp luật
B.  
Định ra quy chế, quy định cho mọi hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
C.  
Toàn quyền trong chính sách đối ngoại
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 42: 1 điểm
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chính trị?
A.  
Hoàn cảnh tự nhiên, tiềm lực kinh tế, thể chế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, lịch sử
B.  
Hoàn cảnh tự nhiên, tiềm lực kinh tế, thể chế, phong tục tập quán, dân cư
C.  
Tiềm lực kinh tế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, lịch sử, dân cư, phong tục tập quán.
D.  
Tôn giáo, lịch sử, dân cư, phong tục tập quán, lãnh thổ, chính quyền.
Câu 43: 1 điểm
Đảng chính trị có vai trò gì?
A.  
Tập hợp lực lượng trong các cuộc đấu tranh dân chủ
B.  
Quyết định tính chất của nền dân chủ và hình thức tổ chức của nhà nước
C.  
Quyết định chiến lược, cương lĩnh, phương pháp, đẫn dắt, định hướng trong việc thực hiện lợi ích
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 44: 1 điểm
Quần chúng tham gia vào sinh hoạt chính trị với những nội dung nào sau đây:
A.  
Là người cuối cùng thực thi các quyết định chính trị
B.  
Là chủ thể của quyền lực chính trị, tạo ra mô hình của chính quyền theo ý chí của họ (từ khi xác lập nền dân chủ hiện đại cho đến nay).
C.  
Là người quyết định mọi thành bại của cạnh tranh chính trị
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 45: 1 điểm
Sự xuất hiện các lãnh thổ hành chính trong cấu trúc quyền lực chính trị có những nội dung cơ bản nào sau đây:
A.  
Là thiết chế hữu cơ trong quyền lực nhà nước
B.  
Là cấu trúc thiết chế tự trị địa phương
C.  
Là một chính quyền độc lập cao về chức năng, một chủ thể quản lý các điều kiện tự nhiên đặc trưng; một cộng đồng dân cư đủ điều kiện có tiếng nói về thực hiện quyền lực chính trị trong tổng thể quyền lực quốc gia.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 46: 1 điểm
Diễn thuyết chính trị có những đặc trưng cơ bản nào sau đây:
A.  
Là cơ chế trong các cuộc cạnh tranh theo pháp luật quy định trong các nền dân chủ cao
B.  
Là một sự giải trình chính kiến của ứng cử viên về chính sách họ theo đuổi.
C.  
Là cơ hội để các chính trị gia thể hiện cái tôi chính trị và các kỹ năng của mình.
D.  
Cả ba phương án trên.
Câu 47: 1 điểm
Trong các nền dân chủ hiện đại, bầu cử là hoạt động với những đặc trưng nào sau đây:
A.  
Là chỉ dấu căn bản của các nền dân chủ hình thức, cơ chế người dân có quyền lựa chọn một cách tự do.
B.  
Tạo ra môi trường cho những người có thiên hướng chính trị.
C.  
Là một việc làm tự ý thức gắn với trách nhiệm, nguyện vọng của người đi bầu.
D.  
Cả ba phương án trên.
Câu 48: 1 điểm
Sự xuất hiện của các cuộc biểu tình là do các nguyên nhân nào sau đây?
A.  
Một bộ phận dân chúng bất mãn, thiếu thiện chí, kém tin tưởng với chính phủ
B.  
Chính phủ không đảm bảo những gì đã quảng bá khi tranh cử
C.  
Chính phủ bộc lộ yếu kém trong năng lực quản lý, điều hành kinh tế, việc làm, an sinh xã hội, giáo dục, về quan hệ đối ngoại,…
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 49: 1 điểm
Trưng cầu ý dân bao gồm những yếu tố liên đới nào?
A.  
Thể chế
B.  
Hiến pháp
C.  
Là một trong những lối thoát khi mâu thuẫn giữa đại đa số nhân dân với hệ thống luật pháp, cách quản lý của nhà nước rơi vào bế tắc.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 50: 1 điểm
Đặc điểm nào của chính trị quốc tế khác với các hoạt động chính trị trong một nước?
A.  
Các quốc gia là hạt nhân của chính trị quốc tế, dựa trên nhu cầu lợi ích của mỗi chủ thể.
B.  
Đa dạng về tính chất, đa lĩnh vực trong xử lý vấn đề của chính trị quốc tế
C.  
Mỗi sự kiện chính trị quốc tế diễn ra trong không gian và thời gian cụ thể.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 51: 1 điểm
Các yếu tố cơ bản nào điều chỉnh chính trị quốc tế?
A.  
Pháp luật của mỗi quốc gia
B.  
Tổ chức chữ thập đỏ
C.  
Tổ chức ân xá quốc tế
D.  
Pháp luật quốc tế, đạo đức chính trị, địa chính trị
Câu 52: 1 điểm
Các tổ chức quốc tế có những đặc điểm gì?
A.  
Được thành lập trên cơ sở thỏa thuận quốc tế (với ít nhất ba thành viên)
B.  
Bình đẳng trên phương diện quốc tế
C.  
Không có quyền tham vấn, khuyến cáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 53: 1 điểm
Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa là gì?
A.  
Kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
B.  
Nhu cầu vốn, thị trường công nghệ
C.  
Sự phát triển của các công ty đa quốc gia
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 54: 1 điểm
Thế nào là hội nhập quốc tế?
A.  
Là quá trình tham gia chủ động của các quốc gia vào đời sống quốc tế nhằm khai thác lợi thế quốc tế và trong nước để phát triển các yếu tố của đời sống xã hội, trước hết là các nước nghèo.
B.  
Là sự phụ thuộc của các nước nghèo vào các nước giàu
C.  
Là sự “mở cửa” biên giới
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 55: 1 điểm
Đâu là những thách thức đối với Việt Nam trong toàn cầu hóa?
A.  
Các thể chế trong toàn cầu hóa đang bị chi phối và phần lớn do các nước phát triển, các nước nghèo không tránh khỏi sự lệ thuộc và bị chi phối.
B.  
Nguy cơ bị tụt hậu thuyệt đối trong tương quan so sánh toàn cầu của nhiều quốc gia nghèo.
C.  
Các nước đang phát triển có thể trở thành “bãi rác” do tiếp nhận công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 56: 1 điểm
Đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa là gì?
A.  
Mong muốn của một số quốc gia đang phát triển.
B.  
Xu thế tất yếu khách quan, bị chi phối bởi các nước lớn và các công ty đa quốc gia. Nó tạo ra những quy tắc, luật chơi mới, thúc đẩy hình thành các thể chế đa phương.
C.  
Nhu cầu của các công ty đa quốc gia.
D.  
Chỉ có hợp tác, không có cạnh tranh
Câu 57: 1 điểm
Hoạt động trong hội nhập quốc tế cần đảm bảo các nguyên tắc nào?
A.  
Không can thiệp vào nội bộ của nhau, phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng xây dựng hệ thống kinh tế đóng.
B.  
Tuân thủ luật pháp quốc tế, chỉ có hợp tác không có đấu tranh.
C.  
Không can thiệp vào nội bộ của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm bình đẳng, các bên cùng có lợi, gia tăng đối thoại, giảm thiểu đối đầu, cùng hợp tác, cùng đấu tranh.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 58: 1 điểm
Đâu là cơ hội của Việt nam trong toàn cầu hóa?
A.  
Góp phần vào việc mở rộng thị trường
B.  
Góp phần điều chỉnh kết cấu ngành nghề
C.  
Tạo sự hợp tác giữa các quốc gia
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 59: 1 điểm
Học thuyết tam quyền phân lập, phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là của học giả nào?
A.  
J. Lốc-cơ
B.  
Mông-tet-ki-ơ
C.  
Rút-xô
D.  
Ađam- Smith
Câu 60: 1 điểm
“Khế ước xã hội” là một bản thỏa hiệp của các thành viên trong xã hội để hình thành nên một thứ quyền lực tối cao – quyền lực của nhân dân, là tư tưởng chính trị của học giả nào?
A.  
J. Lốc-cơ
B.  
Mông-tet-ki-ơ
C.  
Rút-xô
D.  
Ađam-smith

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Kinh Tế Chính Trị - Đại Học Công Nghiệp TP.HCM (IUH) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Kinh Tế Chính Trị được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, lý thuyết kinh tế chính trị, và các ứng dụng thực tiễn. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

160 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

71,326 lượt xem 38,402 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Kinh Tế Chính Trị 8 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Kinh Tế Chính Trị 8 được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Kinh Tế Quốc Dân (NEU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, lý thuyết kinh tế chính trị, và các ứng dụng trong thực tiễn kinh tế. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

20 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

65,450 lượt xem 35,238 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Tài Chính Quốc Tế (C2) - Đại Học Điện Lực (EPU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Tài Chính Quốc Tế (C2) được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Điện Lực (EPU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về tài chính quốc tế, thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái và các chính sách kinh tế toàn cầu. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

49 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

64,383 lượt xem 34,664 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Đề 1) - Đại Học Sài Gòn (SGU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Đề 1) được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Sài Gòn (SGU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về tài chính và tiền tệ, cũng như hiểu rõ các mô hình và cơ chế vận hành của thị trường tài chính. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

71,786 lượt xem 38,647 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Đề 4) - Đại Học Sài Gòn (SGU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Đề 4) được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Sài Gòn (SGU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân hàng, và các chính sách tài chính. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

65,285 lượt xem 35,147 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Đề 5) - Đại Học Sài Gòn (SGU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Đề 5) được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Sài Gòn (SGU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân hàng và các chính sách tài chính. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

77,895 lượt xem 41,937 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ 4 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ 4 được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân hàng và các chính sách tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

20 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

64,827 lượt xem 34,902 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Thông Tin Di Động - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (PTIT) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Thông Tin Di Động được biên soạn dành riêng cho sinh viên Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (PTIT). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về hệ thống thông tin di động, nguyên lý hoạt động, các chuẩn mạng di động và ứng dụng trong viễn thông. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

382 câu hỏi 8 mã đề 1 giờ

72,704 lượt xem 39,144 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Dẫn luận ngôn ngữ được thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản, lý thuyết và ứng dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Tài liệu bao gồm câu hỏi lý thuyết và thực hành, được biên soạn kỹ lưỡng, kèm đáp án chi tiết. Đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp học viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ hoặc tốt nghiệp.

31 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

40,335 lượt xem 21,708 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!