thumbnail

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ - Miễn Phí, Có Đáp Án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Dẫn luận ngôn ngữ được thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản, lý thuyết và ứng dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Tài liệu bao gồm câu hỏi lý thuyết và thực hành, được biên soạn kỹ lưỡng, kèm đáp án chi tiết. Đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp học viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ hoặc tốt nghiệp.

Từ khoá: trắc nghiệm ngôn ngữ học dẫn luận ngôn ngữ ôn thi ngôn ngữ bài tập ngôn ngữ học lý thuyết ngôn ngữ cấu trúc ngôn ngữ ngữ pháp và từ vựng đáp án chi tiết ôn tập tốt nghiệp ngôn ngữ học

Số câu hỏi: 31 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

40,432 lượt xem 3,105 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm tàng, có tính trừu tượng là
A.  
Ngôn ngữ
B.  
Lời nói
C.  
Ngôn ngữ và lời nói
D.  
Hoạt động ngôn ngữ
Câu 2: 1 điểm
Quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói?
A.  
Quan hệ thống nhất
B.  
Quan hệ đồng nhất
C.  
Quan hệ trừu tượng - cụ thể
D.  
Quan hệ chung - riêng
Câu 3: 1 điểm
Tại sao nói ngôn ngữ có tính hai mặt?
A.  
Ngôn ngữ có hình thức vật chất làm cái biểu đạt
B.  
Ngôn ngữ có nội dung tinh thần làm cái được biểu đạt
C.  
CBĐ và CĐBĐ của ngôn ngữ kết hợp chặt chẽ với nhau
D.  
Quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ là có tính võ đoán
Câu 4: 1 điểm
Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt?
A.  
Ngôn ngữ có tính vật chất
B.  
Ngôn ngữ có tính hai mặt
C.  
Ngôn ngữ có giá trị khu biệt
D.  
Ngôn ngữ có tính phức tạp, nhiều tầng bậc
Câu 5: 1 điểm
Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ưu việt nhất của conngười?
A.  
Ngôn ngữ thực hiện mục đích và chức năng của giao tiếp
B.  
Ngôn ngữ có khả năng truyền đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm con người
C.  
Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh xã hội
D.  
Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh giai cấp
Câu 6: 1 điểm
Nhận định nào sau đây không phù hợp?
A.  
Ngôn ngữ diễn đạt tư duy
B.  
Ngôn ngữ là tư duy
C.  
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
D.  
Ngôn ngữ tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng
Câu 7: 1 điểm
Phụ âm được hình thành theo cách nào? Giải thích cụ thể.
A.  
Sự chấn động của dây thanh
B.  
Sự thay đổi hình dáng, thể tích của các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu
C.  
Sự thu hẹp, cản trở lối thoát của không khí trên đường từ phổi ra ngoài
D.  
Sự biến đổi của các âm cơ bản khi đi qua các hộp cộng hưởng
Câu 8: 1 điểm
Trong tiếng Việt, [a] là
A.  
Nguyên âm hàng trước, rộng, tròn môi
B.  
Nguyên âm hàng giữa, rộng, không tròn môi
C.  
Nguyên âm hàng sau, hẹp, không tròn môi
D.  
Nguyên âm hàng sau,hẹp , tròn môi
Câu 9: 1 điểm
Sự thay đổi cao độ của giọng nói trong một âm tiết, có tác dụng khu biệt các từ có nghĩa khác nhau gọi là
A.  
Thanh điệu
B.  
Ngữ điệu
C.  
Trọng âm
D.  
Hiện tượng ngôn điệu
Câu 10: 1 điểm
Sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết gọi là
A.  
Thanh điệu
B.  
Ngữ điệu
C.  
Trọng âm
D.  
Hiện tượng ngôn điệu
Câu 11: 1 điểm
Nhận định nào sau đây không phù hợp đối với chữ viết?
A.  
Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
B.  
Chữ viết là hệ thống kí hiệu thị giác của ngôn ngữ
C.  
Chữ viết đồng nhất với ngôn ngữ
D.  
Chữ viết là động lực thúc đẩy quá trình thống nhất, chuẩn hóa ngôn ngữ
Câu 12: 1 điểm
Chữ Quốc ngữ là loại chữ gì?
A.  
Chữ ghi ý
B.  
Chữ ghi âm
C.  
Chữ ghi âm tiết
D.  
Chữ vừa ghi âm, vừa ghi ý
Câu 13: 1 điểm
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thuộc kiểu biến thể hình thái học của từ?
A.  
giăng ("trăng" - tiếng Việt)
B.  
often ("thường thường" - tiếng Anh)
C.  
boys ("những cậu bé" - tiếng Anh)
D.  
chạy ("hối lộ" - tiếng Việt)
Câu 14: 1 điểm
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không thuộc kiểu biến thể từ vựng - ngữ nghĩa?
A.  
shade ("bóng tối" hay "sắc thái" - tiếng Anh)
B.  
chạy ("hối lộ" - tiếng Việt)
C.  
chân ("có chân trong đội bóng" - tiếng Việt)
D.  
her ("thuộc về cô ấy" - tiếng Anh)
Câu 15: 1 điểm
Từ vựng của một ngôn ngữ gồm các loại đơn vị nào?
A.  
Từ và cụm từ
B.  
Từ và ngữ cố định
C.  
Từ và từ tố
D.  
Từ
Câu 16: 1 điểm
Đặc trưng cơ bản nhất của từ so với các đơn vị ngôn ngữ khác là
A.  
Tính hai mặt và tính sẵn có
B.  
Tính cố định và bắt buộc về hình thức và ý nghĩa
C.  
Chức năng định danh và chức năng cấu tạo câu
D.  
Tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa và hình thức
Câu 17: 1 điểm
Trường hợp nào sau đây không phải là đơn vị từ vựng tiếng Việt?
A.  
rực (rực sáng
B.  
ro (thẳng ro)
C.  
thuồng luồng
D.  
mèo mù vớ cá rán
Câu 18: 1 điểm
Đơn vị nào sau đây không phải là ngữ cố định tiếng Việt?
A.  
đen sì
B.  
coi như là
C.  
mắt lá răm
D.  
mèo mù vớ cá rán
Câu 19: 1 điểm
Nghĩa của từ là gì?
A.  
Cái sở chỉ
B.  
Cái sở biểu
C.  
Cái được biểu hiện
D.  
Quan hệ của từ với cái được biểu hiện
Câu 20: 1 điểm
Sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của con người tạo nên thành
A.  
phần nào trong nghĩa của từ?
B.  
Nghĩa sở chỉ
C.  
Nghĩa sở biểu
D.  
Nghĩa sở dụng
E.  
Nghĩa kết cấu
Câu 21: 1 điểm
Có định nghĩa như sau: Sông: Dòng nước lớn chảy tự nhiên trên mặt đất,
A.  
thuyền bè đi lại được. Định nghĩa này nêu thành phần nghĩa nào của từ
B.  
“sông”?
C.  
Nghĩa sở chỉ
D.  
Nghĩa sở biểu
E.  
Nghĩa sở dụng
Câu 22: 1 điểm
Biến dạng chính tố (trong tiếng Anh…) phù hợp với khái niệm nào sau
A.  
đây?
B.  
Phương thức ngữ pháp
C.  
Đơn vị ngữ pháp
D.  
Đơn vị từ vựng
E.  
Ý nghĩa ngữ pháp
Câu 23: 1 điểm
Tiếng Việt thường sử dụng nhóm phương thức ngữ pháp nào sau đây?
A.  
Hư từ, phụ tố, trật tự từ
B.  
Hư từ, biến dạng chính tố, lặp
C.  
Hư từ, trật tự từ, ngữ điệu
D.  
Hư từ, trật tự từ, thay chính tố
Câu 24: 1 điểm
Giống, số (trong ngôn ngữ Ấn Âu…) phù hợp với khái niệm nào sau đây?
A.  
Ý nghĩa ngữ pháp
B.  
Phương thức ngữ pháp
C.  
Phạm trù ngữ pháp
D.  
Phạm trù từ vựng - ngữ pháp
Câu 25: 1 điểm
Quan hệ ngữ pháp giữa thực từ với hư từ là
A.  
Quan hệ chính-phụ
B.  
Quan hệ đẳng lập
C.  
Quan hệ chủ-vị
D.  
Quan hệ qua lại
Câu 26: 1 điểm
Hai từ “tôi” và “sách” trong câu Tôi đọc sách có quan hệ ngữ pháp như thế nào?
A.  
Quan hệ chính-phụ
B.  
Quan hệ đẳng lập
C.  
Quan hệ chủ-vị
D.  
Không có quan hệ ngữ pháp
Câu 27: 1 điểm
Có bao nhiêu quan hệ ngữ pháp trong câu sau: Quyển sách này nội dung rất hấp dẫn.
A.  
4 quan hệ
B.  
5 quan hệ
C.  
6 quan hệ
D.  
7 quan hệ
Câu 28: 1 điểm
Loại yếu tố ngôn ngữ nào sau đây không phải là đơn vị ngữ pháp?
A.  
Âm vị
B.  
Hình vị
C.  
Từ
D.  
Câu
Câu 29: 1 điểm
Có bao nhiêu đơn vị ngữ pháp trong câu tiếng Anh sau: I’m a teacher?
A.  
Có 3 từ và 3 hình vị
B.  
Có 3 từ và 4 hình vị
C.  
Có 4 từ và 4 hình vị
D.  
Có 4 từ và 5 hình vị
Câu 30: 1 điểm
Có bao nhiêu đơn vị ngữ pháp trong câu sau: Ôi Tổ quốc giang sơn hùng
A.  
vĩ!
B.  
Có 3 từ và 4 hình vị
C.  
Có 3 từ và 5 hình vị
D.  
Có 4 từ và 6 hình vị
E.  
Có 4 từ và 7 hình vị
Câu 31: 1 điểm
Căn cứ để phân chia câu thành câu đơn và câu phức là
A.  
Mục đích nói của câu
B.  
Số lượng thành phần câu
C.  
Số lượng cụm chủ - vị trong câu
D.  
Số lượng các cụm từ trong câu

Đề thi tương tự

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Big Data HUBT có đáp ánĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 117 câu hỏi 1 giờ

68,2445,245

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Sinh Lý 2 BMTU có đáp ánĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 75 câu hỏi 1 giờ

81,5866,269