thumbnail

Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 6 năm 2020

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 0: 1 điểm

Độ chia nhỏ nhất của thước là

A.  
Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B.  
Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C.  
Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
D.  
Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 1: 1 điểm

Có thể dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích của vật nào dưới đây?

A.  
1 bát gạo.
B.  
1 viên phấn.
C.  
1 hòn đá.
D.  
1 cái kim.
Câu 2: 1 điểm

Trên một hộp thịt có ghi 500 g. Số đó chỉ

A.  
Sức nặng của hộp thịt.
B.  
Thể tích của thịt trong hộp.
C.  
Khối lượng của cả hộp thịt.
D.  
Khối lượng của thịt trong hộp.
Câu 3: 1 điểm

Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200 g, 1 quả 500 g, bên đĩa cân còn lại là hai túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của 1 túi bột ngọt là

A.  
450 g.
B.  
900 g.
C.  
500 g.
D.  
200 g.
Câu 4: 1 điểm

Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?

A.  
Khối lượng 400 g.
B.  
Trọng lượng 400 N.
C.  
Chiều cao 400 mm.
D.  
Vòng ngực 400 cm.
Câu 5: 1 điểm

Trong các số liệu sau, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa:

A.  
Trên nhãn của chai nước có ghi: 300 ml
B.  
Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén
C.  
Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99
D.  
Trên vỏ túi bột giặt có ghi: Khối lượng tịnh 1kg
Câu 6: 1 điểm

Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là

A.  
Ca đong và bình chia độ.
B.  
Bình chứa và bình chia độ.
C.  
Bình tràn và bình chứa.
D.  
Bình tràn và ca đong.
Câu 7: 1 điểm

Giới hạn đo của bình chia độ là

A.  
Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
B.  
Giá trị lớn nhất ghi trên bình
C.  
Thể tích chất lỏng mà bình đo được.
D.  
Giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
Câu 8: 1 điểm

Trên vỏ túi bột giặt có ghi 1kg số đó cho ta biết gì?

A.  
Thể tích của túi bột giặt
B.  
Sức nặng của tuí bột giặt
C.  
Chiều dài của túi bột giặt.
D.  
Khối lượng của bột giặt trong túi.
Câu 9: 1 điểm

Đơn vị đo lực là

A.  
Ki-lô-gam.
B.  
Mét
C.  
Mi-li-lít.
D.  
Niu-tơn.
Câu 10: 1 điểm

Trọng lực là

A.  
Lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất
B.  
Lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
C.  
Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D.  
Lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 11: 1 điểm

Ta đặt vật A lên đĩa cân bên trái và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phải của một cân Rôbecvan. Muốn cân thăng bằng ta phải đặt: 2 quả cân 200g, 1 quả cân 100g và 2 quả cân 20g. Khối lượng của A bằng bao nhiêu?

A.  
520g
B.  
540g
C.  
560g
D.  
580g
Câu 12: 1 điểm

Thả vật A (không thấm nước) vào một bình có dung tích 500cm3 đang chứa 400cm3 nước thì thấy nước tràn ra là 100cm3. Tính thể tích vật A?

A.  
150cm3
B.  
200cm3
C.  
250cm3
D.  
300cm3
Câu 13: 1 điểm

Giới hạn đo của một cái thước là gì?

A.  
Số nhỏ nhất ghi trên thước.
B.  
Số lớn nhất ghi trên thước.
C.  
Số ghi ở giữa thước.
D.  
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 14: 1 điểm

Đơn vi đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là:

A.  
Ki-lô-gam (Kg).
B.  
Mét (m)
C.  
Xen-ti-mét khối (Cm3),
D.  
Niu-tơn(N).
Câu 15: 1 điểm

Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng dùng một thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau là: 25cm, 25,5cm, 25,1cm. Thước đo đó có ĐCNN là:

A.  
1mm.
B.  
0,5cm.
C.  
1 cm.
D.  
5mm
Câu 16: 1 điểm

Để đo chiều dài và chu vi miệng của một cái cốc ta nên dùng thước nào?

A.  
Thước thẳng
B.  
Thước dây
C.  
Cả 2 thước đều được.
D.  
Cả 2 thước đều không được.
Câu 17: 1 điểm

Hãy chon câu trả lời đúng: Một quyển sách có 200 trang dày 2,0cm. Độ dày của mỗi tờ giấy là:

A.  
0,01cm
B.  
0,02cm
C.  
0,10mm
D.  
0,02mm.
Câu 18: 1 điểm

Trang cuối vật lý 6 có ghi “ khổ 17x24cm” các con số đó có nghĩa là:

A.  
Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm.
B.  
Chiều dài của sách bằng 17cm, chiều rộng bằng 24cm.
C.  
Chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.
D.  
Chiều dài của sách bằng 17x24cm=408cm.
Câu 19: 1 điểm

Để đo thể tích của một hòn sỏi ta dùng dụng cụ nào ?

A.  
Cân đồng hồ.
B.  
Thước thẳng.
C.  
Thước dây
D.  
Bình chia độ.
Câu 20: 1 điểm

Dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn đá, thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V_1= 60 cm^3\) sau khi thả hòn đá vào bình, đọc được thể tích nước và đá là \(V_2 = 105 cm^3, thể tích hòn đá là:

A.  
60 cm3
B.  
105 cm3
C.  
45 cm3
D.  
165 cm3
Câu 21: 1 điểm

Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ điều gì?

A.  
Sức nặng của hộp mứt.
B.  
Thể tích của hộp mứt.
C.  
Khối lượng của hộp mứt.
D.  
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 22: 1 điểm

Đầu một cái cầu có gắn biển báo giao thông hình tròn, viền đỏ, nền trằng, chữ đen ghi 10T. Ý nghĩa của biển đó là gì?

A.  
Khối lượng của cầu là 10 tấn.
B.  
Trọng lượng của cầu là 10 tấn.
C.  
Xe có khối lượng trên 10 tấn không được đi qua cầu.
D.  
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 23: 1 điểm

Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?

A.  
Bình chia độ.
B.  
Bình tròn.
C.  
Cân.
D.  
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 24: 1 điểm

Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A.  
Khối đồng.
B.  
Khối sắt.
C.  
Khối nhôm.
D.  
Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 25: 1 điểm

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng (1)……………………… nhưng ngược (2)…………...............

A.  
Cùng phương, ngược chiều
B.  
Cùng phương, cùng chiều
C.  
Ngược phương, ngược chiều
D.  
Ngược phương, cùng chiều
Câu 26: 1 điểm

Đổi đơn vị cho các đại lượng sau: 352g = ……… kg

A.  
352g = 35,2 kg
B.  
352g = 3,52 kg
C.  
352g = 0,352 kg
D.  
352g = 0,0352 kg
Câu 27: 1 điểm

Một bình chia độ có thể tích nước trong bình là 118cm­­3. Khi thả chìm quả cầu bằng kim loại có khối lượng 0,18kg vào thì nước trong bình dâng lên 145cm3. Vậy thể tích của quả cầu là bao nhiêu?

A.  
25cm3
B.  
27cm3
C.  
29cm3
D.  
30cm3
Câu 28: 1 điểm

Chuyển động của vật nào dưới đây không bị biến đổi ?

A.  
Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
B.  
Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h.
C.  
Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
D.  
Một cái thùng đặt trên một toa tàu đang chạy chậm dần, rồi dừng lại
Câu 29: 1 điểm

Trên một chiếc cầu có ghi dòng chữ: Cấm xe tải 5 tấn lưu thông trên cầu. Một chiếc xe tải có khối lượng 2,5 tấn chở trên xe 40 bao xi măng. Tính khối lượng xe và hàng?. Xe này có được phép qua cầu? (Biết rằng một bao xi măng có khối lượng 50 kg

A.  
4 tấn, Được phép
B.  
4,5 tấn, Được phép
C.  
4 tấn, Không được phép
D.  
4,5 tấn, Không được phép

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 6 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,606 lượt xem 50,393 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 6 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,152 lượt xem 51,226 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

100,157 lượt xem 53,921 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,500 lượt xem 54,642 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,875 lượt xem 66,689 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 7 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,637 lượt xem 52,563 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

135,783 lượt xem 73,101 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,571 lượt xem 69,755 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,337 lượt xem 63,168 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!