thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh:

A.  
Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
B.  
Lăng kính đã làm biến đổi màu của ánh sáng qua nó.
C.  
Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng đơn sắc.
D.  
Ánh sáng trắng không phải là tập hợp của ánh sáng đơn sắc.
Câu 2: 0.25 điểm

Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ môi trường có chiết suất n1=1,6 sang môi trường có chiết suất n2=4/3 thì:

A.  
Tần số giảm, bước sóng giảm.
B.  
Tần số giảm, bước sóng tăng.
C.  
Tần số không đổi, bước sóng giảm.
D.  
Tần số không đổi, bước sóng tăng.
Câu 3: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Iâng, biết D=1m; a=1mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6mm. Bước sóng ánh sáng là

A.  
0,44μm
B.  
0,52μm
C.  
0,6μm
D.  
0,58μm
Câu 4: 0.25 điểm

Mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm L=25μH. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung của tụ điện phải có giá trị

A.  
112,6pF
B.  
1,126nF
C.  
1,126.10−10F
D.  
1,126pF
Câu 5: 0.25 điểm

Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây?

A.  
Cho một chùm êlectron tốc độ nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn hơn.
B.  
Cho một chùm êlectron tốc độ chậm bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn hơn.
C.  
Tất cả đều sai
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 6: 0.25 điểm

Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 9 lần thì chu kì dao động của mạch

A.  
Giảm đi 9 lần.
B.  
Tăng lên 3 lần
C.  
Tăng lên 9 lần.
D.  
Giảm đi 3 lần.
Câu 7: 0.25 điểm

Năng lượng từ trường trong mạch LC được xác định bởi công thức nào?

A.  
WL=Li2
B.  
WL=1/2Li
C.  
WL=1/2Li2
D.  
WL=2Li2
Câu 8: 0.25 điểm

Với f1,f2,f3 lần lượt là tần số của các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì

A.  
f3>f2>f1
B.  
f1>f2>f3
C.  
f2>f1>f3
D.  
f3>f1>f2
Câu 9: 0.25 điểm

Nguồn phát quang phổ liên tục là nguồn thế nào?

Chọn A.

A.  
chất lỏng và khí (hay khí) được nung nóng.
B.  
chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi) ở áp suất cao được nung nóng.
C.  
chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi).
D.  
chất khí (hay hơi) ở áp suất thấp được nung nóng.
Câu 10: 0.25 điểm

Nguồn phát quang phổ liên tục là:

A.  
chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi) ở áp suất cao được nung nóng.
B.  
chất lỏng và khí (hay khí) được nung nóng.
C.  
chất khí (hay hơi) ở áp suất thấp được nung nóng.
D.  
chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi).
Câu 11: 0.25 điểm

Câu đúng là câu nào? Sóng điện từ

A.  
không truyền được trong chân không.
B.  
là sóng ngang.
C.  
không mang năng lượng.
D.  
là sóng dọc.
Câu 12: 0.25 điểm

Câu nào đúng? Quang phổ vạch hấp thụ là:

A.  
Một dải màu liên tục từ đỏ đến tím.
B.  
Hệ thống các vạch sáng nằm trên một nền tối.
C.  
Hệ thống các vạch tối nằm trền nền quang phổ liên tục.
D.  
Các vạch sáng nằm sát nhau.
Câu 13: 0.25 điểm

Chọn câu đúng nhất là: Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì

A.  
tần số không đổi và vận tốc thay đổi.
B.  
tần số thay đổi và vận tốc thay đổi.
C.  
tần số thay đổi và vận tốc không đổi.
D.  
tần số không đổi và vận tốc không đổi.
Câu 14: 0.25 điểm

Khi nói về quang điện, nhận định nào sau đây sai?

A.  
Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.
B.  
Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.
C.  
Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
D.  
Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
Câu 15: 0.25 điểm

Tia hồng ngoại:

A.  
được ứng dụng để sưởi ấm.
B.  
không phải là sóng điện từ.
C.  
không truyền được trong chân không.
D.  
là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.
Câu 16: 0.25 điểm

Điện từ trường thường bao gồm:

A.  
Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
B.  
chỉ có từ trường biến thiên.
C.  
chỉ có điện trường biến thiên.
D.  
Điện trường và từ trường không biến thiên.
Câu 17: 0.25 điểm

Tia nào trong các tia sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất ?

A.  
Tia hồng ngoại.
B.  
Tia tử ngoại.
C.  
Ánh sáng nhìn thấy.
D.  
Tia X.
Câu 18: 0.25 điểm

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Tia X có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
B.  
Tia X có tác dụng nhiệt mạnh, dùng để sưởi ấm.
C.  
Tia X có tác dụng làm đen kính ảnh.
D.  
Tia X có khả năng đâm xuyên.
Câu 19: 0.25 điểm

Chọn câu sai về tia hồng ngoại?

A.  
Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất.
B.  
Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
C.  
Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,76μm
D.  
Tác dụng nhiệt là tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại.
Câu 20: 0.25 điểm

Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây?

A.  
T=2π√L/C
B.  
T=2π√LC
C.  
T=1/2π√LC
D.  
T=π√LC
Câu 21: 0.25 điểm

Nếu tăng điện dung của một mạch dao động lên 8 lần, đồng thời giảm độ tự cảm của cuộn dây đi 2 lần thì tần số dao động riêng của mạch sẽ:

A.  
Tăng lên 2 lần
B.  
Giảm xuống 2 lần
C.  
Tăng lên 4 lần
D.  
Giảm xuống 4 lần
Câu 22: 0.25 điểm

Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I0 và giá trị cực đại của điện tích trên một bản tụ điện là q0. Giá trị của f được xác định bằng biểu thức:

A.  
I0/2q0
B.  
I0/2πq0
C.  
q0/πI0
D.  
q0/2πI0
Câu 23: 0.25 điểm

Phát biểu nào nói về tia hồng ngoại sau đây sai?

A.  
Tia hồng ngoại truyền được trong chân không.
B.  
Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
C.  
Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
D.  
Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
Câu 24: 0.25 điểm

Ba ánh sáng đơn sắc tím, vàng, đỏ truyền trong nước với tốc độ lần lượt là vt, vv, vđ. Hệ thức đúng là

A.  
vđ > vv >vt
B.  
vđ < vt <vv
C.  
vđ <vv< vt
D.  
vđ = vt =vv
Câu 25: 0.25 điểm

Trong một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Gọi L là độ tự cảm và C là điện dung của mạch. Tại thời điểm t, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là u và cường độ dòng điện trong mạch là i. Gọi U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện và I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức liên hệ giữa u và i là

A.  
i2=C/L(U20−u2)
B.  
i2=L/C(U20−u2)
C.  
i2=LC(U20−u2)
D.  
i2=√LC(U20−u2)
Câu 26: 0.25 điểm

Khi nói về sóng điện từ, đặc điểm nào là sai?

A.  
Sóng điện từ mang năng lượng.
B.  
Sóng điện từ là sóng ngang.
C.  
Sóng điện từ truyền được trong chân không.
D.  
Sóng điện từ là sóng dọc.
Câu 27: 0.25 điểm

Một mạch dao động gồm cuộn dây L , tụ C. Để bước sóng điện từ do mạch phát ra tăng lên 2 lần thì phải thay tụ C bằng tụ C′ có giá trị

A.  
C′=2C
B.  
C′=1/4C
C.  
C′=4C
D.  
C′=1/2C
Câu 28: 0.25 điểm

Khi nói về tia X thì điều nào sau đây sai?

A.  
Tia X có khả năng đâm xuyên.
B.  
Tia X có tác dụng làm đen kính ảnh.
C.  
Tia X có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
D.  
Tia X có tác dụng nhiệt mạnh, được dùng để sưởi ấm.
Câu 29: 0.25 điểm

Mạch dao động điện từ gồm tụ C=16nF , cuộn cảm L=25mH. Tần số góc dao động là:

A.  
ω=5.104rad/s
B.  
ω=5.10−5rad/s
C.  
ω=2000rad/s
D.  
ω=200rad/s
Câu 30: 0.25 điểm

Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L=2mH và tụ điện có điện dung C=2pF, (lấy π2=10). Tần số dao động của mạch là

A.  
f=2,5Hz
B.  
f=1Hz
C.  
f=2,5MHz
D.  
f=1MHz
Câu 31: 0.25 điểm

Chiếu xiên một chùm ánh sáng song song hẹp (coi như một tia sáng) gồm bốn ánh sáng đơn sắc: vàng, tím, đỏ, lam từ không khí vào nước. So với tia tới, tia khúc xạ bị lệch nhiều nhất là tia màu

A.  
vàng.
B.  
tím.
C.  
đỏ.
D.  
lam.
Câu 32: 0.25 điểm

Tia tử ngoại:

A.  
có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.
B.  
có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
C.  
được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
D.  
không truyền được trong chân không.
Câu 33: 0.25 điểm

Quang phổ gồm các vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối là loại quang phổ gì?

A.  
quang phổ vạch phát xạ.
B.  
quang phổ liên tục.
C.  
quang phổ vạch hấp thu.
D.  
quang phổ vạch.
Câu 34: 0.25 điểm

Chọn câu đúng. Điện trường xoáy là điện trường:

A.  
giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.
B.  
có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ.
C.  
có các đường sức không khép kín.
D.  
của các điện tích đứng yên.
Câu 35: 0.25 điểm

Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

A.  
Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
B.  
Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2.
C.  
Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.
D.  
Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
Câu 36: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng nguồn đơn sắc có bước sóng λ=400nm. Khoảng cách giữa 2 khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là 2m. Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp trên màn là

A.  
1,6mm
B.  
1,8mm
C.  
1,0mm
D.  
1,6μm
Câu 37: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng nguồn đơn sắc có bước sóng 0,4μm. Khoảng cách giữa 2 khe là 0,8mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Tại một điểm M cách vân chính giữa 7,5mm có vân sáng hay vân tối? Thứ mấy?

A.  
Vân tối thứ 8
B.  
Vân tối thứ 7
C.  
Vân sáng thứ 8
D.  
Vân sáng thứ 7
Câu 38: 0.25 điểm

Một mạch dao động điện từ lí tưởng có cường độ dòng điện cực đại I0, điện tích cực đại Q0, tần số góc ω. Vào thời điểm ban đầu (t=0) điện tích của tụ điện có giá trị q=−Q0/2 và độ lớn đang giảm. Biểu thức cường độ dòng điện i trong mạch LC có dạng:

A.  
i=I0cos(ωt+π/3)
B.  
i=I0cos(ωt−π/3)
C.  
i=I0cos(ωt−π/6)
D.  
i=I0cos(ωt)
Câu 39: 0.25 điểm

Một mạch dao động điện từ gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=40mH và tụ điện có điện dung C=0,2μF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Lấy π=3,14. Chu kì dao động điện từ riêng trong mạch là

A.  
56,17.10−5s
B.  
6,28.10−4s
C.  
12,56.10−4s
D.  
6,28.10−5s
Câu 40: 0.25 điểm

Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là 4√2μC và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,5π√2A. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên một bản tụ giảm từ giá trị cực đại đến nửa giá trị cực đại là

A.  
2/3μs.
B.  
8/3μs.
C.  
16/3μs.
D.  
4/3μs.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,151 lượt xem 59,297 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

113,755 lượt xem 61,236 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

107,951 lượt xem 58,114 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,869 lượt xem 51,611 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

137,072 lượt xem 73,787 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,412 lượt xem 59,444 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,224 lượt xem 58,800 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,144 lượt xem 62,531 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,220 lượt xem 51,261 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!