thumbnail

Đề thi HK1 môn Vật Lý 9 năm 2020

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 9

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: LÝ 9


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.33 điểm

Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành

A.  
cơ năng.
B.  
hóa năng.
C.  
nhiệt năng.
D.  
năng lượng ánh sáng.
Câu 2: 0.33 điểm

Kim loại giữa được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là

A.  
sắt.
B.  
thép.
C.  
sắt non.
D.  
đồng.
Câu 3: 0.33 điểm

Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là

A.  
chiều quay của nam châm
B.  
chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
C.  
chiều của đường sức từ
D.  
chiều của dòng điện trong dây dẫn
Câu 4: 0.33 điểm

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm?

A.  
Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam
B.  
Nam châm có tính hút được sắt, niken.
C.  
Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.
D.  
Khi một nam châm bị gãy đôi, ta được hai nam châm mới.
Câu 5: 0.33 điểm

Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều

A.  
xuyên vào lòng bàn tay.
B.  
từ cổ tay đến ngón tay.
C.  
của ngón tay cái.
D.  
của 4 ngón tay.
Câu 6: 0.33 điểm

Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng

A.  
Bắc – Nam.
B.  
Đông – Nam.
C.  
Tây – Bắc.
D.  
Tây – Nam.
Câu 7: 0.33 điểm

Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là

A.  
các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.
B.  
các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.
C.  
các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu cảu từ cực.
D.  
các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.
Câu 8: 0.33 điểm

Khi nào hai nam châm hút nhau?

A.  
Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B.  
Khi hai cực Nam để gần nhau.
C.  
Khi để hai cực khác tên gần nhau.
D.  
Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.
Câu 9: 0.33 điểm

Biến trở là một dụng cụ dùng để

A.  
Thay đổi vật liệu trong vật dẫn.
B.  
Điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
C.  
Thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn.
D.  
Điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 10: 0.33 điểm

Công thức của định luật Jun – Len xơ là:

A.  
Q=UI2t
B.  
Q=U2It
C.  
Q=I2Rt
D.  
Q=R2It
Câu 11: 0.33 điểm

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A.  
Vật liệu làm dây dẫn.
B.  
Khối lượng của dây dẫn.
C.  
Chiều dài của dây dẫn.
D.  
Tiết diện của dây dẫn.
Câu 12: 0.33 điểm

Công thức nào sau đây không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

A.  
R=R1+R2R = {R_1} + {R_2}
B.  
I=I1+I2I = {I_1} + {I_2}
C.  
I1I2=R2R1\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}
D.  
U=U1=U2U = {U_1} = {U_2}
Câu 13: 0.33 điểm

Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?

A.  
Ngắt ngay nguồn điện.
B.  
Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.
C.  
Gọi người sơ cứu.
D.  
Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.
Câu 14: 0.33 điểm

Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:

A.  
Hút nhau.
B.  
Đẩy nhau.
C.  
Không hút nhau cũng không đẩy nhau.
D.  
Lúc hút, lúc đẩy nhau.
Câu 15: 0.33 điểm

Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:

Hình ảnh

A.  
Dưới lên trên.
B.  
Trên xuống dưới.
C.  
Phải sang trái.
D.  
Trái sang phải.
Câu 16: 0.33 điểm

Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?

A.  
La bàn
B.  
Loa điện
C.  
Rơle điện tử
D.  
Đinamô xe đạp.
Câu 17: 0.33 điểm

Cách sử dụng nào sau đây tiết kiệm điện năng?

A.  
Sử dụng các thiết bị đun nấu bằng điện.
B.  
Sử dụng đèn bàn học có công suất 100W.
C.  
Sử dụng các thiết bị điện để chiếu sáng suốt ngày đêm.
D.  
Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.
Câu 18: 0.33 điểm

Công thức nào dưới đây là đúng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song?

A.  
I=I1+I2I = {I_1} + {I_2}
B.  
I=I1=I2I = {I_1} = {I_2}
C.  
I1I2=R1R2\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}
D.  
I1I2=U2U1\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}}
Câu 19: 0.33 điểm

Từ trường không tồn tại ở đâu?

A.  
Xung quanh Trái Đất.
B.  
Xung quanh một nam châm.
C.  
Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D.  
Xung quanh điện tích đứng yên.
Câu 20: 0.33 điểm

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến trở?

A.  
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
B.  
Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C.  
Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.
D.  
Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
Câu 21: 0.33 điểm

Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện ?

A.  
Vôn kế
B.  
Ampe kế
C.  
Ôm kế
D.  
Oát kế
Câu 22: 0.33 điểm

Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 60 Ω mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là :

A.  
120 Ω
B.  
40 Ω
C.  
30 Ω
D.  
80 Ω
Câu 23: 0.33 điểm

Dụng cụ điện khi hoạt động toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng là :

A.  
Bóng đèn
B.  
Ấm điện
C.  
Quạt điện
D.  
Máy bơm nước
Câu 24: 0.33 điểm

Một bóng đèn có ghi 220V – 1000W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng trong 1 giờ là :

A.  
100kWh
B.  
220kWh
C.  
1kWh
D.  
0,1kWh
Câu 25: 0.33 điểm

Trong bệnh viện các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào ?

A.  
Dùng kéo
B.  
Dùng kìm
C.  
Dùng nhiệt kế
D.  
Dùng nam châm
Câu 26: 0.33 điểm

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ?

A.  
Sự nhiễm từ của sắt, thép.
B.  
Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C.  
Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.
D.  
Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 27: 0.33 điểm

Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 12Ω , R2 = 6 Ω mắc song song nhau giữa hai điểm có hiệu điện thế U=12V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

A.  
4Ω
B.  
5Ω
C.  
6Ω
D.  
7Ω
Câu 28: 0.33 điểm

Công thức đúng của định luật Ôm là

A.  
U = I / R
B.  
I = U / R
C.  
U = R / I
D.  
I = U . R
Câu 29: 0.33 điểm

Đơn vị tính của điện áp là

A.  
Ampe ( A)
B.  
Oát ( W)
C.  
Vôn (V)
D.  
Mét (m)
Câu 30: 0.33 điểm

Đơn vị đo của cường độ dòng điện là

A.  
Ampe (A)
B.  
Vôn (V)
C.  
Oát (W)
D.  
Kilogam (kg)

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 9 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,727 lượt xem 59,066 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 9 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,930 lượt xem 56,483 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 9 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

102,131 lượt xem 54,978 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 9 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 9

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,310 lượt xem 54,537 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 6 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,769 lượt xem 59,087 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 7 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,537 lượt xem 60,046 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 7 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,708 lượt xem 59,598 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 7 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

99,428 lượt xem 53,529 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK1 môn Vật Lý 12 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,944 lượt xem 56,490 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!