thumbnail

Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: VẬT LÝ 6


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?

A.  
Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm.
B.  
Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.
C.  
Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.
D.  
Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 2: 1 điểm

Nhiệt độ sôi

A.  
không đổi trong suốt thời gian sôi.
B.  
luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi.
C.  
luôn tăng trong thời gian sôi.
D.  
luôn giảm trong thời gian sôi.
Câu 3: 1 điểm

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A.  
Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
B.  
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C.  
Gió.
D.  
Khối lượng chất lỏng.
Câu 4: 1 điểm

Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi. Ở nhiệt độ sôi thì

A.  
các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B.  
các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.
C.  
nước reo.
D.  
các bọt khí nổi dần lên.
Câu 5: 1 điểm

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng

A.  
tăng dần lên
B.  
giảm dần đi
C.  
khi tăng khi giảm
D.  
không thay đổi
Câu 6: 1 điểm

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.

A.  
ngưng tụ
B.  
hòa tan
C.  
bay hơi
D.  
kết tinh
Câu 7: 1 điểm

Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân?

A.  
Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
B.  
Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C.  
Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng tốt hơn nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
D.  
Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp, khoảng -39oC
Câu 8: 1 điểm

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?

A.  
Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
B.  
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
C.  
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.
D.  
Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
Câu 9: 1 điểm

Đổ vào ba bình có cùng diện tích đáy một lượng nước như nhau, đun ở điều kiện như nhau thì:

Hình ảnh

A.  
Bình A sôi nhanh nhất.
B.  
Bình B sôi nhanh nhất.
C.  
Bình C sôi nhanh nhất.
D.  
Ba bình sôi cùng nhau vì có cùng diện tích đáy.
Câu 10: 1 điểm

Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?

A.  
Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.
B.  
Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
C.  
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
D.  
Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng.
Câu 11: 1 điểm

Quan sát hiện tượng: Trên những đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray khác nhau nối liền mà lại lại đặt các khe hở giữa chúng (như hình vẽ).

Giải thích: Hệ thống đường sắt của nước ta rất dài, đặt một đoạn hở như vật thức là ta đã tiết kiệm được một lượng thép (thép làm đường ray) vô cùng to lớn.

Hình ảnh

A.  
Hiện tượng đúng - Giải thích đúng.
B.  
Hiện tượng đúng - Giải thích sai.
C.  
Hiện tượng sai - Giải thích đúng.
D.  
Hiện tượng sai - Giải thích sai.
Câu 12: 1 điểm

Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.
B.  
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.
C.  
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.
D.  
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.
Câu 13: 1 điểm

Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?

Chất

Thép

Đồng

Chì

Kẽm

Nhiệt độ nóng chảy(oC)

1300

1083

327

420

A.  
Thỏi thép
B.  
Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng.
C.  
Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng.
D.  
Thỏi kẽm.
Câu 14: 1 điểm

Sự nóng chảy là sự chuyển từ

A.  
thể lỏng sang thể rắn
B.  
thể rắn sang thể lỏng
C.  
thể lỏng sang thể hơi
D.  
thể hơi sang thể lỏng
Câu 15: 1 điểm

Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?

A.  
Đốt một ngọn nến
B.  
Đun nấu mỡ vào mùa đông
C.  
Pha nước chanh đá
D.  
Cho nước vào tủ lạnh để làm đá
Câu 16: 1 điểm

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?

A.  
Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
B.  
Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
C.  
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
D.  
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.
Câu 17: 1 điểm

Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

A.  
Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
B.  
Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
C.  
Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi.
D.  
Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.
Câu 18: 1 điểm

Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi

A.  
đun nóng vật rắn bất kì.
B.  
đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
C.  
đun nóng vật trong nồi áp suất.
D.  
đun nóng vật đến 100oC.
Câu 19: 1 điểm

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?

A.  
Sương đọng trên lá cây.
B.  
Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
C.  
Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
D.  
Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
Câu 20: 1 điểm

Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:

A.  
-960oC
B.  
96oC
C.  
60oC
D.  
960oC
Câu 21: 1 điểm

Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?

A.  
Thủy ngân
B.  
Rượu
C.  
Nhôm
D.  
Nước
Câu 22: 1 điểm

Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:

A.  
Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
B.  
Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
C.  
Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
D.  
Tất cả đều sai.
Câu 23: 1 điểm

Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất?

A.  
Có gió, quần áo căng ra.
B.  
Không có gió, quần áo căng ra.
C.  
Quần áo không căng ra, không có gió.
D.  
Quần áo không căng ra, có gió.
Câu 24: 1 điểm

Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?

A.  
Hà hơi thở vào lòng bàn tay.
B.  
Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
C.  
Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.
D.  
Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.
Câu 25: 1 điểm

Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi:

A.  
Nước trong cốc càng nhiều
B.  
Nước trong cốc càng ít
C.  
Cốc được đặt trong nhà
D.  
Cốc được đặt ngoài sân nắng
Câu 26: 1 điểm

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?

A.  
Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B.  
Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C.  
Không nhìn thấy được.
D.  
Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 27: 1 điểm

Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?

A.  
Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
B.  
Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
C.  
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
D.  
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
Câu 28: 1 điểm

Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?

A.  
Nhiệt độ.
B.  
Tác động của gió.
C.  
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
D.  
Cả ba đáp án A, B và C.
Câu 29: 1 điểm

Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ đo được là 104oF. Vậy ở nhiệt giai Ken vin (K) nhiệt độ sẽ là:

A.  
373 K
B.  
313 K
C.  
273 K
D.  
377 K
Câu 30: 1 điểm

“Chỗ thắt” ở nhiệt kế y tế có công dụng:

A.  
Ngăn không cho thủy ngân lên ống nhiều quá.
B.  
Không cho thủy ngân vượt quá chỗ thắt này.
C.  
Giữ cho mực thủy ngân đứng yên sau khi vừa lấy ra khỏi bệnh nhân.
D.  
Tạo eo cho nhiệt kế có vẻ đẹp.
Câu 31: 1 điểm

Ưu điểm của nhiệt kế thủy ngân là:

A.  
Thủy ngân không dính thành ống.
B.  
Thủy ngân sôi ở nhiệt độ cao.
C.  
Co giãn vì nhiệt nhanh chóng.
D.  
Cả 3 yếu tố trên.
Câu 32: 1 điểm

Nhiệt kế nào sau đây có thể đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi.

A.  
Nhiệt kế thủy ngân.
B.  
Nhiệt kế rượu.
C.  
Nhiệt kế y tế.
D.  
Cả 3 nhiệt kế trên, nhiệt kế nào cũng đo được.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

118,492 lượt xem 63,791 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,377 lượt xem 60,501 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

103,002 lượt xem 55,454 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

105,979 lượt xem 57,057 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,420 lượt xem 59,444 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,153 lượt xem 62,531 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

92,276 lượt xem 49,679 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

124,366 lượt xem 66,955 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,926 lượt xem 60,256 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!