thumbnail

Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: VẬT LÝ 6


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.31 điểm

Trong nhiệt giai Celsius, người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm mốc chia độ vì:

A.  
Nước sôi ở 100oC.
B.  
Nước sôi ở 100oC và nhiệt độ này không thay đổi trong quá trình sôi.
C.  
Để dễ phân biệt với các nhiệt giai khác.
D.  
Do ban đầu ông Celsius đã chọn như vậy
Câu 2: 0.31 điểm

Nước sôi ở nhiệt độ

A.  
212oF
B.  
100oC
C.  
273 K
D.  
Cả ba nhiệt độ trên
Câu 3: 0.31 điểm

Chọn câu đúng trong các câu sau về sự sôi:

A.  
Nước sôi ở 100oC và không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu ta tiếp tục đun thì đến lúc nước hóa hơi hoàn toàn.
B.  
Giống như nhiệt nóng chảy, nếu đun nước qua giai đoạn sôi (nhiệt độ không đổi) thì nhiệt độ của nước lại tiếp tục tăng, tốc độ bốc hơi của nước tiếp tục tăng.
C.  
Đối với kim loại, nếu ta tiếp tục đun nóng sau khi đạt sự sôi thì nhiệt độ của kim loại giảm dần rồi đông đặc.
D.  
Cả 3 câu trên cùng đúng.
Câu 4: 0.31 điểm

Câu nào sau đây đúng về nhiệt độ sôi các chất:

A.  
Nhiệt độ sôi của một chất bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nó.
B.  
Kim loại là chất rắn nên ta không thể đun sôi một kim loại.
C.  
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại cũng chính là nhiệt độ sôi.
D.  
Chỉ có quá trình đun sôi nước mới tạo ra hơi nước.
Câu 5: 0.31 điểm

Rượu sôi ở nhiệt độ nào sau đây:

A.  
176oC
B.  
176oF
C.  
80oF
D.  
176K
Câu 6: 0.31 điểm

Trong buổi thảo luận: Vì sao trên núi cao ta không thể luộc chín quả trứng. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Trên cao, gió nhiều, nước mau nguội, nên trứng không chín được.

Lan: Trên cao gió nhiều, sức nóng (nhiệt lượng) do lửa cung cấp không đủ để làm nước nóng lên, nên trứng không chín.

Chi: Lên cao, áp suất không khí giảm, nên nhiệt độ sôi của nước giảm, nên trứng không thể chín được.

A.  
Chỉ có Bình đúng.
B.  
Chỉ có Lan đúng.
C.  
Chỉ có Chi đúng.
D.  
Cả 3 cùng đúng
Câu 7: 0.31 điểm

Một trong các hình thức bốc hơi của nước là:

A.  
Sự bay hơi.
B.  
Sự ngưng tụ.
C.  
Sự sôi.
D.  
A và C đúng.
Câu 8: 0.31 điểm

Muốn tăng nhiệt độ sôi của nước ta phải:

A.  
Tăng lửa (mở bếp lớn lên).
B.  
Tăng thời gian đun.
C.  
Tăng áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
D.  
Giảm áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 9: 0.31 điểm

Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A.  
Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.
B.  
Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C.  
Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.
D.  
Vì chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 10: 0.31 điểm

Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép?

A.  
Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.
B.  
Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng.
C.  
Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng.
D.  
Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm.
Câu 11: 0.31 điểm

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

A.  
làm cốt cho các trụ bê tông
B.  
làm giá đỡ
C.  
trong việc đóng ngắt mạch điện
D.  
làm các dây điện thoại
Câu 12: 0.31 điểm

Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào?

A.  
Cong về phía sắt
B.  
Cong về phía đồng
C.  
Không bị cong
D.  
Cả A, B và C đều sai
Câu 13: 0.31 điểm

Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A.  
Các chất rắn nở ra khi nóng lên.
B.  
Các chất rắn co lại khi lạnh đi.
C.  
Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
D.  
Các chất rắn nở vì nhiệt ít.
Câu 14: 0.31 điểm

Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A.  
Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.
B.  
Vì lát như thế là rất lợi cho gạch.
C.  
Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố.
D.  
Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: 0.31 điểm

Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A.  
Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc.
B.  
Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc.
C.  
Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ dãn nở vì nhiệt như nhau.
D.  
Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.
Câu 16: 0.31 điểm

Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

A.  
Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.
B.  
Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
C.  
Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
D.  
Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
Câu 17: 0.31 điểm

Ba cốc thủy tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?

A.  
Cốc A dễ vỡ nhất
B.  
Cốc B dễ vỡ nhất
C.  
Cốc C dễ vỡ nhất
D.  
Không có cốc nào dễ vỡ cả
Câu 18: 0.31 điểm

Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

A.  
Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.
B.  
Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.
C.  
Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
D.  
Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
Câu 19: 0.31 điểm

Mây được tạo thành từ

A.  
nước bay hơi
B.  
khói
C.  
nước đông đặc
D.  
hơi nước ngưng tụ
Câu 20: 0.31 điểm

Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

A.  
Do hơi nước từ tay ta bốc ra.
B.  
Nước từ trong bình ga thấm ra.
C.  
Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.
D.  
Cả B và C đều đúng.
Câu 21: 0.31 điểm

Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?

A.  
Nước bốc hơi trên xe.
B.  
Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.
C.  
Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.
D.  
Không có hiện tượng gì
Câu 22: 0.31 điểm

Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

A.  
Nước bốc hơi bay lên
B.  
Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà
C.  
Nước đông đặc tạo thành đá
D.  
Không có hiện tượng gì
Câu 23: 0.31 điểm

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?

A.  
Bay hơi
B.  
Ngưng tụ
C.  
Bay hơi và ngưng tụ
D.  
Cả A, B, C đều sai
Câu 24: 0.31 điểm

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A.  
thể rắn sang thể lỏng
B.  
thể lỏng sang thể rắn
C.  
thể hơi sang thể lỏng
D.  
thể lỏng sang thể hơi
Câu 25: 0.31 điểm

Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:

A.  
Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
B.  
Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.
C.  
Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.
D.  
Nước trong không khí tụ trên thành cốc.
Câu 26: 0.31 điểm

Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A.  
Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước
B.  
Nước trong cốc cạn dần
C.  
Phơi quần áo cho khô
D.  
Sự tạo thành nước
Câu 27: 0.31 điểm

Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A.  
Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa.
B.  
Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính.
C.  
Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
D.  
Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa.
Câu 28: 0.31 điểm

Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:

A.  
hơi nước trong nồi ngưng tụ.
B.  
hạt gạo bị nóng chảy.
C.  
hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ.
D.  
hơi nước bên ngoài nồi đông đặc.
Câu 29: 0.31 điểm

Nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác càng cao nếu:

A.  
Bầu chứa thủy ngân lớn.
B.  
Bầu chứa thủy ngân nhỏ.
C.  
Ống thủy tinh lớn và ngắn.
D.  
Ống thủy tinh nhỏ và dài.
Câu 30: 0.31 điểm

Chọn câu đúng trong các câu sau về nhiệt kế:

A.  
Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
B.  
Có thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của rượu đang sôi.
C.  
Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của rượu đang sôi.
D.  
Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
Câu 31: 0.31 điểm

Nhiệt kế y tế có GHĐ và ĐCNN lần lượt là:

A.  
50oC; loC
B.  
42oC; loC
C.  
42oC; 0,loC
D.  
42oC; 0,5oC
Câu 32: 0.31 điểm

• Xét hiện tượng: Trước khi cặp thủy (đo thân nhiệt) cho bệnh nhân, người y tá thường cầm phần thân của nhiệt kế y tế vẩy mạnh mấy cái.

• Giải thích: Do nhiệt kế y tế có phần thắt eo. Vì thế trong lần đo trước, khi vừa lấy nhiệt kế ra, thủy ngân bị co lại và bị cắt đứt chỗ eo khiến ta đọc được chính xác mực thủy ngân trong ống. Cho nên, trước khi đo, người y tá phải vẩy mạnh để lượng thủy ngân còn trên ống tụt xuống bầu. Sau khi đo, chỉ số đo mới được chính xác.

A.  
Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B.  
Hiện tượng đúng - Lời gỉải thích sai.
C.  
Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
D.  
Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

108,283 lượt xem 58,296 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

118,493 lượt xem 63,791 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

103,002 lượt xem 55,454 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

105,979 lượt xem 57,057 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,420 lượt xem 59,444 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,153 lượt xem 62,531 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

92,276 lượt xem 49,679 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

124,366 lượt xem 66,955 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,926 lượt xem 60,256 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!