thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Hóa Học Đại Cương – Chương 4 + 5 – Đại Học Điện Lực (EPU) (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Hóa học Đại cương 35 câu từ chương 4 và 5 của Đại học Điện Lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi về các khái niệm cơ bản, phản ứng hóa học, nguyên lý nhiệt động lực học và điện hóa, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đề thi có đáp án chi tiết để hỗ trợ quá trình học tập.

Từ khoá: hóa học đại cương Đại học Điện Lực trắc nghiệm hóa học có đáp án chương 4 và 5 hóa học đại cương ôn thi hóa học đại cương trắc nghiệm hoá học đại cương

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Bộ Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Hóa Học - Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi Tiết

Số câu hỏi: 35 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

50,153 lượt xem 3,843 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Chọn mệnh đề không chính xác về “Ăn mòn hóa học đối với kim loại”?
A.  
Là quá trình phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của nó với môi trường xung quanh.
B.  
Là quá trình không sinh ra dòng điện.
C.  
Là quá trình không tự diễn ra giữa kim loại với môi trường ăn mòn.
D.  
Là quá trình tiến hành khi kim loại tác dụng với chất lỏng không phân ly hoặc khí khô.
Câu 2: 1 điểm
Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại
A.  
Phản ứng thủy phân.
B.  
Phản ứng trao đổi.
C.  
Phản ứng phân hủy.
D.  
Phản ứng oxi hóa khử.
Câu 3: 1 điểm
Không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt (Fe) khỏi bị ăn mòn?
A.  
Gắn đồng (Cu) lên bề mặt sắt.
B.  
Tráng kẽm (Zn) lên bề mặt sắt.
C.  
Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
D.  
Tráng thiếc (Sn) lên bề mặt sắt.
Câu 4: 1 điểm
Sự ăn mòn hóa học kim loại không phải là
A.  
Sự khử kim loại.
B.  
Sự oxi hóa kim loại.
C.  
Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
D.  
Sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.
Câu 5: 1 điểm
Đốt thanh hợp kim Fe – C trong khí oxi, quá trình ăn mòn nào đã xảy ra?
A.  
Ăn mòn điện hóa
B.  
Ăn mòn hóa học
C.  
Không xảy ra
D.  
Ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học
Câu 6: 1 điểm
Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phươngpháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ?
A.  
Na
B.  
Zn
C.  
Sn
D.  
Cu
Câu 7: 1 điểm
Quấn một sợi dây kẽm quanh một thanh thép (là hợp kim của sắt và cacbon) và để ngoàikhông khi. Hiện tượng quan sát được là
A.  
Sợi dây kẽm bị ăn mòn.
B.  
Kim loại sắt trong thanh thép bị ăn mòn,
C.  
Sợi dây kẽm và sắt trong thanh thép bị ăn mòn.
D.  
Hiện tượng ăn mòn không xảy ra.
Câu 8: 1 điểm
Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A.  
Đốt dây sắt trong khí oxi khô
B.  
Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
C.  
Kim loại kẽm trong dung dịch HCl
D.  
Thép cacbon để trong không khí ẩm.
Câu 9: 1 điểm
Trong ăn mòn điện hóa, cực âm xảy ra
A.  
Sự oxi hóa, kim loại ở điện cực tan ra.
B.  
Sự oxi hóa và có kim loại bám vào điện cực.
C.  
Sự khử và có kim loại bám vào điện cực.
D.  
Sự oxi hóa.
Câu 10: 1 điểm
Cho các phương pháp chống ăn mòn sau:
a) Gắn thêm kim loại hi sinh b) Tạo hợp kim chống gỉ
c) Phủ lên vật liệu một lớp sơn d) Bôi dầu, mỡ lên vật liệu
Số phương pháp bảo vệ bề mặt kim loại là
A.  
2
B.  
1
C.  
3
D.  
4
Câu 11: 1 điểm
Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường
A.  
Dung dịch axit.
B.  
Dung dịch kiềm.
C.  
Không khí.
D.  
Dung dịch muối.
Câu 12: 1 điểm
Trên vỏ tàu thủy làm bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là đểchống ăn mòn vỏ tàu thủy theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
A.  
Dùng hợp kim chống gỉ.
B.  
Phương pháp phủ.
C.  
Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D.  
Phương pháp điện hoá
Câu 13: 1 điểm
Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là
A.  
Sự ăn mòn hóa học.
B.  
Sự ăn mòn điện hóa.
C.  
Sự ăn mòn kim loại.
D.  
Sự khử kim loại
Câu 14: 1 điểm
Có những vật làm bằng sắt được mạ những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật nàyđều bị xước sâu đến lớp sắt thì vật nào bị gỉ chậm nhất?
A.  
Sắt tráng kẽm
B.  
Sắt tráng thiếc
C.  
Sắt tráng đồng
D.  
Sắt tráng bạc
Câu 15: 1 điểm
Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp đểbảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mònnào sau đây?
A.  
Cách li kim loại với môi trường.
B.  
Dùng phương pháp điện hoá.
C.  
Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D.  
Dùng phương pháp phủ.
Câu 16: 1 điểm
Theo tính năng sử dụng, vật liệu cơ bản được chia thành mấy loại?
A.  
1
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 17: 1 điểm
Loại vật liệu nào sau đây được sử dụng rộng rãi nhờ tính chất đàn hồi tốt?
A.  
Cao su
B.  
Kim loại
C.  
Nhựa
D.  
Giấy
Câu 18: 1 điểm
Vật liệu được dùng làm các ống dẫn, vỏ tàu, thuyền, khung nhà v.v... là
A.  
Gang, thép
B.  
Thủy tinh
C.  
Gốm, sứ
D.  
Nhựa
Câu 19: 1 điểm
Vật liệu thủy tinh có các tính chất là
A.  
Trong suốt, cho ánh sáng đi qua.
B.  
Dẫn nhiệt kém, không dẫn điện.
C.  
Cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
D.  
Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 20: 1 điểm
Vật liệu nào sau đây cách điện tốt?
A.  
Cao su
B.  
Bạc
C.  
Sắt
D.  
Nhôm
Câu 21: 1 điểm
Vật liệu nào sau đây thường được sử dụng làm lõi dây dẫn điện?
A.  
Cao su
B.  
Thủy tinh
C.  
Đồng
D.  
Gốm
Câu 22: 1 điểm
Cho các vật liệu: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là
A.  
3
B.  
2
C.  
5
D.  
4
Câu 23: 1 điểm
Cho các vật liệu: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu thường được sử dụng làmvật liệu xây dựng là
A.  
3
B.  
2
C.  
4
D.  
1
Câu 24: 1 điểm
Quặng nào sau đây là nguyên liệu để sản xuất gang thép?
A.  
Quặng bauxite.
B.  
Quặng hemantit.
C.  
Quặng titanium.
D.  
Đá vôi.
Câu 25: 1 điểm
Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất
A.  
Không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bấtkì dung môi nào.
B.  
Nhẹ dễ cháy, khi cháy tạo ra khi cacbonic, nước và nitơ đioxit.
C.  
Có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.
D.  
Có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, khi cháy tạo ra khí cacbonic,nước và nitơ đioxit
Câu 26: 1 điểm
Cao su kỹ thuật là vật liệu thuộc loại
A.  
Vật liệu vô cơ
B.  
Vật liệu hữu cơ
C.  
Vật liệu kết hợp
D.  
Vật liệu kim loại
Câu 27: 1 điểm

Cho các vật liệu: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu thường được sử dụng làmvật liệu xây dựng là

A.  

3

B.  

2

C.  

5

D.  

4

Câu 28: 1 điểm
Kim loại sắt, đồng không có tính chất nào sau đây?
A.  
Có ánh kim.
B.  
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
C.  
Dễ cháy.
D.  
Bền, có thể bị gỉ.
Câu 29: 1 điểm
Gỗ được dùng để làm nguyên liệu trong trường hợp nào sau đây?
A.  
Đốt lấy nhiệt để nấu ăn.
B.  
Đốt lấy nhiệt để sưởi ấm.
C.  
Đóng bàn ghế, giường, tủ.
D.  
Nghiền nhỏ, nấu với kiềm làm giấy.
Câu 30: 1 điểm
Nguyên liệu để sản xuất nhôm là
A.  
Quặng titanium
B.  
Quặng pyrite.
C.  
Quặng phosphorus.
D.  
Quặng bauxite
Câu 31: 1 điểm
Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
A.  
Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.
B.  
Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
C.  
Tránh làm ô nhiễm môi trường.
D.  
Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
Câu 32: 1 điểm
Nhận định nào sau đây là sai?
A.  
Quặng chứa phosphorus được dùng để sản xuất phân lân.
B.  
Quặng đồng dùng để sản xuất đồng
C.  
Nguồn quặng tự nhiên có thể tái tạo.
D.  
Quặng bauxite chứa nhôm oxit.
Câu 33: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây sai?
A.  
Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.
B.  
] Hầu hết các polime tan trong nước và trong dung môi hữu cơ.
C.  
Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
D.  
Polietilen và poli (vinyl clorua) là polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là polime thiênnhiên.
Câu 34: 1 điểm
Trong số các polime sau: nhựa bakelit (1); polietilen (2); tơ capron (3); poli(vinyl clorua)(4); xenlulozơ (5). Chất thuộc loại polime tổng hợp là
A.  
(1), (2), (3), (5).
B.  
(1), (2), (4), (5).
C.  
(2), (3), (4). (5).
D.  
(1), (2), (3), (4).
Câu 35: 1 điểm
Thép là hợp kim của những chất nào sau đây
A.  
Fe và C
B.  
Fe và Zn
C.  
Fe và Cu
D.  
Fe và Sn

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Hóa Đại Cương - Đại Học Điện Lực (EPU)Đại học - Cao đẳngHoá học

1 mã đề 174 câu hỏi 1 giờ

15,0401,149