thumbnail

Đề Thi Địa Lý Kinh Tế Việt Nam Và Thế Giới – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (Miễn Phí, Có Đáp Án)

<p>Ôn luyện với đề thi Địa lý Kinh tế Việt Nam và Thế giới từ Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề thi bao gồm các câu hỏi về các vùng kinh tế, ngành nghề chủ chốt của Việt Nam và thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, và sự phân bố tài nguyên, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.</p>

Số câu hỏi: 160 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

20,857 lượt xem 1,603 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Hãy chọn đáp án đúng nhất để hoàn chỉnh đối tượng nghiên cứu của môn Địa lý Kinh tế.
A.  
Các hệ thống dân cư - kinh tế - xã hội.
B.  
Các lãnh thổ, các ngành sản xuất, dân cư - xã hội.
C.  
Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội trên lãnh thổ.
D.  
Các hệ thống tự nhiên - dân cư - kinh tế - xã hội trên lãnh thổ.
Câu 2: 0.25 điểm
Hãy xác định đặc điểm và xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay:
A.  
Mỗi nước độc lập, có xu hướng phát triển riêng.
B.  
Có sự liên kết trong một số mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá.
C.  
Xu hướng thống nhất, phát triển đa dạng, không đều, mâu thuẫn.
D.  
Có xu hướng hội nhập, thống nhất theo xu thế chính trị.
Câu 3: 0.25 điểm
Nguyên nhân chủ yếu của xu thế nền kinh tế thống nhất:
A.  
Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, mỗi nước không tự đáp ứng được các nhu cầu đó mà phải liên kết với các nước khác
B.  
Do sản xuất phát triển nhanh dẫn đến thiếu nguyên nhiên liệu và kỹ thuật.
C.  
Do nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, ưa chuộng hàng ngoại, ưa sự đa dạng.
D.  
Một số nước có nhu cầu sản xuất và tiêu dùng giống nhau nên liên kết, xây dựng thị trường chung, liên kết sản xuất.
Câu 4: 0.25 điểm
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát triển kinh tế không đều giữa các nước:
A.  
Các quốc gia và khu vực có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khác nhau
B.  
Do các nước lớn chèn ép các nước bé
C.  
Những nước nghèo tài nguyên thiên nhiên không có cơ hội phát triển
D.  
Các nước phương Tây tìm mọi cách bóc lột, nô dịch các nước phương Đông.
Câu 5: 0.25 điểm
Lợi thế nào quan trọng nhất hiện nay để Việt Nam tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới?
A.  
Vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên giàu có.
B.  
Tài nguyên nhân văn phong phú, có thể xuất khẩu lao động.
C.  
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, phát triển sôi động nhất thế giới.
D.  
Đường lối đổi mới, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú.
Câu 6: 0.25 điểm
Hạn chế và tồn tại lớn nhất hiện nay để Việt Nam tham gia hội nhập là:
A.  
Xuất phát điểm kinh tế thấp, trình độ khoa học - kỹ thuật, quản lý lạc hậu.
B.  
Còn chịu những hậu quả to lớn dai dẳng của chiến tranh.
C.  
Những hạn chế của cơ chế thị trường.
D.  
Mức sống thấp, nhiều tệ nạn xã hội.
Câu 7: 0.25 điểm
Ảnh hưởng quan trọng nhất của Cách mạng Khoa học – Công nghệ hiện đại:
A.  
Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn các đặc điểm của nền kinh tế thế giới.
B.  
Hình thành các ngành sản xuất mới ở các nước đang phát triển.
C.  
Tạo ra sự chênh lệch lớn của nền kinh tế.
D.  
Hình thành sự hỗ trợ kỹ thuật của các nước phát triển đối với các nước khác.
Câu 8: 0.25 điểm
Đặc điểm và xu hướng nào quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới?
A.  
Đa dạng.
B.  
Mâu thuẫn.
C.  
Thống nhất.
D.  
Không đều.
Câu 9: 0.25 điểm
Các mối quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay được biểu hiện ở:
A.  
Sự phân công lao động quốc tế.
B.  
Chính sách đóng cửa của một số quốc gia.
C.  
Chính sách bao vây cấm vận của một số quốc gia.
D.  
Nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển.
Câu 10: 0.25 điểm
Chọn 1 trong 4 ý dưới để định nghĩa hoàn chỉnh. Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài có…
A.  
Ảnh hưởng đến diễn biến và phát triển của một vật thể, một sự kiện.
B.  
Chịu tác động của sản xuất và con người, làm thay đổi điều kiện sống.
C.  
Tác động đến toàn thể loài người và trái đất.
D.  
Tác động đến toàn bộ Trái đất và làm thay đổi sự phát triển của xã hội.
Câu 11: 0.25 điểm
Môi trường tự nhiên bao gồm:
A.  
Các yếu tố tự nhiên tác động đến con người.
B.  
Các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
C.  
Những yếu tố tự nhiên con người sử dụng vào sản xuất.
D.  
Cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất.
Câu 12: 0.25 điểm
Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau…. Chọn 1 đáp án dưới đây để cho định nghĩa hoàn chỉnh.
A.  
Tác động vào đời sống kinh tế - xã hội.
B.  
Bao quanh con người, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người, thiên nhiên.
C.  
Là cơ sở vật chất của sản xuất xã hội.
D.  
Ảnh hưởng đến sự tồn tại của thiên nhiên.
Câu 13: 0.25 điểm
Ý nghĩa nào đúng và quan trọng nhất khi dựa vào đặc trưng tự tổ chức, tự điều chỉnh của môi trường? Con người làm cho:
A.  
Vật chất tự nhiên không bị tuyệt chủng.
B.  
Tài nguyên được khai thác triệt để.
C.  
Mất khả năng cân bằng sinh thái.
D.  
Con người khai thác và tái tạo vật chất tự nhiên.
Câu 14: 0.25 điểm
Đặc trưng nào của môi trường giúp con người thực hiện gìn giữ môi trường bền vững?
A.  
Tính động, cùng với cân bằng động.
B.  
Tính mở, với sự trao đổi các dòng vật chất, thông tin, năng lượng...
C.  
Khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh.
D.  
Cấu trúc phức tạp, đa dạng.
Câu 15: 0.25 điểm
Chọn khái niệm đúng cho khái niệm điều kiện tự nhiên:
A.  
Nguồn vật chất của Trái đất và của con người tạo ra.
B.  
Lực lượng của Trái đất tác động vào sản xuất và con người làm thay đổi nó.
C.  
Nguồn vật chất của Trái đất mà con người không tạo ra được.
D.  
Vật chất mà con người có thể tạo ra để sử dụng và thay đổi nó.
Câu 16: 0.25 điểm
Thành phần nào của môi trường đa dạng nhất về chủng loại?
A.  
Thạch quyển.
B.  
Khí quyển.
C.  
Thuỷ quyển.
D.  
Sinh quyển.
Câu 17: 0.25 điểm
Trong khai thác tự nhiên, những tác động tiêu cực của con người đã làm cho:
A.  
Thiên nhiên bị biến đổi nhanh chóng và phục hồi nhanh chóng.
B.  
Cân bằng tự nhiên bị phá huỷ, dẫn đến khủng hoảng toàn bộ hệ sinh thái.
C.  
Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, mất khả năng phục hồi.
D.  
Các điều kiện tự nhiên bị biến đổi sâu sắc theo chiều hướng ngày càng xấu đi.
Câu 18: 0.25 điểm
Môi trường địa lý chỉ chịu tác động của:
A.  
Qui luật tự nhiên và hoạt động xã hội.
B.  
Qui luật xã hội và tác động của con người.
C.  
Các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội.
D.  
Con người, cùng với hoạt động sản xuất của họ.
Câu 19: 0.25 điểm
Nhận thức đúng nhất về ảnh hưởng của môi trường địa lý đến sự phát triển xã hội được biểu hiện ở:
A.  
Sự phát triển của nền sản xuất ngày càng phụ thuộc vào môi trường địa lý.
B.  
Là cơ sở vật chất, điều kiện thường xuyên và cần thiết để phát triển xã hội loài người.
C.  
Là nơi cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển của xã hội.
D.  
Là cơ sở tự nhiên, kỹ thuật để phát triển sản xuất và đời sống xã hội.
Câu 20: 0.25 điểm
Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu, cần phải:
A.  
Hạn chế sản xuất để ít gây ô nhiễm, hạn chế tiêu dùng giảm phế thải.
B.  
Hạn chế nhu cầu của con người để giảm mức tiêu thụ tài nguyên.
C.  
Có sự phối hợp của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các ngành khoa học kỹ thuật.
D.  
Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, để sản xuất nhiều hơn.
Câu 21: 0.25 điểm
Cách phân loại tài nguyên nào có ý nghĩa nhất đối với phát triển bền vững?
A.  
Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
B.  
Tài nguyên lao động, trí tuệ, thông tin…
C.  
Tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên không thể phục hồi.
D.  
Tất cả các loại tài nguyên tự nhiên đều cạn kiệt, không cần phân loại.
Câu 22: 0.25 điểm
Nguyên nhân nào chủ yếu làm suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của các nước đang phát triển?
A.  
Sự tăng trưởng kinh tế.
B.  
Sự tăng dân số nhanh.
C.  
Quá trình đô thị hoá.
D.  
Quá trình công nghiệp hoá.
Câu 23: 0.25 điểm
Vị trí địa lý của Việt nam được xác định bởi toạ độ:
A.  
23022' B, 8030' B, 109024' Đ, 102010' Đ.
B.  
23010' B, 7030' B, 108024' Đ, 100010' Đ.
C.  
22022' B, 8050'B, 107024' Đ, 101010' Đ.
D.  
23050' B, 8000' B, 106024'Đ, 102020' Đ.
Câu 24: 0.25 điểm
Các điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc trên đất liền thuộc các tỉnh:
A.  
Quảng Ninh, Lai Châu, Kiên Giang, Hà Giang.
B.  
Phú Yên, Điên Biên, Cà Mau, Hà Giang
C.  
Khánh Hoà, Điên Biên, Cà Mau, Hà Giang.
D.  
Quảng Ninh, Lai Châu, Kiên Giang, Cao Bằng.
Câu 25: 0.25 điểm
Bản sắc tự nhiên của vị trí địa lý Việt Nam được thể hiện ở tính chất:
A.  
Lục địa và hải dương.
B.  
Lục địa châu Á.
C.  
Lục địa châu Á và đảo.
D.  
Lục địa và đồi núi.
Câu 26: 0.25 điểm
Đặc trưng khí hậu Việt Nam được thể hiện ở:
A.  
Nhiệt độ trung bình cao, ẩm độ trung bình, gió mùa.
B.  
Gió mùa, nắng nhiều, ẩm độ thấp.
C.  
Nhiệt độ cao, mưa nhiều, độ ẩm cao, gió mùa.
D.  
Nhiệt độ trung bình thấp, nắng nhiều, độ ẩm cao.
Câu 27: 0.25 điểm
Ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất của khí hậu Việt Nam:
A.  
Trồng được tất cả các loại cây.
B.  
Trồng cấy được quanh năm, với các cây ôn đới.
C.  
Chỉ trồng cấy được các loại cây nhiệt đới.
D.  
Sản xuất nông nghiệp quanh năm, với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Câu 28: 0.25 điểm
Khoáng sản nào của Việt Nam có tiềm năng lớn nhất?
A.  
Kim loại đen
B.  
Kim loại màu
C.  
Kim loại hiếm
D.  
Phi kim loại.
Câu 29: 0.25 điểm
Các nhóm đất chính của Việt Nam:
A.  
Pheralit, phù sa, đất mùn trên núi
B.  
Phù sa, bazan, đất xám
C.  
Phù sa, bazan, cát pha
D.  
Bazan, phù sa, cát ven biển.
Câu 30: 0.25 điểm
Tài nguyên thiên nhiên là:
A.  
Những vật thể tự nhiên phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất - xã hội của con người.
B.  
Yếu tố tự nhiên có quan hệ trực tiếp đến hoạt động kinh tế, mà con người không làm thay đổi nó.
C.  
Vật thể tự nhiên, con người khai thác, sử dụng và làm thay đổi nó trong quá trình sản xuất.
D.  
Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng gián tiếp vào hoạt động kinh tế - xã hội của con người.
Câu 31: 0.25 điểm
Diện tích Việt Nam phần đất liền so với vùng biển đặc quyền kinh tế bằng:
A.  
Khoảng một phần hai.
B.  
Khoảng một phần ba.
C.  
Một phần tư.
D.  
Một phần năm.
Câu 32: 0.25 điểm
Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt nam tính theo đường cơ sở rộng bao nhiêu:
A.  
212 hải lý
B.  
180 hải lý
C.  
200 hải lý
D.  
150 hải lý
Câu 33: 0.25 điểm
Rừng Việt Nam chủ yếu thuộc kiểu rừng
A.  
Nhiệt đới ẩm, xanh quanh năm.
B.  
Cận nhiệt đới gió mùa, rụng lá theo mùa
C.  
Cận nhiệt đới, xanh quanh năm
D.  
Xích đạo, xanh quanh năm
Câu 34: 0.25 điểm
Định nghĩa nào về ô nhiễm môi trường là đúng nhất:
A.  
Sự thay đổi thành phần của môi trường, làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu.
B.  
Sự xuất hiện cân bằng mới của môi trường, xuất hiện hệ sinh thái mới, ảnh hưởng đến môi trường.
C.  
Sự xuất hiện các chất lạ trong một thành phần nào đó của môi trường, gây phương hại đến con người và các sinh vật khác.
D.  
Sự thay đổi thành phần của môi trường, tạo ra sự cân bằng mới của môi trường, thay đổi tính chất của nó.
Câu 35: 0.25 điểm
Ô nhiễm không khí ở các nước phát triển đang có xu hướng giảm, nhưng ở các nước đang phát triển, nhất là ở Châu Á lại đang tăng lên, nguyên nhân nào là chính của sự tăng ô nhiễm đó?
A.  
Phá rừng nguyên sinh, khái thác khoáng sản quá nhiều.
B.  
Vận tải phát triển nhanh, bụi khói tăng nhanh.
C.  
Khai thác, sử dụng than đá quá nhiều.
D.  
Đang công nghiệp hoá, tốc độ phát triển nhanh.
Câu 36: 0.25 điểm
Hạn chế của tài nguyên nước của Việt Nam:
A.  
Nhiều loại nước
B.  
Lượng mưa nhiều
C.  
Phân bố theo mùa
D.  
Chảy từ nước ngoài vào, phân bố không đều.
Câu 37: 0.25 điểm
Giá trị kinh tế chủ yếu của rừng nước ta:
A.  
Tái sinh nhanh, do tốc độ sinh trưởng nhanh.
B.  
Chủng loại sinh vật phong phú, đa dạng, có khả năng tái sinh nhanh.
C.  
Có nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao.
D.  
Có nhiều động vật quí hiếm mà thế giới đã không còn nữa.
Câu 38: 0.25 điểm
Ưu điểm nào nổi bật của khoáng sản Việt Nam?
A.  
Trữ lượng lớn, phân bố ở Trung du
B.  

Đa dạng, phong phú về chủng loại.

C.  
Hàm lượng cao, trữ lượng lớn.
D.  
Phân bố rộng khắp mọi vùng.
Câu 39: 0.25 điểm
Biến động dân số tự nhiên (tăng hoặc giảm) là:
A.  
Sự di cư từ vùng này qua vùng khác một cách tự do.
B.  
Kết quả tương quan giữa mức sinh và mức tử trên lãnh thổ trong từng thời điểm.
C.  
Chuyển cư theo kế hoạch từ nông thôn ra thành thị.
D.  
Chuyển cư một cách tự phát và có điều khiển của kế hoạch.
Câu 40: 0.25 điểm
Biến động (tăng hoặc giảm) dân số cơ học là:
A.  
Hiệu số của mức sinh và mức tử.
B.  
Dân cư chuyển từ vùng nông thôn này đến vùng nông thôn khác.
C.  
Dân cư chuyển từ nông thôn ra thành thị.
D.  
Hiện tượng di dân từ nơi này sang nơi khác, từ nước này sang nước khác.