thumbnail

Đề Thi Kiến Trúc Máy Tính (Chương 2) Đại Học Điện Lực EPU Miễn Phí, Có Đáp Án

Tải xuống miễn phí đề thi Kiến Trúc Máy Tính Chương 2 tại Đại học Điện lực EPU, kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ sinh viên ôn tập hiệu quả với nội dung được cập nhật đầy đủ và chính xác. Phù hợp cho các kỳ thi học kỳ, giúp củng cố kiến thức môn học.

Từ khoá: đề thi Kiến trúc máy tínhchương 2 Kiến trúc máy tínhđề thi Đại học Điện lựcEPU Kiến trúc máy tínhđề thi miễn phíđề thi có đáp ánđề thi chương 2 Kiến trúc máy tínhĐại học Điện lực đề thiôn tập Kiến trúc máy tínhtài liệu miễn phí EPUđề thi chương 2 Đại học Điện lực

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Đề Thi Kiến Trúc Máy Tính - Đại Học Điện Lực (EPU)

Số câu hỏi: 152 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

88,600 lượt xem 6,813 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Trong hệ thống truyền dẫn thông tin của máy tính chia theo CHỨC NĂNG CỦA BUS, có các loại bus nào?
A.  
Có 3 loại bus là: bus dữ liệu; bus địa chỉ; bus đa năng (có thể vừa dùng làm bus địa chỉ vừa dùng làm bus dữ liệu).
B.  
Có 3 loại bus là: bus song song; bus nối tiếp; bus bán song song.
C.  
Có 3 loại bus là: bus bên trong bộ vi xử lý; bus của bộ nhớ chính; bus vào-ra.
D.  
Có 3 loại bus là: bus dữ liệu; bus địa chỉ; bus điều khiển.
Câu 2: 0.25 điểm
Trong hệ thống truyền dẫn thông tin của máy tính chia theo PHÂN CẤP TỐC ĐỘ BUS trong máy tính, có các loại bus nào?
A.  
Có 3 loại bus là: bus dữ liệu; bus địa chỉ; bus đa năng (có thể vừa dùng làm bus địa chỉ vừa dùng làm bus dữ liệu)
B.  
Có 3 loại bus là: bus song song; bus nối tiếp; bus bán song song.
C.  
Có 3 loại bus là: bus dữ liệu; bus địa chỉ; bus điều khiển.
D.  
Có 3 loại bus là: bus bên trong bộ vi xử lý; bus của bộ nhớ chính; bus vào-ra.
Câu 3: 0.25 điểm
Trong hệ thống truyền dẫn thông tin của máy tính chia theo PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG của bus trong máy tính, có các loại bus nào?
A.  
Có 2 loại bus là: bus một chiều; bus hai chiều
B.  
Có 3 loại bus là: bus dữ liệu; bus địa chỉ; bus điều khiển.
C.  
Có 3 loại bus là: bus song song; bus nối tiếp; bus bán song song.
D.  
Có 2 loại bus là: bus đồng bộ; bus không đồng bộ
Câu 4: 0.25 điểm
Bộ đếm chương trình PC(Program Counter) sẽ tự động tăng để trỏ sang lệnh kế tiếp:
A.  
Sau khi lệnh được nạp vào thanh ghi lệnh IR(Instruction Register).
B.  
Sau khi CU giải mà lệnh đã được nhận vào thanh ghi lệnh IR(Instruction Register).
C.  
Trước khi lệnh được nạp vào thanh ghi lệnh IR(Instruction Register).
D.  
Sau khi CU phát tín hiệu điều khiển thực hiện thao tác mà lệnh yêu cầu.
Câu 5: 0.25 điểm
Trong các bộ phận sau, bộ phận nào THUỘC bộ xử lý trung tâm:
A.  
Đơn vị phối ghép vào ra
B.  
Tập các thanh ghi đa năng
C.  
Bộ nhớ trong
D.  
Khối điều khiển Bus hệ thống
Câu 6: 0.25 điểm
Trong các bộ phận sau, bộ phận nào KHÔNG THUỘC bộ xử lý trung tâm:
A.  
Khối số học và logic
B.  
Khối điều khiển để thi hành lệnh một cách tuần tự và tác động lên các mạch chức năng nhằm thi hành lệnh.
C.  
Tập các thanh ghi đa năng
D.  
Bộ nhớ trong
Câu 7: 0.25 điểm
Trong các bộ phận sau, bộ phận nào KHÔNG THUỘC bộ xử lý trung tâm:
A.  
Tập các thanh ghi đa năng
B.  
Đơn vị phối ghép vào ra
C.  
Khối điều khiển
D.  
Khối số học và logic
Câu 8: 0.25 điểm
Trong các bộ phận sau, bộ phận nào KHÔNG THUỘC bộ xử lý trung tâm:
A.  
Tập các thanh ghi đa năng
B.  
BUS kết nối hệ thống (system BUS)
C.  
Khối số học và logic
D.  
Khối điều khiển
Câu 9: 0.25 điểm
Trong bộ xử lý trung tâm thành phần kết nối CU, ALU và các thanh ghi gọi là:
A.  
Bus bên ngoài (external bus)
B.  
BIU (Bus Interface Unit)
C.  
BUS hệ thống (system bus)
D.  
Bus bên trong (internal bus)
Câu 10: 0.25 điểm
Bộ nhớ chính (main memory) là bộ nhớ:
A.  
HDD (Hard Disk Drive)
B.  
ROM (Read Only Memory)
C.  
FDD (Floppy Disk Drive)
D.  
RAM ((Random Access Memory)
Câu 11: 0.25 điểm
Bộ nhớ chính (Main Memory)
A.  
Chứa chương trình cần lưu trữ
B.  
Chứa tập lệnh của máy tính
C.  
Chứa các địa chỉ lệnh cần truy nhập trong chương trình của máy tính
D.  
Chứa các chương trình và dữ liệu đang được CPU sử dụng
Câu 12: 0.25 điểm
Bộ nhớ đệm (Cache Memory)
A.  
Là bộ nhớ DRAM
B.  
Là bộ nhớ SRAM
C.  
Là bộ nhớ không thể thiếu trong máy tính
D.  
Là bộ nhớ PROM
Câu 13: 0.25 điểm
Bộ nhớ đệm (Cache Memory) thường được chia thành
A.  
2 mức
B.  
3 mức
C.  
1 mức
D.  
4 mức
Câu 14: 0.25 điểm
Bộ nhớ nào sau đây là bộ nhớ trong của máy tính
A.  
ROM, RAM, Cache
B.  
ROM, RAM, Cache, Bộ nhớ từ
C.  
ROM, RAM, Cache, HDD
D.  
Các loại bộ nhớ bán dẫn
Câu 15: 0.25 điểm
Mã BCD là gì?
A.  
Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các kí tự ASSCII
B.  
Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các chữ số hexa
C.  
Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các chữ số hệ bát phân
D.  
Mã sử dụng các bit nhị phân để biểu diễn các chữ số hệ thập phân
Câu 16: 0.25 điểm
Mã BCD biểu diễn mỗi chữ số thập phân bằng bao nhiêu bit?
A.  
4 bit
B.  
3 bit
C.  
6 bit
D.  
8 bit
Câu 17: 0.25 điểm
Mã EBCDIC biểu diễn mỗi kí tự bằng bao nhiêu bit?
A.  
5 bit
B.  
7 bit
C.  
8 bit
D.  
9 bit
Câu 18: 0.25 điểm
Hệ thống vào-ra (Input-Output) bao gồm
A.  
Các thiết bị ngoại vi, các modul vào ra, đơn vị nối ghép bus
B.  
Các thiết bị ngoại vi, các modul vào ra, bus hệ thống, đơn vị nối ghép bus
C.  
Các thiết bị ngoại vi, các modul vào ra, bus hệ thống
D.  
Các thiết bị ngoại vi, các modul vào ra
Câu 19: 0.25 điểm
Mỗi modul vào – ra có
A.  
Có ít nhất hai cổng vào – ra (I/O Port)
B.  
Có một hoặc một vài cổng vào – ra (I/O Port)
C.  
Có không quá 6 cổng vào – ra (I/O Port)
D.  
Một cổng vào – ra (I/O Port)duy nhất
Câu 20: 0.25 điểm
Hãy cho biết phát biểu chính xác:
A.  
Mỗi cổng vào ra được đánh một địa chỉ duy nhất và không thay đổi sau mỗi lần khởi động máy tính
B.  
Mỗi modul vào ra có thể được đánh địa chỉ hoặc có thể không được đánh địa chỉ
C.  
Mỗi cổng vào ra được đánh một địa chỉ duy nhất nhưng sẽ bị thay đổi sau mỗi lần khởi động máy tính
D.  
Mỗi modul vào ra được đánh một địa chỉ duy nhất
Câu 21: 0.25 điểm
Có mấy loại tín hiệu điều khiển trong kết nối module vào/ra?
A.  
Thanh ghi cờ
B.  
Một thanh ghi điều khiển
C.  
Một cổng
D.  
Thanh ghi AX
Câu 22: 0.25 điểm
Có mấy loại tín hiệu điều khiển trong kết nối module nhớ?
A.  
Có 3 loại tín hiệu điều khiển là đọc, ghi và ngắt (Read/Write/Interrupt)
B.  
Có 2 loại tín hiệu điều khiển là đọc và ghi (Read/Write)
C.  
Có 2 loại tín hiệu điều khiển là vào và ra (Input/Output)
D.  
Có 3 loại tín hiệu điều khiển là vào, ra và ngắt (Input/Output/Interrupt)
Câu 23: 0.25 điểm
Việc trao đổi dữ liệu giữa thiết bị ngoại vi và máy tính được thực hiện qua:
A.  
Có 4 loại tín hiệu điều khiển là đọc, ghi, ngắt, và tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi (Read/Write/Interrupt/ I/O divice control signal)
B.  
Có 3 loại tín hiệu điều khiển là đọc, ghi và ngắt (Read/Write/ Interrupt)
C.  
Có 3 loại tín hiệu điều khiển là vào, ra và ngắt (Input/Output/ Interrupt)
D.  
Có 4 loại tín hiệu điều khiển là vào, ra, ngắt, và tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi (Input/Output/ Interrupt/ I/O divice control signal)
Câu 24: 0.25 điểm
Tốc độ của bộ xử lý
A.  
Được đánh giá gián tiếp thông qua tần số xung nhịp của bộ xử lý
B.  
Được đánh giá chính xác thông qua tần số của xung nhịp của bộ xử lý
C.  
Được đánh giá gián tiếp thông qua số lệnh được thực hiện trong 1 giây của bộ xử lý
D.  
Được đánh giá trực tiếp thông qua tần số xung nhịp của bộ xử lý
Câu 25: 0.25 điểm
Tốc độ đồng hồ hệ thống được đo bằng đơn vị gì?
A.  
Byte
B.  
Baud
C.  
Hz
D.  
Bit/s
Câu 26: 0.25 điểm
Một bộ vi xử lý với mỗi thao tác thực hiện cần mất trung bình 4 chu kỳ tần số. Biết bộ xử lý có xung nhịp 2Ghz, vậy mỗi thao tác máy sẽ mất số thời gian thực hiện là:
A.  
2,0ns
B.  
4,0ns
C.  
0,5ns
D.  
1,0,s
Câu 27: 0.25 điểm
Chu trình thực hiện lệnh của máy tính gồm
A.  
3 bước chính(nạp lệnh, giải mã lệnh, thực hiện lệnh)
B.  
2 bước chính (nhận lệnh, thực hiện lệnh)
C.  
4 bước chính(lấy địa chỉ lệnh, nạp mã lệnh, giải mã lệnh, thực hiện lệnh)
D.  
5 bước chính(lấy địa chỉ lệnh, nạp mã lệnh, giải mã lệnh, thực hiện lệnh, kết thúc lệnh)
Câu 28: 0.25 điểm
Các kiểu ngắt trong máy tính là:
A.  
Ngắt do chia cho 0; ngắt do tràn số; ngắt do lỗi RAM; ngắt do lỗi thiết bị ngoại vi; ngắt do mô-đun vào-ra phát tín hiệu ngắt đến CPU yêu cầu trao đổi dữ liệu.
B.  
Ngắt do lỗi khi thực hiện chương trình; ngắt do lỗi phần cứng; ngắt do mô-đun vào-ra phát tín hiệu ngắt đến CPU yêu cầu trao đổi dữ liệu.
C.  
Ngắt do lỗi phần mềm; ngắt do lỗi phần cứng;
D.  
Ngắt do lỗi khi thực hiện chương trình; ngắt do lỗi phần cứng
Câu 29: 0.25 điểm
Thông tin được lưu trữ và truyền bên trong máy tính dưới dạng:
A.  
Kết hợp chữ cái và chữ số
B.  
Nhị phân
C.  
Mã ASSCII
D.  
Thập phân
Câu 30: 0.25 điểm
Trong hệ đếm nhị phân, giá trị của mỗi con số phụ thuộc vào:
A.  
Bản thân chữ số đó và vị trí của nó
B.  
Bản thân chữ số đó
C.  
Vị trí của nó
D.  
Mối quan hệ với các chữ số trước và sau nó
Câu 31: 0.25 điểm
Bộ mã ASSCII chuẩn gồm bao nhiêu kí tự?
A.  
1024
B.  
512
C.  
256
D.  
128
Câu 32: 0.25 điểm
Bộ mã ASSCII mở rộng gồm bao nhiêu kí tự?
A.  
256
B.  
512
C.  
1024
D.  
128
Câu 33: 0.25 điểm
Bộ mã ASSCII chuẩn gồm các kí tự được mã hóa bằng bao nhiêu bit?
A.  
8 bit
B.  
6 bit
C.  
9 bit
D.  
7 bit
Câu 34: 0.25 điểm
Bộ mã ASSCII mở rộng gồm các kí tự được mã hóa bằng bao nhiêu bit?
A.  
8 bit
B.  
9 bit
C.  
6 bit
D.  
7 bit
Câu 35: 0.25 điểm
Các kí tự được bổ sung trong bộ mã ASSCII mở rộng là các kí tự gì?
A.  
Kí tự điều khiển
B.  
Kí tự chữ cái
C.  
Kí tự chữ số
D.  
Kí tự do nhà chế tạo máy tính hay người phát triển phần mềm tạo nên
Câu 36: 0.25 điểm
Trong biểu diễn máy tính đối với các số nguyên có dấu phát biểu nào là sai:
A.  
Cộng hai số khác dấu tổng luôn đúng
B.  
Cộng hai số cùng dấu tổng luôn đúng
C.  
Cộng hai số cùng dấu nếu tổng cùng dấu thì kết quả đúng
D.  
Cộng hai số cùng dấu nếu tổng khác dấu thì kết quả sai
Câu 37: 0.25 điểm
Trong biểu diễn máy tính đối với các số nguyên có dấu phép cộng cho kết quả sai khi:
A.  
Cộng hai số hạng cùng dấu cho tổng là số trái dấu với hai số hạng
B.  
Cộng hai số hạng khác dấu
C.  
Cộng hai số hạng dương cho tổng là số âm
D.  
Cộng hai số hạng âm cho tổng là số dương
Câu 38: 0.25 điểm
Trong biểu diễn máy tính đối với các số nguyên có dấu phát biểu nào là đúng:
A.  
Trừ hai số khác dấu hiệu luôn đúng
B.  
Trừ hai số khác dấu nếu hiệu khác dấu với số bị trừ thì kết quả sai
C.  
Trừ hai số khác dấu nếu hiệu cùng dấu với số bị trừ thì kết quả đúng
D.  
Trừ hai số cùng dấu hiệu luôn đúng
Câu 39: 0.25 điểm
Trong biểu diễn máy tính đối với các số nguyên có dấu,8 bit nguyên lý của phép trừ là:
A.  
Đổi số bị trừ và số trừ sang số dương; thực hiện phép trừ hai số dương; lấy dấu của kết quả theo dấu của số bị trừ.
B.  
Đổi số bị trừ và số trừ sang số dương; thực hiện phép trừ hai số dương; lấy dấu của kết quả theo dấu của số trừ.
C.  
Đổi số bị trừ và số trừ sang số dương; thực hiện phép trừ hai số dương; lấy dấu của kết quả theo dấu của số bị trừ hoặc số trừ tùy thuộc vào độ lớn giã chúng
D.  
Đổi dấu của số trừ rồi thực hiện phép cộng giữa hai số nguyên có dấu.
Câu 40: 0.25 điểm
Theo chuẩn IEEE754/85 số thực dấu phẩy động có các dạng
A.  
32 bit; 44 bit; 64 bit; 72 bit
B.  
32 bit; 40 bit; 64 bit; 80 bit
C.  
32 bit; 44 bit; 64 bit; 80 bit
D.  
32 bit; 44 bit; 60 bit; 80 bit

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Kiến Trúc Máy Tính Chương 2 – Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKiến trúc

3 mã đề 75 câu hỏi 40 phút

16,3211,260

Đề Thi Chương 1 và 2 Môn Kiến Trúc Máy Tính - D17 - Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKiến trúc

1 mã đề 42 câu hỏi 1 giờ

67,7965,213

Đề Thi Trắc Nghiệm Miễn Phí Kiến Trúc Máy Tính Chương 2 - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKiến trúc

1 mã đề 44 câu hỏi 1 giờ

16,4121,245