thumbnail

Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng 1 - 2 (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn luyện với tổng hợp đề thi trắc nghiệm Lịch Sử Đảng 1 - 2, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, các sự kiện và phong trào cách mạng tiêu biểu từ khi thành lập Đảng đến các giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

Từ khoá: Tổng hợp đề thi Lịch sử Đảng 1 - 2, đề thi trắc nghiệm Lịch sử Đảng, ôn thi Lịch sử Đảng có đáp án, tài liệu ôn tập Lịch sử Đảng, đề thi Lịch sử Đảng miễn phí, Lịch sử Đảng

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 0.2 điểm
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh vào lúc nào?
A.  
18/11/1930.
B.  
18/11/1931.
C.  
18/11/1932.
D.  
18/11/1933.
Câu 2: 0.2 điểm
Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?
A.  
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
Đông Dương Cộng sản Đảng.
C.  
An Nam Cộng sản Đảng.
D.  
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Câu 3: 0.2 điểm
Trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ở Việt Nam có những giai cấp nào?
A.  
Địa chủ phong kiến và nông dân.
B.  
Địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
C.  
Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và công nhân.
D.  
Địa chủ phong kiến, nông dân và tiểu tư sản.
Câu 4: 0.2 điểm
Bản cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm bao nhiêu?
A.  
1933.
B.  
1931.
C.  
1932.
D.  
1930.
Câu 5: 0.2 điểm
Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của Cách mạng miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1975 là:
A.  
Thực hiện cải cách ruộng đất quy mô lớn.
B.  
Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C.  
Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
D.  
Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến ở miền Bắc.
Câu 6: 0.2 điểm
Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào trong thời gian nào?
A.  
15-19/8/1941.
B.  
14-15/8/1945.
C.  
15-19/8/1945.
D.  
16-18/8/1945.
Câu 7: 0.2 điểm
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) đã?
A.  
Hoàn chỉnh những nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp.
B.  
Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
C.  
Đưa cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn vừa đánh vừa đàm với Pháp.
D.  
Đáp ứng đòi hỏi khách quan của lịch sử và nguyện vọng của nhân dân.
Câu 8: 0.2 điểm
Đảng chủ trương trường kỳ kháng chiến vì:
A.  
Tương quan lực lượng ban đầu không có lợi cho ta.
B.  
Thực dân Pháp lựa chọn cách đánh lâu dài với ta.
C.  
Muốn các nước tư bản đồng minh giúp đỡ ta.
D.  
Muốn thực dân Pháp từ bỏ mộng xâm lược nước ta.
Câu 9: 0.2 điểm
Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A.  
Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B.  
Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
C.  
Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
D.  
Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 10: 0.2 điểm
Tổ chức chính trị được ra đời từ trong phong trào Đồng khởi là:
A.  
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
B.  
Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh.
C.  
Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương.
D.  
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Câu 11: 0.2 điểm
Đảng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước bằng…
A.  
Tư tưởng của các nhà triết học nổi tiếng.
B.  
Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn.
C.  
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
D.  
Thông báo, giấy tờ tuyên truyền được in bởi các nhà xuất bản của Việt Nam.
Câu 12: 0.2 điểm
Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam… Đó là nghị quyết nào của Đảng ta?
A.  
Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng vào tháng 7-1973.
B.  
Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp từ 18-12-1974 đến 08-01-1975.
C.  
Hội nghị Bộ Chính trị họp từ 30-9 đến 07-10-1974.
D.  
Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25-3-1975.
Câu 13: 0.2 điểm
Thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A.  
1897 - 1914.
B.  
1884 - 1914.
C.  
1858 - 1914.
D.  
1919 - 1929.
Câu 14: 0.2 điểm
Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa to lớn như lời hịch cứu quốc, như mệnh lệnh chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A.  
“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B.  
“Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.  
“Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 15: 0.2 điểm
Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là:
A.  
Độc lập, thống nhất, quyền tự quyết và quyền bình đẳng.
B.  
Độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.
C.  
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D.  
Quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 16: 0.2 điểm
Trong những điểm sau đây nói về “Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tác động đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”, điểm tác động nào nói đến ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin?
A.  
Mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc.
B.  
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lay chuyển lôi cuốn quần chúng nhân dân và những phần tử ưu tú tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
C.  
Cách mạng tháng Mười Nga như một trong các động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều đảng cộng sản.
D.  
Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo.
Câu 17: 0.2 điểm
Sách lược đối ngoại của Đảng ta từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946 là:
A.  
Hòa hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc.
B.  
Hòa Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc.
C.  
Hòa Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp.
D.  
Hòa Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp.
Câu 18: 0.2 điểm
Thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A.  
1897 - 1914.
B.  
1884 - 1914.
C.  
1858 - 1914.
D.  
1873 - 1914.
Câu 19: 0.2 điểm
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” khi nào?
A.  
Cuối năm 1926 đầu năm 1927.
B.  
Cuối năm 1927 đầu năm 1928.
C.  
Cuối năm 1928 đầu năm 1929.
D.  
Cuối năm 1929 đầu năm 1930.
Câu 20: 0.2 điểm
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thuộc khuynh hướng nào trong các khuynh hướng sau?
A.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng Cần vương.
B.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
C.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
Câu 21: 0.2 điểm
Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo ra đời vào thời gian nào?
A.  
2/1930.
B.  
10/1930.
C.  
9/1930.
D.  
8/1930.
Câu 22: 0.2 điểm
Biện pháp của Đảng để đối phó với quân Trung Hoa dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc là nhân nhượng cho chúng một số yêu sách về:
A.  
Kinh tế, văn hóa.
B.  
Chính trị, quân sự.
C.  
Kinh tế, quân sự.
D.  
Kinh tế, chính trị.
Câu 23: 0.2 điểm
Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin khi nào và ở đâu?
A.  
7/1920 tại Pháp.
B.  
7/1920 tại Quảng Châu.
C.  
7/1920 tại Liên Xô.
D.  
8/1920 tại Trung Quốc.
Câu 24: 0.2 điểm
Vị trí của cách mạng miền Bắc được xác định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) là:
A.  
Là hậu phương có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước.
B.  
Là hậu phương có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
C.  
Là tiền tuyến có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
D.  
Là tiền tuyến có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Câu 25: 0.2 điểm
Cụm từ sau để nói về địa danh nào trong kháng chiến chống Pháp: “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”; “Một cỗ máy để nghiền Việt Minh”.
A.  
Việt Bắc.
B.  
Đông Khê.
C.  
Điện Biên Phủ.
D.  
Buôn Ma Thuột.
Câu 26: 0.2 điểm
Đại hội nào dưới đây của Đảng được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”?
A.  
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976).
B.  
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960).
C.  
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3-1935).
D.  
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (02-1951).
Câu 27: 0.2 điểm
Nội dung nào không phản ánh rõ đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Lao động Việt Nam được triển khai ở miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
A.  
Hoàn thành khởi nghĩa từng phần rồi tiến lên chiến tranh cách mạng.
B.  
Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
C.  
Đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, tiến công địch bằng ba mũi giáp công.
D.  
Kết hợp lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 28: 0.2 điểm
Mặt trận Dân chủ Đông Dương chính thức thành lập vào năm nào?
A.  
1936.
B.  
1937.
C.  
1938.
D.  
1939.
Câu 29: 0.2 điểm
Đọc đoạn tư liệu và trả lời câu hỏi: “Muốn củng cố nền tự do, độc lập, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sự quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có. Ý nghĩa của Tuần lễ Vàng là ở đó” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 16).
A.  
Việc tổ chức thành công Tuần lễ Vàng năm 1945 ở Việt Nam đã chứng tỏ điều gì?
B.  
Sự sáng tạo của Đảng và Chính phủ trong việc huy động quần chúng tham gia việc nước.
C.  
Chính quyền cách mạng đã hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với giai cấp địa chủ.
D.  
Xây dựng nền tài chính độc lập là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của cách mạng.
E.  
Việt Nam đã có đủ tiềm lực để tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam.
Câu 30: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu lịch sử Đảng, khi xem xét, đối chiếu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật trong sự vận động của sự vật thì đó là phương pháp nghiên cứu nào?
A.  
Phương pháp logic.
B.  
Phương pháp lịch sử.
C.  
Phương pháp làm việc nhóm.
D.  
Phương pháp tổng hợp.
Câu 31: 0.2 điểm
Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ?
A.  
Ngày 18/12 thực dân Pháp đưa liên tiếp ba tối hậu thư cho Chính phủ ta.
B.  
Thực dân Pháp liên tiếp tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
C.  
Hội nghị Phôngtennơblô giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp đã thất bại.
D.  
Thực dân Pháp đã chiếm đóng được nhiều nơi ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
Câu 32: 0.2 điểm
Tháng 02-1951, tại Vinh Quang (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã diễn ra sự kiện nào sau đây?
A.  
Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
B.  
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C.  
Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I.
D.  
Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh Nhân dân Việt - Miên - Lào.
Câu 33: 0.2 điểm
Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã lựa chọn địa bàn nào là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A.  
Phước Long.
B.  
Tây Nguyên.
C.  
Huế.
D.  
Đà Nẵng.
Câu 34: 0.2 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) địa bàn Tây Nguyên là nơi được Đảng Lao động Việt Nam chọn để mở đầu cho sự kiện trọng đại nào?
A.  
Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
B.  
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C.  
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
D.  
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 35: 0.2 điểm
Được sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài do ai đứng đầu?
A.  
Nguyễn Ái Quốc.
B.  
Trần Phú.
C.  
Lê Hồng Phong.
D.  
Nguyễn Thị Minh Khai.
Câu 36: 0.2 điểm
Phong trào do Phan Bội Châu khởi xướng thuộc khuynh hướng nào trong các khuynh hướng sau?
A.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng Cần vương.
B.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
C.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D.  
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
Câu 37: 0.2 điểm
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất?
A.  
Hội nghị họp tháng 10/1930.
B.  
Hội nghị họp tháng 11/1939.
C.  
Hội nghị họp tháng 11/1940.
D.  
Hội nghị họp tháng 5/1941.
Câu 38: 0.2 điểm
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) của Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định kẻ thù chính của ta lúc này là?
A.  
Phát xít Nhật.
B.  
Thực dân Pháp.
C.  
Trung Hoa dân quốc.
D.  
Thực dân Anh.
Câu 39: 0.2 điểm
Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
A.  
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
B.  
- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.
C.  
- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới.
D.  
Tạp chí “Thư tín quốc tế”.
E.  
“Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 40: 0.2 điểm
Trong những điểm sau đây nói về “Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tác động đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”, điểm tác động nào nói đến hậu quả của chủ nghĩa tư bản?
A.  
Mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc.
B.  
Chủ nghĩa Mác Lênin đã lay chuyển lôi cuốn quần chúng nhân dân và những phần tử ưu tú tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
C.  
Cách mạng tháng Mười Nga như một trong các động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều đảng cộng sản.
D.  
Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo.
Câu 41: 0.2 điểm
Khoa học lịch sử Đảng có mấy nhiệm vụ trọng tâm:
A.  
1.
B.  
3.
C.  
2.
D.  
4.
Câu 42: 0.2 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối kháng chiến tự lực cánh sinh đã chứng tỏ điều gì?
A.  
Việt Nam không cần dựa vào sự giúp đỡ của quốc tế.
B.  
Sự giúp đỡ của các nước không phù hợp với Việt Nam.
C.  
Yếu tố khách quan không có vai trò trong cách mạng.
D.  
Độc lập dân tộc phải do chính mình giành và giữ lấy.
Câu 43: 0.2 điểm
Điểm giống nhau về ý nghĩa của ba sự kiện: Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kỳ và Binh biến Đô Lương là gì?
A.  
Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời và phát triển từ ba cuộc khởi nghĩa.
B.  
Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật, những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới.
C.  
Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng khởi nghĩa vũ trang.
D.  
Mở ra một thời kỳ đấu tranh mới.
Câu 44: 0.2 điểm
Sự kiện nào được đánh giá là “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
A.  
Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi.
B.  
Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.  
Vụ mưu sát tên toàn quyền Méc Lanh của Phạm Hồng Thái.
D.  
Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 45: 0.2 điểm
Trong những năm 1945 -1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc và thực dân Pháp dựa trên nguyên tắc nào?
A.  
Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.
B.  
Duy trì sự lãnh đạo của Đảng.
C.  
Giữ vững độc lập dân tộc.
D.  
Tuân thủ luật pháp quốc tế.
Câu 46: 0.2 điểm
Trong những điểm sau đây nói về chính sách cai trị của thực dân Pháp, điểm nào thuộc về chính sách cai trị về chính trị?
A.  
Chia Việt Nam ra thành ba xứ để cai trị: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
B.  
Chính sách khai thác thuộc địa.
C.  
Thực hiện chính sách dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu trong nhân dân ta.
D.  
Thực hiện khẩu hiệu: Tự do, bình đẳng, bác ái ở nước ta.
Câu 47: 0.2 điểm
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của ta trong năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ:
A.  
Đường lối sáng suốt, cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược của Đảng.
B.  
Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
C.  
Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng.
D.  
Đập tan âm mưu xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp.
Câu 48: 0.2 điểm
Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta không được thể hiện trong văn kiện nào sau đây?
A.  
Bản chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
B.  
Chỉ thị phải “Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
C.  
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh.
D.  
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 49: 0.2 điểm
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Ngày 01/4/1975, Bộ Chính trị nhận định: Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”.
A.  
Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: "Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.95).
B.  
Nội dung đoạn trích trên phản ánh chủ trương nào của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
C.  
Quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
D.  
Sự điều chỉnh thời gian giải phóng hoàn toàn miền Nam.
E.  
Sự thay đổi phương châm tác chiến trên chiến trường.
Câu 50: 0.2 điểm
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 5/1941 họp ở đâu? Do ai chủ trì?
A.  
Cao Bằng - Nguyễn Ái Quốc.
B.  
Bắc Cạn - Trường Chinh.
C.  
Cao Bằng - Trường Chinh.
D.  
Tuyên Quang - Nguyễn Ái Quốc.

Tổng điểm

10

Danh sách câu hỏi

1234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Tổng Hợp – Đại Học Nguyễn Tất Thành (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngLịch sử

Luyện tập với đề thi trắc nghiệm Lịch sử Đảng tổng hợp từ Đại học Nguyễn Tất Thành. Đề thi bao gồm các câu hỏi về quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, các sự kiện lịch sử quan trọng và chính sách đổi mới, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên học các môn lịch sử và chính trị.

2 mã đề 100 câu hỏi 50 câu/mã đề 1 giờ

18,726 lượt xem 10,073 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Tổng Hợp – Đại Học Y Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngLịch sử

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Lịch sử Đảng tổng hợp từ Đại học Y Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về quá trình hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, các sự kiện lịch sử quan trọng và những chủ trương, chính sách chiến lược của Đảng qua các thời kỳ, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

4 mã đề 100 câu hỏi 25 câu/mã đề 1 giờ

14,490 lượt xem 7,798 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Tổng Hợp – Cao Đẳng Y Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngLịch sử

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Lịch sử Đảng tổng hợp từ Cao Đẳng Y Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về quá trình hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, các sự kiện lịch sử quan trọng, và vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

3 mã đề 102 câu hỏi 40 câu/mã đề 1 giờ

42,300 lượt xem 22,771 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Tổng hợp đề Thi Trắc Nghiệm Online Tiếng Anh 1 – Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTiếng Anh

Ôn luyện với tổng hợp đề thi trắc nghiệm Online Tiếng Anh 1 từ Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam. Đề thi bao gồm các câu hỏi về ngữ pháp cơ bản, từ vựng, và kỹ năng đọc hiểu, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức tiếng Anh nền tảng và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

 

12 mã đề 594 câu hỏi 50 câu/mã đề 1 giờ

30,723 lượt xem 16,513 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Tổng hợp Đề Thi Trắc Nghiệm mônh Kinh Doanh Lữ Hành (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tổng hợp các đề thi trắc nghiệm môn Kinh Doanh Lữ Hành, bao gồm các câu hỏi về quy trình tổ chức tour, quản lý kinh doanh lữ hành, marketing trong du lịch, và các tình huống thực tế trong ngành du lịch. Tất cả đề thi đều có đáp án chi tiết, giúp sinh viên ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

 

6 mã đề 204 câu hỏi 40 câu/mã đề 40 phút

43,276 lượt xem 23,289 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Triết học bao gồm những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật, các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy, cùng các vấn đề lý luận chính trị - xã hội. Bộ câu hỏi có đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

3 mã đề 150 câu hỏi 50 câu/mã đề 1 giờ

48,049 lượt xem 25,858 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học C. Mác - Lênin – Đại Học Đại Nam (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với bộ tổng hợp đề thi trắc nghiệm Triết học C. Mác - Lênin từ Đại học Đại Nam. Bộ đề bao gồm các câu hỏi về những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và các vấn đề lý luận chính trị - xã hội. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và củng cố kiến thức lý luận.

8 mã đề 315 câu hỏi 40 câu/mã đề 1 giờ

49,186 lượt xem 26,474 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán - Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngToán

Ôn luyện với tổng hợp đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán tại Đại học Điện Lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về quy trình kiểm toán, nguyên tắc kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, và các phương pháp kiểm tra, thu thập bằng chứng kiểm toán. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên dễ dàng ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

2 mã đề 100 câu hỏi 50 câu/mã đề 1 giờ

43,174 lượt xem 23,233 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Nghiên Cứu Khoa Học - Đại Học Y Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKhoa học

Ôn luyện với tổng hợp đề thi trắc nghiệm Nghiên Cứu Khoa Học tại Đại học Y Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi xoay quanh quy trình nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, cách thiết kế đề tài nghiên cứu, và các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y học. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

6 mã đề 283 câu hỏi 50 câu/mã đề 1 giờ

38,104 lượt xem 20,510 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!