thumbnail

Câu Hỏi Ôn Tập Môn Môi Trường Đại Cương - VNU (Đại Học Quốc Gia Hà Nội)

Tài liệu câu hỏi ôn tập môn Môi Trường Đại Cương dành cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). Bộ câu hỏi bám sát chương trình học, cung cấp kiến thức nền tảng về môi trường và các vấn đề liên quan. Hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi với nội dung miễn phí và đáp án chi tiết.

Từ khoá: câu hỏi ôn tập môi trường đại cương VNU Đại học Quốc gia Hà Nội tài liệu môi trường học môi trường cơ bản ôn thi môn môi trường câu hỏi miễn phí đáp án chi tiết kiểm tra trực tuyến môi trường học

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường… với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
A.  
Phù hợp
B.  
Không phù hợp
C.  
Tương thích
D.  
Vượt xa
Câu 2: 0.2 điểm
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?
A.  
Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
B.  
Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật.
C.  
Hậu quả chiến tranh và xung đột.
D.  
Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.
Câu 3: 0.2 điểm
Phương án này không thuộc về phân loại chất độc theo nguồn gây độc
A.  
Chất gây ô nhiễm không khí, nước và thực phẩm.
B.  
Chất phụ gia trong thực phẩm.
C.  
Chất độc tác động trên hệ sinh sản.
D.  
Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.
Câu 4: 0.2 điểm
Môi trường có chức năng cơ bản, bao gồm:
A.  
“Là không gian sống cho sinh vật”.
B.  
“Là nơi chứa đựng phế thải”.
C.  
“Là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu”.
D.  
“Là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu”.
Câu 5: 0.2 điểm
Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 là
A.  
Chất thải phát sinh trên địa bàn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất.
B.  
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
C.  
Cụm dân cư phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường.
D.  
Phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm: hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên cây xanh, chiếu sáng, vệ sinh môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải; thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt.
Câu 6: 0.2 điểm
Biện pháp nào không để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
A.  
Bảo vệ các khu rừng già.
B.  
Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
C.  
Khai thác hết rừng đầu nguồn để trồng cây gây rừng.
D.  
Không săn bắn các động vật hoang dã.
Câu 7: 0.2 điểm
Các mục tiêu phát triển bền vững của loài người là
A.  
Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lanh mạnh.
B.  
Đời sống vật chát, tinh thần ngày càng đầy đủ.
C.  
Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao.
D.  
Môi trường sống an toàn, mở rộng.
Câu 8: 0.2 điểm
Phương án không đúng với yêu cầu đối với một hệ thống HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning) đối với phòng sạch sản xuất dược phẩm là
A.  
Kiểm soát độ ẩm không khí trong phòng.
B.  
Kiểm soát vệ sinh và rác thải trong phòng.
C.  
Kiểm soát nhiệt độ phòng.
D.  
Kiểm soát áp suất không khí trong phòng.
Câu 9: 0.2 điểm
Bao bì đựng chất thải y tế là túi hoặc thùng đựng có lót túi mầu đen để đựng chất thải y tế loại
A.  
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn.
B.  
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn.
C.  
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế.
D.  
Chất thải giải phẫu.
Câu 10: 0.2 điểm
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi trường trong bệnh viện và cơ sở y tế là
A.  
Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
B.  
Công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.
C.  
Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường; Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải lây nhiễm.
D.  
Thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu đô thị, khu dân cư tập trung.
Câu 11: 0.2 điểm
Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người?
A.  
Cung cấp gỗ, củi đốt, nguồn thực phẩm thú rừng cho con người
B.  
Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái
C.  
Giữ nước ngầm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản
D.  
Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: 0.2 điểm
Bao bì đựng chất thải y tế là túi hoặc thùng đựng có lót túi mầu đen để đựng
A.  
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn.
B.  
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế.
C.  
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn.
D.  
Chất thải giải phẫu.
Câu 13: 0.2 điểm
Quy định bảo vệ môi trường trong bệnh viện và cơ sở y tế theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 là
A.  
Công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.
B.  
Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
C.  
Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường; Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải lây nhiễm.
D.  
Thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu đô thị, khu dân cư tập trung.
Câu 14: 0.2 điểm
Tác động của bức xạ nhiệt
A.  
Hệ tuần hoàn cũng bị tác động là do lượng mồ hôi mất đi, máu quánh lại, độ nhớt kém làm cản trở sự lưu thông máu, tim phải làm việc quá tải để đưa máu ra ngoại vi gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
B.  
Thận có thể bị suy do cơ thể mất nước, nước tiểu đặc lại gây cản trở đến sự bài tiết, nước tiểu ít, có màu nâu (hồng cầu), ngoài ra còn mất các sinh tố, trụ niệu, anbumin...
C.  
Chức năng co bóp của dạ dày cũng bị rối loạn, axit clohydric trong dạ dày bị giảm làm mất khả năng diệt khuẩn có thể gây bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, thức ăn khó tiêu gây táo bón, bị bệnh trĩ...
D.  
Say nắng do mặt trời chiếu vào hành tuỷ, bệnh rất nặng có thể bị đột quỵ. Say nóng làm người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, có thể bị nôn mửa, khát nước, tim đập nhanh..., có thể bị hôn mê, co giật, thậm chí gây tử vong.
Câu 15: 0.2 điểm
Định nghĩa “Sức khỏe” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
A.  
Khi tập luyện, dinh dưỡng sẽ trở nên quan trọng hơn cả để có một chế độ ăn tốt nhằm đảm bảo cho cơ thể có một tỉ lệ đúng cả yếu tố thông thường lẫn yếu tố vi lượng, giúp cơ thể hồi phục sau khi vận động.
B.  
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật.
C.  
Tập luyện thể dục thể thao là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện.
D.  
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tương đương với việc tập luyện thể dục.
Câu 16: 0.2 điểm
Phương án không thuộc định nghĩa “Sức khỏe tinh thần”
A.  
Một khái niệm chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân.
B.  
Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa về khái niệm "sức khỏe tinh thần".
C.  
Không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác.
D.  
Tình trạng thoải mái, không có rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh thần.
Câu 17: 0.2 điểm
Định nghĩa “đánh giá sơ bộ tác động môi trường” theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
A.  
Là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.
B.  
Là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
C.  
Là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.
D.  
Là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Câu 18: 0.2 điểm
Định nghĩa “nguyên liệu làm thuốc” theo Luật Dược 2016
A.  
Là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
B.  
Là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.
C.  
Là thuốc có thành phần được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
D.  
Là thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người.
Câu 19: 0.2 điểm
Chất thải dược phẩm loại này không được phép tái chế
A.  
Các chai, lọ nhựa, thủy tinh thải bỏ đã đựng các loại thuốc, hóa chất không chứa các chất gây độc tế bào, chất ăn mòn và yếu tố lây nhiễm.
B.  
Thuốc viên, viên nang, hạt, bột cho tiêm, hỗn hợp, kem, mỡ, gel, thuốc ngủ…
C.  
Giấy, báo, thùng carton, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy không chứa yếu tố lây nhiễm hoặc nguy hại.
D.  
Các chai, lon nước uống, nước giải khát và các đồ dùng bằng nhựa, kim loại, thủy tinh thải bỏ.
Câu 20: 0.2 điểm
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
A.  
Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;
B.  
Kiểm soát và xử lý từ naguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;
C.  
Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.
D.  
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với điều kiện của địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện quản lý các chất ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn.
Câu 21: 0.2 điểm
Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động là:
A.  
Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh.
B.  
Xác định các yếu tố có hại về sức khỏe.
C.  
Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
D.  
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: 0.2 điểm
Các axit chủ yếu trong mưa axit là
A.  
HCl, H2CO4
B.  
H2CO3, H3PO4
C.  
HCl, H2SO4
D.  
H2SO4, HNO3
Câu 23: 0.2 điểm
Định nghĩa “ô nhiễm chéo trong sản xuất dược phẩm” theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới
A.  
Là việc không mong muốn khi có các tạp chất có tính chất hóa học, vi sinh học, hoặc tạp chất đưa vào nguyên liệu, hoặc sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất, lấy mẫu, đóng gói hoặc đóng gói lại, bảo quản hoặc vận chuyển dược phẩm.
B.  
Là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
C.  
Là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
D.  
Là sự ô nhiễm của nguyên liệu, sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm do nguyên liệu hoặc sản phẩm khác trong quá trình sản xuất dược phẩm.
Câu 24: 0.2 điểm
Phương án không đúng nội dung kiểm soát độ ẩm phòng sạch sản xuất dược phẩm của hệ thống HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning) là
A.  
Kiểm soát tự động độ ẩm là cần thiết để duy trì chất lượng sản phẩm.
B.  
Độ ẩm có tầm quan trọng lớn hơn trong tất cả các khu vực sản xuất. Hầu hết các khu vực có độ ẩm 50 ± 5%, riêng khu vực sản xuất thuốc bột có độ ẩm là 30 ± 5%.
C.  
Sử dụng thiết bị lọc không khí để ngăn độ ẩm từ bên ngoài không lọt vào không gian phòng sạch.
D.  
Kiểm soát độ ẩm là cần thiết để bảo đảm điều kiện làm việc thoải mái, chống ăn mòn, kiểm soát vi khuẩn, giảm thiểu tĩnh điện.
Câu 25: 0.2 điểm
Định nghĩa về thời tiết
A.  
Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
B.  
Là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo. Hầu hết các hiện tượng này diễn ra trong tầng đối lưu.
C.  
Là sự thay đổi của hệ thống gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
D.  
Là kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất.
Câu 26: 0.2 điểm
Phân loại chất độc theo tính chất tác dụng độc đối với cơ thể là
A.  
Chất độc gây ung thư.
B.  
Chất độc tác động trên hệ tim, mạch.
C.  
Chất độc gây đột biến.
D.  
Chất độc gây quái thai.
Câu 27: 0.2 điểm
Định nghĩa “chất ô nhiễm khó phân hủy” theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 là
A.  
Chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.
B.  
Chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (say đây gọi là Công ước Stockholm).
C.  
Vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
D.  
Chất ô nhiễm có độc tính cao, khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Câu 28: 0.2 điểm
Nguồn nước bị ô nhiễm các chất hóa học từ
A.  
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau.
B.  
Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật.
C.  
Nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v...
D.  
Các chất thải công nghiệp, nông nghiệp (cơ khí, hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dệt nhuộm, luyện kim, khai khoáng, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm…).
Câu 29: 0.2 điểm
Ô nhiễm không khí ngoài từ các nguồn ô nhiễm trong nhà là
A.  
Các chất ô nhiễm sinh học như vi khuẩn, nấm mốc cũng có thể phát sinh từ các tấm tản nhiệt, từ nước ngưng động trong các đường ống, hoặc từ thảm trải sàn, giấy dán tường, vật liệu cách âm, cách nhiệt bị ẩm ướt.
B.  
NO và các hydrocarbon là những sản phẩm phụ khác của quá trình đốt cháy các sản phẩm dầu mỏ. Những chất này thực hiện các phản ứng quang hóa để tạo khói quang hóa, đây là một vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn.
C.  
Thảm trải sàn, nệm ghế, giấy dán tường, đồ gỗ, chất tẩy rửa và diệt côn trùng…, là những nguồn phát sinh các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi – VOC (Volatile organic compounds) và formaldehyde.
D.  
Khói thuốc là cũng góp phần vào việc phát sinh các hợp chất hữu cơ bay hơi, các loại chất độc khác và bụi hô hấp. Các thiết bị văn phòng có thể phát sinh khí ozon.
Câu 30: 0.2 điểm
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh là:
A.  
Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường.
B.  
Xác định vùng nguy hiểm.
C.  
Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn.
D.  
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 31: 0.2 điểm
Định nghĩa “dược liệu” theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới
A.  
Bao gồm các loại thảo mộc, nước trái cây tươi, mạch nha, dầu thực vật, tinh dầu, nhựa và bột khô của thảo mộc.
B.  
Là nguyên liệu làm các sản phẩm thảo dược và có thể bao gồm các vật liệu thảo dược dạng bột hoặc xơ vụn, hoặc chất chiết xuất, dung môi và tinh dầu của dược liệu; được sản xuất bằng cách chiết xuất, phân đoạn, tinh chế hoặc cô đặc hoặc bằng các quá trình vật lý, sinh học khác.
C.  
Bao gồm các loại thảo mộc, nước trái cây tươi, mạch nha, dầu thực vật, tinh dầu, nhựa và bột khô của thảo mộc. Những vật liệu này được chế biến theo các phương pháp khác nhau như hấp, sấy, hoặc khuấy bằng mật ong, đồ uống có cồn hoặc các vật liệu khác.
D.  
Là các loại cây trồng (tự nhiên hoặc trồng trọt) được sử dụng cho mục đích y tế.
Câu 32: 0.2 điểm
Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật theo mục đích sử dụng là
A.  
Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ
B.  
Các chất trừ sâu vô cơ
C.  
Thuốc trừ sâu gây độc cấp tính
D.  
Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm.
Câu 33: 0.2 điểm
Quy trình quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn đối với xử lý chất thải ngành dược phẩm về đào tạo nhân viên là
A.  
Dược phẩm phải được bảo quản trong điều kiện an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật. Kiểm soát và giám sát chặt chẽ hàng tồn kho và đánh giá hàng tồn kho định kỳ để xác định các lô hàng và ngày hết hạn.
B.  
Nắm được các mối nguy hiểm đến sức khoẻ liên quan đến việc tiếp xúc với thuốc nghiên cứu và có biện pháp an toàn lao động và phòng ngừa.
C.  
Khi kết thúc nghiên cứu, các loại thuốc nghiên cứu phải được kiểm kê để được trả lại cho nhà cung cấp hoặc xử lý, tiêu hủy theo yêu cầu của nhà cung cấp hoặc nhà máy sản xuất.
D.  
Quản lý chặt chẽ, trả lại nhà máy sản xuất hoặc xử lý, tiêu hủy theo đúng quy trình kỹ thuật đối với các dược phẩm hết hạn sử dụng hoặc chưa sử dụng.
Câu 34: 0.2 điểm
Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật theo cấu trúc hóa học là
A.  
Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại.
B.  
Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng.
C.  
Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ.
D.  
Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại.
Câu 35: 0.2 điểm
Bao bì đựng chất thải y tế là túi hoặc thùng đựng có lót túi mầu xanh để đựng chất thải y tế loại
A.  
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn.
B.  
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng.
C.  
Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế.
D.  
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn.
Câu 36: 0.2 điểm
Định nghĩa “xử lý chất thải”
A.  
Tái chế chất thải là hoạt động sử dụng trực tiếp lại các chất thải hoặc phế liệu qua một quá trình để tạo thành nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hoặc tạo ra sản phẩm mới.
B.  
Là hoạt động này nhằm làm giảm thiểu các ảnh hưởng xấu của chất thải vào môi trường và xã hội.
C.  
Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
D.  
Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm thiểu, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Câu 37: 0.2 điểm
Ô nhiễm không khí không phải do nguồn gốc tự nhiên từ
A.  
Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
B.  
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí, khí thải từ phương tiện giao thông.
C.  
Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
D.  
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
Câu 38: 0.2 điểm
Phương pháp thiêu đốt không được áp dụng để xử lý loại chất thải dược phẩm nào sau đây
A.  
Chất thải dược phẩm dạng rắn, chất thải bán rắn, chất thải dạng bột.
B.  
Thuốc chống ung thư, chất ma túy, thuốc hướng thần, chất độc.
C.  
Giấy, bìa carton.
D.  
Chất thải dược phẩm dạng lỏng, nhựa PVC, bình ga, bình xịt.
Câu 39: 0.2 điểm
Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người là:
A.  
Môi trường tự nhiên
B.  
Môi trường xã hội
C.  
Môi trường nhân tạo
D.  
Phương thức sản xuất
Câu 40: 0.2 điểm
Chỉ tiêu vật lý đánh giá chất lượng nước là
A.  
Độ cứng của nước: Gây nên bởi các ion kim loại có mặt trong nước, khi đun nóng chúng phản ứng với các anion tạo ra kết tủa. Độ cứng của nước là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Xác định độ cứng bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính theo hàm lượng canxi và magie trong nước.
B.  
Độ kiềm: Là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng với dung dịch axit mạnh (HCl). Độ kiềm được biểu diễn bằng số mđl/L.
C.  
Độ pH: Là chỉ tiêu đánh giá môi trường của nước là trung tính (pH = 7), axít (pH <7) hay kiềm (pH >7). Độ pH có ảnh hưởng rất quan trọng đến các quá trình xử lý nước.
D.  
Độ axit: Là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH). Độ axit được tính bằng mđl/L.
Câu 41: 0.2 điểm
Nguy cơ có thể xảy ra khi làm việc tiếp xúc với chất độc sinh học là
A.  
Các tác động về sức khoẻ như ngộ độc, dị ứng, viêm da, ung thư hoặc ảnh hưởng lên thai nhi.
B.  
Quá trình thử nghiệm liên quan đến các vùng da.
C.  
Nhiễm trùng.
D.  
Tiếp xúc với bệnh nhân truyền nhiễm ví dụ bệnh nhân lao.
Câu 42: 0.2 điểm
Loại chất thải dược phẩm nào không phân loại theo nguồn gốc chất thải
A.  
Chất thải rắn, chất thải bán rắn (kem, mỡ) và chất thải dạng bột: Thuốc viên, viên nang, hạt, bột cho tiêm, hỗn hợp, kem, mỡ, gel, thuốc ngủ…
B.  
Các dược chất được kiểm soát đặc biệt: chất ma tuý, chất hướng thần; thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống nấm; thuốc chống ung thư, thuốc độc.
C.  
Dược phẩm quá hạn hoặc không sử dụng: các loại thuốc rắn như thuốc viên, viên nang rời; các loại xi-rô hoặc thuốc nhỏ mắt đã khử trùng; các dược phẩm cần được bảo quản lạnh nhưng không được trữ lạnh.
D.  
Các viên thuốc và viên nang rời nếu không hết hạn thì chỉ nên sử dụng khi hộp đựng vẫn còn niêm phong, ghi nhãn đúng cách hoặc vẫn còn trong gói vỉ không đứt; các loại ống kem, thuốc mỡ chưa bôi…
Câu 43: 0.2 điểm
Biện pháp nào sau đây không được thực hiện khi bảo vệ rừng sản xuất?
A.  
Không bảo vệ các loài động vật rừng như lợn rừng, gà rừng… trong khu sản xuất
B.  
Nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy
C.  
Ngăn chặn và báo cáo với các cơ quan quản lý về hành vi xâm phạm, chặt phá rừng
D.  
Tuyên truyền với người khác nâng cao ý thức bảo vệ rừng
Câu 44: 0.2 điểm
Biện pháp quan trọng nhất để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khoáng sản là:
A.  
Sử dụng tiết kiệm
B.  
Sản xuất các vật liệu thay thế
C.  
Ngừng khai thác
D.  
Khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lý
Câu 45: 0.2 điểm
Định nghĩa “chất ô nhiễm” theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
A.  
Là chất có độc tính cao, khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
B.  
Là chất khó phân hủy được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
C.  
Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
D.  
Là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Câu 46: 0.2 điểm
Tác hại của tiếng ồn tới cơ quan thính giác là
A.  
Mức tiếng ồn từ 50 dBA trở lên ở các khu nhà ở có thể gây ra các rối loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não.
B.  
Những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất, sau ngày làm việc thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt, mỏi mệt, suy nhược thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật.
C.  
Có những biểu hiện như đau vùng ngực trước tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp tâm thu, mạch chậm. Nếu khám thực thể có thể thấy dấu hiệu hưng phấn cơ quan tiền đình.
D.  
Tổn thương bệnh lý thường xảy ra một cách từ từ, qua nhiều giai đoạn và khó phục hồi. Hậu quả sau cùng là gây ra điếc nghề nghiệp. Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, hàng chục năm, chậm nhưng vẫn tiến triển và không có quy luật về thời gian.
Câu 47: 0.2 điểm
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 là
A.  
Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do chính phủ quy định.
B.  
Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
C.  
Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
D.  
Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Câu 48: 0.2 điểm
Biện pháp cải tiến kỹ thuật để bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp là
A.  
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế độ nghỉ ngơi giải trí luyện tập phục hồi chức năng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào các hoạt động tinh thần cũng đóng góp một phần không nhỏ tạo điều kiện nâng cao sức khỏe người lao động.
B.  
Bao gồm những tiến bộ trong sản xuất, tự động hóa và cơ giới hóa không những làm giảm gánh nặng lao động mà còn làm giảm thời gian tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp.
C.  
Máy móc phù hợp với kích thước giải phẫu của cơ thể; Lao động có các nhóm có hoạt động hài hoà;
D.  
Thời gian lao động từng môi trường khác nhau phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và giảm nguy cơ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp.
Câu 49: 0.2 điểm
Hành vi nào bị cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
A.  
Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
B.  
Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
C.  
Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
D.  
Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
Câu 50: 0.2 điểm
Định nghĩa “suy thoái môi trường” theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
A.  
Là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
B.  
Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
C.  
Là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.
D.  
Là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Câu Hỏi Ôn Tập Môn Kế Toán Chi Phí 2 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân NEU (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn Kế toán Chi phí 2 dành cho sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), hoàn toàn miễn phí và có đáp án chi tiết. Bộ câu hỏi được thiết kế bám sát chương trình học, giúp bạn củng cố kiến thức về quản lý và phân tích chi phí trong doanh nghiệp, hỗ trợ chuẩn bị cho các kỳ thi. Với nhiều dạng câu hỏi phong phú và giải thích cụ thể, đây là tài liệu ôn tập hữu ích cho sinh viên.

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

53,804 lượt xem 28,952 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Ôn Tập Môn Kiến Trúc Máy Tính - Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp tài liệu ôn tập môn Kiến trúc máy tính dành cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản và nâng cao về cấu trúc phần cứng, thiết kế máy tính, và các nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính. Đây là nguồn tài liệu miễn phí, hữu ích để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và bài kiểm tra môn Kiến trúc máy tính.

152 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

142,214 lượt xem 76,545 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Ôn Tập Môn Hóa Sinh - Khoa Y Dược (ĐHQG Hà Nội) Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn Hóa Sinh dành cho sinh viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ câu hỏi bao gồm các nội dung quan trọng của môn học, giúp sinh viên củng cố kiến thức về các phản ứng sinh hóa, cấu trúc và chức năng của các phân tử sinh học. Làm bài trắc nghiệm online miễn phí với đáp án chi tiết, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi.

70 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

141,641 lượt xem 76,240 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Ôn Tập Môn Cấu Trúc Dữ Liệu Và Ảo Thuật - Đại Học Điện Lực - EPU - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tài liệu câu hỏi ôn tập môn Cấu trúc dữ liệu và Ảo thuật tại Đại học Điện lực (EPU), cung cấp các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành kèm đáp án chi tiết. Nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, tập trung vào các kiến thức nền tảng và ứng dụng thực tế trong lập trình, giúp sinh viên nắm vững các thuật toán, cấu trúc dữ liệu cơ bản và nâng cao. Đây là tài liệu ôn tập miễn phí, phù hợp để chuẩn bị cho các kỳ thi và nâng cao kỹ năng lập trình chuyên nghiệp.

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

25,733 lượt xem 13,832 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Bộ Câu Hỏi Ôn Tập Môn Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Em - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn tập với bộ câu hỏi trắc nghiệm môn "Chăm sóc sức khỏe trẻ em". Bộ câu hỏi bao gồm các nội dung trọng tâm về dinh dưỡng, phát triển thể chất, phòng ngừa và điều trị bệnh cho trẻ em, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành y khoa, điều dưỡng, và giáo dục mầm non. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

106 câu hỏi 3 mã đề 45 phút

86,784 lượt xem 46,625 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Môn Giải Phẫu - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)Đại học - Cao đẳng

Tài liệu tổng hợp các câu hỏi môn Giải phẫu dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận bám sát nội dung chương trình học, giúp sinh viên nắm vững cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể người. Tài liệu kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ hiệu quả cho việc ôn tập và chuẩn bị cho các kỳ thi môn Giải phẫu. Đây là tài liệu miễn phí, hữu ích cho sinh viên ngành y và các lĩnh vực liên quan tại HUBT.

108 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

15,530 lượt xem 8,340 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về an ninh quốc phòng, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, và các quy định liên quan đến an ninh quốc gia. Bộ đề thi có đáp án chi tiết, bám sát chương trình học, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Tài liệu miễn phí, giúp việc ôn tập trở nên dễ dàng và hiệu quả.

 

294 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

83,785 lượt xem 45,045 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Các Câu Hỏi Ôn Tập Môn Độc Chất Học Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn Độc Chất Học, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về độc chất, cơ chế tác động của các loại chất độc và các biện pháp phòng ngừa, xử lý. Bộ câu hỏi bao quát các kiến thức quan trọng, giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Làm bài trắc nghiệm online miễn phí, có đáp án chi tiết giúp tự đánh giá và nâng cao kiến thức môn Độc Chất Học.

329 câu hỏi 9 mã đề 1 giờ

11,894 lượt xem 6,377 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Môn Công Nghệ Java - Khóa Học Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) - Miễn PhíĐại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

Bộ câu hỏi ôn tập môn Công Nghệ Java dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT), cung cấp tài liệu miễn phí với các câu hỏi bám sát chương trình học. Giúp sinh viên củng cố kiến thức về lập trình Java, bao gồm các khái niệm cơ bản, lập trình hướng đối tượng và ứng dụng thực tiễn, bộ tài liệu này là công cụ ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi.

229 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

82,526 lượt xem 44,422 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!