thumbnail

Ôn luyện Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh - Lịch sử thế giới: Nước Mỹ

Bộ tài liệu ôn luyện Đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh về chủ đề Lịch sử thế giới - Nước Mỹ. Nội dung bao gồm các sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Mỹ như Cách mạng Mỹ, Nội chiến Mỹ, Thế chiến, Chiến tranh Lạnh và sự phát triển của Mỹ trong thời kỳ hiện đại. Tài liệu kèm bài tập trắc nghiệm và đáp án chi tiết giúp thí sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi ĐGNL.

Từ khoá: ôn luyện ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh Lịch sử thế giới Lịch sử nước Mỹ Cách mạng Mỹ Nội chiến Mỹ Chiến tranh Lạnh phát triển kinh tế Mỹ câu hỏi trắc nghiệm kỳ thi ĐGNL đáp án chi tiết

Số câu hỏi: 29 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

158,778 lượt xem 12,212 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Anh
B.  
C.  
Đức
D.  
Nhật Bản
Câu 2: 1 điểm

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), kinh tế Mĩ có đặc điểm gì?

A.  
Phát triển nhanh, là trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
B.  
Phát triển xen lẫn khủng hoảng
C.  
Phát triển chậm
D.  
Khủng hoảng trầm trọng
Câu 3: 1 điểm

Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là

A.  
Chế tạo thành công bom nguyên tử
B.  
Giải mã được bản đồ gen người
C.  
Tạo ra cừu Đôli
D.  
Đưa người lên mặt trăng
Câu 4: 1 điểm

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là

A.  
Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo
B.  
Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố
C.  
Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
D.  
Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới
Câu 5: 1 điểm

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

A.  
Phục hồi và phát triển trở lại.
B.  
Phát triển không ổn định.
C.  
Phát triển nhanh chóng.
D.  
Khủng hoảng suy thoái.
Câu 6: 1 điểm

Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?

A.  
Ngăn đe thực tế
B.  
Cam kết và mở rộng
C.  
Phản ứng linh hoạt
D.  
Trả đũa ồ ạt
Câu 7: 1 điểm

Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

A.  
Tổng thống Mĩ Bush (cha) bị ám sát
B.  
Khủng hoảng kinh tế- tài chính lớn nhất trong lịch sử
C.  
Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD
D.  
Tòa tháp đôi của Mĩ bị tấn công khủng bố
Câu 8: 1 điểm

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ nắm độc quyền loại vũ khí nào?

A.  
Vũ khí nhiệt hạch
B.  
Vũ khí hạt nhân
C.  
Vũ khí sinh học
D.  
Vũ khí hóa học
Câu 9: 1 điểm

Ngày 11-7-1995 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hoa Kì?

A.  
Mĩ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
B.  
Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận về mua bán vũ khí
C.  
Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam
D.  
Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam
Câu 10: 1 điểm

Cơ sở nào để chính phủ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  
Tiềm lực kinh tế
B.  
Tiềm lực quân sự
C.  
Tiềm lực kinh tế- chính trị
D.  
Tiềm lực kinh tế- quân sự
Câu 11: 1 điểm

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  
Vai trò của các tập đoàn tư bản nước ngoài
B.  
Áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
C.  
Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
D.  
Thu lợi nhuận từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 12: 1 điểm

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000 là

A.  
Phát triển xen lẫn khủng hoảng
B.  
Phát triển mạnh mẽ
C.  
Khủng hoảng triền miên
D.  
Phát triển chậm lại và xen lẫn khủng hoảng
Câu 13: 1 điểm

Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A.  
Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới
B.  
Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc
C.  
Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa
D.  
Để tập trung phát triển kinh tế
Câu 14: 1 điểm

Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?

A.  
Do viện trợ cho Tây Âu
B.  
Do tham vọng bá chủ thế giới
C.  
Do phong trào đấu tranh trong lòng nước Mĩ
D.  
Do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973
Câu 15: 1 điểm

Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào?

A.  
Các nước đồng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.
B.  
Mĩ đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.
C.  
Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.
D.  
Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ.
Câu 16: 1 điểm

Yếu tố nào đã dến đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

A.  
Chủ nghĩa khủng bố
B.  
Chủ nghĩa trọng thương
C.  
Chủ nghĩa bảo hộ
D.  
Chủ nghĩa li khai
Câu 17: 1 điểm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đưa Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A.  
Lợi nhuận thu được từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
B.  
Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
C.  
Vai trò của các tập đoàn tư bản độc quyền
D.  
Đi đầu trong việc áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
Câu 18: 1 điểm

Đặc điểm cơ bản trong chính sách ngoại giao giữa Mĩ và các nước đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.  
Cái gậy lớn
B.  
Ngoại giao đồng đôla
C.  
Cây gậy và củ cà rốt
D.  
Mềm dẻo, khôn khéo
Câu 19: 1 điểm

Thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

A.  
Làm phá sản chiến lược toàn cầu
B.  
Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu
C.  
Mở ra thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới
D.  
Tạo ra những mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ
Câu 20: 1 điểm

Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A.  
Một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu
B.  
Các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
C.  
Xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ hai dâng cao
D.  
Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
Câu 21: 1 điểm

Di tích lịch sử nào được coi là chứng tích tàn khốc về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954-1975)?

A.  
Tòa tháp đôi
B.  
Đại lộ tự do
C.  
Bức tường đá đen
D.  
Đại lộ danh vọng
Câu 22: 1 điểm

Tại sao Mĩ lại có thể thu hút được đông đảo các nhà khoa học trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  
Mĩ có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho nghiên cứu
B.  
Chính sách đãi ngộ của nhà nước thỏa đáng với các nhà khoa học
C.  
Mĩ các điều kiện hòa bình để tập trung nghiên cứu
D.  
Mĩ đầu tư rất lớn cho giáo dục
Câu 23: 1 điểm

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A.  
Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
B.  
Tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các nước khác.
C.  
Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
D.  
Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
Câu 24: 1 điểm

Nội dung nào trở thành mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng mở rộng.
B.  
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
C.  
Nhật Bản, Tây Âu vươn lên thành những trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
D.  
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
Câu 25: 1 điểm

Yếu tố nào tác động khiến năm 1973 nền kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái?

A.  
Thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng.
B.  
Mĩ chỉ đầu tư cho lĩnh vực quân sự.
C.  
Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D.  
Sự phát triển không có kế hoạch khiến cung vượt quá cầu.
Câu 26: 1 điểm

Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?

A.  
Ủng hộ độc lập dân tộc.
B.  
Thúc đẩy dân chủ.
C.  
Chống chủ nghĩa khủng bố.
D.  
Tự do, tín ngưỡng.
Câu 27: 1 điểm

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp?

A.  
Nhật Bản.
B.  
Liên Xô.
C.  
Mỹ.
D.  
Ấn Độ.
Câu 28: 1 điểm

Đâu không phải mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1945-1973?

A.  
Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
B.  
Đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C.  
Khống chế, chi phối các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D.  
Thực hiện mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 29: 1 điểm

Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

A.  
Đẩy lùi phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
B.  
Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
D.  
Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới.

Đề thi tương tự

10 câu ôn luyện phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCMVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM

1 mã đề 28 câu hỏi 40 phút

9,621729

Ôn luyện môn Nghiên cứu khoa học 301Khoa học

4 mã đề 88 câu hỏi 1 giờ

87,3026,711

Ôn Luyện Môn Dữ liệu lớn Big Data - Đại Học Bách Khoa Hà Nội Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

3 mã đề 68 câu hỏi 1 giờ

14,7411,131

Ôn luyện ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh - Hóa học Hữu cơ - Tính base của AmineĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM

1 mã đề 17 câu hỏi 20 phút

189,65014,582

Ôn luyện ĐGNL ĐHQG TP.HCM Môn Hóa: Cân bằng hóa họcĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM

1 mã đề 20 câu hỏi 1 giờ

153,16011,781

Ôn luyện Đọc hiểu - Đề 3 HSK

1 mã đề 20 câu hỏi 1 giờ

10,163779

Đề ôn luyện Triết học Mác - Lênin (Chương 1) - Đại học Võ Trường Toản (VTTU)Đại học - Cao đẳngTriết học

1 mã đề 25 câu hỏi 1 giờ

33,2272,556