thumbnail

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 18)

Bộ đề số 18 được thiết kế dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học, tập trung vào các kiến thức trọng yếu và dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi chính thức. Tài liệu cung cấp hệ thống câu hỏi chi tiết, kèm lời giải và đáp án đầy đủ, hỗ trợ học sinh luyện tập và nâng cao kỹ năng làm bài.

Từ khoá: biology_reviewgraduation_examgrade_12full_exam

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Quần thể giao phối ngẫu nhiên nào sau đây có tần số kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ từ P sang F1?

A.  
Quần thể giao phối ngẫu nhiên nào sau đây có tần số
B.  
P: 100% aa.
C.  
P: 100% Aa.
D.  
P: 50% AA : 50% aa.
Câu 2: 1 điểm
Tuổi sinh thái là
A.  
thời gian sống thực tế của cá thể.
B.  
thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể.
C.  
tuổi thọ trung bình của loài.
D.  
tuổi bình quân của quần thể.
Câu 3: 1 điểm

Một số cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. Vì thế, nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền nhau. Đây là biểu hiện của mối quan hệ

A.  
cạnh tranh.
B.  
kí sinh.
C.  
ức chế - cảm nhiễm.
D.  
hỗ trợ.
Câu 4: 1 điểm

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?

A.  
Sợi chất nhiễm sắc.
B.  
Sợi cơ bản.
C.  
Sợi siêu xoắn.
D.  
Crômatit.
Câu 5: 1 điểm

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A.  
Giống lúa lùn IR22.
B.  
Cừu Đôly.
C.  
Giống lúa “gạo vàng”.
D.  
Dâu tằm tam bội.
Câu 6: 1 điểm

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ là vai trò của

A.  
vùng khởi động.
B.  
các gen cấu trúc.
C.  
gen điều hòa.
D.  
vùng vận hành.
Câu 7: 1 điểm

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

A.  
Lưỡng cư.
B.  
Thú.
C.  
Cá.
D.  
Chim.
Câu 8: 1 điểm

Khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật được gọi là

A.  
ổ sinh thái.
B.  
khoảng thuận lợi.
C.  
giới hạn sinh thái.
D.  
khoảng chống chịu.
Câu 9: 1 điểm

Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đang nghiên cứu nằm ở

A.  
NST Y.
B.  
NST X.
C.  
NST thường.
D.  
ngoài nhân.
Câu 10: 1 điểm

Phép lai P: ♀XAXa × ♂ XaY tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 không có loại kiểu gen nào sau đây?

A.  
XAY.
B.  
XAXA.
C.  
XaY.
D.  
XAXa.
Câu 11: 1 điểm

Bước nào sau đây không có trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen?

A.  
Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
B.  
Lai các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng.
C.  
Tạo các dòng thuần chủng bằng cách cho cây tự thụ phấn.
D.  
Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Câu 12: 1 điểm

Trong tế bào thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện quá trình hô hấp?

A.  
Ribôxôm.
B.  
Ti thể.
C.  
Lục lạp.
D.  
Không bào.
Câu 13: 1 điểm

Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là gì?

A.  
Axit amin.
B.  
Glixêrol.
C.  
Nuclêôxôm.
D.  
Nuclêôtit.
Câu 14: 1 điểm

Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá?

A.  
Đột biến.
B.  
Chọn lọc tự nhiên.
C.  
Giao phối không ngẫu nhiên.
D.  
Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 15: 1 điểm

Trong lịch sử phát triển của sinh giới, loài người (H. sapiens) xuất hiện ở đại nào?

A.  
Nguyên sinh.
B.  
Cổ sinh.
C.  
Tân sinh.
D.  
Trung sinh.
Câu 16: 1 điểm

Phiên mã là quá trình tổng hợp

A.  
ADN.
B.  
ARN.
C.  
prôtêin.
D.  
lipit.
Câu 17: 1 điểm

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là

A.  
giao phối không ngẫu nhiên.
B.  
di – nhập gen.
C.  
đột biến.
D.  
chọn lọc tự nhiên.
Câu 18: 1 điểm

Sự tương đồng về cấu trúc giữa chi trước của mèo và tay người là bằng chứng tiến hoá nào sau đây?

A.  
Bằng chứng trực tiếp.
B.  
Bằng chứng giải phẫu so sánh.
C.  
Bằng chứng sinh học phân tử.
D.  
Bằng chứng tế bào học.
Câu 19: 1 điểm

Ở tằm, gen quy định màu sắc trứng nằm trên NST X không có alen trên NST Y; alen A quy định trứng màu xám, alen a quy định trứng màu trắng. Dựa vào màu sắc trứng, phép lai nào sau đây có thể sớm xác định giới tính của tằm con?

A.  
XAY × XaXa.
B.  
XAY × XAXA.
C.  
XaY × XAXa.
D.  
XaY × XAXA.
Câu 20: 1 điểm

Ở ruồi giấm, khi lai 2 dòng thuần chủng ruồi thân xám, cánh dài với ruồi thân đen, cánh cụt tạo ra F1 100% ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi đực F1 tạo ra F2 có tỉ lệ 1 ruồi thân xám, cánh dài : 1 ruồi thân đen, cánh cụt. Theo lí thuyết, các tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh chịu sự chi phối của quy luật di truyền

A.  
liên kết với giới tính.
B.  
tương tác bổ sung.
C.  
phân li độc lập.
D.  
liên kết gen hoàn toàn.
Câu 21: 1 điểm

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
B.  
Cấu trúc tuổi của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
C.  
Mật độ cá thể của mỗi quần thể ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
D.  
Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
Câu 22: 1 điểm

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Kích thước của quần thể ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B.  
Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
C.  
Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
D.  
Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.
Câu 23: 1 điểm

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau:

Hình ảnh

Thí nghiệm này nhằm phát hiện

A.  
quang hợp hấp thụ CO2.
B.  
hô hấp thải khí CO2.
C.  
sự hấp thụ O2 trong hô hấp.
D.  
hô hấp tỏa nhiệt.
Câu 24: 1 điểm

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDd thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng. Số dòng thuần chủng tối đa có thể tạo ra là

A.  
2.
B.  
8.
C.  
4.
D.  
6.
Câu 25: 1 điểm

Đặc trưng nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của quần xã?

A.  
Tỉ lệ giới tính.
B.  
Nhóm tuổi.
C.  
Thành phần loài.
D.  
Mật độ cá thể.
Câu 26: 1 điểm

Xét quá trình sinh tinh của cơ thể có kiểu gen A b a B X D Y . Biết trong quá trình giảm phân ở một số tế bào, cặp NST thường không phân li trong giảm phân 1, các quá trình khác diễn ra bình thường. Loại giao tử nào sau đây không được tạo ra ở cơ thể này?

A.  
AB aB XD
B.  
Ab Ab XD.
C.  
Ab aB Y.
D.  
AB ab Y.
Câu 27: 1 điểm

Phân tử ARN chỉ chứa 3 loại nuclêôtit A, U, G được tổng hợp từ một gen. Các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen này?

A.  
5’ATG3’, 5’AGG3’, 5’ATA3’.
B.  
5’AUG3’, 5’AGG3’, 5’AUA3’.
C.  
5’AUU3’, 5’AAX3’, 5’AUA3’.
D.  
3’ATX5’, 3’AXX5’, 3’XTX5’.
Câu 28: 1 điểm

Sơ đồ sau đây mô tả quá trình nào đang diễn ra?

Hình ảnh
A.  
Dịch mã.
B.  
Phiên mã.
C.  
Nhân đôi ADN.
D.  
Điều hòa hoạt động của gen.
Câu 29: 1 điểm

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A.  
Tập hợp chim ở rừng Pù Mát.
B.  
Tập hợp bướm ở rừng Cúc Phương.
C.  
Tập hợp cỏ ở quảng trường Hồ Chí Minh.
D.  
Tập hợp cá trắm đen ở hồ Cửa Nam.
Câu 30: 1 điểm
Đột biến nào sau đây không làm thay đổi trình tự gen trên NST?
A.  
Lệch bội.
B.  
Chuyển đoạn.
C.  
Mất đoạn.
D.  
Đảo đoạn.
Câu 31: 1 điểm

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.

II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.

III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.

A.  
4.
B.  
1.
C.  
3.
D.  
2.
Câu 32: 1 điểm

Theo dõi sự di truyền tính trạng hói đầu ở một đại gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau:

Hình ảnh

Biết tính trạng hói đầu do gen trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gen HH quy định hói đầu, hh quy định không hói đầu, Hh quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu người trong phả hệ trên mang kiểu gen dị hợp về tính trạng này?

A.  
6.
B.  
5.
C.  
7.
D.  
8.
Câu 33: 1 điểm

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.

II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường.

III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này.

IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này.

A.  
2.
B.  
4.
C.  
1.
D.  
3.
Câu 34: 1 điểm

Trong nhân tế bào, xét gen có 2 alen, alen A có 339 guanin, alen a có 400 guanin. Cho hai cá thể đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời con F1 xuất hiện cơ thể đột biến có 1078 xitôzin ở gen được xét. Dạng đột biến làm xuất hiện cơ thể trên có thể là

A.  
đảo đoạn.
B.  
đột biến gen.
C.  
tam bội.
D.  
mất đoạn.
Câu 35: 1 điểm

Đo chỉ số đường huyết khi đói của một người, thu được kết quả thể hiện qua đồ thị sau:

Hình ảnh

Dựa trên thông tin trên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  
Ở thời điểm 20h, tuyến tụy tăng tiết insulin.
B.  
Người này bị bệnh tiểu đường.
C.  
Ở thời điểm 14h, tuyến tụy tăng tiết glucagôn.
D.  
Người này cần tăng cường ăn nhiều thức ăn đường bột.
Câu 36: 1 điểm

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới mang bộ NST song nhị bội.

IV. Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

A.  
2.
B.  
4.
C.  
1.
D.  
3.
Câu 37: 1 điểm

Khảo sát ở 4 quần thể A, B, C, D của một loài sinh vật thu được kết quả như sau:

Quần thể

A

B

C

D

Diện tích khu phân bổ (ha)

100

120

80

90

Mật độ (cá thể/ha)

22

25

26

21

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể D có kích thước lớn nhất.

II. Kích thước của quần thể A lớn hơn kích thước của quần thể C.

III. Nếu kích thước của quần thể B tăng 20%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 30 cá thể/ha.

IV. Theo lí thuyết, mức độ cạnh tranh giữa các cá thể ở quần thể D là lớn nhất.

A.  
2.
B.  
4.
C.  
1.
D.  
3.
Câu 38: 1 điểm

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của 1 quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp, thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,04

0,32

0,64

F2

0,04

0,32

0,64

F3

0,5

0,4

0,1

F4

0,6

0,2

0,2

F5

0,65

0,1

0,25

Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Ở thế hệ F1, quần thể có thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.

II. Từ thế hệ F2 sang F3, quần thể có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

III. Ở thế hệ F5, tần số tương đối của alen A là 0,7 và alen a là 0,3.

IV. Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 sang F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình lặn.

A.  
1.
B.  
4.
C.  
3.
D.  
2.
Câu 39: 1 điểm

Trong quá trình nhân đôi ở 1 dòng vi khuẩn gốc, một đoạn trên vùng mã hóa của gen xảy ra đột biến điểm dạng thay thế tạo ra các alen mới. Kết quả đã hình thành quần thể vi khuẩn có 3 dòng với trình tự nuclêôtit trên đoạn tương ứng như sau:

Biết rằng: axit amin Ala được mã hóa bởi các côđon: 5’GXU3’, 5’GXX3’, 5’GXA3’ và 5’GXG3’; axit amin Trp được mã hóa bởi côđon 5’UGG3’; axit amin Lys được mã hóa bởi côđon 5’AAA3’ và 5’AAG3’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở cả 3 dòng, nếu cặp nuclêôtit số 3 xảy ra đột biến thay thế thì không ảnh hưởng đến trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của mỗi dòng.

II. Trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của dòng 3 và dòng 2 giống nhau.

III. Đột biến thay thế ở cặp nuclêôtit số 9 của dòng 1 có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.

IV. Thứ tự đột biến của các dòng có thể là: Dòng 2 → Dòng 3 → Dòng 1.

A.  
2.
B.  
4.
C.  
1.
D.  
3.
Câu 40: 1 điểm

Chó săn mồi gốc Canađa Labrador Retrievers có tính trạng màu lông do 2 cặp gen (Aa, Bb) phân li độc lập quy định; kiểu gen có cả 2 loại alen trội quy định kiểu hình lông đen; kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội A quy định kiểu hình lông vàng; các loại kiểu gen còn lại quy định kiểu hình lông nâu. Phép lai (P): ♂ lông vàng ♀ lông nâu, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây về phép lai này là đúng?

I. F1 có thể thu được tối đa 3 loại kiểu hình.

II. Ở thế hệ (P), có tối đa 6 trường hợp có sơ đồ lai phù hợp.

III. Thế hệ F1 luôn thu được tỉ lệ kiểu hình 100% con lông nâu.

IV. Nếu F1 xuất hiện kiểu hình lông nâu thì cá thể lông vàng ở (P) không thuần chủng.

A.  
4.
B.  
1.
C.  
2.
D.  
3.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 5)THPT Quốc giaSinh học
Bộ đề ôn luyện số 5 thuộc chuỗi tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học, tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm hiệu quả. Đề thi được biên soạn sát với cấu trúc đề thi chính thức, cung cấp hệ thống câu hỏi đa dạng và chi tiết giải thích rõ ràng, giúp học sinh củng cố kiến thức, phát triển tư duy logic.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

225,802 lượt xem 121,576 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 2)THPT Quốc giaSinh học
Đề thi số 2 trong chuỗi ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học. Nội dung tập trung vào các kiến thức trọng yếu của chương trình lớp 12, với các dạng câu hỏi đa dạng, kèm đáp án chi tiết và hướng dẫn cụ thể. Tài liệu phù hợp cho học sinh muốn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

290,335 lượt xem 156,324 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 13)THPT Quốc giaSinh học
Bộ đề ôn luyện số 13 với cấu trúc bài tập được thiết kế tương tự đề thi chính thức. Nội dung tập trung vào các kiến thức trọng tâm trong chương trình Sinh học lớp 12, kèm lời giải và hướng dẫn chi tiết, giúp học sinh nắm vững lý thuyết và vận dụng linh hoạt vào bài thi thực tế.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

253,110 lượt xem 136,283 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 1)THPT Quốc giaSinh học
Đề thi số 1 trong chuỗi tài liệu ôn luyện tốt nghiệp THPT môn Sinh học. Nội dung đề bám sát chương trình lớp 12, kết hợp lý thuyết trọng tâm và bài tập vận dụng cao, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu khởi đầu hữu ích giúp học sinh rèn luyện và chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi.

41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

266,259 lượt xem 143,360 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 8)THPT Quốc giaSinh học
Đề số 8 trong chuỗi đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học. Bao gồm các câu hỏi bám sát chương trình lớp 12, kèm đáp án đầy đủ và hướng dẫn chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh thực hành các dạng bài tập trọng tâm và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế, tăng khả năng làm bài hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

236,071 lượt xem 127,099 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 12)THPT Quốc giaSinh học
Bộ đề số 12 dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học, tập trung vào các chủ đề trọng tâm trong chương trình học lớp 12. Nội dung đề thi được biên soạn kỹ lưỡng nhằm cung cấp đầy đủ các dạng bài tập lý thuyết và bài tập vận dụng thực tế, kèm đáp án chi tiết. Đây là tài liệu phù hợp cho học sinh muốn hệ thống lại kiến thức và thực hành nâng cao kỹ năng làm bài thi.

41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

263,184 lượt xem 141,694 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 9)THPT Quốc giaSinh học
Đề thi số 9 trong bộ tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học. Bao gồm các câu hỏi lý thuyết trọng tâm và bài tập vận dụng cao, kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh nắm vững kiến thức và tự tin trong kỳ thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

284,079 lượt xem 152,957 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 16)THPT Quốc giaSinh học
Bộ đề ôn thi số 16 với hệ thống câu hỏi được biên soạn sát chương trình lớp 12, bao gồm các dạng bài lý thuyết và bài tập vận dụng cao. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

288,404 lượt xem 155,274 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 20)THPT Quốc giaSinh học
Đề thi số 20 trong chuỗi tài liệu ôn luyện tốt nghiệp THPT môn Sinh học. Nội dung bao gồm các câu hỏi đa dạng, bám sát chương trình lớp 12, với đầy đủ lý thuyết, bài tập vận dụng và ứng dụng thực tiễn. Kèm theo đáp án chi tiết và giải thích rõ ràng, tài liệu này hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả và tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

346,153 lượt xem 186,375 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!