thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Quản Lý Nhân Lực Phần 2 - EPU - Đại Học Điện Lực

Luyện tập với đề thi trắc nghiệm Quản lý nhân lực phần 2 dành cho sinh viên EPU - Đại học Điện Lực. Bộ đề tập trung vào các nội dung quan trọng như hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần. Thực hành ngay để đạt thành tích cao trong học tập!

Từ khoá: Đề Thi Trắc Nghiệm Quản Lý Nhân Lực Phần 2 EPU Đại Học Điện Lực Quản Lý Nhân Lực Hoạch Định Nhân Sự Tuyển Dụng Nhân Lực Đào Tạo Nhân Viên Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luyện Thi EPU

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Thiết kế công việc là quá trình xác định nội dung nào:
A.  
Định hướng và các mục tiêu công việc cần hoàn thành
B.  
Các công việc cụ thể cần hoàn thành
C.  
Những nội dung chủ yếu của công việc
D.  
Tính thiết yếu của công việc trong việc thực thi
Câu 2: 1 điểm

Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập qua bản câu hỏi, cần lưu ý các yếu tố nào dưới đây?

A.  
Cách thức đặt câu hỏi, cấu trúc câu hỏi, nơi tiến hành
B.  
Thể thức đặt câu hỏi và biện pháp yêu cầu trả lời
C.  
Các thức nêu câu hỏi, thời gian và địa điểm tiến hành
D.  
Thái độ đưa ra câu hỏi, nội dung câu hỏi, mức độ hoàn thành
Câu 3: 1 điểm
Công cụ nào dưới đây là công cụ hữu hiệu các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giảm biên chế sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sản xuất kinh doanh?
A.  
Hoạch định nhân lực.
B.  
Đánh giá thực hiện công việc
C.  
Quản trị chiến lược nguồn nhân lực
D.  
Phân tích công việc
Câu 4: 1 điểm
Phân tích công việc cung cấp thông tin nào dưới đây
A.  
Thông tin về công việc và tình hình thực hiện công việc
B.  
Thông tin về công việc và khả năng thực hiện công việc
C.  
Thông tin về tính chất công việc và nhu cầu hoàn thành công việc
D.  
Thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc
Câu 5: 1 điểm
Thông tin về bảo hộ lao động chế độ làm việc nghỉ ngơi thuộc
A.  
Thông tin về công việc cụ thể
B.  
Thông tin về tiêu chuần chi tiết hay công việc
C.  
Thông tin về các điều kiện lao động
D.  
Thông tin về người lao động thực hiện công việc
Câu 6: 1 điểm
Đâu là nhược điểm của phương pháp quan sát
A.  
Đôi khi mang tính chủ quan của người phỏng vấn
B.  
Nếu thiếu sự kiểm tra nội dung của người đi điều tra, dễ mang tính chủ quan của người trả lời câu hỏi
C.  
Do nhận thức của mỗi người lao động là khác nhau, nên thiếu sự thống nhất và rất dễ chủ quan
D.  
Tốn thời gian, chi phí cao
Câu 7: 1 điểm
Phương pháp phân tích xu hướng trong dự báo nhu cầu nhân lực là phương pháp mang tính chất định hướng, chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian và xu hướng phát triển chung. Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?
A.  
Với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường biến động
B.  
Với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường ổn định
C.  
Với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ trong môi trường cạnh tranh
D.  
Với các doanh nghiệp có qui mô lớn trong môi trường đặc trưng
Câu 8: 1 điểm
Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình xác định 2 mức độ nào dưới đây?
A.  
Mức độ hài lòng với công việc và mức độ việc làm
B.  
Mức độ thích hợp với công việc và mức độ tiền công
C.  
Mức độ tiền công và mức độ việc làm
D.  
Mức độ đáp ứng của người tuyển dụng lao động và mức độ việc làm
Câu 9: 1 điểm
Ngoài tính chất hệ thống, quản trị nhân lực trong doanh nghiệp còn có tính chất nào
A.  
Quá trình
B.  
Bổ sung
C.  
Kết hợp
D.  
Hỗ trợ
Câu 10: 1 điểm
mục tiêu chính của hoạch định nguồn nhân lực là:
A.  
Có cơ hội thu hút được nhân tài
B.  
Giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp
C.  
Giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực
D.  
Xác định được cơ sở nguồn nhân lực quan trọng
Câu 11: 1 điểm
Nếu chỉ chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực mà không gắn kết nó với nội dung nào của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoặt động của người lao động sẽ trở lên lãng phí, vô ích
A.  
Nguyên tắc và mục tiêu chung
B.  
Mục tiêu và chức năng các bộ phận
C.  
Nguồn lực hiện có
D.  
Nguyên tắc và mục tiêu chung, mục tiêu riêng của các bộ phận và các nguồn lực hiện có
Câu 12: 1 điểm
Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản trị trả lời những câu hỏi cơ bản nào?
A.  
Doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào
B.  
Doanh nghiệp đã có sẵn người thích hợp chưa
C.  
Khi nào doanh nghiệp cần họ và họ cần phải có những kỹ năng phẩm chất nào
D.  
Doanh nghiệp cần bao nhiều nhân lực về số lượng với những kỹ năng phẩm chất vào thời điểm nào
Câu 13: 1 điểm
Cung nội bộ lao động thay đổi liên tục trong doanh nghiệp là do nguyên nhân nào
A.  
Doanh nghiệp có thể tuyển lao động mới
B.  
Lao động cũ có thể rời bỏ doanh nghiệp, từ chức.
C.  
Lao động về hưu hoặc bị sa thải
D.  
Doanh nghiệp tuyển lao động mới, hoặc người lđ thoi việc , nghỉ hưu hoặc bị sa thải
Câu 14: 1 điểm
Tất cả những điều dưới đây đều cần thiết cho chất lượng nguồn nhân lực , NGOẠI TRỪ yếu tố ?
A.  
Nguồn nhân lực có giá trị
B.  
Nguồn nhân lực hiếm
C.  
Người thay thế không tốt
D.  
Nguồn nhân lực có trình độ cao
Câu 15: 1 điểm
Đây không phải căn cứ xây dựng kế hoạch nhân lực.
A.  
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
B.  
Kết quả phân tích tình hình sử dụng nhân lực thời kỳ báo cáo
C.  
Dựa vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động
D.  
Dựa vào mong muốn của 1 số người lao động
Câu 16: 1 điểm
Dựa trên căn cứ vào chức năng của các bộ phận lao động , người ta phân chia lao động thành:
A.  
Lao động trực tiếp
B.  
Lao động gián tiếp
C.  
Lao động trực tiếp và lđ gián tiếp
D.  
Lao động quản lý và lao động học nghề
Câu 17: 1 điểm
Hoạt động có thể ứng dụng trong trường hợp thiếu nhân lực
A.  
Cho nhân viên nghỉ phép
B.  
Vận động nghỉ hưu sớm
C.  
Giảm giờ làm
D.  
Tăng giờ làm
Câu 18: 1 điểm
Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại , chất lượng dịch vụ tốt, sơ sở hạ tầng vững chãi, nhưng thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó không thể tồn tại lâu dài và tạo dựng lợi thế cạnh tranh , có thể nói chính yếu tố này tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp?
A.  
Những nhà quản trị
B.  
Nhân tố con người
C.  
Triết lý kinh doanh
D.  
Sự thành công
Câu 19: 1 điểm
Nhận định nào dưới đây là các yếu tố mà mô hình quản trị chiến lược nguồn nhân lực tổng hợp xác định để tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài.
A.  
Nhiệm vụ chiến lược
B.  
Cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức
C.  
Đặc tính lao động và chính sách nhân sự
D.  
Nhiệm vụ chiến lược. cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, đặc tính lao động và các chính sách nhân sự
Câu 20: 1 điểm
Về phương diện nguồn nhân lực, mục tiêu hoạch định nguồn nhân lực tập trung vào quá trình nào của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo lực lượng lao động (kỹ năng, phẩm chất cần thiết) để thự hiện các mục tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
A.  
Thu hút nguồn nhân lực
B.  
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
C.  
Duy trì nguồn nhân lực
D.  
Thu hút, duy trì, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
Câu 21: 1 điểm
Trong dự báo nhu cầu nguồn nhân lực phương pháp phân tích nào được hiểu là việc tiến hành dự báo nhu cầu nhân lực thông qua việc sử dụng hệ số giữa một đại lượng về quy mô sản xuất kinh doanh (khối lượng sản phẩm, hàng hóa, doanh số bán hàng…) và số lượng lao động cần thiết tương ứng
A.  
Phân tích xu hướng
B.  
Phân tích tương quan
C.  
Phân tích tổng thể
D.  
Phân tích theo các chuyên gia
Câu 22: 1 điểm
Trong dự báo nhu cầu nguồn nhân lực phương pháp phân tích nào được hiểu là việc nghiên cứu nhu cầu nhân lực trong các năm trước để dự báo nhu cầu nhận lực trong giai đoạn tiếp theo
A.  
Phân tích theo các chuyên gia
B.  
Phân tích tương quan
C.  
Phân tích xu hướng
D.  
Sử dụng công cụ máy tính
Câu 23: 1 điểm
Kết quả nào dưới đây không phải có được tự sự tích hợp hiệu quả giữa chính sách quản trị nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh
A.  
Doanh thu, thị phần, lợi tức đều tăng
B.  
Chất lượng sản phẩm gia tăng hình ảnh doanh nghiệp gây ấn tượng tốt
C.  
Năng suất lao động tăng, tính sáng tạo, đạp đức nghề nghiệp
D.  
Năng suất lao động giảm
Câu 24: 1 điểm
Để phục vụ cho công việc dự báo cung nội bộ và cung tương lai về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, nhà quản trị thường cần các bảng biểu nhân sự nào để mô tả số lượng lao động ở mỗi công việc trong doanh nghiệp
A.  
Bản tóm tắt kỹ năng
B.  
Bản mô tả thành tích
C.  
Bản phân công công việc
D.  
Bản tóm tắt kỹ năng, bản mô tả thành tích, bản phân công công việc
Câu 25: 1 điểm
Phương pháp nào trong dự báo nguồn nhân lực có tính chính xác không cao do không tính đến sự thay đổi về cơ cấu và chất lượng người lao động cũng như những thay đổi về các qui trình công nghệ, tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp
A.  
Phân tích xu hướng
B.  
Phân tích theo các chuyên gia
C.  
Phân tích tương quan
D.  
Sử dụng công cụ máy tính
Câu 26: 1 điểm
Các doanh nghiệp dự báo nguồn cung cấp ứng viên từ thị trường sức lao động thường phải dựa trên cơ sở nào?
A.  
Dự báo tình hình kinh tế nói chung
B.  
Điều kiện thị trường địa phương.
C.  
Điều kiện thị trường nghề nghiệp
D.  
Dự báo tình hình kinh tế, điều kiện thị trường địa phương, và điều kiện thị trường nghề nghiệp.
Câu 27: 1 điểm
Hoạt động tuyển dụng đòi hỏi phải có thời gian, sức lực , trình độ và khả năng tài chính của 1 doanh nghiệp, chất lượng của hoạt động tuyển dụng KHÔNG TÙY thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A.  
Trình độ chuyên môn của bộ phận nhân sự.
B.  
Chính sách tuyển dụng của bộ phận nhân sự.
C.  
Sự chuẩn bị và phối hợp của các bộ phận chức năng.
D.  
Ý muốn chủ quan của nhà quản trị.
Câu 28: 1 điểm
“Nhân viên được thử thách về lòng chung thành, thái độ , tinh thần trách nhiệm với công việc. đồng thời tạo ra được sự thi đua rộng rãi trong doanh nghiệp” được đánh giá là ưu điểm của hình thức tuyển dụng nào?
A.  
Tuyển dụng nhân lực từ các trường, các trung tâm đào tạo.
B.  
Tuyển dụng từ các công ty dịch vụ tư vấn lao động.
C.  
Tuyển dụng từ nội bộ doanh nghiệp.
D.  
Tuyển dụng qua mạng internet
Câu 29: 1 điểm
Những yếu tố nào dưới đây có thể không hạn chế việc tuyển dụng nhưng nhân viên tốt nhất cho doanh nghiệp?
A.  
Bản thân công việc và hình ảnh doanh nghiệp.
B.  
Chính sách nhân sự của doanh nghiệp, chính sách của chính quyền.
C.  
Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
D.  
Áp dụng chiến lược trả lương cao hơn thị trường nhiều lần.
Câu 30: 1 điểm
“Nhân viên mới” trong những ngày đầu ở nơi làm việc, họ thường ngại ngần, lo sợ, thậm chí có thể chán nản thất vọng do:
A.  
Có nhiều mong đợi không thực tế, có thể sẽ bị thất vọng, bị “sốc” về công việc mới.
B.  
Chưa quen với công việc mới, điều kiện môi trường làm việc mới.
C.  
Phong cách sinh hoạt mới, các mối quan hệ mới tại nơi làm việc.
D.  
Các mong đợi không thực tế, chưa quen với công việc và môi trường làm việc mới, phong cách sinh hoạt và môi trường tại nơi làm việc.
Câu 31: 1 điểm
Các cá nhân được chọn cho các chức vụ công việc khác nhau trên cơ sở mức độ hoàn thành thực hiện công việc hoặc đóng góp của cá nhân đối với tổ chức, điều này được quyết định bởi:
A.  
Trình độ học vấn, kinh nghiệm.
B.  
Kỹ năng cá nhân, sự sáng tạo, linh hoạt.
C.  
Nhiệt tình, tích cực trong công việc.
D.  
Trình độ, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng cá nhân, sự sáng tạo, linh hoạt , nhiệt tình, tích cực trong công việc.
Câu 32: 1 điểm
Doanh nghiệp khi đưa ra tiêu chuẩn tuyển chọn phải dựa trên:
A.  
Tiêu chuẩn chung đối với tổ chức, doanh nghiệp.
B.  
Tiêu chuẩn của phòng ban hoặc bộ phận cơ sở.
C.  
Tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc.
D.  
Tiêu chuẩn chung của tổ chức, của phòng ban chức năng và tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc.
Câu 33: 1 điểm
Sai lầm của nhà quản trị đã đánh giá nhân viên quá cao dẫn đến thu nhận cho doanh nghiệp những nhân viên k phù hợp. điều này thường sảy ra khi
A.  
Thái độ, tác phong. Điểm mạnh sở thích của ứng viên gây ấn tượng (xấu)
B.  
Ứng viên đã khéo léo che dấu những điểm yếu kém của mình
C.  
Nhà quản trị có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng
D.  
Thái độ, tác phong và sở thích của ứng viên gây ấn tượng tốt, đồng thời ứng viên khéo léo che dấu những khuyết điểm của mình.
Câu 34: 1 điểm
Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển chọn, cần xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên. Các tổ chức, doanh nghiệp thường KHÔNG quan tâm đến.
A.  
Khả năng ứng viên có thể làm được gì và muốn làm như thế nào.
B.  
Yếu tố kích thích, động viên ,đặc điểm cá nhân
C.  
Kiến thức, kỹ năng, năng khiếu.
D.  
Ý muốn chủ quan của nhà quản trị.
Câu 35: 1 điểm
Đây không phải là nội dung của xây dựng chiến lược tuyển dụng.
A.  
Lập kế hoạch tuyển dụng.
B.  
Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng
C.  
Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển dụng
D.  
Xác định đối tượng tuyển dụng.
Câu 36: 1 điểm
Đây không phải là nguồn của phương pháp tuyển dụng bên ngoài.
A.  
Người lao động giới thiệu qua trung tâm giới thiệu việc làm.
B.  
Sinh viên, học sinh tốt nghiệp ở các trường đại học , cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề.
C.  
Công nhân viên của các doanh nghiệp khác
D.  
Người lao động trong công ty.
Câu 37: 1 điểm
Bản thông báo về công việc được hiểu là:
A.  
Thông báo tìm người qua báo chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
B.  
Thông báo các thông tin như: các kỹ năng hiện có, trình độ giáo dục và đào tạo cơ sở , các quá trình làm việc đã trải qua và các yếu tố quan trọng khác có liên quan.
C.  
Sử dụng các thông tin không chính thức qua sự giới thiệu của công nhân viên để phát hiện những người có năng lực phù hợp với công việc.
D.  
Thông báo về vị trí công việc cần tuyển người được gửi đến cho tất cả các công nhân viên trong doanh nghiệp.
Câu 38: 1 điểm
Trong các phương pháp tuyển dụng bên trong, sự giới thiệu của công nhân viên được hiểu là:
A.  
Thông báo các thông tin như: các kỹ năng hiện có, trình độ giáo dục và đào tạo cơ sở, các quá trình làm việc đã trải qua và các yếu tố quan trong khác có liên quan.
B.  
Thông báo tìm người qua báo chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
C.  
Sử dụng các thông tin không chính thức qua sự giới thiệu của công nhân viên để phát hiện những người có năng lực phù hợp với công việc.
D.  
Sử dụng các thông tin không chính thức qua sự giới thiệu của công nhân viên để phát hiện những người có năng lực phù hợp với công việc.
Câu 39: 1 điểm
Đây KHÔNG phải là các nguyên tắc cơ bản thuộc đánh giá các thông tin về nhân sự trong nguyên tắc tuyển chọn:
A.  
Dựa vào các hoạt động và hàng vi quá khứ của người dự tuyển để dự đoán các hàng vi trong tương lai.
B.  
Các doanh nghiệp khi tuyển chọn thì nên thu thập nhiều thông tin ở nhiều lĩnh vực với độ tin cậy cao, với nhiều phương pháp khác nhau.
C.  
Những người dự tuyển vào bất cứ vị trí nào sẽ được lựa chọn trên cơ sở duy nhất đó là sự thỏa mãn các tiêu chuẩn thuê mướn và yêu cầu công việc đòi hỏi.
D.  
Bất kỳ sự thiếu hụt sảy ra ở đâu thì cũng không cần thiết phải ưu tiên trong quá trình tuyển chọn, có thể ưu tiên các nhu cầu khác
Câu 40: 1 điểm
Thiệt hại do sai lầm đánh giá ứng viên trong tuyển dụng có thể thấy qua:
A.  
Phí tổn do phải tuyển ứng viên mới.
B.  
Ảnh hưởng tốt về đạo đức, tác phong, kỷ luật doanh nghiệp.
C.  
Chất lượng thực hiện công việc.
D.  
Chi phí cho tuyển dụng và chất lượng thể hiện công việc
Câu 41: 1 điểm
Việc sẽ gây ảnh hưởng như thế nào nếu như doanh nghiệp ở trong tình trạng trì trệ , hoạt động kém hiệu quả?
A.  
Rất nguy hiểm
B.  
Rất lãng phí
C.  
Rất phù hợp
D.  
Rất hữu hiệu
Câu 42: 1 điểm
Nguồn nhân lực có đặc điểm gì để được coi là vốn quý nhất, là nguồn tài nguyên mang lại giá trị nổi bật cho doanh nghiệp?
A.  
Nguồn nhân lực dồi dào
B.  
Đội ngũ lao động thường xuyên
C.  
Đội ngũ lao động trực tiếp
D.  
Nguồn nhân lực có chất lượng cao
Câu 43: 1 điểm
Khi doanh nghiệp gặp vấn đề về thiếu nhân lực quyết định nào sẽ được ưu tiền để giải quyết vấn đề này?
A.  
Thông báo tuyển nhân lực tạm thời bên ngoài.
B.  
Tuyển nhân lực thông qua công ty dịch vụ lao động
C.  
Khuyến khích người lao động làm việc thêm giờ.
D.  
Hợp đồng gia công.
Câu 44: 1 điểm
Các mô hình thu hút, phân công bố chí ngu nhân lực trong doanh nghiệp KHÔNG phản ánh vấn đề cơ bản nào?
A.  
Cách thức lao động từ thị trường hoặc nội bộ doanh nghiệp được thu hút , bổ nhiệm vào các trọng trách, công việc khác nhau trong doanh nghiệp.
B.  
Cách thức duy trì phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
C.  
Cách thức các nhân viên rời khỏi doanh nghiệp.
D.  
Cách thức phân bổ tài chính cho nguồn nhân lực.
Câu 45: 1 điểm
Nhằm kích thích nhân viên mới tự hào về doanh nghiệp và giúp họ mau chóng làm quen với công việc. doanh nghiệp sẽ giới thiệu nội dung nào dưới đây:
A.  
Các chính sách, chế độ khen thưởng, các yếu tố về điều kiện làm việc
B.  
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
C.  
Giá trị văn hóa tinh thần, các truyền thống tốt đẹp.
D.  
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, giá trị văn hóa, chính sách, chế độ khen thưởng, các yếu tố về điều kiện làm việc của doanh nghiệp.
Câu 46: 1 điểm
Ra quyết định tuyển chọn nhân sự kiểu giản đơn là việc hội đồng (hoặc cá nhân có thẩm quyền) tuyển dụng xem xét các thông tin về ứng viên (phẩm chất, kỹ năng). Sau đó dựa trên hiểu biết về công việc cần tuyển, sẽ ra quyết định. Mặc dù cách ra quyết định này thường thiếu khác quan và thiếu tính chính xác tuy nhiên được áp dụng nhiều ntn trong thực tế?
A.  
Không được áp dụng nhiều
B.  
Áp dụng trong trường hợp đặc biệt
C.  
Được áp dụng nhiều trong thực tế
D.  
Áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu có nhu cầu nhân lực không cao
Câu 47: 1 điểm
Trong tuyển dụng từ các nguồn khác nhau mỗi nguồn tuyển dụng thường đem lại chi phí tuyển dụng và kết quả gì đối với 1 nhân viên ?
A.  
Thường có kết quả khác nhau về mức độ thành công của các ứng viên.
B.  
Thường cho kết quả tương tự về cơ hội cho các ứng viên
C.  
Thường cho kết quả khác biệt về năng lực của các ứng viên
D.  
Thường sẽ góp phần tăng thêm sự thành công của tổ chức
Câu 48: 1 điểm
Tuyển dụng là 1 tiến trình gồm những hoạt động nào để sử dụng vào đúng vị trí công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực?
A.  
Thu hút nhân lực từ 1 số nguồn, lựa chọn đúng người có tiêu chuẩn tốt
B.  
Thu hút nhân lực các nguồn khác nhau, lựa chọn đúng người có tiêu chuẩn phù hợp
C.  
Thu hút nhân lực, tuyển chọn nhân lực
D.  
Thu hút nhân lực bên ngoài doanh nghiệp, lựa chọn nhân lực
Câu 49: 1 điểm
Tuyển dụng nhân lực là 1 bước cụ thể nhầm thực hiện mục tiêu chức năng nào của quản trị nguồn nhân lực
A.  
Họach định nguồn nhân lực
B.  
Đào tạo và phát triển nhân lực
C.  
Đánh giá thực hiện nhân lực
D.  
Phân tích thiết kế công việc
Câu 50: 1 điểm
Những doanh nghiệp có yếu tố nào dưới đây lành mạnh, năng động, giúp nhà quản trị có thể tuyển dụng những người có năng lực, năng động, sáng tạo?
A.  
Hệ thống tổ chức lớn
B.  
Giá trị nội bộ
C.  
Văn hóa doanh nghiệp mạnh
D.  
Kinh nghiệm trong quá khứ

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Quản Lý Và Lập Dự Toán Công Trình Điện (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngToán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Quản lý và Lập dự toán công trình điện, bao gồm các câu hỏi về các kỹ năng quản lý dự án, lập dự toán chi phí, phân tích tài chính và các yêu cầu kỹ thuật trong các công trình điện. Đề thi kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi trong ngành điện và xây dựng.

221 câu hỏi 9 mã đề 1 giờ

17,907 lượt xem 9,595 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Quản Lý Và Lập Dự Toán (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngToán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm về Quản lý và Lập Dự Toán. Đề thi bao gồm các câu hỏi về kỹ năng quản lý dự án, lập dự toán chi phí xây dựng, quản lý tài chính và các nguyên tắc kỹ thuật liên quan đến dự toán công trình. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

120 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

42,067 lượt xem 22,627 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Quản Lý Học - NEU - Đại Học Kinh Tế Quốc DânĐại học - Cao đẳng
Luyện tập với đề thi trắc nghiệm Quản lý học dành cho sinh viên NEU - Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ câu hỏi bao gồm các nội dung trọng tâm về nguyên lý quản lý, vai trò của nhà quản lý, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra trong tổ chức. Tài liệu hữu ích để củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

79,099 lượt xem 42,557 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Quản Lý Năng Lượng P1 - Có Đáp Án - Đại Học Điện LựcĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Quản Lý Năng Lượng P1" từ Đại học Điện lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các nguyên lý quản lý năng lượng, hiệu quả sử dụng năng lượng, và các chính sách năng lượng, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành kỹ thuật điện và quản lý năng lượng. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

86,343 lượt xem 46,459 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Quản Lý Và Lập Dự Toán Công Trình Điện - Có Đáp Án - Đại Học Điện LựcĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Quản lý và lập dự toán công trình điện" từ Đại học Điện lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quy trình quản lý, kỹ thuật lập dự toán và các quy định liên quan đến xây dựng công trình điện, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên chuyên ngành điện và quản lý công trình. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

151 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

10,507 lượt xem 5,616 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Quản Lý Logistics Chương 1, 2, 3 - Có Đáp Án - Đại Học Điện Lực EPUĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Quản Lý Log" bao gồm các chương 1, 2, và 3 từ Đại học Điện lực EPU. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quản lý log, theo dõi và phân tích dữ liệu hệ thống, và các biện pháp bảo mật liên quan, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành công nghệ thông tin và an ninh mạng. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

108 câu hỏi 3 mã đề 45 phút

87,034 lượt xem 46,659 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Quản Lý Điều Hành Và Khởi Nghiệp - Có Đáp Án - Đại Học Điện LựcĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Quản Lý Điều Hành Và Khởi Nghiệp" từ Đại học Điện lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp, và các bước quan trọng trong quá trình khởi nghiệp, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

154 câu hỏi 4 mã đề 45 phút

86,563 lượt xem 46,503 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Quản Lý Giáo Dục HUBT Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội - Có Đáp Án
Đề thi trắc nghiệm môn Quản Lý Giáo Dục tại HUBT Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các văn bản pháp luật, nghị định, và chính sách giáo dục. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ôn tập hiệu quả, nắm chắc kiến thức quản lý giáo dục và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

60 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

10,216 lượt xem 5,488 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi trắc nghiệm môn Quản lý điều hành và Khởi nghiệp Đại học Điện lực EPU - có đáp án
Đề thi trắc nghiệm môn Quản lý điều hành và Khởi nghiệp tại Đại học Điện lực (EPU) bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quản lý tổ chức, điều hành hoạt động doanh nghiệp, và các bước xây dựng ý tưởng khởi nghiệp. Nội dung đề thi giúp sinh viên nắm vững các kỹ năng quản trị và phát triển tư duy khởi nghiệp. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối học phần.

147 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

53,250 lượt xem 28,658 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!