thumbnail

Trắc nghiệm Quản trị Chiến lược 2023 - Học viện Chính sách và Phát triển (APD)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Quản trị Chiến lược năm 2023 dành cho sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển (APD). Tài liệu giúp ôn tập và củng cố kiến thức về các khái niệm, mô hình và quy trình trong quản trị chiến lược, bao gồm phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng và triển khai chiến lược, cũng như đánh giá hiệu quả chiến lược. Hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần và nâng cao kỹ năng quản trị.

Từ khoá: trắc nghiệm Quản trị Chiến lược Học viện Chính sách và Phát triển APD năm 2023 phân tích môi trường kinh doanh xây dựng chiến lược triển khai chiến lược đánh giá chiến lược ôn tập quản trị câu hỏi trắc nghiệm luyện thi quản trị

Số câu hỏi: 330 câuSố mã đề: 7 đềThời gian: 1 giờ

70,371 lượt xem 5,401 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là một trong các mục đích của hoạt động kiểm soát chiến lược?
A.  
Đánh giá cơ sở chiến lược
B.  
Đánh giá thực tế quản trị
C.  
Đánh giá kết quả đạt được
D.  
Đánh giá tính khả thi của các kế hoạch hành động
Câu 2: 0.2 điểm
Hai tiêu chí để đánh giá các SBU trong ma trận BCG là thị phần và vị thế cạnh tranh của SBU.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 3: 0.2 điểm
Ma trận SWOT thường được sử dụng trong giai đoạn:
A.  
Hoạch định chiến lược.
B.  
Tổ chức thực hiện chiến lược.
C.  
Đánh giá chiến lược.
D.  
Điều chỉnh chiến lược.
Câu 4: 0.2 điểm
Chiến lược tăng trưởng tập trung được thực hiện bằng liên kết với các doanh nghiệp có lợi thế phù hợp, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 5: 0.2 điểm
IBM quảng cáo chất lượng dịch vụ của nó được cung cấp bằng lực lượng bán hàng được huấn luyện tốt, công ty đang thực hiện chiến lược:
A.  
Chiến lược dựa vào khách hàng.
B.  
Chiến lược dựa vào đối thủ cạnh tranh.
C.  
Chiến lược tạo sự khác biệt.
D.  
Chiến lược chi phí thấp.
Câu 6: 0.2 điểm
Khi một doanh nghiệp gặp cơ hội mua lại một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực không liên quan, nhưng là một cơ hội đầu tư hấp dẫn thì nên thực hiện chiến lược:
A.  
Phát triển sản phẩm.
B.  
Đa dạng hóa.
C.  
Hội nhập về phía sau.
D.  
Hội nhập về phía trước.
Câu 7: 0.2 điểm
Cường độ cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành mạnh hơn khi:
A.  
Cầu đối với sản phẩm đó tăng rất nhanh.
B.  
Khách hàng có lòng trung thành thương hiệu và phí để họ chuyển đổi sang tiêu dùng sản phẩm thay thế tương đối cao.
C.  
Số lượng đối thủ cạnh tranh tăng và quy mô cũng như năng lực cạnh tranh là tương đồng.
D.  
Thông tin trên thị trường sản phẩm không hoàn toàn rõ ràng, người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều của quảng cáo.
Câu 8: 0.2 điểm
Khả năng tạo ra ưu thế cho các công ty trong cạnh tranh là năng lực tạo ra sự khác biệt.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 9: 0.2 điểm
Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của chiến lược khác biệt hóa?
A.  
Chi phí đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới bị giới hạn
B.  
Cho phép công ty định giá ở mức cao
C.  
Chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau
D.  
Tập trung vào việc duy trì sự độc đáo của sản phẩm
Câu 10: 0.2 điểm
Hàng rào thương mại và đầu tư quốc tế giảm là do sự tác động của yếu tố:
A.  
Văn hoá - xã hội.
B.  
Công nghệ.
C.  
Kinh tế.
D.  
Chính trị - pháp luật.
Câu 11: 0.2 điểm
Môi trường vi mô không bao gồm:
A.  
Đối thủ cạnh tranh.
B.  
Khách hàng.
C.  
Nhà cung cấp.
D.  
Cơ quan quản lý nhà nước.
Câu 12: 0.2 điểm
Vinfast tuyên bố đưa dòng sản phẩm xe ô tô điện sang thị trường Mỹ vào tháng 11/2021. Ngày 14/07/2022 theo giờ địa phương, Vinfast đồng loạt khai trương 6 trung tâm bán hàng Vinfast Store đầu tiên tại California. Bằng việc khai trương 6 trung tâm bán hàng, Vinfast đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 13: 0.2 điểm
Đâu không phải là công việc của nhà quản trị trong giai đoạn thực hiện chiến lược?
A.  
Thiết lập các mục tiêu hàng năm.
B.  
Phân bổ nguồn lực.
C.  
Điều chỉnh cấu trúc tổ chức hiện tại.
D.  
Tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh.
Câu 14: 0.2 điểm
Hệ thống các cấp chiến lược trong doanh nghiệp gồm:
A.  
Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược kinh doanh quốc tế.
B.  
Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
C.  
Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược kinh doanh quốc tế.
D.  
Chiến lược cấp vĩ mô, chiến lược cấp vi mô.
Câu 15: 0.2 điểm
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A.  
Trong ma trận QSPM, chỉ những chiến lược trong cùng 1 nhóm mới được so sánh với nhau.
B.  
Trong ma trận QSPM, chỉ những chiến lược khac nhóm mới được so sánh với nhau.
C.  
Trong ma trận QSPM, những chiến lược trong cùng 1 nhóm dễ so sánh hơn những chiến lược không cùng 1 nhóm.
D.  
Trong ma trận QSPM, những chiến lược không cùng 1 nhóm dễ so sành hơn những chiến lược trong cùng 1 nhóm.
Câu 16: 0.2 điểm
Xác định ma trận IFE giúp doanh nghiệp biết được:
A.  
Mức độ khai thác các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
B.  
Mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố môi trường ngành.
C.  
Mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với môi trường vĩ mô.
D.  
Mức độ khai thác các cơ hội thị trường của doanh nghiệp.
Câu 17: 0.2 điểm
Vai trò của chiến lược cấp đơn vị chức năng là:
A.  
Tập trung hỗ trợ việc đánh giá chiến lược kinh doanh.
B.  
Tập trung hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp SBU.
C.  
Xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
D.  
Lựa chọn phương thức cạnh tranh trong một ngành đặc thù.
Câu 18: 0.2 điểm
Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng dẫn đầu về chi phí thấp thì cần chú trọng quan tâm phát triển năng lực phân biệt trong lĩnh vực Marketing.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 19: 0.2 điểm
Nhận định nào sau đây không đúng?
A.  
Sứ mệnh thường mang tính ổn định và duy trì trong một thời gian dài.
B.  
Tầm nhìn, sứ mệnh không thay đổi trong suốt vòng đời của doanh nghiệp.
C.  
Tầm nhìn chỉ dẫn cho doanh nghiệp điều cốt lõi cần lưu giữ và xác định hướng phát triển trong tương lai.
D.  
Sứ mệnh là bản tuyên bố về thái độ và triển vọng của doanh nghiệp.
Câu 20: 0.2 điểm
Vinamilk khai trương trang trại bò sữa tại Campuchia. Đây là biểu hiện của chiến lược phát triển thị trường.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 21: 0.2 điểm
Việc làm nào sau đây được xem là nỗ lực để thể hiện tầm nhìn của công ty?
A.  
Công bố bản tuyên bố sứ mệnh.
B.  
Lập kế hoạch chiến lược.
C.  
Xây dựng hệ thống mục tiêu.
D.  
Phân tích kết quả khảo sát thị trường.
Câu 22: 0.2 điểm
Môi trường có tác động trực tiếp và thường xuyên đến sự thành bại của doanh nghiệp là:
A.  
Môi trường vi mô.
B.  
Môi trường vĩ mô.
C.  
Môi trường chính trị.
D.  
Môi trường pháp luật.
Câu 23: 0.2 điểm
Yếu tố nào dưới đây không thuộc các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp?
A.  
Chính phủ.
B.  
Lạm phát.
C.  
Sự khan hiếm tài nguyên, năng lượng.
D.  
Đối thủ cạnh tranh.
Câu 24: 0.2 điểm
Trong chiến lược kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp chịu áp lực địa phương hoá cao và áp lực giảm chi phí ở mức cao thì nên chọn chiến lược:
A.  
Chiến lược toàn cầu.
B.  
Chiến lược quốc tế.
C.  
Chiến lược xuyên quốc gia.
D.  
Chiến lược đa quốc gia.
Câu 25: 0.2 điểm
Theo cách tiếp cận của F. David, quá trình xây dựng chiến lược gồm có mấy giai đoạn?
A.  
1 giai đoạn
B.  
2 giai đoạn
C.  
3 giai đoạn
D.  
4 giai đoạn
Câu 26: 0.2 điểm
Hoạt động phân bổ nguồn lực là nội dung của giai đoạn nào trong quản trị chiến lược?
A.  
Giai đoạn Hoạch định chiến lược.
B.  
Giai đoạn Triển khai chiến lược.
C.  
Giai đoạn Kiểm soát chiến lược.
D.  
Giai đoạn Xây dựng văn hóa hỗ trợ chiến lược.
Câu 27: 0.2 điểm
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không bao gồm yếu tố:
A.  
Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong ngành.
B.  
Nhu cầu thị trường.
C.  
Rào cản rút lui khỏi ngành.
D.  
Trình độ và năng lực quản lý, quản trị của nhà quản trị.
Câu 28: 0.2 điểm
Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp không bao gồm việc phân tích:
A.  
Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ... tác động đến doanh nghiệp.
B.  
Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
C.  
Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp.
D.  
Các yếu tố thuộc khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế.
Câu 29: 0.2 điểm
Bản chất của chiến lược đại dương xanh là tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới tại những thị trường cạnh tranh gay gắt nhằm phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 30: 0.2 điểm
Theo M. Porter, các khía cạnh tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là sự vượt trội ở:
A.  
Khả năng cải tiến, hiệu quả hoạt động, năng lực đáp ứng, chất lượng sản phẩm.
B.  
Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, hệ thống thông tin.
C.  
Hoạt động marketing, sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, tài sản trí tuệ.
D.  
Năng lực quản trị chuỗi cung ứng, khả năng tài chính, khả năng nghiên cứu phát triển.
Câu 31: 0.2 điểm
Cấu trúc của tuyên bố tầm nhìn thường gồm 2 phần chính là:
A.  
Hệ tư tưởng cốt lõi và Viễn cảnh tương lai.
B.  
Hệ tư tưởng cốt lõi và Mục đích cốt lõi.
C.  
Mục đích cốt lõi và Giá trị cốt lõi.
D.  
Mục đích cốt lõi và Viễn cảnh về tương lai.
Câu 32: 0.2 điểm
Các lực lượng cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter không bao gồm:
A.  
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
B.  
Các doanh nghiệp trong ngành.
C.  
Nguồn lực thay thế.
D.  
Khách hàng.
Câu 33: 0.2 điểm
Doanh nghiệp tự tổ chức đại lý bán các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp. Đây là biểu hiện của chiến lược hội nhập về phía sau.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 34: 0.2 điểm
Ma trận nào giúp doanh nghiệp xác định được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của mình trong ngành kinh doanh hiện tại?
A.  
Ma trận IFE.
B.  
Ma trận IE.
C.  
Ma trận EFE.
D.  
Ma trận CPM.
Câu 35: 0.2 điểm
Các công cụ để xây dựng chiến lược có thể lựa chọn là:
A.  
Ma trận SWOT, ma trận EFE, ma trận QSPM.
B.  
Ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh.
C.  
Ma trận SWOT, ma trận chiến lược chính, ma trận QSPM.
D.  
Ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận chiến lược chính, ma trận EFE.
Câu 36: 0.2 điểm
Đặc điểm nào dưới đây không phải gắn với của Chiến lược đại dương xanh?
A.  
Cạnh tranh trong các thị trường hiện tại.
B.  
Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới.
C.  
Phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí.
D.  
Theo đuổi cả chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp.
Câu 37: 0.2 điểm
Điểm quan trọng tính được của ma trận EFE của doanh nghiệp cho biết:
A.  
Nếu tổng số điểm lớn hơn 5 thì doanh nghiệp phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ.
B.  
Nếu tổng số điểm từ 2,5 đến 5 thì doanh nghiệp đang phản ứng khá với những cơ hội và nguy cơ.
C.  
Nếu tổng số điểm trong khoảng từ 1 đến 2,5 thì doanh nghiệp đang phản ứng yếu đến trung bình với những cơ hội và nguy cơ.
D.  
Nếu tổng số điểm nhỏ hơn 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ.
Câu 38: 0.2 điểm
“Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty” là một bước thực hiện của ma trận nào dưới đây?
A.  
Ma trận SWOT.
B.  
Ma trận QSPM.
C.  
Ma trận EFE.
D.  
Ma trận IFE.
Câu 39: 0.2 điểm
Công ty diêm Thống Nhất biết rằng nhu cầu của người dân về sản phẩm diêm giảm sút mạnh. Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường và biết được rằng khách hàng rất sẵn lòng dùng sản phẩm bật lửa nếu công ty sản xuất; do Thống Nhất đã tạo dựng được uy tín nhiều năm về chất lượng và mối quan hệ khách hàng. Công ty đã quyết định đầu tư công nghệ sản xuất bật lửa và công ty đã có một chiến lược thành công. Đây là biểu hiện công ty đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 40: 0.2 điểm
Mối quan hệ giữa hoạch định chiến lược và triển khai thực hiện chiến lược là mối quan hệ 1 chiều.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 41: 0.2 điểm
Chiến lược phát triển thị trường là:
A.  
Tìm sự tăng trưởng bằng cách gia nhập những thị trường mới với những sản phẩm hiện có.
B.  
Tìm sự tăng trưởng bằng cách phát triển thị trường hiện tại với những sản phẩm mới.
C.  
Tìm sự tăng trưởng bằng cách gia nhập những thị trường mới với những sản phẩm mới.
D.  
Tìm sự tăng trưởng tại thị trường hiện tại với những sản phẩm hiện có.
Câu 42: 0.2 điểm
Các yếu tố như Lợi thế kinh tế nhờ quy mô, Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu, Sự khác biệt của sản phẩm phản ánh đối phó của doanh nghiệp đối với:
A.  
Các mối đe dọa của sản phẩm thay thế.
B.  
Sự đe dọa gia nhập ngành mới.
C.  
Quyền lực thương lượng của người mua.
D.  
Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp.
Câu 43: 0.2 điểm
FLC rất thành công với các dự án resort nghỉ dưỡng ven biển tại Thanh Hóa, Quy Nhơn, Quảng Ngãi... Tận dụng các lợi thế và nguồn lực sẵn có, FLC đã đầu tư và phát triển thêm sân gofl phục vụ nhu cầu của khách hàng. FLC đã sử dụng chiến lược đa
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 44: 0.2 điểm
Tầm nhìn của doanh nghiệp mang tính bất biến và là kim chỉ nam cho sự phát triển của doanh nghiệp.
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 45: 0.2 điểm

Trong phân tích môi trường chiến lược, việc phân tích các yếu tố bên ngoài cho phép doanh nghiệp xác định các cơ hội, thách thức mà môi trường ngành mang lại cho doanh nghiệp.

A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 46: 0.2 điểm
Các yếu tố tác động đến doanh nghiệp như: GDP, cơ cấu nền kinh tế, chính sách phát triển; Lãi suất, chính sách tài chính tiền tệ là thuộc:
A.  
Môi trường ngành của doanh nghiệp.
B.  
Môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
C.  
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
D.  
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.
Câu 47: 0.2 điểm
Điền từ vào chỗ trống: “…. là bản tuyên ngôn của công ty với những nội dung cụ thể.”
A.  
Sứ mệnh
B.  
Tầm nhìn
C.  
Mục tiêu chiến lược
D.  
Thông điệp truyền thông
Câu 48: 0.2 điểm
Để xây dựng, duy trì và củng cố lợi thế cạnh tranh bền vững, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp, nhưng không bao gồm:
A.  
Trở thành người nắm giữ thị phần lớn nhất trong ngành kinh doanh.
B.  
Xây dựng và củng cố năng lực cốt lõi đặc biệt hơn các đối thủ cạnh tranh.
C.  
Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá trị gia tăng nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
D.  
Cải tiến công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra và duy trì sự khác biệt sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Câu 49: 0.2 điểm
Chiến lược suy giảm được áp dụng khi:
A.  
Tái cấu trúc doanh nghiệp để thu hẹp quy mô.
B.  
Giai đoạn thâm nhập thị trường đạt hiệu quả.
C.  
Sự biến động của môi trường kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp.
D.  
Doanh nghiệp tận dụng được cơ hội thị trường.
Câu 50: 0.2 điểm
Nhận định nào dưới đây là đúng?
A.  
Mục tiêu hàng năm là kết quả kỳ vọng tại các mốc mà doanh nghiệp phải đạt được trong từng năm để đạt đến mục tiêu dài hạn.
B.  
Mục tiêu hàng năm là những quá trình mà tổ chức kỳ vọng phải đạt được trong từng năm để đạt đến mục tiêu dài hạn.
C.  
Mục tiêu hàng năm không có liên quan gì đến mục tiêu dài hạn.
D.  
Mục tiêu hàng năm là căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn.

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Quản Trị Chiến Lược HUBT Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

4 mã đề 197 câu hỏi 1 giờ

87,9646,773

Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Quản Trị Chiến Lược HUBTĐại học - Cao đẳng

2 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

91,2467,013

Trắc Nghiệm Quản Trị Học HUB Đại Học Ngân Hàng TP.HCMĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

53,9454,141