thumbnail

Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Tâm Thần 4 - Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột - Miễn Phí Có Đáp Án

Tải ngay bộ đề trắc nghiệm ôn luyện Tâm Thần 4 tại Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột, hoàn toàn miễn phí và kèm đáp án chi tiết. Tài liệu được biên soạn kỹ lưỡng, bám sát chương trình học, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các rối loạn tâm thần và phương pháp điều trị. Đây là nguồn tài liệu hữu ích để ôn thi và củng cố kiến thức chuyên ngành Y.

Từ khoá: Tâm Thần 4Đề Trắc Nghiệm Tâm Thần 4Ôn Luyện Tâm Thần 4Đại Học Y Dược Buôn Ma ThuộtTài Liệu Tâm Thần 4Đề Ôn Thi Tâm Thần Miễn PhíCâu Hỏi Tâm Thần 4 Có Đáp ÁnKiến Thức Tâm Thần HọcĐề Thi Tâm Thần Miễn PhíÔn Thi Tâm Thần Học

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

82 Một bệnh nhân nam 54 tuổi, có tiền sử uống rượu nhiều từ hơn 30 năm nay, mỗi ngày uống khoảng 500ml rượu loại 40 độ cồn. 3 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bị tiêu chảy nên phải ngừng uống rượu. Sau khi ngừng uống rượu, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện run tay, vã mồ hôi như tắm, mất ngủ, lo lắng và sợ hãi. 1 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân nhìn thấy ma quỷ và có một cơn co giật toàn thân (có mất ý thức) kéo dài 3 phút rồi tự hết. 

-  Phương án điều trị hợp lý nhất cho bệnh nhân này là gì?

 

A.  

Thuốc an thần

B.  

Thuốc bình thần

C.  

Chống động kinh

D.  

Bù nước, điện giải

Câu 2: 0.25 điểm

16 Chủ đề: Sảng rượu cấp

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 45 tuổi, làm nông dân. Bệnh nhân uống rượu hơn 20 năm nay, mỗi ngày uống chừng nửa lít rượu loại 40 độ cồn, có lúc bệnh nhân uống hơn 1 lít rượu trắng mỗi ngày. 2 ngày trước, bệnh nhân bị chấn động não do tai nạn giao thông, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân xuất hiện tình trạng run tay, vã mồ hôi như tắm, đánh trống ngực thường xuyên, luôn hoảng hốt sợ hãi, mạch 125ck/phút, xét nghiệm đường huyết 18mmol/l. Cả ngày hôm đó, bệnh nhân luôn tìm cách nhảy từ tầng 3 xuống đất vì cho rằng bị kẻ cướp truy đuổi. Bệnh nhân được chẩn đoán là sảng rượu cấp. Cần sử dụng nhóm thuốc nào để điều trị cho bệnh nhân này?

A.  

Thuốc chẹn betha        

B.  

Thuốc an thần

C.  

Thuốc bình thần

D.  

Hạ đường huyết

Câu 3: 0.25 điểm

51 Chủ đề: Rối loạn lưỡng cực

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 32 tuổi, bị bệnh 3 tuần nay, các triệu chứng của bệnh nhân thay đổi rất nhanh chóng. Buổi sáng, bệnh nhân trong trạng thái rất vui vẻ, tràn trề sinh lực, nói rất nhanh, nội dung phong phú. Ngoài ra, bệnh nhân luôn lạc quan, yêu đời, hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên, đến chiều tối, bệnh nhân lại than phiền rất mệt mỏi, chán nản, bi quan, muốn chết. Mọi người trong gia đình đều nhận thấy bệnh nhân rất chậm chạp, nói rất ít, ăn rất ít và ngủ rất kém. Ngày hôm sau, tình trạng đó lại lặp lại. Sự khác biệt giữa buổi sáng và buổi chiều khiến bệnh nhân như 2 con người đối lập hẳn nhau vào 2 thời điểm trong ngày. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định rối loạn của bệnh nhân hiện tại thuộc loại nào?

A.  

Giai đoạn hưng cảm

B.  

Giai đoạn trầm cảm

C.  

Giai đoạn hỗn hợp

D.  

Hưng cảm nhẹ

Câu 4: 0.25 điểm

98 Bệnh nhân nữ 20 tuổi, bị tâm thần phân liệt 9 tháng nay. Bệnh nhân luôn cho rằng có một người hàng xóm cho thuốc độc vào bể nước ăn của gia đình bệnh nhân. Bệnh nhân đã nhiều lần đem nước trong bể đi xét nghiệm, nhưng không tìm thấy chất độc. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không tin vào xét nghiệm và luôn khiếu nại ra ủy ban xã. Bệnh nhân không có tiền sử dùng ma túy, không nghiện rượu và không bị chấn thương sọ não. 

-  Triệu chứng cho rằng hàng xóm bỏ thuốc độc vào bể nước này là?

 

A.  

Hoang tưởng bị chi phối

B.  

Hoang tưởng bị theo dõi

C.  

Hoang tưởng liên hệ

D.  

Hoang tưởng bị hại

Câu 5: 0.25 điểm

94 Một bệnh nhân nam 25 tuổi, đến khám bệnh do có tiếng người nói chuyện bên tai từ 6 tháng nay. Bệnh nhân than phiền rất khó vào giấc ngủ, buổi tối bệnh nhân lên giường nằm phải 3-4 tiếng mới ngủ được. Bệnh nhân cho biết, tiếng người nói chuyện bên tai, có lúc là giọng đàn ông, lúc khác là tiếng đàn bà bình phẩm xấu về các hành vi của bệnh nhân. Các giọng nói đó đều là giọng bạn đồng nghiệp của bệnh nhân. Bệnh nhân cho rằng chính tiếng nói bên tai đó là nguyên nhân gây mất ngủ. Bệnh nhân đã bỏ việc từ hơn 3 tháng nay vì mệt mỏi, lo lắng. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy. 

 -  Hướng điều trị ở bệnh nhân này?

 

A.  

Sốc điện

B.  

Bình thần

C.  

Chống trầm cảm

D.  

An thần

Câu 6: 0.25 điểm

10 Chủ đề: Rối loạn tâm thần do rượu

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 45 tuổi, làm nông dân. Bệnh nhân uống rượu hơn 20 năm nay, mỗi ngày uống chừng nửa lít rượu loại 40 độ cồn, có lúc bệnh nhân uống hơn 1 lít rượu trắng mỗi ngày. Do uống rượu thường xuyên, bệnh nhân ăn rất ít, người rất gầy, hay lè nhè và nổi cáu vô cớ. 3 ngày trước, bệnh nhân bị tiêu chảy nên buộc phải ngừng uống rượu. Sau ngừng rượu, bệnh nhân run tay, nôn và buồn nôn nhiều, vã mồ hôi như tắm, đánh trống ngực thường xuyên. Buổi tối sau khi ngừng uống rượu bệnh nhân hầu như không ngủ được. Sáng hôm sau, bệnh nhân luôn lo lắng, sợ hãi vô cớ, có lúc dọa đốt nhà nếu vợ không cho bệnh nhân uống rượu. Gia đình cưỡng ép bệnh nhân vào viện trong tình trạng trên.

A.  

Nghiện rượu mạn tính

B.  

Loạn thần do rượu

C.  

Hội chứng cai rượu

D.  

Sảng rượu cấp

Câu 7: 0.25 điểm

48 Chủ đề: Rối loạn lưỡng cực

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 32 tuổi, bị bệnh 3 tuần nay, các triệu chứng của bệnh nhân thay đổi rất nhanh chóng. Buổi sáng, bệnh nhân trong trạng thái rất vui vẻ, tràn trề sinh lực, nói rất nhanh, nội dung phong phú. Ngoài ra, bệnh nhân luôn lạc quan, yêu đời, hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên, đến chiều tối, bệnh nhân lại than phiền rất mệt mỏi, chán nản, bi quan, muốn chết. Mọi người trong gia đình đều nhận thấy bệnh nhân rất chậm chạp, nói rất ít, ăn rất ít và ngủ rất kém. Ngày hôm sau, tình trạng đó lại lặp lại. Sự khác biệt giữa buổi sáng và buổi chiều khiến bệnh nhân như 2 con người đối lập hẳn nhau vào 2 thời điểm trong ngày. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định rối loạn của bệnh nhân hiện tại thuộc loại nào?

A.  

Giai đoạn hưng cảm

B.  

Giai đoạn trầm cảm

C.  

Giai đoạn hỗn hợp

D.  

Hưng cảm nhẹ

Câu 8: 0.25 điểm

85 Một bệnh nhân nam 45 tuổi, được gia đình đưa vào viện do có ý định tự sát. Bệnh nhân uống rượu thường xuyên trong hơn 20 năm nay, mỗi ngày uống chừng 500ml rượu 40 độ cồn. 3 ngày trước, bệnh nhân buộc phải ngừng uống rượu do đau dạ dày. Sau khi ngừng rượu, bệnh nhân rất thèm rượu, run tay, chân, buồn nôn, vã mồ hôi như tắm (dù trời không lạnh). Buổi tối, bệnh nhân ngủ rất kém. Bệnh nhân luôn nhìn thấy ma quỉ nên rất sợ hãi, cho rằng ma quỉ tìm cách giết bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân muốn chết đi cho đỡ bị hành hạ.

-  Hướng điều trị cho bệnh nhân này?

 

A.  

Cho uống rượu trở lại

B.  

Thuốc an thần kinh

C.  

Thuốc bình thần

D.  

Truyền nước, điện giải

Câu 9: 0.25 điểm

7 Chủ đề: Hành vi tự sát.

Bối cảnh:

Một thiếu nữ 18 tuổi, là sinh viên, vào viện do có hành vi tự sát bằng cách uống thuốc binh thần quá liều. Bệnh nhân cho biết bị mất ngủ kéo dài hơn 3 tháng nay, mỗi ngày chỉ ngủ được chừng 1-2 tiếng. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, chán ăn, sút cân (3kg/tháng), bi quan, chán nản, suy nghĩ rất khó khăn, không tập trung chú ý vào được bất cứ việc gì. Khi khám, bệnh nhân có khí sắc giảm rõ rệt, mất hết các hứng thú và sở thích.  Bệnh nhân luôn trong tâm trạng buồn, hay cáu gắt vô cớ. Gia đình bệnh nhân cho biết thêm bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không sử dụng ma túy và không bao giờ uống rượu.

A.  

Trầm cảm mức độ nhẹ

B.  

Trầm cảm mức độ vừa

C.  

Trầm cảm mức độ nặng

D.  

Trầm cảm nặng có loạn thần

Câu 10: 0.25 điểm

35 Chủ đề: Trầm cảm

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nữ 48 tuổi, làm nội trợ, đến khám bệnh do than phiền gần đây trí nhớ kém đi rất nhiều. Bệnh nhân cho biết đã bị mất ngủ từ 2 tháng nay. Bệnh nhân luôn trong tình trạng chán nản, bi quan, buồn mà không có bất cứ lý do gì. Khi khám, bác sĩ nhận thấy nét mặt bệnh nhân như giãn ra, các nếp nhăn ở trán, cánh mũi rất mờ, má bệnh nhân như chảy xuống và không hề biểu lộ cảm xúc. Ngoài ra, bệnh nhân cho biết rất khó vào giấc ngủ, buổi tối bệnh nhân lên giường nằm phải 3-4 tiếng mới ngủ được. Các hoạt động và khả năng suy nghĩ của bệnh nhân chậm chạp rõ ràng so với trước đây. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định triệu chứng chủ yếu của trầm cảm ở bệnh nhân này?

A.  

Khí sắc giảm

B.  

Mất hết các sở thích

C.  

Mất năng lượng

D.  

Căng trương lực

Câu 11: 0.25 điểm

79 Một học sinh nam 16 tuổi được đưa đến khám Tâm thần với lý do cắt tay tự tử. Mẹ bệnh nhân cho biết 3 tháng nay, bệnh nhân ít nói hẳn, ít tiếp xúc với xung quanh (bệnh nhân chỉ ở một mình trong phòng), mất hẳn các sở thích vốn có. Bệnh nhân ăn rất ít, sút cân, than phiền mệt mỏi, hay cáu và hay khóc. Nhà trường cho biết kết quả học tập của cháu sa sút rất nhiều. Nhiều lần bệnh nhân nói với bố, mẹ là không muốn sống nữa. Bệnh nhân không chơi game, test tìm ma túy trong nước tiểu âm tính.

-  Phương án điều trị hợp lý nhất cho bệnh nhân này là gì?

A.  

Tâm lý liệu pháp

B.  

Liệu pháp sốc điện

C.  

Thuốc an thần

D.  

Thuốc chống trầm cảm

Câu 12: 0.25 điểm

55 Chủ đề: Rối loạn lưỡng cực

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nữ 28 tuổi, bị bệnh 5 năm nay. Khởi đầu, bệnh nhân có 1 giai đoạn vui vẻ quá mức, nói quá nhiều, hoạt động quá nhiều, giảm nhu cầu ngủ mà vẫn thấy rất khỏe mạnh. Trong thời gian này, bệnh nhân luôn cho rằng mình có nhiều tài, giỏi, giàu có và tiêu rất nhiều tiền. Giai đoạn này kéo dài 3 tháng rồi tự hết hoàn toàn. 2 năm sau, bệnh nhân lại có 1 thời kì (kéo dài 6 tháng) mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, bi quan, chán ăn, sút cân và muốn chết. Khi đó, bệnh nhân mất hết mỏi sở thích cũ, nét mặt hầu như không biểu hiện cảm xúc, luôn cho mình kém cỏi, vô dụng và là gánh nặng cho gia đình. 

4 ngày nay, bệnh nhân vui vẻ quá mức, nói nhiều hơn bình thường, khoe khoang về các năng khiếu của mình và số tiền kiếm được. Ngoài ra, bệnh nhân hoạt động rất nhiều, hoàn thành rất tốt mọi việc ở cơ quan và được mọi người khen ngợi vì chăm chỉ. Ở nhà, bệnh nhân vẫn làm tốt các công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, bệnh nhân ngủ ít hơn trước, nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định rối loạn của bệnh nhân hiện tại thuộc loại nào?

A.  

Giai đoạn hưng cảm

B.  

Giai đoạn trầm cảm

C.  

Giai đoạn hỗn hợp

D.  

Hưng cảm nhẹ

Câu 13: 0.25 điểm

42 Chủ đề: Trầm cảm

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, là sinh viên, đến khám bệnh do bị mất ngủ kéo dài từ 6 tháng nay. Bệnh nhân than phiền rất khó vào giấc ngủ, buổi tối bệnh nhân lên giường nằm phải 3-4 tiếng mới ngủ được. Khi khám bệnh, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có nét mặt rất đơn điệu, ít biểu hiện cảm xúc, các nếp nhăn giãn ra. Nét mặt của bệnh nhân rất ít thay đổi trong quá trình khám bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng than phiền trí nhớ rất kém, mệt mỏi, lo lắng và kết quả học tập giảm sút. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định triệu chứng chủ yếu của trầm cảm ở bệnh nhân này?

A.  

Khí sắc giảm

B.  

Mất hết các sở thích

C.  

Mất năng lượng

D.  

Căng trương lực

Câu 14: 0.25 điểm

20 Chủ đề: Mất ngủ

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nữ 45 tuổi, bị bệnh từ 10 tháng nay với triệu chứng hầu như không ngủ cả ngày. Bệnh nhân cho biết mình rất muốn ngủ nhưng không sao ngủ được. Buổi tối, bệnh nhân phải nằm mất vài giờ mới vào được giấc ngủ. Tuy nhiên, giấc ngủ rất chập chờn và chỉ ngủ 2-3 giờ. Bệnh nhân dậy rất sớm và thấy rất mệt mỏi. Gia đình bệnh nhân cho biết bệnh nhân luôn buồn vô cớ, hay cáu, hay quên ăn ít, sút cân (trên 10kg trong 10 tháng) và nhiều lúc muốn chết. Khi khám, bác sỹ phát hiện bệnh nhân có khí sắc giảm rất rõ, mất hết các sở thích vốn có. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não và không sử dụng ma túy. Chẩn đoán nào là phù hợp nhất với bệnh nhân này?

A.  

Nghiện rượu

B.  

Giai đoạn trầm cảm

C.  

Giai đoạn hưng cảm

D.  

Tâm thần phân liệt

Câu 15: 0.25 điểm

95 Một bệnh nhân nữ, 25 tuổi bị bệnh tâm thần phân liệt từ 2 năm nay với biểu hiện có tiếng người nói chuyện trong đầu, khen chê mọi hành vi của bệnh nhân. Bệnh nhân được điều trị ngoại trú hàng ngày bằng haloperidol 10mg/ngày và trihex 8mg/ngày, bệnh ổn định, không còn tiếng người nói chuyện trong đầu nữa. Các đây 2 hôm, do hết thuốc trihex bệnh nhân chỉ uống 10mg haloperidol/ngày. 1 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên, khó nói, khó nuốt, nước rãi chảy nhiều và bí đái. Có lúc, mắt bệnh nhân bị chợn lên, lưỡi thè ra, cổ nghẹo sang 1 bên mà không cưỡng lại được.

 - Có thể qui các triệu chứng bồn chồn, đứng ngồi không yên, khó nói, khó nuốt, chảy nước dãi… nêu trên thành hội chứng gì?

 

A.  

Hội chứng ngoại tháp

B.  

Hội chứng căng trương lực

C.  

Trầm cảm

D.  

Hội chứng paranoid

Câu 16: 0.25 điểm

62 Chủ đề: Tâm thần phân liệt

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nữ 23 tuổi, được gia đình đưa đến khám tâm thần do luôn nghe thấy có tiếng người nói bên tai. Bệnh nhân cho biết từ 6 tháng nay, bệnh nhân luôn nghe thấy có nhiều giọng người nói ở bên tai, lúc là tiếng đàn ông, lúc là tiếng đàn bà, dù xung quanh không có ai. Các tiếng nói này luôn chê bai về mọi hành vi, mọi ý nghĩ của bệnh nhân. Nhiều lúc, bệnh nhân cãi nhau tay đôi với các tiếng nói đó vì cho rằng những điều giọng nói bình phẩm về bệnh nhân không đúng. Gia đình thấy bệnh nhân thường tự giam mình trong phòng và nói chuyện to một mình nên đưa bệnh nhân đi khám bệnh. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Bệnh nhân được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Hãy chỉ ra triệu chứng nào có ý nghĩa xác định chẩn đoán ở bệnh nhân này?

A.  

Hoang tưởng bị theo dõi

B.  

Tư duy bị phát thanh

C.  

Ảo thanh bình phẩm

D.  

Hoang tưởng kì quái

Câu 17: 0.25 điểm

83 Một bệnh nhân nam 45 tuổi, được gia đình đưa vào viện do có ý định tự sát. Bệnh nhân uống rượu thường xuyên trong hơn 20 năm nay, mỗi ngày uống chừng 500ml rượu 40 độ cồn. 3 ngày trước, bệnh nhân buộc phải ngừng uống rượu do đau dạ dày. Sau khi ngừng rượu, bệnh nhân rất thèm rượu, run tay, chân, buồn nôn, vã mồ hôi như tắm (dù trời không lạnh). Buổi tối, bệnh nhân ngủ rất kém. Bệnh nhân luôn nhìn thấy ma quỉ nên rất sợ hãi, cho rằng ma quỉ tìm cách giết bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân muốn chết đi cho đỡ bị hành hạ.

- Chẩn đoán nào là phù hợp nhất?

 

A.  

Nghiện rượu mãn tính

B.  

Hội chứng cai rượu

C.  

Loạn thần cấp

D.  

Sảng rượu cấp

Câu 18: 0.25 điểm

33 Chủ đề: Trầm cảm

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nữ 32 tuổi, là nhân viên kế toán, đến khám bệnh do than phiền mệt mỏi kéo dài từ 2 tháng nay. Bệnh nhân than phiền cảm thấy rất mệt mỏi, nhất là về buổi sáng khi mới thức dậy. Cảm giác mệt mỏi, ể oải kéo dài cả ngày, nhưng có giảm đi về buổi chiều và buổi tối. Ngoài ra, bệnh nhân cho biết rất khó vào giấc ngủ, buổi tối bệnh nhân lên giường nằm phải 3-4 tiếng mới ngủ được. Các hoạt động và khả năng suy nghĩ của bệnh nhân chậm chạp rõ ràng so với trước đây. Ngoài ra, bệnh nhân cũng than phiền trí nhớ rất kém, luôn chán nản, bi quan về tương lai, lo lắng về bất kì một vấn đề gì và khả năng lao động giảm sút rất nhiều.  Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định triệu chứng chủ yếu của trầm cảm ở bệnh nhân này? 

A.  

Khí sắc giảm

B.  

Mất hết các sở thích

C.  

Mất năng lượng

D.  

Căng trương lực

Câu 19: 0.25 điểm

73 Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, là công nhân, bị bệnh từ 10 ngày nay với biểu hiện hầu như không ngủ cả ngay, nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi. Bệnh nhân nói rất nhiều, hết chuyện này sang chuyện khác. Bệnh nhân hoạt động rất nhiều, can thiệp vào mọi việc, tiêu tiền bừa bãi. Bệnh nhân luôn cho mình có nhiều tài giỏi, luôn vui vẻ quá mức. 3 ngày nay, bệnh nhân luôn cho rằng bà nội (đã mất) nhập vào bệnh nhân. Khi khám, bệnh nhân có khí sắc tăng nhiều, không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. 

- Cần dùng biện pháp nào để điều trị cho bệnh nhân này?

 

A.  

An thần + Bình thần

B.  

An thần + Chỉnh khí sắc

C.  

Bình thần + Chỉnh khí săc

D.  

Bình thần + Chống trầm cảm

Câu 20: 0.25 điểm

80 Một bệnh nhân nam 54 tuổi, có tiền sử uống rượu nhiều từ hơn 30 năm nay, mỗi ngày uống khoảng 500ml rượu loại 40 độ cồn. 3 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bị tiêu chảy nên phải ngừng uống rượu. Sau khi ngừng uống rượu, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện run tay, vã mồ hôi như tắm, mất ngủ, lo lắng và sợ hãi. 1 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân nhìn thấy ma quỷ và có một cơn co giật toàn thân (có mất ý thức) kéo dài 3 phút rồi tự hết. 

- Chẩn đoán nào là phù hợp nhất?

 

A.  

Loạn thần cấp

B.  

Động kinh cơn lớn

C.  

Tâm thần phân liệt

D.  

Hội chứng cai rượu

Câu 21: 0.25 điểm

60 Chủ đề: Tâm thần phân liệt

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 35 tuổi, bị bệnh 3 tháng nay với biểu hiện luôn có ý nghĩ mình bị một người nào đó theo dõi ở mọi nơi, mọi lúc bằng camera, bằng vệ tinh và bằng tia vũ trụ. Người theo dõi đó có ý đồ xấu với bệnh nhân. Để đối phó, bệnh nhân hạn chế ra khỏi nhà. Nếu phải ra khỏi nhà, bệnh nhân mặc quần áo thật kín, đội mũ, bịt khẩu trang, che ô… để tránh bị theo dõi. Từ khi bị bệnh, bệnh nhân ngủ ít, rất lo lắng, không đi làm. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Bệnh nhân được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Hãy chỉ ra triệu chứng nào có ý nghĩa xác định chẩn đoán ở bệnh nhân này?

A.  

Hoang tưởng bị theo dõi

B.  

Tư duy bị phát thanh

C.  

Ảo thanh bình phẩm

D.  

Hoang tưởng kì quái

Câu 22: 0.25 điểm

76 Một bệnh nhân nam được gia đình đưa vào viện do có ý định tự sát. Qua khai thác, bệnh nhân cho biết mình không muốn chết nhưng luôn có tiếng người đàn ông nói bên tai xui bệnh nhân làm một việc gì đó. Tiếng nói đó xuất hiện đã hơn 1 tháng nay, có cả ngày, lẫn đêm dù xung quanh không có ai cả. Thường là bệnh nhân sẽ làm theo lời xui của tiếng nói đó. Bệnh nhân luôn trong tình trạng lo lắng,sợ những điều không lành sẽ xảy ra với mình. Bệnh nhân ngủ rất ít, ăn kém, sút cân, chán nản vì tiếng nói xuất hiện ngày càng nhiều và mạnh hơn. Bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, thỉnh thoảng bệnh nhân có uống rượu, số lượng ít, bệnh nhân không sử dụng ma túy.

-  Phương án điều trị hợp lý nhất cho bệnh nhân này là gì?

 

A.  

Thuốc an thần

B.  

Thuốc chống trầm cảm

C.  

Thuốc bình thần

D.  

Liệu pháp sốc điện

Câu 23: 0.25 điểm

89 Một bệnh nhân nữ 20 tuổi, bị bệnh từ 10 ngày nay với triệu chứng hầu như không ngủ cả ngày. Bệnh nhân cho biết mình không có cảm giác buồn ngủ và không có nhu cầu ngủ. Tuy mỗi ngày chỉ ngủ 1-2 giờ, nhưng bệnh nhân không hề thấy mệt mỏi. Gia đình bệnh nhân cho biết bệnh nhân nói rất nhiều, không nghỉ, hết chuyện này sang chuyện khác. Bệnh nhân luôn vui vẻ quá mức, ca hát suốt ngày, hoạt động liên tục, can thiệp vào mọi công việc của người xung quanh. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não và không sử dụng ma túy. Chẩn đoán nào là phù hợp nhất với bệnh nhân này?

Xác định loại rối loạn giấc ngủ?

 

A.  

Mất ngủ

B.  

Giảm nhu cầu ngủ

C.  

Ngủ nhiều

D.  

Mất ngủ hoàn toàn

Câu 24: 0.25 điểm

102 Bệnh nhân nam 38 tuổi, bị tâm thần phân liệt 5 năm nay. Bệnh nhân luôn nghe thấy có tiếng người nói ở trong đầu, không rõ giọng nam hay nữ, trò chuyện với bệnh nhân. Bệnh nhân luôn trả lời giọng nói đó (như đang nói chuyện với một ai đó). Kèm theo, bệnh nhân luôn cho rằng có người quen cũ luôn theo dõi bệnh nhân bằng camera, vì thế bệnh nhân rất hạn chế đi ra khỏi nhà. Bệnh nhân không thừa nhận đó là bệnh nên không đi khám và không điều trị gì. Gần đây, bệnh nhân không còn nghe thấy tiếng nói trong đầu và không còn cho rằng mình bị theo dõi nữa. Mọi người trong gia đình nhận thấy bệnh nhân rất ít khi vui và hiếm khi buồn. Bệnh nhân lười tắm rửa, thay quần áo, chải đầu. Bệnh nhân không làm bất cứ một việc gì trong nhà, chỉ ăn và nằm. Bệnh nhân ít nói hơn, giọng nhỏ, hầu như chỉ nói khi đòi ăn và uống. 

 - Chẩn đoán thể bệnh tâm thần phân liệt của bệnh nhân giai đoạn hiện tại?

 

A.  

Thể paranoid

B.  

Thể không biệt định

C.  

Thể giản đơn

D.  

Thể di chứng

Câu 25: 0.25 điểm

90 Một bệnh nhân nữ 20 tuổi, bị bệnh từ 10 ngày nay với triệu chứng hầu như không ngủ cả ngày. Bệnh nhân cho biết mình không có cảm giác buồn ngủ và không có nhu cầu ngủ. Tuy mỗi ngày chỉ ngủ 1-2 giờ, nhưng bệnh nhân không hề thấy mệt mỏi. Gia đình bệnh nhân cho biết bệnh nhân nói rất nhiều, không nghỉ, hết chuyện này sang chuyện khác. Bệnh nhân luôn vui vẻ quá mức, ca hát suốt ngày, hoạt động liên tục, can thiệp vào mọi công việc của người xung quanh. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não và không sử dụng ma túy. Chẩn đoán nào là phù hợp nhất với bệnh nhân này?

-  Chẩn đoán nào phù hợp nhất?

 

A.  

Loạn thần cấp

B.  

Tâm thần phân liệt

C.  

Giai đoạn hưng cảm

D.  

Giai đoạn trầm cảm

Câu 26: 0.25 điểm

14 Chủ đề: Sảng rượu cấp

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 45 tuổi, làm nông dân. Bệnh nhân uống rượu hơn 20 năm nay, mỗi ngày uống chừng nửa lít rượu loại 40 độ cồn, có lúc bệnh nhân uống hơn 1 lít rượu trắng mỗi ngày. 2 ngày trước, bệnh nhân bị chấn động não do tai nạn giao thông, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân xuất hiện tình trạng run tay, vã mồ hôi như tắm, đánh trống ngực thường xuyên, luôn hoảng hốt sợ hãi. Cả ngày hôm đó, bệnh nhân luôn tìm cách nhảy từ tầng 3 xuống đất vì cho rằng bị kẻ cướp truy đuổi. Bệnh nhân được chẩn đoán là sảng rượu cấp. Triệu chứng nào đe dọa tính mạng của bệnh nhân?

A.  

Mất ngủ hoàn toàn      

B.  

Rối loạn định hướng

C.  

Hoang tưởng, ảo giác

D.  

Hành vi tự sát

Câu 27: 0.25 điểm

11 Chủ đề: Sảng rượu cấp 

Bối cảnh:

Một bệnh nhân 64 tuổi, là công nhân đã nghỉ hưu. Bệnh nhân có tiền sử uống rượu từ hơn 40 năm nay, mỗi ngày uống khoảng 500ml-1000ml rượu trắng (40 độ cồn). Khoảng 2 năm nay, bệnh nhân bị xơ gan rượu và chỉ còn uống được khoảng 250ml rượu trắng mỗi ngày. 3 ngày trước, bệnh nhân bị bị sốt do viêm họng nên gia đình ép bệnh nhân ngừng uống rượu. Bệnh nhân run tay, buồn nôn, vã mồ hôi như tắm. Đã 2 ngày nay, bệnh nhân không ngủ được tí nào. Bệnh nhân luôn lo sợ, hoảng hốt vô cớ. Khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán là sảng rượu cấp. Triệu chứng nào giúp xác định bệnh nhân bị sảng rượu cấp? 

A.  

Mất ngủ hoàn toàn      

B.  

Rối loạn định hướng

C.  

Hoang tưởng, ảo giác

D.  

Hành vi tự sát

Câu 28: 0.25 điểm

8 Chủ đề: Hành vi tự sát.

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 40 tuổi, được gia đình đưa vào viện do có hành vi tự sát. Qua khai thác, bệnh nhân cho biết mình bị mất ngủ khoảng 2 tháng nay. Bệnh nhân rất khó vào giấc ngủ, giấc ngủ nông, dễ thức giấc và không ngủ lại được. Bệnh nhân than phiền mệt mỏi, chán nản, bi quan, chán ăn và sút cân rõ rệt. Khi khám bệnh, bệnh nhân có khí sắc giảm rõ rệt, mất hết các sở thích vốn có, luôn đòi soi dạ dày vì cho rằng mình bị ung thư dạ dày (mặc dù các lần soi dạ dày trước không phát hiện ra dấu hiệu bất thường). Bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy.

A.  

Trầm cảm mức độ nhẹ

B.  

Trầm cảm mức độ vừa

C.  

Trầm cảm mức độ nặng

D.  

Trầm cảm nặng có loạn thần

Câu 29: 0.25 điểm

56 Chủ đề: Tâm thần phân liệt

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 35 tuổi, bị bệnh 3 tháng nay với biểu hiện luôn có ý nghĩ mình bị một người nào đó theo dõi ở mọi nơi, mọi lúc bằng camera, bằng vệ tinh và bằng tia vũ trụ. Người theo dõi đó có ý đồ xấu với bệnh nhân. Để đối phó, bệnh nhân hạn chế ra khỏi nhà. Nếu phải ra khỏi nhà, bệnh nhân mặc quần áo thật kín, đội mũ, bịt khẩu trang, che ô… để tránh bị theo dõi. Từ khi bị bệnh, bệnh nhân ngủ ít, rất lo lắng, không đi làm. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Bệnh nhân được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Hãy chỉ ra triệu chứng nào có ý nghĩa xác định chẩn đoán ở bệnh nhân này?

A.  

Hoang tưởng bị theo dõi

B.  

Tư duy bị phát thanh

C.  

Ảo thanh bình phẩm

D.  

Hoang tưởng kì quái

Câu 30: 0.25 điểm

34 Chủ đề: Trầm cảm

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 44 tuổi, là công nhân, đến khám bệnh do bị mất ngủ kéo dài từ 6 tháng nay. Bệnh nhân than phiền là không còn thích gì nữa. Các sở thích vốn có trước đây của bệnh nhân như bóng đá, cầu lông, đọc báo, xem tivi… giờ đã mất hẳn. Khi khám bệnh, bác sĩ phát hiện bệnh nhân hoạt động rất chậm, trả lời chậm, giọng nhỏ, nội dung đơn điệu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng than phiền trí nhớ rất kém, mệt mỏi, lo lắng và có lúc muốn chết. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định triệu chứng chủ yếu của trầm cảm ở bệnh nhân này?

A.  

Khí sắc giảm

B.  

Mất hết các sở thích

C.  

Mất năng lượng

D.  

Căng trương lực

Câu 31: 0.25 điểm

49 Chủ đề: Rối loạn lưỡng cực

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nữ 45 tuổi bị bệnh hơn 20 năm nay. Trong tiền sử, bệnh nhân đã có nhiều giai đoạn vui vẻ quá mức, nói quá nhiều, hoạt động quá nhiều, giảm nhu cầu ngủ mà vẫn thấy rất khỏe mạnh. Các giai đoạn này kéo dài vài tháng rồi tự hết hoàn toàn. Xen kẽ với các giai đoạn trên, bệnh nhân lại có các thời kì (mỗi lần kéo dài 5-6 tháng) mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, bi quan, chán ăn, sút cân và muốn chết.

 Lần này, bệnh nhân được gia đình đưa vào viện do có hành vi tự sát (thắt cổ). Gia đình bệnh nhân cho biết, từ 1 tháng nay bệnh nhân than phiền mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, chán nản, bi quan và muốn chết. Khi khám, bệnh nhân mất hết các sở thích vốn có, nét mặt rất đơn điệu và không biểu lộ cảm xúc gì. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định rối loạn của bệnh nhân hiện tại thuộc loại nào?

A.  

Giai đoạn hưng cảm

B.  

Giai đoạn trầm cảm

C.  

Giai đoạn hỗn hợp

D.  

Hưng cảm nhẹ

Câu 32: 0.25 điểm

9 Chủ đề: Rối loạn tâm thần do rượu

Bối cảnh:

Một bệnh nhân 52 tuổi, làm nghề thợ xây. Bệnh nhân có tiền sử uống rượu từ hơn 30 năm nay, mỗi ngày uống khoảng 500ml rượu trắng (40 độ cồn). Nếu không được uống rượu, bệnh nhân rất thèm rượu, luôn nghĩ về rượu, run tay, chân và tìm mọi cách để được uống rượu. Mỗi ngày, bệnh nhân phải uống rượu nhiều lần để giảm tình trạng thèm rượu. Gần đây, bệnh nhân run tay chân nhiều nên gia đình không cho đi làm vì sợ bệnh nhân bị ngã khi trèo giàn giáo. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng vẫn còn đang uống rượu.

A.  

Nghiện rượu mạn tính

B.  

Loạn thần do rượu

C.  

Hội chứng cai rượu

D.  

Sảng rượu cấp

Câu 33: 0.25 điểm

93 Một bệnh nhân nam 25 tuổi, đến khám bệnh do có tiếng người nói chuyện bên tai từ 6 tháng nay. Bệnh nhân than phiền rất khó vào giấc ngủ, buổi tối bệnh nhân lên giường nằm phải 3-4 tiếng mới ngủ được. Bệnh nhân cho biết, tiếng người nói chuyện bên tai, có lúc là giọng đàn ông, lúc khác là tiếng đàn bà bình phẩm xấu về các hành vi của bệnh nhân. Các giọng nói đó đều là giọng bạn đồng nghiệp của bệnh nhân. Bệnh nhân cho rằng chính tiếng nói bên tai đó là nguyên nhân gây mất ngủ. Bệnh nhân đã bỏ việc từ hơn 3 tháng nay vì mệt mỏi, lo lắng. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy. 

- Chẩn đoán nào là phù hợp nhất với bệnh nhân này?

A.  

Loạn thần cấp

B.  

Loạn thần do ma túy

C.  

Tâm thần phân liệt      

D.  

Trầm cảm có loạn thần

Câu 34: 0.25 điểm

88 Một bệnh nhân nam 52 tuổi, được gia đình đưa vào viện do luôn nhìn thấy ma quỉ. Bệnh nhân uống rượu thường xuyên trong hơn 30 năm nay, mỗi ngày uống chừng 500ml rượu 40 độ cồn. 3 ngày trước, bệnh nhân buộc phải ngừng uống rượu do quá mệt. Sau khi ngừng rượu, bệnh nhân rất thèm rượu, run tay, chân, buồn nôn, vã mồ hôi như tắm (dù trời không lạnh). Buổi tối, bệnh nhân ngủ rất kém. Bệnh nhân luôn nhìn thấy ma quỉ nên rất sợ hãi. 1 ngày trước, bệnh nhân có 1 cơn co giật toàn thân, trong cơn không biết gì, kéo dài hơn 2 phút. Bệnh nhân không ngủ được một chút nào, luôn nhìn thấy ma quỉ và bỏ chạy vì sợ ma quỉ giết, không xác định được mình đang ở đâu, buổi sáng hay buổi tối.

- Hướng điều trị cho bệnh nhân này?

 

A.  

Bình thần + vitamin B1 + Ringerlactat

B.  

An thần kinh+ vitaminB1 + Ringerlactat

C.  

Bình thần + Vitamin B1 + Thanh huyết ngọt

D.  

An thần + Vitamin B1 + Thanh huyết ngọt

Câu 35: 0.25 điểm

100 Bệnh nhân nữ 20 tuổi, bị tâm thần phân liệt 9 tháng nay. Bệnh nhân luôn cho rằng có một người hàng xóm cho thuốc độc vào bể nước ăn của gia đình bệnh nhân. Bệnh nhân đã nhiều lần đem nước trong bể đi xét nghiệm, nhưng không tìm thấy chất độc. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không tin vào xét nghiệm và luôn khiếu nại ra ủy ban xã. Bệnh nhân không có tiền sử dùng ma túy, không nghiện rượu và không bị chấn thương sọ não. 

-  Hướng điều trị cho bệnh nhân này là?

 

A.  

Chống trầm cảm

B.  

An thần kinh

C.  

Thuốc bình thần

D.  

Chỉnh khí sắc

Câu 36: 0.25 điểm

30 Chủ đề: Mất ngủ

Bối cảnh:

Một bệnh nhân 64 tuổi, là công nhân đã nghỉ hưu. Bệnh nhân có tiền sử uống rượu từ hơn 40 năm nay, mỗi ngày uống khoảng 500ml-1000ml rượu trắng (40 độ cồn). Khoảng 2 năm nay, bệnh nhân bị xơ gan rượu và chỉ còn uống được khoảng 250ml rượu trắng mỗi ngày. 3 ngày trước, bệnh nhân bị bị sốt do viêm họng nên gia đình ép bệnh nhân ngừng uống rượu. Bệnh nhân run tay, buồn nôn, vã mồ hôi như tắm. Ngay trước khi vào viện, bệnh nhân có 1 cơn co giật toàn thân, trong cơn, bệnh nhân tím tái vì ngừng thở và không biết những gì đã xảy ra. Đến ngày thứ 4 từ khi ngừng rượu, bệnh nhân không thể xác định được mình đang ở đâu, giờ là buổi sáng hay buổi chiều. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não và không sử dụng ma túy. Chẩn đoán nào là phù hợp nhất với bệnh nhân này?

A.  

Tâm thần phân liệt      

B.  

Sảng rượu

C.  

Giai đoạn trầm cảm

D.  

Giai đoạn hưng cảm

Câu 37: 0.25 điểm

78 Một học sinh nam 16 tuổi được đưa đến khám Tâm thần với lý do cắt tay tự tử. Mẹ bệnh nhân cho biết 3 tháng nay, bệnh nhân ít nói hẳn, ít tiếp xúc với xung quanh (bệnh nhân chỉ ở một mình trong phòng), mất hẳn các sở thích vốn có. Bệnh nhân ăn rất ít, sút cân, than phiền mệt mỏi, hay cáu và hay khóc. Nhà trường cho biết kết quả học tập của cháu sa sút rất nhiều. Nhiều lần bệnh nhân nói với bố, mẹ là không muốn sống nữa. Bệnh nhân không chơi game, test tìm ma túy trong nước tiểu âm tính.

- Hành vi tự sát ở bệnh nhân này được coi là gì?

 

A.  

Khám thông thường

B.  

Cấp cứu ngoại khoa

C.  

Cấp cứu nội khoa

D.  

Cấp cứu tâm thần

Câu 38: 0.25 điểm

Chủ đề: Ý định tự sát.

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 45 tuổi, được gia đình đưa vào viện do có ý định tự sát. Bệnh nhân uống rượu thường xuyên trong hơn 20 năm nay, mỗi ngày uống chừng 500ml rượu 40 độ cồn. 3 ngày trước, bệnh nhân xuất hiện mất ngủ, mệt mỏi, sợ hãi vô cớ. Bệnh nhân nghe thấy có tiếng người đàn ông chửi mình ở bên tai. Kèm theo, bệnh nhân cho rằng mình có nhiều tội lỗi, đáng phải chết. Vì vậy, bệnh nhân đã lên kế hoạch tự sát (nhưng chưa thực hiện). 

A.  

Rối loạn trầm cảm       

B.  

Tâm thần phân liệt

C.  

Loạn thần do rượu

D.  

Phản ứng stress cấp

Câu 39: 0.25 điểm

39 Chủ đề: Trầm cảm

Một bệnh nhân nữ 48 tuổi, làm nội trợ, đến khám bệnh do than phiền gần đây trí nhớ kém đi rất nhiều. Bệnh nhân cho biết đã bị mất ngủ từ 2 tháng nay. Bệnh nhân luôn trong tình trạng chán nản, bi quan, buồn mà không có bất cứ lý do gì. Khi khám, bác sĩ nhận thấy nét mặt bệnh nhân như giãn ra, các nếp nhăn ở trán, cánh mũi rất mờ, má bệnh nhân như chảy xuống và không hề biểu lộ cảm xúc. Ngoài ra, bệnh nhân cho biết rất khó vào giấc ngủ, buổi tối bệnh nhân lên giường nằm phải 3-4 tiếng mới ngủ được. Các hoạt động và khả năng suy nghĩ của bệnh nhân chậm chạp rõ ràng so với trước đây. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không nghiện rượu và không sử dụng ma túy. Hãy xác định triệu chứng chủ yếu của trầm cảm ở bệnh nhân này?

A.  

Khí sắc giảm

B.  

Mất hết các sở thích

C.  

Mất năng lượng

D.  

Căng trương lực

Câu 40: 0.25 điểm

66 Chủ đề: Tâm thần phân liệt

Bối cảnh:

Một bệnh nhân nam 35 tuổi, làm thợ cơ khí. Từ 3 tháng nay, bệnh nhân luôn cho rằng mình có khả năng kì diệu là làm thay đổi các cuộc chiến tranh trên thế giới. Đã có lần chương trình thời sự trên tivi thông báo chiến sự ở Syria, bệnh nhân nói rằng đó là do bệnh nhân chỉ đạo quân đội Nga ném bom phiến quân. Lần khác, khi chiến sự dịu đi ở Lybia, bệnh nhân giải thích đó là do bệnh nhân thuyết phục các bên xung đột tạm ngừng bắn. Bệnh nhân bỏ làm việc, đi nhiều nơi để khoe khoang năng lực kì diệu của mình. Qua khai thác, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, không uống rượu và không sử dụng ma túy. Bệnh nhân được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Hãy chỉ ra triệu chứng nào có ý nghĩa xác định chẩn đoán ở bệnh nhân này?

A.  

Hoang tưởng bị theo dõi

B.  

Tư duy bị phát thanh

C.  

Ảo thanh bình phẩm

D.  

Hoang tưởng kì quái


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề trắc nghiệm ôn luyện Lịch sử đảng phần 2 - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt NamLịch sử
EDQ #75693

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

20,776 lượt xem 11,165 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Quản Trị Chiến Lược - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện hiệu quả môn Quản Trị Chiến Lược tại Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) với bộ câu hỏi trắc nghiệm miễn phí, có đáp án chi tiết. Tài liệu giúp sinh viên nắm vững các khái niệm quan trọng trong quản trị chiến lược, bao gồm phân tích môi trường kinh doanh, định hình chiến lược công ty và triển khai các kế hoạch chiến lược. Đề thi bám sát chương trình học, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

91,188 lượt xem 49,070 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Phân Tích Tài Chính Các Hoạt Động Kinh Doanh 12 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện hiệu quả môn Phân Tích Tài Chính Các Hoạt Động Kinh Doanh 12 tại Đại Học Kinh Tế Quốc Dân với bộ đề trắc nghiệm miễn phí, có đáp án chi tiết. Tài liệu giúp sinh viên củng cố các kiến thức quan trọng về phân tích tài chính, quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá lợi nhuận và hiệu suất tài chính. Bộ đề bao gồm các câu hỏi sát thực tế, phù hợp cho kỳ thi và kiểm tra tại trường, hỗ trợ sinh viên trong việc nắm vững kiến thức chuyên ngành.

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

51,009 lượt xem 27,447 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Xã Hội Học Quân Sự E101C - Học Viện Hậu Cần Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện và chuẩn bị tốt cho môn Xã Hội Học Quân Sự E101C tại Học Viện Hậu Cần với bộ đề trắc nghiệm miễn phí, có đáp án chi tiết. Tài liệu trắc nghiệm này giúp sinh viên củng cố kiến thức về xã hội học quân sự, phát triển tư duy phân tích và chuẩn bị hiệu quả cho các kỳ thi. Đề thi bao gồm các câu hỏi sát thực tế, phù hợp cho sinh viên đang theo học và ôn luyện môn học chuyên ngành tại Học Viện Hậu Cần.

145 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

92,012 lượt xem 49,525 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Điều Khiển Nhà Máy Điện 2 - Đại Học Điện Lực (EPU) Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện môn Điều Khiển Nhà Máy Điện 2 dành cho sinh viên Đại Học Điện Lực (EPU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi trọng tâm về điều khiển và vận hành hệ thống nhà máy điện, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về hệ thống điều khiển tự động, bảo trì và tối ưu hóa hoạt động của nhà máy điện. Đề thi có đáp án chi tiết, miễn phí, phù hợp cho việc ôn thi và kiểm tra cuối kỳ.

68 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

90,295 lượt xem 48,566 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Pháp Chế - Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện và chuẩn bị tốt cho môn Pháp Chế tại Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức với bộ đề trắc nghiệm miễn phí, có đáp án chi tiết. Tài liệu giúp sinh viên nắm vững kiến thức về pháp luật liên quan đến ngành y dược, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi. Đề thi trắc nghiệm bám sát chương trình học, cung cấp các câu hỏi phong phú và đáp án chi tiết, giúp người học tự tin hơn khi bước vào các kỳ kiểm tra và thi cử.

282 câu hỏi 8 mã đề 1 giờ

91,927 lượt xem 49,470 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Quản Lý Tài Chính - Đại Học Điện Lực (EPU) Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện hiệu quả môn Quản Lý Tài Chính tại Đại Học Điện Lực (EPU) với bộ đề trắc nghiệm miễn phí, có đáp án chi tiết. Tài liệu giúp sinh viên củng cố kiến thức về quản lý tài chính, bao gồm các chủ đề quan trọng như kế toán, tài chính doanh nghiệp, ngân sách, và các nguyên tắc tài chính căn bản. Đề thi trắc nghiệm bám sát chương trình học, hỗ trợ sinh viên trong việc chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi quan trọng.

107 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

91,775 lượt xem 49,392 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Hành Vi Tổ Chức - Học Viện Ngân Hàng Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện môn Hành Vi Tổ Chức tại Học Viện Ngân Hàng, cung cấp kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trong tổ chức, quản lý nhân sự, và động lực làm việc. Tài liệu miễn phí, có đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao về hành vi tổ chức, hỗ trợ cho việc chuẩn bị kỳ thi và kiểm tra trong học tập. Phù hợp cho các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng.

68 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

91,530 lượt xem 49,266 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Môn Điều Khiển Nhà Máy Điện 2 - Đại Học Điện Lực (EPU) Miễn Phí, Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Đề trắc nghiệm ôn luyện môn Điều Khiển Nhà Máy Điện 2 tại Đại Học Điện Lực (EPU), được cung cấp miễn phí và kèm đáp án chi tiết. Nội dung bao gồm các kiến thức về điều khiển tự động hóa nhà máy điện, vận hành hệ thống điện, và các bài toán thực tế. Hỗ trợ sinh viên ôn tập hiệu quả, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

 

147 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

14,752 lượt xem 7,924 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!