thumbnail

Trắc Nghiệm Tài Chính Công và Đại Cương Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (LTTCTT) - Đại Học Ngân Hàng TP.HCM (HUB)

Kiểm tra và củng cố kiến thức về tài chính công và lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) với bài trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Đại Học Ngân Hàng TP.HCM (HUB). Bài trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi về ngân sách nhà nước, chính sách tài chính công, vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế, và các lý thuyết tài chính cơ bản. Kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Từ khoá: trắc nghiệm tài chính côngLTTCTTlý thuyết tài chính tiền tệĐại học Ngân Hàng TP.HCMHUBbài kiểm tra tài chínhngân sách nhà nướcchi tiêu côngthuếôn tập tài chính côngtrắc nghiệm có đáp ánbài thi tài chính

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Dự trữ quốc gia được tiến hành thông qua phương thức nào?
A.  
Chỉ dự trữ bằng hàng hóa
B.  
Chỉ dự trữ bằng tiền
C.  
Dự trữ bằng hàng hóa và bằng tiền
D.  
Hoặc là dự trữ bằng hàng hóa, hoặc là dự trữ bằng tiên
Câu 2: 1 điểm
Sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước gắn liền với sự ra đời và phát triển của
A.  
Nền kinh tế hàng hóa
B.  
Pháp luật
C.  
Nhà nước và nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ
D.  
Quân đội và pháp luật
Câu 3: 1 điểm
Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước tồn tại ở đơn vị nào sau đây?
A.  
Doanh nghiệp nhà nước
B.  
Ngân hàng thương mại nhà nước
C.  
Đại học công lập
D.  
Bệnh viện tư nhân
Câu 4: 1 điểm
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thặng dư ngân sách nhà nước là gì?
A.  
Nhà nước huy động nguồn lực quá mức cần thiết
B.  
NN không xây dựng được chương trình chi tiêu tương ứng với khả năng tạo nguồn thu
C.  
Nền kinh tế đang rất thịnh vượng
D.  
Nhà nước sắp xếp thặng dư ngân sách cho những năm tiếp theo
Câu 5: 1 điểm
Các nguồn tiền có thể tài trợ cho thâm hụt ngân sách không bao gồm nguồn nào sau đây?
A.  
Nguồn tiền vay từ ngân hàng trung ương
B.  
Nguồn tiền vay từ hệ thống ngân hàng thương mại
C.  
Nguồn tiền vay từ khu vực phi ngân hàng trong nước và vay từ nước ngoài
D.  
Nguồn dự trữ quốc gia
Câu 6: 1 điểm
Loại nợ nào sau đây không thuộc nợ công?
A.  
Nợ chính phủ
B.  
Nợ được chính phủ bảo lãnh
C.  
Nợ chính quyền địa phương
D.  
Nợ của doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh
Câu 7: 1 điểm
Tài chính công được sử dụng như một công cụ của nhà nước để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò này được thể hiện như thế nào?
A.  
Nhà nước có các hình thức trợ giúp trực tiếp như chi trợ cấp xã hội, hình thức trợ giá gián tiếp đối với các nhu yếu phẩm
B.  
Nhà nước có lộ trình cụ thể để tăng thu nhập cho người lao động trong khu vực công
C.  
Nhà nước bắt buộc người dân tham gia bảo hiểm xã hội để tái phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
D.  
Nhà nước có các khoản thu đặc biệt để điều chỉnh một số hành vi của người dân
Câu 8: 1 điểm
Giải pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước nào sau đây sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ?
A.  
Vay ngân hàng trung ương
B.  
Vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc
C.  
Phát hành trái phiếu cho ngân hàng thương mại
D.  
Phát hành trái phiếu chính phủ cho hệ thống doanh nghiệp
Câu 9: 1 điểm
Khi ngân sách đang trong trạng thái cân bằng hoặc bội chi, nếu giảm 1 đồng thuế, đồng thời tăng 1 đồng chi tiêu công sẽ
A.  
Làm tăng 1 đồng nợ của chính phủ
B.  
Làm tăng 2 đồng nợ của chính phủ
C.  
Không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước
D.  
Gây ra tình trạng thặng dự ngân sách
Câu 10: 1 điểm
“Chi trả lương cho cán bộ, công chức nhà nước” là khoản chi thuộc
A.  
Chi đầu tư phát triển
B.  
Chi thường xuyên
C.  
Chi trả nợ
D.  
Chi hỗ trợ
Câu 11: 1 điểm
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước?
A.  
Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước dùng cho chi thường xuyên
B.  
Bội chi ngân sách nhà nước phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển
C.  
Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được dùng cho chi đầu tư phát triển
D.  
Tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên
Câu 12: 1 điểm
Vì sao thu ngân sách nhà nước mang tính pháp luật cao?
A.  
Vì nó đóng vai trò là nguồn tài chính ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến khả năng tồn tại của bộ máy chính quyền
B.  
Vì nó góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trong các quan hệ quốc tế song phương và đa phương
C.  
Vì nó quan trọng hơn chi ngân sách nhà nước
D.  
Vì nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau
Câu 13: 1 điểm
Hoạt động nào sau đây thuộc chính sách tài khóa?
A.  
Phát hành tiền cơ sở
B.  
Quy định lãi suất trần
C.  
Tăng lương cơ bản của công chức
D.  
Quy định biên độ giao dịch chứng khoán
Câu 14: 1 điểm
Đặc điểm nào sau đây là sai khi nói về thu ngân sách nhà nước trong cân đối?
A.  
Chỉ bao gồm những khoản mà nhà nước không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp
B.  
Mang tính pháp luật cao, được thể chế hóa bằng chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước
C.  
Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại và hoạt động hiệu quả của bộ máy chính quyền
D.  
Hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà nước mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
Câu 15: 1 điểm
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A.  
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng nhà nước (VDB)
B.  
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng nhà nước
C.  
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng nhà nước
D.  
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng nhà nước
Câu 16: 1 điểm
Bản chất của tài chính công là gì?
A.  
Hoạt động thu thuế và chi tiêu công của nhà nước
B.  
Các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội
C.  
Quá trình nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế
D.  
Quá trình nhà nước bảo vệ chính quyền và ổn định chính trị
Câu 17: 1 điểm
Khi đăng ký quyền sở hữu đối với xe máy, chủ xe phải đóng một khoản tiền gọi là “trước bạ”. Trong thu ngân sách nhà nước, khoản tiền này thuộc loại gì?
A.  
Thuế
B.  
Phí
C.  
Lệ phí
D.  
Tiền phạt
Câu 18: 1 điểm
Thông thường, dự toán thu NSNN trong năm tài khóa căn cứ vào yếu tố nào?
A.  
Mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước
B.  
Tổng thu nhập quốc dân (GDP)
C.  
Mức độ viện trợ của nước ngoài
D.  
Dự trữ ngoại hối quốc gia
Câu 19: 1 điểm
Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước là gì?
A.  
Tổ chức bộ máy thu ngân sách.
B.  
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.
C.  
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên.
D.  
Thu nhập bình quân đầu người.
Câu 20: 1 điểm
Nền kinh tế bị suy thoái là lý do gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước. Loại thâm hụt này được gọi là gì
A.  
Thâm hụt chu kỳ
B.  
Thâm hụt cơ cấu.
C.  
Thâm hụt chủ động
D.  
Thâm hụt tiêu cực.
Câu 21: 1 điểm
Trái phiếu chính phủ là một loại chứng khoán
A.  
xác nhận nghĩa vụ nợ của chủ đầu tư đối với nhà nước.
B.  
được nhà nước nắm giữ.
C.  
xác nhận nghĩa vụ nợ của nhà nước đối với trái chủ
D.  
không xác định rõ nghĩa vụ nợ của chủ thể nào.
Câu 22: 1 điểm
So với vốn ODA (Official Development Assistance), việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế có ưu điểm gì?
A.  
Có thể vay được một khối lượng vốn lớn với lãi suất thấp.
B.  
Có thể vay được một khối lượng vốn lớn với thời hạn vay dài.
C.  
Không phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc.
D.  
Dễ tiếp cận nguồn vốn hơn.
Câu 23: 1 điểm
Vì sao nói chính sách thuế có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hay kiềm hãm nền kinh tế?
A.  
Vì thuế là nguồn thu ngân sách có tính pháp lý cao nhất.
B.  
Vì thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước.
C.  
Vì chính sách thuế có thể thúc đẩy hay hạn chế sự tích lũy vốn của các chủ thể trong nền kinh tế.
D.  
Vì thuế là nguồn thu ngân sách xuất hiện sớm nhất.
Câu 24: 1 điểm
Năm ngân sách (năm tài khóa)
A.  
luôn có độ dài bằng với năm lịch.
B.  
luôn ngắn hơn năm lịch.
C.  
luôn dài hơn năm lịch.
D.  
có độ dài tùy thuộc vào từng quốc gia.
Câu 25: 1 điểm
Ngân sách nhà nước là công cụ...
A.  
Phân bổ trực tiếp nguồn tài chính quốc gia.
B.  
Phân bổ gián tiếp nguồn tài chính quốc gia.
C.  
Cả A và B đều đúng.
D.  
Cả A và B đều sai.
Câu 26: 1 điểm
Năm ngân sách là quá trình
A.  
thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước.
B.  
lập và thực hiện ngân sách nhà nước.
C.  
lập, thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước.
D.  
lập và quyết toán ngân sách nhà nước.
Câu 27: 1 điểm
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về lệ phí?
A.  
Việc thu lệ phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí đầu tư – xây dựng nhà nước đã bỏ ra.
B.  
Lệ phí mang tính hoàn trả trực tiếp.
C.  
Lệ phí có liên quan đến việc bù đắp chi phí nhà nước đã đầu tư cho các hàng hóa công cộng hữu hình.
D.  
Lệ phí không mang tính đối giá.
Câu 28: 1 điểm
Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về của ngân sách nhà nước?
A.  
Hoạt động của ngân sách nhà nước gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định.
B.  
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước mang tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
C.  
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước thực chất là sự phân chia nguồn lực tài chính quốc gia.
D.  
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ.
Câu 29: 1 điểm
“Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết” và “thu tiền sử dụng đất” có được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước không?
A.  
Đều đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
B.  
Đều không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
C.  
Thu từ xổ số kiến thiết đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, thu tiền sử dụng đất không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
D.  
Thu từ xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, thu tiền sử dụng đất đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Câu 30: 1 điểm
Công trái là công cụ vay nợ có thời hạn như thế nào và ai phát hành
A.  
ngắn hạn do chính phủ phát hành
B.  
dài hạn do chính phủ phát hành
C.  
ngắn hạn do chính quyền địa phương phát hành
D.  
ngắn hạn do ngân hàng trung ương phát hành.
Câu 31: 1 điểm
Nhà nước nên được bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bằng phương thức nào?
A.  
Phát hành trái phiếu chính phủ.
B.  
Phát hành tiền.
C.  
Phát hành cổ phần chính phủ.
D.  
Quyên góp từ người dân trong nước.
Câu 32: 1 điểm
Nhờ vào chức năng ... của tài chính mà việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính.
A.  
phân phối
B.  
giám đốc
C.  
quản lý
D.  
kiểm soát
Câu 33: 1 điểm
Chức năng của tài chính là
A.  
Phân phối lại
B.  
Phân phối và giám đốc
C.  
Giám đốc
D.  
Phân phối lần đầu
Câu 34: 1 điểm
Điều kiện ra đời của tiền tệ:
A.  
Sự ra đời của hàng hóa và sự phát triển của lực lượng sản xuất
B.  
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội
C.  
Sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
D.  
Sự ra đời của hàng hóa và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
Câu 35: 1 điểm
Tính đến thời điểm hiện tại, sự phát triển các hình thái tiền tệ lần lượt là:
A.  
Hóa tệ, bút tệ, tiền điện tử, tín tệ
B.  
Tín tệ, hóa tệ, bút tệ, tiền điện tử
C.  
Tiền điện tử, bút tệ, tín tệ, hóa tệ
D.  
Hóa tệ, tín tệ, bút tệ, tiền điện tử
Câu 36: 1 điểm
Chính sách tài chính bao gồm
A.  
Huy động và sử dụng quỹ tiền tệ
B.  
Huy động và sử dụng quỹ tiền tệ theo mục tiêu đề ra
C.  
Mục tiêu sử dụng quỹ tiền tệ
D.  
Sử dụng quỹ tiền tệ theo mục tiêu đã đề ra
Câu 37: 1 điểm
Ví dụ nào sau đây không phải là quan hệ tài chính
A.  
Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn hoặc góp vốn cho doanh nghiệp
B.  
Doanh nghiệp trả lương và trả công cho nhân viên
C.  
Doanh nghiệp dùng vốn để mua sắm các nguyên vật liêu
D.  
Doanh nghiệp thưởng quà Tết cho nhân viên
Câu 38: 1 điểm
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi cần phải...
A.  
Có đầy đủ giá trị nội tại
B.  
Không cần có đầy đủ giá trị nội tại
C.  
tùy vào từng chế độ tiền tệ mà yêu cầu sẽ khác nhau
D.  
Tùy vào từng phương tiện tiền tệ mà yêu cầu sẽ khác nhau
Câu 39: 1 điểm
Đối tượng nào được hưởng thu nhập từ quá trình phân phối lần đầu
A.  
Doanh nghiệp và người lao động
B.  
Nhà nước
C.  
Lực lượng khác (công an, bộ đội, bác sĩ...)
D.  
Tất cả các chủ thể trong xã hội
Câu 40: 1 điểm
Khả năng t/mãn nhu cầu nhiều mặt của người sở hữu là thuộc tính gì của tiền tệ?
A.  
Giá trị
B.  
Giá trị sử dụng
C.  
Giá trị trao đổi
D.  
Giá trị thanh toán
Câu 41: 1 điểm
Tiền ghi sổ (bút tệ) có đặc điểm nào sau đây?
A.  
Là tiền vật chất; giá trị trao đổi tách rời giá trị nội tại
B.  
Là tiền vật chất; giá trị trao đổi phụ thuộc vào giá trị nội tại
C.  
Là tiền phi vật chất; không có giá trị nội tại
D.  
Là tiền phi vật chất; giá trị trao đổi phụ thuộc vào giá trị nội tại
Câu 42: 1 điểm
Tiền tệ có các chức năng sau
A.  
Thước đo giá trị - phương tiện trao đổi - phương tiện tích lũy
B.  
Thước đo giá trị - phương tiện trao đổi - phương tiện thanh toán
C.  
Phương tiện thanh toán - phương tiện trao đổi - phương tiện tích lũy
D.  
Thước đo giá trị - phương tiện thanh toán - phương tiện tích lũy
Câu 43: 1 điểm
Tài chính được hiểu là:
A.  
Việc nắm giữ nhiều hay ít tiền
B.  
Một đối tượng giàu hay nghèo
C.  
Việc nắm giữ nhiều hay ít tài sản
D.  
Qhệ ktế gắn liền với sự vận động của tiền
Câu 44: 1 điểm
Người đứng ra thực hiện quá trình phân phối lại là
A.  
Nhà nước
B.  
Doanh nghiệp
C.  
Cơ quan chuyên trách
D.  
Người lao động
Câu 45: 1 điểm
Các yếu tố để tín tệ được sử dụng là:
A.  
Sự tin tưởng của con người
B.  
Sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật
C.  
Sự phát triển của nhu cầu trao đổi HH
D.  
Tất cả các đáp án trên đều đúng

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi trắc nghiệm môn Thẩm Định Và Quản Lý Tài Chính Dự Án (HUBT) Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - có đáp án
Đề thi trắc nghiệm môn Thẩm Định Và Quản Lý Tài Chính Dự Án của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) bao gồm 263 câu hỏi, tập trung vào các chủ đề chính như phương pháp thẩm định dự án, quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư và phân tích rủi ro. Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và tài chính ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối học phần.

263 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

40,358 lượt xem 21,714 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tài Chính Công - Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Bạn đang tìm kiếm bộ đề trắc nghiệm Tài Chính Công từ Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)? Tài liệu ôn luyện này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án chi tiết, giúp bạn nắm vững các khái niệm cơ bản và nâng cao về tài chính công, quản lý ngân sách nhà nước, thuế và chi tiêu công. Bộ câu hỏi được biên soạn kỹ lưỡng, sát với nội dung giảng dạy và giúp bạn làm quen với cấu trúc đề thi thực tế. Tải ngay tài liệu để ôn tập một cách hiệu quả và sẵn sàng cho kỳ thi.

119 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

140,674 lượt xem 75,733 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi Trắc nghiệm Tài chính Quốc tế - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội HUBT (Miễn phí, có đáp án)Đại học - Cao đẳng

Đề thi trắc nghiệm Tài chính Quốc tế miễn phí của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), kèm theo đáp án chi tiết. Đề thi bao gồm các câu hỏi về thị trường tài chính quốc tế, tỷ giá hối đoái, các công cụ tài chính quốc tế và quản lý rủi ro tài chính. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng phân tích và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính quốc tế, đồng thời chuẩn bị tốt cho các kỳ thi môn Tài chính Quốc tế tại HUBT.

274 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

143,770 lượt xem 77,322 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Toán Tài Chính – Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngToán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Toán Tài Chính từ Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về các khái niệm tài chính cơ bản, lãi suất, giá trị thời gian của tiền, các phương pháp tính toán tài chính và ứng dụng trong đầu tư, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

91 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

43,686 lượt xem 23,485 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kế Toán Tài Chính 1 - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngToán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Kế Toán Tài Chính 1 tại Đại học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi tập trung vào các nguyên lý cơ bản của kế toán tài chính, quy trình ghi nhận và xử lý các giao dịch tài chính, lập báo cáo tài chính, và phân tích tài chính doanh nghiệp. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

130 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

39,492 lượt xem 21,234 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Nghiệp vụ Cho thuê Tài chính - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Nghiệp vụ Cho thuê Tài chính dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu giúp ôn tập và củng cố kiến thức về các hình thức cho thuê tài chính, quy trình thực hiện hợp đồng và quản lý rủi ro trong cho thuê tài chính. Hỗ trợ chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần và nâng cao kỹ năng chuyên ngành.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

17,931 lượt xem 9,646 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Phân Tích Tài Chính - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn tập Phân Tích Tài Chính với bộ câu hỏi trắc nghiệm dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Bộ câu hỏi bao gồm các kiến thức quan trọng về phân tích báo cáo tài chính, đánh giá hiệu quả tài chính, và quản lý rủi ro, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Làm bài trắc nghiệm online miễn phí, có đáp án chi tiết để tự đánh giá.

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

14,530 lượt xem 7,764 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn Tập Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp - HUBT - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Luyện tập với bộ đề thi trắc nghiệm tổng hợp câu hỏi ôn tập Phân tích tài chính doanh nghiệp dành cho sinh viên HUBT - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Nội dung bao gồm các kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính, và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đây là tài liệu quan trọng giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

83,770 lượt xem 45,063 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Phân Tích Tài Chính Các Hoạt Động Kinh Doanh (2 Tín Chỉ) - Có Đáp Án - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà NộiĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh" (2 tín chỉ) từ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về phân tích tài chính, quản lý vốn và đánh giá hiệu quả kinh doanh, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

57 câu hỏi 3 mã đề 30 phút

37,944 lượt xem 20,391 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!