thumbnail

Trắc Nghiệm Logic Học - Đề Thi Có Đáp Án - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Logic học từ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các khái niệm cơ bản của logic, suy luận, lập luận và các nguyên lý logic, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi môn Logic học. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên nắm vững và áp dụng các quy luật logic vào học tập và đời sống. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

Từ khoá: trắc nghiệm Logic họcđề thi LogicĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà NộiHUBTđề thi có đáp ánôn thi Logic họcluyện thi Logicthi thử trực tuyếnlý thuyết logic

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Định nghĩa “Ô tô là phương tiện giao thông cơ giới” vi phạm quy tắc định nghĩa nào dưới đây?
A.  
Định nghĩa không được phủ định.
B.  
Định nghĩa phải cân đối.
C.  
Định nghĩa không được luẩn quẩn.
D.  
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
Câu 2: 0.2 điểm
Nhận định “Doanh nghiệp A không kinh doanh có hiệu quả vì lương của công nhân trong doanh nghiệp này rất thấp” vi phạm quy luật lôgíc nào dưới đây?
A.  
Quy luật đồng nhất.
B.  
Quy luật cấm mâu thuẫn.
C.  
Quy luật loại trừ cái thứ ba.
D.  
Quy luật lý do đầy đủ.
Câu 3: 0.2 điểm
Lập luận “Vì nước rất cần cho sự sống, nên dễ hiểu vì sao chủ nghĩa yêu nước đã trở thành một đặc trưng văn hoá - truyền thống của dân tộc ta” vi phạm quy luật lôgic nào dưới đây?
A.  
Vi phạm quy luật lý do đầy đủ.
B.  
Vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba.
C.  
Vi phạm quy luật đồng nhất.
D.  
Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn.
Câu 4: 0.2 điểm
Định nghĩa "Hàng hoá là sản phẩm của lao động” vi phạm quy tắc định nghĩa nào sau đây?
A.  
Định nghĩa quá hẹp.
B.  
Định nghĩa quá rộng.
C.  
Định nghĩa luẩn quẩn.
D.  
Định nghĩa phủ định.
Câu 5: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Mọi thanh niên đều có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
Ông A không phải là thanh niên.
Ông A không có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận.
Câu 6: 0.2 điểm
Kết cấu logic của chứng mình bao gồm các phần sau?
A.  
Luận đề, luận cứ và luận chứng.
B.  
Luận đề, luận cứ, luận chứng và chứng minh.
C.  
Luận đề, luận chứng, luận cứ và chứng cứ.
D.  
Luận đề, chứng cứ, luận cứ và chứng minh.
Câu 7: 0.2 điểm
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán “Đã là sinh viên đều phải theo quy chế thi của Bộ GD&ĐT”?
A.  
S+ và P¯.
B.  
S+ và P+.
C.  
S¯ và P¯.
D.  
S¯ và P+.
Câu 8: 0.2 điểm
Suy luận sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Hàng Việt nam chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Mặt hàng này cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Mặt hàng này là hàng Việt nam chất lượng cao.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Nếu một tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận là phán đoán riêng (bộ phận).
Câu 9: 0.2 điểm
Phân chia khái niệm “Sinh viên” thành các khái niệm “Sinh viên nữ” - “Sinh viên các nước Châu á” - “Sinh viên giỏi” - “Sinh viên yếu” thì vi phạm quy tắc nào dưới đây?
A.  
Phân chia phải cân đối.
B.  
Phân chia phải cùng cơ sở.
C.  
Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
D.  
Cả 3 quy tắc đều trên đều bị vi phạm.
Câu 10: 0.2 điểm
Suy luận sau thuộc phương pháp suy luận quy nạp gì?
XAB – P
XCD – P
XEF – P
XKL – P
ARQ – không xuất hiện P
-----------------------------------------
X là nguyên nhân của P
A.  
Phương pháp quy nạp tương hợp.
B.  
Phương pháp quy nạp sai biệt.
C.  
Phương pháp quy nạp phần dư.
D.  
Phương pháp quy nạp cộng biến.
Câu 11: 0.2 điểm
Suy luận “Hàng hoá nào cũng là sản phẩm của lao động, vật này là sản phẩm của lao động, nên vật này là hàng hoá” vi phạm quy tắc nào?
A.  
Suy luận hợp lôgíc.
B.  
M không chu diên ở một tiền đề nào cả.
C.  
Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận.
D.  
Hai tiền đề đều là phán đoán riêng (bộ phận).
Câu 12: 0.2 điểm
Phương án nào dưới đây xác đinh tính chu diên của S, P cùng đúng trong phán đoán “Tiền tệ không phải là vạn năng”?
A.  
S+ và P+.
B.  
S+ và P-.
C.  
S- và P+.
D.  
S- và P-.
Câu 13: 0.2 điểm
Suy luận sau thuộc loại hình mấy?
Hàng Việt nam chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Mặt hàng Việt Nam này được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Mặt hàng này là hàng Việt nam chất lượng cao.
A.  
Loại hình 1.
B.  
Loại hình 2.
C.  
Loại hình 3.
D.  
Loại hình 4.
Câu 14: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Mọi nhà kinh doanh đều phải đóng thuế.
Ông A phải đóng thuế .
Ông A là nhà kinh doanh.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Từ 2 tiền đề là phán đoán phủ định không suy ra được câu kết luận.
D.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung.
Câu 15: 0.2 điểm
Nhận định “Sản phẩm của doanh nghiệp A rất tốt, vì nó được sản xuất bằng nguyên liệu tốt” vi phạm quy luật lôgíc nào dưới đây?
A.  
Quy luật đồng nhất.
B.  
Quy luật cấm mâu thuẫn.
C.  
Quy luật loại trừ cái thứ ba.
D.  
Quy luật lý do đầy đủ.
Câu 16: 0.2 điểm
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán “Đa số doanh nghiệp ở các nước tư bản là doanh nghiệp tư nhân”:
A.  
S+ và P¯.
B.  
S+ và P+.
C.  
S¯ và P¯.
D.  
S¯ và P+.
Câu 17: 0.2 điểm
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán “Hàng hoá nào cũng là sản phẩm của lao động”?
A.  
S+ và P¯.
B.  
S+ và P+.
C.  
S¯ và P¯.
D.  
S¯ và P+.
Câu 18: 0.2 điểm
Xác định cặp khái niệm có quan hệ đối lập (ngang hàng) trong các khái niệm sau?
A.  
Xã hội cộng sản nguyên thuỷ” và “Xã hội không phải cộng sản nguyên thuỷ” và “Xã hội
B.  
Giai cấp vô sản” và “Giai cấp tư sản” và “Giai cấp
C.  
Tiền mặt” và “Tiền” và “Phương tiện thanh toán
D.  
Kinh doanh” và “Lợi nhuận” và “Giá cả
Câu 19: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Tất cả các nước tiên tiến đều bị cuốn vào toàn cầu hoá.
Việt Nam bị cuốn vào toàn cầu hoá.
Việt Nam là nước tiên tiến.
A.  
Chỉ tồn tại ba thuật ngữ.
B.  
M phải chu diên ít nhất ở một tiền đề.
C.  
Thuật ngữ nào không chu diên ở tiền đề thì cũng không được chu diên ở kết luận.
D.  
Từ hai tiền đề phủ định không thể rút ra kết luận.
Câu 20: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc nào dưới đây?
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được ưu đãi thuế.
Hàng hoá của công ty A là mặt hàng xuất khẩu.
Hàng hoá của công ty A được ưu đãi thuế.
A.  
Chỉ tồn tại ba thuật ngữ.
B.  
M phải chu diên ít nhất ở một tiền đề.
C.  
Thuật ngữ nào không chu diên ở tiền đề thì cũng không được chu diên ở kết luận.
D.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
Câu 21: 0.2 điểmchọn nhiều đáp án
Xác định cặp khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các khái niệm sau?
A.  
Có văn hoá” và “Vô văn hoá” và “Văn hóa
B.  
Cao” và “Thấp” và “Dài
C.  
Hàng tiêu dùng” và “Thực phẩm” và “Hàng may mặc
D.  
Sinh viên” và “Học sinh” và “Nghiên cứu sinh
E.  
Hàng hoá có giá trị sử dụng tốt” và “Hàng hoá không có giá trị sử dụng tốt” và “Hàng hóa
Câu 22: 0.2 điểm
Phương án nào dưới đây xác đinh tính chu diên của S, P cùng đúng trong phán đoán “Một số Axit là Axít béo”?
A.  
S+ và P+.
B.  
S+ và P-.
C.  
S- và P+.
D.  
S- và P-.
Câu 23: 0.2 điểm
Định nghĩa “Danh tiếng là loài thảo mộc được tưới bằng huyền thoại” vi phạm quy tắc nào dưới đây?
A.  
Định nghĩa phải cân đối.
B.  
Định nghĩa không được luẩn quẩn.
C.  
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
D.  
Định nghĩa không được phủ định.
Câu 24: 0.2 điểm
Trong các khái niệm sau đây khái niệm nào có nội hàm có ít dấu hiệu nhất?
A.  
Hàng may mặc
B.  
Hàng may mặc xuất khẩu
C.  
Hàng hoá
D.  
Hàng may mặc dệt kim xuất khẩu
Câu 25: 0.2 điểm
Hãy chỉ ra một định nghĩa quá hẹp?
A.  
Kinh tế chính trị học là khoa học nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B.  
Tuồng là một loại hình nghệ thuật truyền thống.
C.  
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng mà không cắt nhau.
D.  
Khí trơ là nguyên tố hoá học không tham gia phản ứng hoá học với các nguyên tố khác.
Câu 26: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Mọi người cộng sản đều yêu nước.
Đa số người Việt nam yêu nước.
Đa số người Việt nam là người cộng sản.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận.
Câu 27: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Đa số nhà báo đều giỏi luật báo chí.
Anh Bình giỏi luật báo chí.
Anh Bình là nhà báo
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận.
Câu 28: 0.2 điểm
Suy luận sau thuộc phương pháp suy luận quy nạp gì?
A có m, n, p, q, r
B có m, n, p, q
-----------------------------------------
r cũng là thuộc tính của B
A.  
Phương pháp quy nạp sai biệt.
B.  
Phương pháp quy nạp phần dư.
C.  
Phương pháp quy nạp cộng biến.
D.  
Phương pháp quy nạp tương tự.
Câu 29: 0.2 điểm
Xác định cặp khái niệm có quan hệ đồng nhất trong các cặp khái niệm sau?
A.  
Doanh nghiệp” và “Công ty lương thực
B.  
Giám đốc” và “Cử nhân kinh tế
C.  
Nhà tư bản” và “Kẻ bóc lột giá trị thặng dư
D.  
Doanh nghiệp cơ khí” và “Doanh nghiệp thủ công
Câu 30: 0.2 điểm
Định nghĩa “Nhà kinh doanh là những người quan tâm đến lợi nhuận” vi phạm quy tắc nào dưới đây?
A.  
Định nghĩa phải cân đối.
B.  
Định nghĩa không được luẩn quẩn.
C.  
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
D.  
Định nghĩa không được phủ định.
Câu 31: 0.2 điểm
Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây về loại hình của luận ba đoạn sau?
Mọi người cộng sản đều thừa nhận chuyên chính vô sản.
Anh A là người cộng sản.
Anh A thừa nhận chuyên chính vô sản.
A.  
P...........M</br>S..........M
B.  
M..........P</br>M..........S
C.  
P..........M</br>M..........S
D.  
M..........P</br>S..........M
Câu 32: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Mọi số chia hết cho 4 đều chia hết cho 2.
Số này chia hết cho 2.
Vậy số này chia hết cho 4.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận.
Câu 33: 0.2 điểm
Hãy xác định đáp án đúng cho quan hệ của hai khái niệm: “Người lao động” & “Người bị bóc lột lao động làm thuê”?
A.  
Giao nhau.
B.  
Bao hàm (lệ thuộc).
C.  
Ngang hàng.
D.  
Mâu thuẫn.
Câu 34: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Đa số nhà doanh nghiệp có tư duy năng động.
Ông A có tư duy năng động.
Ông A là nhà doanh nghiệp.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận.
Câu 35: 0.2 điểm
Nhận định nào dưới đây vi phạm quy luật logic cấm mâu thuẫn?
A.  
Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn, riêng chỉ có xà phòng Lux làm da bạn trắng trẻo, mịn màng.
B.  
Tháng 8 ở Hà nội nhiều mặt hàng không tăng giá, chỉ có giá gạo là tăng giá chút ít.
C.  
Năm nay ở Hà nội giá vàng ổn định, chỉ có giá thực phẩm là tăng nhẹ.
D.  
Doanh nghiệp A tháng 1 kinh doanh có lãi nhưng tháng 2 kinh doanh lại thua lỗ.
Câu 36: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Lao động là cơ sở của đời sống.
Nghiên cứu lôgic là lao động.
Nghiên cứu lôgic là cơ sở của đời sống.
A.  
Mỗi luận ba đoạn chỉ có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ giữa M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Tính chu diên của thuật ngữ ở tiền đề phải được bảo toàn trong kết luận.
D.  
Vi phạm cả a, b, c .
Câu 37: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Đa số doanh nghiệp biết sử dụng tiền một cách có hiệu quả.
Cô An không phải là nhà doanh nghiệp.
Cô An không biết sử dụng tiền có hiệu quả.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận.
Câu 38: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Đa số người ham hiểu biết đều thích đọc sách.
Mai thích đọc sách.
Mai là người ham hiểu biết.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Từ 2 tiền đề là phán đoán phủ định không suy ra được câu kết luận.
D.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung.
Câu 39: 0.2 điểm
Suy luận sau vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc dưới đây?
Có người bán hàng không là nữ giới.
Phần lớn nữ giới là người nhân hậu.
Có người bán hàng không là người nhân hậu.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Các thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận.
D.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung.
Câu 40: 0.2 điểm
Xác định cặp khái niệm có quan hệ bao hàm (lệ thuộc) trong các khái niệm sau?
A.  
Trắng” và “Đen”
B.  
Sinh viên” và “Đảng viên”
C.  
Hàng hoá” và “Sản phẩm của lao động”
D.  
Nhà quản lý” và “Nhà kinh doanh”
Câu 41: 0.2 điểm
Cặp phán đoán “Tất cả sinh viên năm thứ nhất của trường ta năm nay học lôgic học” và “Không một sinh viên năm thứ nhất nào của trường ta năm nay học lôgic học” vi phạm quy luật lôgic nào dưới đây?
A.  
Cấm mâu thuẫn.
B.  
Loại trừ cái thứ ba.
C.  
Đồng nhất.
D.  
Lý do đầy đủ.
Câu 42: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Mọi nhà doanh nghiệp giỏi đều nắm vững kiến thức quản lý kinh doanh.
Ông An nắm vững kiến thức quản lý kinh doanh.
Ông An là nhà doanh nghiệp giỏi.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần.
C.  
Phải có một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận.
Câu 43: 0.2 điểm
Nhận định “Bạn Nam đạt giải nhất với số điểm tuyệt đối trong kỳ thi học sinh giỏi toán của trường tôi, chắc chắn bạn ấy sẽ đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc lần này” vi phạm quy luật lôgíc nào dưới đây?
A.  
Quy luật đồng nhất.
B.  
Quy luật cấm mâu thuẫn.
C.  
Quy luật loại trừ cái thứ ba.
D.  
Quy luật lý do đầy đủ.
Câu 44: 0.2 điểm
Định nghĩa“Sinh viên không phải là học sinh” vi phạm quy tắc nào dưới đây?
A.  
Định nghĩa phải cân đối.
B.  
Định nghĩa không được luẩn quẩn.
C.  
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
D.  
Định nghĩa không được phủ định.
Câu 45: 0.2 điểm
Luận ba đoạn sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau .
Hình vuông không phải là tam giác đều.
Hình vuông không có ba cạnh bằng nhau.
A.  
Chỉ tồn tại ba thuật ngữ.
B.  
M phải chu diên ít nhất ở một tiền đề.
C.  
Thuật ngữ nào không chu diên ở tiền đề thì cũng không được chu diên ở kết luận.
D.  
Nếu một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận cũng phải là phán đoán phủ định.
Câu 46: 0.2 điểm
Suy luận “Mọi kim loại đều dẫn điện, Đồng dẫn điện nên đồng là kim loại” vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc dưới đây?
A.  
M không chu diên ở một tiền đề nào cả.
B.  
Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề mà chu diên ở kết luận.
C.  
Có nhiều hơn ba thuật ngữ.
D.  
Hai phán đoán tiền đề là phủ định.
Câu 47: 0.2 điểm
Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây về loại hình của luận ba đoạn sau?
Mọi nhà doanh nghiệp giỏi đều nắm vững kiến thức quản lý kinh doanh.
Ông An nắm vững kiến thức quản lý kinh doanh .
Ông An là nhà doanh nghiệp giỏi.
A.  
P...........M</br>S..........M
B.  
M..........P</br>M..........S
C.  
P..........M</br>M..........S
D.  
M..........P</br>S..........M
Câu 48: 0.2 điểm
Suy luận “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” thuộc loại suy luận quy nạp nào dưới đây?
A.  
Suy luận quy nạp kết hợp giữa quy nạp hoàn toàn và không hoàn toàn.
B.  
Suy luận quy nạp hoàn toàn.
C.  
Suy luận quy nạp khoa học.
D.  
Suy luận quy nạp phổ thông.
Câu 49: 0.2 điểm
Suy luận sau vi phạm quy tắc suy luận chung nào dưới đây?
Một số hàng mỹ phẩm là hàng ngoại nhập.
Có những hàng mỹ phẩm giá rất cao.
Một số hàng ngoại nhập giá rất cao.
A.  
Có 3 thuật ngữ.
B.  
Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định không rút ra được kết luận.
C.  
Có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung (toàn thể).
D.  
Có một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận là phán đoán là phán đoán phủ định.
Câu 50: 0.2 điểm
Phương án nào dưới đây xác định đúng tính chu diên của S và P trong phán đoán “ Đa số doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả”?
A.  
S+ .................P-.
B.  
S- ..................P+.
C.  
S+ .................P+.
D.  
S- ..................P-.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm bài tập theo tuần Toán 7-Tuần 17 có đáp ánLớp 7Toán
Bài tập tuần Toán 7
Bài tập Học kì 1
Lớp 7;Toán

13 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

183,460 lượt xem 98,770 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Chương 2: Ôn tập chương II có đáp án (Thông hiểu)Lớp 9Toán
Chương 2: Hàm số bậc nhất
Ôn tập chương 2
Lớp 9;Toán

10 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

185,642 lượt xem 99,946 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Hình tam giác có đáp án (Nhận biết, Thông hiểu)Lớp 5Toán
Chương 3: Hình học
Hình tam giác
Lớp 5;Toán

9 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

179,107 lượt xem 96,425 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Toán 9 (Có đáp án): Căn bậc baLớp 9Toán
Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba
Bài 9: Căn bậc ba
Lớp 9;Toán

22 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

154,613 lượt xem 83,244 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm kế toán - Trắc nghiệm kế toán Đại lý bán vé máy bay
Chưa có mô tả

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

138,991 lượt xem 74,823 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 (có đáp án): Giải bài toán bằng cách lập phương trìnhLớp 9Toán
Chương 4: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Lớp 9;Toán

10 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

148,266 lượt xem 79,821 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm kế toán - Trắc nghiệm kế toán Bao bì luân chuyển trong Doanh nghiệp thương mại TT 200
Chưa có mô tả

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

140,067 lượt xem 75,390 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp ánLớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Lớp 10;Toán

9 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,874 lượt xem 79,611 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Dấu của tam thức bậc hai có đáp án (Nhận biết)Lớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Bài 5: Dấu của tam thức bậc hai
Lớp 10;Toán

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

166,364 lượt xem 89,565 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!