thumbnail

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án

Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 12
Chủ đề 1: SINH HỌC TẾ BÀO
Tốt nghiệp THPT;Sinh học

Từ khoá: Ôn thi Tốt nghiệp THPT Môn Sinh học Trắc nghiệm Chủ đề Sinh học tế bào Đáp án Kiến thức cơ bản Bài tập ứng dụng Hệ thống hóa kiến thức

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯

Số câu hỏi: 34 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

315,992 lượt xem 24,303 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo chủ yếu bởi các phân tử
A.  
protein và nucleic acid.
B.  
protein và phospholipid.
C.  
phospholipid và nucleic acid.
D.  
carbohydrate và lipid.
Câu 2: 1 điểm
Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp tế bào giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A.  
Chứa vật chất di truyền.
B.  
Có cấu trúc màng kép.
C.  
Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất.
D.  
Có nhân con.
Câu 3: 1 điểm
Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ là
A.  
thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi.
B.  
thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.
C.  
màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.
D.  
màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 4: 1 điểm
Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất được gọi là
A.  
khuếch tán trực tiếp.
B.  
vận chuyển chủ động.
C.  
vận chuyển thụ động.
D.  
xuất – nhập bào.
Câu 5: 1 điểm
Một đoạn của một phân tử DNA có trình tự một mạch như sau: T-A-G-T-A-C-G-T-G-C-A Đoạn trình tự mạch bổ sung của đoạn phân tử DNA trên là:
A.  
A-T-C-A-A-T-T-A-C-G-G.
B.  
A-T-C-A-T-G-C-A-C-G-T.
C.  
T-A-G-T-A-C-G-T-G-C-A.
D.  
T-A-G-T-A-T-A-C-G-G-T.
Câu 6: 1 điểm
Trong quá trình phát triển của ếch, từ nòng nọc có đuôi đến khi thành ếch con đã phải “cắt đứt” chiếc đuôi của nó. Bào quan nào sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình này?
A.  
A. Trung thể.
B.  
B. Lysosome.
C.  
C. Ribosome.
D.  
D. Ti thể.
Câu 7: 1 điểm
Sự kiện nào sau đây xảy ra ở quá trình giảm phân mà nguyên phân không có?
A.  
Có sự phân chia của tế bào chất.
B.  
Có sự tiếp hợp giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C.  
NST kép tập hợp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.
D.  
NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các nhiễm sắc thể kép.
Câu 8: 1 điểm
Tại ống thận, nồng độ glucose trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucose vẫn được thu hồi về máu, đó là hình thức vận chuyển
A.  
ẩm bào.
B.  
thụ động.
C.  
chủ động.
D.  
thực bào.
Câu 9: 1 điểm

Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện sự biến tính của protein?

(1) Lòng trắng trứng động lại sau khi luộc.

(2) Gạch cua nổi lên từng mảng khi nấu canh cua.

(3) Sợi tóc xoăn thành lọn khi được uốn tóc.

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục.

A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.
Câu 10: 1 điểm
Để tiến hành quan sát quá trình nguyên phân ở tế bào, mẫu vật nào sau đây phù hợp?
A.  
Mô biểu bì lá.
B.  
Mô phân sinh đỉnh rễ.
C.  
Hạt phấn hoa.
D.  
Vảy củ hành.
Câu 11: 1 điểm
Có một số dược chất được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của khối u, tác động thông qua việc ngăn chặn chuỗi xoắn kép DNA mở và tách ra. Nên tác động vào giai đoạn nào trong chu kì tế bào để thuốc đạt được hiệu quả?
A.  
Kì trung gian.
B.  
Kì đầu.
C.  
Kì giữa.
D.  
Ki sau.
Câu 12: 1 điểm
Khi quả dứa chín sản sinh ra ethylene (C2H4), ethylene có thể tác động đến các tế bào quả lân cận kích thích tổng hợp enzyme cellulase phân huỷ thành tế bào và thúc đẩy nhanh quá trình chín của quả. Ethylene vận chuyển qua màng tế bào quả lân cận bằng hình thức nào sau đây?
A.  
Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phopholipid.
B.  
Vận chuyển thụ động qua kênh protein.
C.  
Nhập bào nhờ sự biến dạng màng.
D.  
Vận chuyển chủ động qua kênh protein
Câu 13: 1 điểm
Tiến hành cho một lượng enzyme amylase vào lọ dung dịch tinh bột có nồng độ xác định. Tiến hành đo sản phẩm tạo thành theo thời gian, kết quả thể hiện trong đồ thị dưới đây. Phát biểu nào sau đây phù hợp tại điểm đánh dấu * trên đồ thị?
Hình ảnh
A.  
Nồng độ tinh bột cao.
B.  
Nồng độ enzyme amylae cao.
C.  
Tinh bột đã phân giải hết.
D.  
Enzyme đã sử dụng hết.

Hoa atiso đỏ (artichoke) giàu vitamin C, polyphenol và flavonoid, chủ yếu là anthocyanin. Hoa có công dụng giúp điều trị rối loạn thần kinh, huyết áp cao, an thần,... Hoa có thể sử dụng làm chất màu tự nhiên có tính an toàn cao. Nghiên cứu chế biến kẹo dẻo hoa atiso đỏ bổ sung dịch quả chanh dây sẽ góp phần đa dạng hoá các sản phẩm kẹo dẻo, mang đến sản phẩm vừa an toàn vừa cải thiện sức khoẻ. Hoa atiso đỏ được thu hái tươi, từ lúc hái thì vận chuyển và xử lí hóa trong vòng 5 – 6 tiếng, hoa tươi sẽ được rửa, cắt bỏ cuống và nhuỵ, chỉ lấy cánh hoa, rửa lại sạch cánh hoa. Hoa được trích li với nước, thời gian nấu trích li từ 5 – 15 phút ở 80 °C và lọc bỏ xác hoa. Chanh dây chọn trái tươi, bổ đôi, chà phần hạt để lấy dịch bỏ xác. Tiếp theo, phối chế nước hoa atiso và 10% dịch chanh dây, 30% đường, 10% gelatin, 0,9% pectin, trộn đều sau đó nấu hỗn hợp từ 5 – 25 phút ở nhiệt độ 90 °C. Sau khi nấu, tiến hành tạo hình, làm nguội và phân tích các chỉ tiêu (đo màu sắc, đo cấu trúc, hàm lượng anthocyanin, vitamin C và đánh giá cảm quan).

Ảnh hưởng của thời gian nấu đến các hoạt chất sinh học

Thời gian cô đặc (phút)

Anthocyanin (mg%)

Vitamin C (mg%)

5

39,23

31,03

10

39,71

28,57

15

37,05

27,22

20

35,10

25,88

25

34,72

24,17

(Nguồn: Diệp Kim Quyên, Đường Huyền Trang, Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ

cùng thời gian trích li hoa atiso đỏ và thời gian nấu kẹo đến giá trị cảm quan

và dinh dưỡng của kẹo dẻo atiso đỏ có bổ sung dịch chanh dân

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 20(1) – 2024)

Mỗi nhận định sau đúng hay sai?

Câu 14: 1 điểm

a. Tế bào cánh hoa atiso đỏ có chứa chất màu tự nhiên, thường tập trung ở không bào.

Câu 15: 1 điểm

b. Hàm lượng anthocyanin trong sản phẩm kẹo dẻo atiso tăng dần khi thời gian cô đặc tăng.

Câu 16: 1 điểm

c. Thời gian cô đặc có ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C trong kẹo dẻo atiso.

Câu 17: 1 điểm

d. Hàm lượng các hoạt chất sinh học trong kẹo dẻo atiso đỏ đạt cao nhất khi cô đặc ở thời gian 5 phút.

Nhà nghiên cứu tiến hành nhuộm và làm tiêu bản quan sát các tế bào ở phần đầu của một rễ hành để theo dõi các kì của quá trình phân bào và xác định chỉ số phân bào. Chỉ số phân bào được xác định bằng số tế bào phân chia trên tổng số tế bào. Dưới đây là bảng thống kê các kì phân bào.

Tế bào không phân chia

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Tổng số

Số tế bào

42

18

8

9

5

82

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về kết quả phân bào này?

Câu 18: 1 điểm

a. Kì diễn ra chậm nhất là kì đầu.

Câu 19: 1 điểm

b. Chỉ có kì giữa nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép.

Câu 20: 1 điểm

c. Chỉ số phân bào là xấp xỉ 0,49.

Câu 21: 1 điểm

d. Ở các tế bào rễ hành, luôn có trên 50% số tế bào đang phân chia.

Để kiểm tra sự có mặt của một số loại phân tử sinh học có trong dung dịch sữa tươi không đường. Một học sinh đã tiến hành lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch sữa. Ống 1 cho vào 1 ml thuốc thử Benedict rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Ông 2 nhỏ vào 3 giọt thuốc thử Lugol có chứa iodine. Ông 3 nhỏ vào 1 ml thuốc thử Biuret. Kết quả thu được ống 1 có kết tủa đỏ gạch, ống 2 không đổi màu và ống 3 chuyển màu tím.

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về kết quả thí nghiệm này?

Câu 22: 1 điểm

a. Ống 1 để nhận biết đường khử.

Câu 23: 1 điểm

b. Trong dung dịch sữa không có đường vì ống 2 không đổi màu.

Câu 24: 1 điểm

c. Trong dung dịch sữa có protein vì ống 1 có kết tủa đỏ gạch.

Câu 25: 1 điểm

d. Trong sữa không có tinh bột.

Hình ảnh

Các tế bào mô phổi có chứa lượng lớn enzyme catalase có tác dụng phân huỷ hydroperoxide thành nước và oxygen. Để xác định tốc độ phản ứng của enzyme này, người ta có thể đo thông qua thể tích oxygene được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong một thí nghiệm người ta đã tiến hành cho những mẫu mô phổi tươi vào một loạt dung dịch hydroperoxide và đo lượng oxygene được tạo ra. Số liệu thu được về mối quan hệ giữa nồng độ hydroperoxide đến tốc độ sản xuất oxygene được mô tả có dạng như đồ thị trên. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về kết quả thí nghiệm này?

Câu 26: 1 điểm

a. Vị trí A, tại đó tốc độ phản ứng bị giới hạn bởi nồng độ enzyme.

Câu 27: 1 điểm

b. Vị trí B, tại đó tất cả enzyme đều gắn với phân tử cơ chất.

Câu 28: 1 điểm

c. Tại nồng độ D, tất cả phân tử cơ chất đều gắn vào trung tâm hoạt động của enzyme.

Câu 29: 1 điểm

d. Trong khoảng C đến D khi nồng độ cơ chất tăng thì lượng sản phẩm thu được tăng.

Câu 30: 1 điểm
Ở các kì trong nguyên phân: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Có bao nhiêu kì thuộc giai đoạn phân chia nhân?
Câu 31: 1 điểm
Một trình tự sắp xếp các nucleotide trên mạch 1 của một đoạn phân tử DNA xoắn Trên kép là -ATTTGGGXXXGAGGX-. Theo lí thuyết, tổng số liên kết hydrogene của đoạn DNA này là bao nhiêu?
Câu 32: 1 điểm

Trong các chất sau: Na+, CO2, Cl-, glucose, vitamin A. Có bao nhiêu chất phải đi qua kênh protein trên màng sinh chất?

Câu 33: 1 điểm
Các kì của phân bào giảm phân: Kì đầu I, kì đầu II, kì giữa I, kì sau II, kì cuối I, kì cuối II. Có bao nhiêu kì NST tồn tại ở trạng thái đơn?
Câu 34: 1 điểm

Theo lí thuyết, trong quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật, một mẫu mô thực vật có 5 tế bào nguyên phân, tổng số tế bào con được tạo ra sau 3 lần nguyên phân là bao nhiêu?

Đề thi tương tự

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học

1 mã đề 147 câu hỏi 1 giờ

225,22617,314