thumbnail

Trắc nghiệm Sinh học 12 ôn thi Tốt nghiệp 2025 - Có đáp án chi tiết

Ôn luyện hiệu quả với bộ trắc nghiệm Sinh học 12 miễn phí, bám sát chương trình thi Tốt nghiệp THPT 2025. Bộ đề bao gồm nhiều câu hỏi đa dạng từ lý thuyết đến bài tập vận dụng, có đáp án chi tiết giúp bạn dễ dàng kiểm tra và củng cố kiến thức. Hệ thống chấm điểm tự động, giúp đánh giá năng lực nhanh chóng. Phù hợp cho học sinh lớp 12 đang ôn thi Tốt nghiệp, xét tuyển Đại học và các kỳ thi quan trọng khác.

Từ khoá: trắc nghiệm sinh học 12 ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 đề thi sinh học 12 bài tập sinh học có đáp án luyện thi đại học sinh học câu hỏi trắc nghiệm sinh học kiểm tra sinh học 12 đề thi thử sinh học THPT sinh học THPT quốc gia học sinh lớp 12

Số câu hỏi: 100 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ 30 phút

375,472 lượt xem 28,879 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều?
A.  
I → III → II.
B.  
I → II → III.
C.  
II → III → I.
D.  
III → I → II.
Câu 2: 0.4 điểm
Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là: 0,64AA:0,32Aa:0,04aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Nếu trong quần thể xuất hiện thêm kiểu gen mới thì chắc chắn đây là kết quả tác động của nhân tố đột biến.
B.  
Nếu thế hệ F1 có tần số các kiểu gen là: 0,81AA:0,18Aa:0,01aa thì đã xảy ra chọn lọc chống lại alen trội.
C.  
Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố di-nhập gen thì tần số các alen của quần thể luôn được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D.  
Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
Câu 3: 0.4 điểm
Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là?
A.  
gen.
B.  
codon.
C.  
triplet.
D.  
axit amin.
Câu 4: 0.4 điểm
Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2?
A.  
Vi khuẩn amôn hóa.
B.  
Vi khuẩn cố định nitơ.
C.  
Vi khuẩn nitrat hóa.
D.  
Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Câu 5: 0.4 điểm
Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là?
A.  
ADN giraza.
B.  
ADN pôlimeraza.
C.  
hêlicaza.
D.  
ADN ligaza.
Câu 6: 0.4 điểm
Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là?
A.  
rARN.
B.  
mARN.
C.  
tARN.
D.  
ADN.
Câu 7: 0.4 điểm
Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng?
A.  
Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin.
B.  
Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X.
C.  
Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa.
D.  
Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ → 3’ trên mạch mang mã gốc.
Câu 8: 0.4 điểm
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A.  
Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B.  
Mã di truyền có tính thoái hóa.
C.  
Mã di truyền có tính phổ biến.
D.  
Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 9: 0.4 điểm
Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A.  
ADN.
B.  
mARN.
C.  
ARN.
D.  
Protein.
Câu 10: 0.4 điểm
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A.  
Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục.
B.  
Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
C.  
Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa không liên tục.
D.  
Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Câu 11: 0.4 điểm
Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong?
A.  
ribôxôm.
B.  
tế bào chất.
C.  
nhân tế bào.
D.  
ti thể.
Câu 12: 0.4 điểm
Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
A.  
Vùng kết thúc.
B.  
Vùng điều hòa.
C.  
Vùng mã hóa.
D.  
Cả ba vùng của gen.
Câu 13: 0.4 điểm
Mã di truyền có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm cho dưới đây: (1) là mã bộ ba; (2) đọc từ một điểm xác định theo chiều từ 5’ – 3’ và không chồng gối lên nhau; (3) một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin; (4) mã có tính thoái hoá; (5) mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng; (6) mã có tính phổ biến; (7) mã có tính đặc hiệu.
A.  
4
B.  
5
C.  
6
D.  
7
Câu 14: 0.4 điểm
Gen phân mảnh có đặc tính là?
A.  
Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.
B.  
Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
C.  
Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.
D.  
Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Câu 15: 0.4 điểm
Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều?
A.  
kết thúc bằng Met.
B.  
bắt đầu bằng axit amin Met.
C.  
bắt đầu bằng foocmin-Met.
D.  
bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
Câu 16: 0.4 điểm
Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?
A.  
Sinh vật sản xuất.
B.  
Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C.  
Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
D.  
Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 17: 0.4 điểm
Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là?
A.  
3 : 3 : 1 : 1.
B.  
1 : 2 : 1.
C.  
19 : 19 : 1 : 1.
D.  
1 : 1 : 1 : 1.
Câu 18: 0.4 điểm
Mã di truyền có tính phổ biến, tức là?
A.  
tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
B.  
nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C.  
một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.
D.  
tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.
Câu 19: 0.4 điểm
Vùng kết thúc của gen là vùng?
A.  
mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
B.  
mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C.  
quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
D.  
mang thông tin mã hoá các axit amin.
Câu 20: 0.4 điểm
Vùng mã hoá của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là?
A.  
26; 25
B.  
25; 26
C.  
24; 27
D.  
27; 24
Câu 21: 0.4 điểm
Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.
Câu 22: 0.4 điểm
Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.
B.  
Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.
C.  
Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D.  
Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Câu 23: 0.4 điểm
Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
A.  
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
B.  
Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
C.  
Mức sinh sản của quần thể giảm.
D.  
Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.
Câu 24: 0.4 điểm
Bản chất của mã di truyền là?
A.  
trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B.  
các axit amin được mã hoá trong gen.
C.  
ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D.  
một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 25: 0.4 điểm
Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế?
A.  
tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B.  
tổng hợp ADN, dịch mã.
C.  
tự sao, tổng hợp ARN.
D.  
tổng hợp ADN, ARN.

Đề thi tương tự

Trắc nghiệm Sinh học - Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 (Có đáp án và Giải thích)THPT Quốc giaSinh học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

110,4728,495

Trắc nghiệm Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở Dạ dày (Phần 2) - Có đáp ánLớp 8Sinh học

1 mã đề 16 câu hỏi 1 giờ

360,25327,708

2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý họcĐại học - Cao đẳng

51 mã đề 2509 câu hỏi 1 giờ

125,1999,619

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Sinh Học Đại Cương HUBT Miễn PhíĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ

70,8135,447