thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Triết 5 - Có Đáp Án - Đại Học Vinh (VINHUNI)

Ôn luyện môn Triết học với đề thi trắc nghiệm Triết 5 từ Đại Học Vinh (VINHUNI). Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các trường phái triết học, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, và các vấn đề triết học liên quan đến nhận thức và thực tiễn. Kèm đáp án chi tiết, tài liệu này giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm Triết 5Đại Học VinhVINHUNIđề thi Triết học có đáp ánôn thi Triết họckiểm tra Triết họcthi thử Triết 5tài liệu ôn thi Triết họcchủ nghĩa Mác-Lênintriết học nhận thứcthi thử trực tuyến Triết học

Số câu hỏi: 22 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 15 phút

143,891 lượt xem 11,061 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Tung một đồng xu có 2 mặt đen và trắng lên cao, đồng xu rơi xuống và mặt đen ở trên. Đây là
A.  
Chỉ là tất nhiên
B.  
Chỉ là ngẫu nhiên
C.  
Vừa tất nhiên vừa ngẫu nhiên
D.  
Không phải tất nhiên và không phải ngẫu nhiên
Câu 2: 1 điểm
câu 73. Trong triết học Mác lê nin, khái niệm phép biện chứng duy vật dùng để chỉ học thuyết nào
A.  
học thuyết về sự vận động của các phương thức sản xuất
B.  
học thuyết về sự vận động của các sự vật trong thế giới
C.  
học thuyết về sự vận động của ý thức xã hội
D.  
học thuyết về sự vận động của xã hội
Câu 3: 1 điểm
câu 72. Trong triết học Mác lê nin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ cái gì
A.  
nghệ thuật tranh luận
B.  
tình trạng biệt lập của các sự vật
C.  
tính chất bất biến của sự vật
D.  
sự ràng buộc, tương tác lẫn nhau, tính vận động, biến đổi của các sự vật
Câu 4: 1 điểm
Ý thức có tính độc lập tương đối trong quan hệ với vật chất, điều đó có nghĩa là gì
A.  
Ý thức độc lập hoàn toàn với thế giới vật chất
B.  
Tùy vào những điều kiện cụ thể, ý thức có thể độc lập với vật chất, cũng có thể phụ thuộc vào thế giới vật chất
C.  
ý thức tác động tới thế giới vật chất, nhưng xét đến cùng vẫn phụ thuộc vào thế giới vật chất
D.  
ý thức có tương tác vứi thế giới vật chất nhưng không phụ thuộc vào thế giới vật chất
Câu 5: 1 điểm
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, khái niệm ý thức dùng để chỉ cái gì
A.  
Nhận thức của một người về bản thân mình
B.  
Một dạng vật chất đặc biệt do hoạt động sinh lý của bộ óc người tạo ra
C.  
Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người một cách sáng tạo
D.  
Thực tại chủ quan do con người tạo ra, độc lập với thế giới vật chất bên ngoài
Câu 6: 1 điểm
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, khái niệm vật chất dùng để chỉ những sự vật như thế nào
A.  
Có hình dạng nhất định
B.  
Có khối lượng
C.  
Tồn tại độc lập với ý thức con người và được cảm giác, ý thức con người phản ánh
D.  
Tồn tại độc lập với ý thức con người, bao gồm tất cả những sự vật mà con người không bao giờ nhận thức được
Câu 7: 1 điểm
Câu nào sau đây đối lập với quan điểm duy vật biện chứng
A.  
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người
B.  
Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn
C.  
Ý thức con người tồn tại độc lập với thế giới vật chất
D.  
Mọi sự vật trong thế giới đều là vật chất hoặc sản phẩm của vật chất
Câu 8: 1 điểm
…. Là tổng hợp những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật
A.  
Khả năng
B.  
Hiện thực
C.  
Nội dung
D.  
Hình thức
Câu 9: 1 điểm
Theo lí luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta nên làm gì
A.  
Phủ nhận, gạt bỏ cái ngẫu nhiên
B.  
Phủ nhận, gạt bỏ cái tất nhiên
C.  
Căn cứ vào cái tất nhiên và ngẫu nhiên
D.  
Cơ bản là phải căn cứ vào cái tất nhiên nhưng đồng thời phải tính tới cái ngẫu nhiên
Câu 10: 1 điểm
Câu nào dưới đây là câu đúng và đủ
A.  
Tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên
B.  
Ngẫu nhiên có thể chuyển hóa thành tất nhiên
C.  
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau
Câu 11: 1 điểm
…. Tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người
A.  
Chỉ mỗi tất nhiên
B.  
Chỉ mỗi ngẫu nhiên
C.  
Tất nhiên và ngẫu nhiên
D.  
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều không
Câu 12: 1 điểm
Điểm khác nhau căn bản của quan điểm duy vật biện chứng so với quan điểm siêu hình khi xem xét sự phát triển là gì?
A.  
Xem sự phát triển chỉ là quá trình tăng hoặc giảm thuần túy về mặt số lượng
B.  
Xem sự phát triển chỉ là quá trình tiến lên liên tục, không có sự gián đoạn
C.  
Xem sự phát triển là quá trình biến đổi về chất
D.  
Xem sự phát triển là một quá trình tuần hoàn khép kín
Câu 13: 1 điểm
câu 62. Cái không do mối liên hệ bản chất bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, gọi là gì?
A.  
Tất nhiên
B.  
Khả năng
C.  
Ngẫu nhiên
D.  
Không xác định
Câu 14: 1 điểm
Cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được gọi là?
A.  
Hệ quả
B.  
Tất nhiên
C.  
Khả năng
D.  
Ngẫu nhiên
Câu 15: 1 điểm
câu 60. Phạm trù nhằm chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra gọi là:
A.  
Hệ quả
B.  
Kết quả
C.  
Khả năng
D.  
Nguyên nhân
Câu 16: 1 điểm
Phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một hiểu lầm nào đó, gọi là gì?
A.  
Kết quả
B.  
Khả năng
C.  
Ngẫu nhiên
D.  
Nguyên nhân
Câu 17: 1 điểm
“cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn, bên cạnh những cái riêng có tính chất tạm thời” là quan niệm của
A.  
Đê mô crit
B.  
Hê ra clit
C.  
Pla tôn
D.  
C. mác
Câu 18: 1 điểm
Giả sử nước Việt Nam là một cái riêng thì cái đơn nhất là
A.  
Thủ đô Hà Nội
B.  
Văn hóa
C.  
Quốc gia
D.  
Con người
Câu 19: 1 điểm
Phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác
A.  
Cái riêng
B.  
Cái chung
C.  
Cái đơn nhất
D.  
Tất cả đều sai
Câu 20: 1 điểm
Cái riêng là phạm trù triết học dung để chỉ cái gì?
A.  
Các yếu tố cấu thành một hệ thống
B.  
Những nét, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật
C.  
Những mặt, những thuộc tính chung của nhiều sự vât
D.  
Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
Câu 21: 1 điểm
Hình thức cơ bản, đầu tiên của mọi quá trình tư duy là:
A.  
Cảm giác
B.  
Suy luận
C.  
Khái niệm
D.  
Biểu tượng
Câu 22: 1 điểm
“Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải phát hiện ra khuynh hướng biến đổi của sự vật, cần thấy được tính chất quanh co, phức tạp của sự phát triển”. Đó là yêu cầu của quan điểm nào sau đây:
A.  
Quan điểm toàn diện
B.  
Quan điểm phát triển
C.  
Quan điểm lịch sử - cụ thể
D.  
Quan điểm thực tiễn

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Triết Học - Có Đáp Án - Đại Học Đông ÁĐại học - Cao đẳngTriết học

1 mã đề 30 câu hỏi 30 phút

87,7876,747

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Triết Học Mác-Lênin Phần 7 - Có Đáp Án - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã (KMA)Đại học - Cao đẳngTriết học

1 mã đề 25 câu hỏi 30 phút

36,1182,775

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Triết Học 3 - Có Đáp Án - Đại Học Vinh (VINHUNI)Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

140,60510,815