thumbnail

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 5. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có đáp án

Bộ tài liệu trắc nghiệm chi tiết giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Đề thi được xây dựng dựa trên khung chương trình chính thức của Bộ Giáo dục, bao gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, cùng với đáp án và lời giải chi tiết. Đây là nguồn ôn luyện hiệu quả, giúp học sinh tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học. Hướng dẫn phù hợp với học sinh muốn cải thiện điểm số và củng cố kiến thức.

Từ khoá: biology_reviewgraduation_examgrade_12sinh_truong_phat_trien

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Khi nói về sinh trưởng ở sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Sự tăng về số lượng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể.
B.  
Sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào.
C.  
Sự biến đổi về chức năng của mô, cơ quan và cơ thể.
D.  
Sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
Câu 2: 1 điểm
Nhận định nào sau đây không đúng về sự sinh trưởng và phát triển?
A.  
Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
B.  
Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
C.  
Cây ra nhiều lá, rễ phân nhánh là các biểu hiện của sự sinh trưởng ở thực vật.
D.  
Dấu hiệu đặc trưng cho sinh trưởng là tăng số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng.
Câu 3: 1 điểm
Khi nói về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển, nhận định nào sau đây không đúng?
A.  
Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tuỳ từng giai đoạn.
B.  
Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
C.  
Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
D.  
Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Câu 4: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây không đúng về sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?
A.  
Sinh trưởng thứ cấp có ở cây Hai lá mầm và Một lá mầm.
B.  
Sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.
C.  
Sinh trưởng thứ cấp khởi đầu do sự phân chia của mô phân sinh bên.
D.  
Sinh trưởng thứ cấp diễn ra suốt đời ở cây Hai lá mầm.
Câu 5: 1 điểm
Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của loại mô phân sinh nào sau đây?
A.  
Mô phân sinh lóng.
B.  
Mô phân sinh đỉnh.
C.  
Mô phân sinh bên.
D.  
Mô phân sinh chồi.
Câu 6: 1 điểm
Hormone thực vật (phytohormone) là hợp chất hữu cơ
A.  
sinh ra trong quá trình quang hợp và điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
B.  
được tổng hợp trong cơ thể thực vật và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.
C.  
sinh ra trong quá trình hô hấp, điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
D.  
được cây hấp thụ và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.
Câu 7: 1 điểm
Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây lúa?
A.  
Mô phân sinh đỉnh thân.
B.  
Mô phân sinh đỉnh rễ.
C.  
Mô phân sinh bên.
D.  
Mô phân sinh lóng.
Câu 8: 1 điểm
Auxin không có vai trò sinh lí nào sau đây?
A.  
Kích thích rụng lá, rụng quả.
B.  
Kích thích hình thành rễ.
C.  
Kéo dài tế bào.
D.  
Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng.
Câu 9: 1 điểm
Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây cam?
A.  
Mô phân sinh bên.
B.  
Mô phân sinh đỉnh rễ.
C.  
Mô phân sinh đỉnh thân.
D.  
Mô phân sinh lóng.
Câu 10: 1 điểm
Nhận định nào sau đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật là đúng?
A.  
Sự sinh trưởng và phát triển diễn ra suốt đời sống cá thể.
B.  
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.
C.  
Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là giống nhau.
D.  
Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện muộn hơn.
Câu 11: 1 điểm
Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hoà bởi những hormone nào sau đây?
A.  
Testosterone và estrogen.
B.  
Ecdysteroid và juvenile.
C.  
Thyroxine và GH.
D.  
Allata và cardiaca.
Câu 12: 1 điểm
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật?
A.  
Để trở thành con trưởng thành, cơ thể con non phải trải qua 3 giai đoạn: trứng, con non và trưởng thành.
B.  
Ở mỗi giai đoạn, cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyên hoá khác nhau.
C.  
Kiểu phát triển này có ở châu chấu, cào cào, gián.
D.  
Con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành.
Câu 13: 1 điểm
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về biến thái không hoàn toàn ở động vật?
A.  
Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.
B.  
Cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian có hình dạng rất khác so với con trưởng thành rồi mới biến đổi thành con trưởng thành.
C.  
Vòng đời của tất cả các loài biến thái không hoàn toàn đều trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
D.  
Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành.
Câu 14: 1 điểm
Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để thúc đẩy quả chuối chín nhanh?
A.  
Abscisic acid.
B.  
Auxin.
C.  
Ethylene.
D.  
Gibberellin.
Câu 15: 1 điểm
Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nữ?
A.  
Xuất hiện lông nách, lông mu.
B.  
Giọng nói trầm hơn.
C.  
Tuyến vú phát triển.
D.  
Xuất hiện kinh nguyệt.

Hormone thực vật (phytohormone) là những chất hữu cơ được sản sinh từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, với liều lượng rất nhỏ có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật. Hiện nay có một lượng lớn con hormone thực vật được tổng hợp bởi con người và chúng được gọi là chất điều hoà tăng trưởng thực vật. Những nhận định sau về hormone thực vật đúng hay sai?

Câu 16: 1 điểm

a. Có một số loại hormone thực vật có tác dụng kích thích nhưng cũng có những loại hormone ức chế sự sinh trưởng ở thực vật.

Câu 17: 1 điểm

b. Hormone thực vật có tác động tổng hợp, điều tiết quá trình sinh lí của cơ thể thực vật theo hướng xác định phụ thuộc vào tương quan giữa chúng.

Câu 18: 1 điểm

c. Khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật trong thực tiễn cần sử dụng nồng độ cao để kích thích cho thực vật sinh trưởng và phát triển nhanh.

Câu 19: 1 điểm

d. Trong thực tiễn, khi giâm cành nên sử dụng hormone ethylene với nồng độ thấp.

Thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang chu kì, đòi hỏi ít nhất 12 giờ chiếu sáng mỗi ngày để ra hoa. Thời gian ra hoa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm dương lịch, được gọi là vụ thuận hoặc chính vụ. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến tháng 3 năm dương lịch của năm sau, khi số giờ chiếu sáng trong ngày giảm xuống, thanh long ra hoa gặp khó khăn hơn (gọi là nghịch vụ hoặc trái vụ). Để khắc phục tình trạng này, người trồng thanh long có thể sử dụng ánh sáng đèn để chiếu sáng vào ban đêm, tạo điều kiện cho cây phát triển và ra hoa kết quả theo ý muốn. Thời gian chiếu sáng đèn nên ở khoảng 8 – 10 giờ mỗi đêm để đảm bảo hiệu quả tối ưu và tránh gây hại cho sức khoẻ của cây. Nhờ việc điều khiển thời gian và mức độ chiếu sáng, người trồng thanh long có thể tạo ra điều kiện tối ưu cho cây phát triển và thu hoạch quả tuỳ ý, bất kể mùa vụ thuận hay nghịch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng ánh sáng đèn cần phải thực hiện một cách cân nhắc và có kế hoạch, để đảm bảo cây vẫn được bảo vệ và phát triển một cách bền vững trong thời gian dài.

(Nguồn: https://kythuattrongcay.vn/thap-den-chieu-sang-cho-cay-thanh-long)

Dựa vào đoạn thông tin trên, xác định tính đúng sai cho các nhận định sau đây:

Câu 20: 1 điểm

a. Cây ngày dài là những cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài ở cuối xuân và mùa hè.

Câu 21: 1 điểm

b. Đối với cây thanh long, thời gian chiếu sáng ban đêm càng nhiều thì năng suất càng cao.

Câu 22: 1 điểm

c. Cây thanh long phù hợp với điều kiện sống ở phía Nam hơn là ở phía Bắc nước ta.

Câu 23: 1 điểm

d. Nên sử dụng ánh sáng đèn để chiếu sáng vào ban đêm cho cây thanh long từ khi mới trồng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

Có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng,... Những nhận định sau đây đúng hay sai về ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh vật và con người?

Câu 24: 1 điểm

a. Trẻ em chậm lớn, còi cọc, mọc răng chậm, hay quấy khóc do ảnh hưởng của chất dinh dưỡng.

Câu 25: 1 điểm

b. Cây bạch đàn có thân cao, thẳng, lớp vỏ dày, màu nhạt là do ảnh hưởng của nhiệt độ.

Câu 26: 1 điểm

c. Dơi thường sống trong hang, thính giác phát triển là do ảnh hưởng của ánh sáng.

Câu 27: 1 điểm

d. Bướu của lạc đà là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng là do ảnh hưởng của nước.

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 °C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Khi nói về muỗi, các nhận định sau đúng hay sai?

Câu 28: 1 điểm

a. Muỗi là động vật có hình thức sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

Câu 29: 1 điểm

b. Ở miền Bắc Việt Nam, vào mùa đông thường ít muỗi hơn mùa hè.

Câu 30: 1 điểm

c. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong vòng đời của muỗi đều sử dụng thức ăn như nhau.

Câu 31: 1 điểm

d. Để tiêu diệt muỗi nên tiêu diệt ở giai đoạn trứng và bọ gậy là tốt nhất.

Câu 32: 1 điểm

Có bao nhiêu loại hormone sau thuộc nhóm kích thích sinh trưởng ở thực vật: Auxin, Ethylene, Gibberellin, Acid abscisic, Cytokinin.

Câu 33: 1 điểm
Cho các loài động vật sau: (1) cá chép, (2) mèo, (3) gián, (4) nhái, (5) muỗi, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) chuồn chuồn, (9) bướm. Có bao nhiêu loài trong đó có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn?
Câu 34: 1 điểm

Có bao nhiêu biện pháp sau đây ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi gia cầm để lấy trứng?

(1) Sử dụng chất kích thích tăng trưởng.

(2) Lựa chọn giống gia cầm phù hợp như gà Ai Cập, Leghorn,...

(3) Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi hằng ngày.

(4) Sử dụng kháng sinh định kì để phòng bệnh.

(5) Tiêm vaccine theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

(6) Chế độ ăn có năng lượng và hàm lượng protein phù hợp.

Câu 35: 1 điểm

Sau đây là những thay đổi tâm sinh lí ở người. Có bao nhiêu thay đổi trong đó xảy ra ở giai đoạn dậy thì?

(1) Cơ quan sinh dục phát triển.

(2) Chiều cao tăng nhanh.

(3) Cơ quan tiêu hoá phát triển.

(4) Kích thước, khối lượng não tăng nhanh.

(5) Hưng phấn ở vỏ não diễn ra mạnh.

(6) Tăng tiết hormone sinh dục.

(7) Xuất hiện kinh nguyệt ở nữ, xuất tinh ở nam.

Câu 36: 1 điểm

Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp chăm sóc sức khoẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì?

(1) Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(4) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.

(5) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.

(6) Không nên quan hệ tình dục.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Tài liệu ôn luyện chuyên sâu về chủ đề Di truyền học trong chương trình Sinh học lớp 12. Bộ đề gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát kiến thức trọng tâm, kèm đáp án và lời giải chi tiết. Đây là tài liệu phù hợp giúp học sinh củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng vận dụng vào bài tập.

267 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

278,010 lượt xem 149,695 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Tài liệu ôn luyện chuyên sâu về chủ đề Tiến hoá trong chương trình Sinh học lớp 12. Đề thi gồm nhiều dạng câu hỏi lý thuyết và ứng dụng, cung cấp đáp án kèm giải thích chi tiết. Đây là tài liệu phù hợp để học sinh củng cố kiến thức trọng tâm về tiến hoá và rèn luyện kỹ năng làm bài thi nhanh, chính xác.

147 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

225,086 lượt xem 121,198 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề trắc nghiệm chuyên sâu về chủ đề Trao đổi chất và Chuyển hóa năng lượng trong chương trình Sinh học lớp 12. Nội dung bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập vận dụng cao, kèm lời giải và đáp án cụ thể. Đây là tài liệu lý tưởng để học sinh nắm vững kiến thức nền tảng và nâng cao kỹ năng giải bài tập.

41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

225,440 lượt xem 121,387 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 4. Cảm ứng ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề thi chuyên sâu về chủ đề Cảm ứng ở sinh vật, tập trung vào các kiến thức quan trọng và bài tập thực hành. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

286,681 lượt xem 154,364 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề thi chủ đề Sinh thái học, giúp học sinh lớp 12 hệ thống lại kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Đề thi được biên soạn với cấu trúc phù hợp, bám sát chương trình học, kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, hỗ trợ học sinh tự đánh giá và nâng cao trình độ.

140 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

228,078 lượt xem 122,808 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 2. Sinh học vi sinh vật và virus có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề ôn luyện về chủ đề Sinh học vi sinh vật và virus, cung cấp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình lớp 12. Đề thi kèm đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh hiểu sâu về nội dung và cải thiện kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

286,200 lượt xem 154,105 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Luyện Thị Giác - Đại Học Y Dược Hải Phòng (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện về Thị giác dành cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng, hoàn toàn miễn phí và có đáp án chi tiết. Bộ câu hỏi bám sát chương trình học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về cơ chế hoạt động và chức năng của hệ thị giác, hỗ trợ chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Với lời giải thích rõ ràng, đây là tài liệu hữu ích để củng cố và nâng cao kết quả học tập.

29 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

90,945 lượt xem 48,958 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Miễn Phí, Có Đáp Án) Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm Đại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm các câu hỏi về các nội dung cốt lõi như tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết dân tộc, văn hóa và con người Việt Nam, và vai trò của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp cách mạng. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

116 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

88,699 lượt xem 47,705 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi ôn luyện Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng - Học viện Nông nghiệp Việt NamLịch sử

Ôn luyện Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam online miễn phí

EDQ #70659

322 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

23,936 lượt xem 12,852 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!