thumbnail

Đề Thi Tự Động Hóa Và Điều Khiển Thiết Bị Điện EPU

Khám phá đề thi trắc nghiệm online miễn phí có đáp án chi tiết cho môn Tự Động Hóa và Điều Khiển Thiết Bị Điện tại Đại học Điện lực (EPU). Bộ đề được biên soạn chuyên sâu nhằm củng cố kiến thức về hệ thống điều khiển, PLC và truyền động điện, rèn luyện kỹ năng thiết kế và phân tích mạch điều khiển. Đây là tài liệu ôn tập chất lượng, hỗ trợ sinh viên tự tin vượt qua kỳ thi và áp dụng thực tiễn hiệu quả.

Từ khoá: đề thi online miễn phí đáp án tự động hóa điều khiển thiết bị điện EPU Đại học Điện lực ôn tập trắc nghiệm PLC truyền động điện thiết kế mạch phân tích điều khiển```

Số câu hỏi: 187 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

73,260 lượt xem 5,634 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Thiết bị nào được dùng trong hệ thống khởi động mềm bằng phương pháp sử dụng điện trở phụ mắc nối tiếp với mạh stato?
A.  
Công-tắc-tơ.
B.  
Cuộn cảm.
C.  
Rơ-le nhiệt.
D.  
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều Silicon Controlled Rectifier (SCR).
Câu 2: 0.2 điểm
Trong cấu trúc động cơ bước, bản thân mỗi cực từ mang cuộn dây gắn trên stato có vai trò gì?
A.  
Là phần tử cấu thành phần cảm, sinh ra từ trường biến thiên.
B.  
Là phần tử cấu thành phần cảm, sinh ra từ trường tĩnh.
C.  
Là phần tử cấu thành phần ứng, nhận từ trường sinh ra bởi roto.
D.  
Chỉ có tác dụng đảm bảo liên kết cơ học giữa các lá thép kỹ thuật điện
Câu 3: 0.2 điểm
Hạn chế chính của hệ thống khởi động mềm động cơ không đồng bộ với phương án thiết kế chia nhỏ cuộn dây pha trong mạch stato.
A.  
Động cơ cần phải được thiết kế, chế tạo đặc biệt
B.  
Tốc độ thay đổi không mượt trong quá trình khởi động.
C.  
Hệ thống cồng kềnh, phức tạp, đòi hỏi không gian lắp đặt rộng.
D.  
Gây tiếng ồn lớn khi vận hành, chi phí đầu tư lớn.
Câu 4: 0.2 điểm
Variable Tag là:
A.  
Tag liên kết với thiết bị.
B.  
Tag không liên kết với thiết bị.
C.  
Trend Tag.
D.  
Alarm Tag.
Câu 5: 0.2 điểm
Để bù hệ số công suất có thể sử dụng thiết bị nào?
A.  
Tụ điện
B.  
Điện trở
C.  
Động cơ một chiều
D.  
Động cơ không đồng bộ
Câu 6: 0.2 điểm
Phanh điện từ sử dụng cho động cơ có đặc điểm gì?
A.  
Khi mất điện thì phanh nhả, có điện thì phanh bó
B.  
Khi mất điện thì phanh bó, có điện thì phanh nhả
C.  
Bất cứ động cơ nào cũng trang bị phanh điện từ
D.  
Phanh điện từ chỉ sử dụng cho động cơ một chiều
Câu 7: 0.2 điểm
Hạn chế chính của hệ thống khởi động mềm động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi đấu nối sao – tam giác các cuộn dây pha trong mạch stato.
A.  
Điều chỉnh không êm mượt, dải điều chỉnh hẹp do chỉ thay đổi được 2 mức độ.
B.  
Các cuộn dây pha trên stato phải được chia nhỏ thành nhiều phần để có thể thực hiện đấu nối.
C.  
Không sử dụng các thiết bị sinh sóng hài bậc cao.
D.  
Độ ồn ở ngưỡng trên 200 dB trong quá trình vận hành.
Câu 8: 0.2 điểm
Thiết bị nào sau đây chỉ có nhiệm vụ thông tin giao tiếp?
A.  
HMI
B.  
Công tắc tơ
C.  
Máy cắt
D.  
Các van bán dẫn công suất
Câu 9: 0.2 điểm
Thiết bị nào được dùng trong hệ thống khởi động mềm bằng phương pháp sử dụng máy biến áp tự ngẫu?
A.  
Biến trở.
B.  
Máy biến điện áp đo lường.
C.  
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều Silicon Controlled Rectifier (SCR).
D.  
Máy biến áp tự ngẫu, công-tắc-tơ, rơ-le thời gian.
Câu 10: 0.2 điểm

Câu 45: Ký hiệu nào dưới đây thể hiện tiếp điểm thời gian thường đóng, mở chậm?

A.  

A..

B.  

B.

C.  

C.

D.  

D.

Câu 11: 0.2 điểm
Giả sử động cơ bước có 3 cuộn dây pha A, B, C. Nếu cấp nguồn cho các cuộn dây pha theo thứ tự A, B, C thì roto động cơ sẽ thực hiện các bước quay với góc:
A.  
30 độ
B.  
90 độ
C.  
120 độ
D.  
60 độ
Câu 12: 0.2 điểm
Ưu điểm nổi bật của phương án chia nhỏ cuộn dây pha trong mạch stato để khởi động mềm động cơ không đồng bộ là:
A.  
Chi phí thấp và hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng; cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản.
B.  
Tốc độ thay đổi mượt trong quá trình khởi động.
C.  
Không gây ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình vận hành.
D.  
Không sử dụng các thiết bị gây sóng hài bậc cao.
Câu 13: 0.2 điểm
Để ro-to động cơ bước dịch chuyển lần lượt theo góc 45 độ với động cơ gồm 4 cuộn dây A, B, C, D thì cần sử dụng phương pháp điều khiển cấp nguồn kiểu nào dưới đây?
A.  
Vi bước
B.  
Cùng lúc cấp nguồn cho 4 cuộn dây
C.  
Từng pha lần lượt (cả bước)
D.  
Nửa bước
Câu 14: 0.2 điểm

Câu 17: Một trong các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế mạch điều khiển có tiếp điểm là nguyên tắc nào sau?

A.  

Trọng lượng

B.  

Phát nhiệt

C.  

Bố trí theo họ linh kiện

D.  

Nguyên tắc dòng điện

Câu 15: 0.2 điểm
Ưu điểm cơ bản của hệ thống khởi động mềm động cơ không đồng bộ sử dụng máy biến áp tự ngẫu là:
A.  
Cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ, chi phí đầu tư thấp hơn so với phương án sử dụng điện trở phụ.
B.  
Hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng do hiệu suất cao của máy biến áp.
C.  
Thời gian khởi động ngắn.
D.  
Không sử dụng các thiết bị gây sóng hài bậc cao.
Câu 16: 0.2 điểm
Các thông số đặc trưng của giao diện HMI?
A.  
Số lượng phím thao tác, độ lớn của màn hình, dung lượng bộ nhớ
B.  
Số lượng thiết bị kết nối với HMI, độ nét của màn hình, dung lượng biến
C.  
Số lượng thiết bị kết nối với HMI, chuẩn truyền thông, dung lượng biến
D.  
Số cổng mở rộng, công cụ xây dựng HMI, chuẩn truyền thông
Câu 17: 0.2 điểm
Tác động cơ học tới động cơ khi khởi động trực tiếp động cơ không đồng bộ công suất lớn (mà không sử dụng khởi động mềm) là gì?
A.  
Làm động cơ bị quá nhiệt ở phần mạch stato.
B.  
Làm động cơ bị quá tải trên trục quay.
C.  
Làm mô-men của động cơ trên trục ngay lập tức đạt giá trị cực đại.
D.  
Làm biến dạng cách điện của động cơ biến dạng các dây dẫn do lực điện động quá lớn.
Câu 18: 0.2 điểm
Tác động cơ học tới động cơ khi khởi động trực tiếp động cơ không đồng bộ công suất lớn (mà không sử dụng khởi động mềm) là gì?
A.  
Làm động cơ bị quá nhiệt ở phần mạch stato.
B.  
Làm động cơ bị quá tải trên trục quay.
C.  
Làm động cơ bị quá nhiệt ở phần mạch roto.
D.  
Là tác động cơ học làm biến dạng cách điện của động cơ biến dạng các dây dẫn do lực điện động quá lớn.
Câu 19: 0.2 điểm
Đối với ATS lưới – máy phát, nguồn dự phòng có đặc điểm gì?
A.  
Nguồn dự phòng là máy phát diesel
B.  
Nguồn dự phòng là nguồn lưới độc lập với nguồn chính
C.  
Nguồn dự phòng được nối với nguồn chính tại mọi thời điểm
D.  
Nguồn dự phòng không dùng cấp điện cho tải khi nguồn chính gặp sự cố
Câu 20: 0.2 điểm
Giả sử động cơ bước có 4 cuộn dây pha A, B, C, D. Điều khiển 1 pha (dạng sóng) thực hiện việc cấp nguồn cho các cuộn dây pha theo thứ tự như sau:
A.  
A, C, B, D
B.  
B, C, D, A
C.  
A, B, D, C
D.  
A+B, B+C, C+D, D+A
Câu 21: 0.2 điểm

Câu 16: Một trong các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế mạch điều khiển có tiếp điểm là nguyên tắc nào sau?

A.  

Thời gian

B.  

Trọng lượng

C.  

Phát nhiệt

D.  

Bố trí theo họ linh kiện

Câu 22: 0.2 điểm
Phương án khởi động mềm động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi đấu nối sao – tam giác các cuộn dây pha trong mạch stato có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị phụ trợ nào?
A.  
Bộ lọc RLC, rơ-le thời gian.
B.  
Máy biến áp tự ngẫu, công-tắc-tơ.
C.  
Công-tắc-tơ, rơ-le thời gian.
D.  
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều Silicon Controlled Rectifier (SCR).
Câu 23: 0.2 điểm
Đặc điểm roto lai (hybrid) của động cơ bước là:
A.  
Roto được chế tạo từ nam châm vĩnh cữu có từ trường biến thiên.
B.  
Roto có cấu trúc gồm 2 phần – nam châm vĩnh cữu và thép từ kỹ thuật điện có dạng răng/rãnh.
C.  
Roto của động cơ được chế tạo khung nhôm dạng lồng sóc.
D.  
Roto của động cơ được chế tạo từ thép kết cấu thông thường.
Câu 24: 0.2 điểm
Hạn chế của hệ thống khởi động mềm động cơ không đồng bộ sử dụng các bộ biến đổi điện áp xoay chiều trên cơ sở Silicon Controlled Rectifier (SCR).
A.  
Gây ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình làm việc do độ ồn thấp.
B.  
Khó sửa chữa khi sự cố, nếu 1 phần tử có trục trặc thường phải thay mới.
C.  
Không sử dụng các thiết bị sinh sóng hài bậc cao.
D.  
Hệ thống không có tiếp điểm nên trong quá trình hoạt động sinh ra hồ quang điện gây nguy hiểm khi sử dụng.
Câu 25: 0.2 điểm
Việc sử dụng khởi động mềm cho động cơ điện trong các nhà máy, xí nghiệp đem lại những tác dụng như thế nào?
A.  
Giảm thiểu khả năng tác động của các thiết bị bảo vệ do dòng khởi động của động cơ gây sụt áp, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tiêu cực về mặt cơ học đối với động cơ.
B.  
Giảm thiểu khả năng tác động của các thiết bị bảo vệ do dòng khởi động của động cơ gây sụt áp, không có tác dụng về mặt cơ học đối với động cơ.
C.  
Chỉ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực về mặt cơ học đối với động cơ, không có tác dụng gì về mặt điện.
D.  
Đảm bảo cho các động cơ hoạt động với công suất cực đại ngay thời điểm khởi động.
Câu 26: 0.2 điểm
Nguyên tắc thời gian trong thiết kế mạch điều khiển có tiếp điểm được thể hiện thế nào?
A.  
Dựa trên độ lớn của dòng điện trong mạch động lực để điều khiển
B.  
Dựa trên xác suất thời điểm thường xảy ra sự cố
C.  
Dựa trên các mốc thời gian tác động để đưa ra tín hiệu điều khiển
D.  
Dựa trên tốc độ của bộ phận quay để tạo ra tín hiệu điều khiển
Câu 27: 0.2 điểm
Để thực hiện khởi động mềm đối với động cơ không đồng bộ ro-to lồng sóc bằng cách sử dụng máy biến áp (MBA), cần:
A.  
Tăng dần số vòng dây cuộn sơ cấp, giữ nguyên số vòng dây mạch thứ cấp của MBA.
B.  
Giảm dần số vòng dây cuộn sơ cấp, giữ nguyên số vòng dây mạch thứ cấp của MBA.
C.  
Tăng dần số vòng dây cuộn sơ cấp, giảm dần số vòng dây mạch thứ cấp của MBA.
D.  
Giảm dần số vòng dây cuộn sơ cấp, tăng dần số vòng dây mạch thứ cấp của MBA.
Câu 28: 0.2 điểm
Theo sơ đồ cấu trúc của hệ thống tự động hóa, cảm biến được đặt ở:
A.  
Phần điều khiển
B.  
Phần tác động
C.  
Trong panel tủ điện
D.  
Màn hình cảm ứng
Câu 29: 0.2 điểm
Bản chất của phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha bằng cuộn kháng là gì?
A.  
Tăng điện áp đặt lên dây quấn stato của động cơ trong quá trình khởi động
B.  
Thay đổi tần số nguồn cấp tới động cơ trong quá trình khởi động
C.  
Tăng mômen khởi động của động cơ để cải thiện khả năng khởi động
D.  
Giảm điện áp đặt lên các cuộn dây pha trên stato của động cơ trong quá trình khởi động
Câu 30: 0.2 điểm
Để ro-to động cơ bước dịch chuyển lần lượt theo góc 120 độ với động cơ gồm 3 cuộn dây A, B, C thì cần sử dụng phương pháp điều khiển cấp nguồn kiểu nào dưới đây?
A.  
Vi bước
B.  
Cùng lúc cấp nguồn cho 4 cuộn dây
C.  
Từng pha lần lượt (cả bước)
D.  
Nửa bước
Câu 31: 0.2 điểm
Trong các hệ thống UPS dưới đây, hệ thống nào chỉ sử dụng cả các động cơ và máy phát điện quay để biến đổi và lưu trữ điện năng:
A.  
UPS tĩnh Online
B.  
UPS tĩnh Off-line
C.  
UPS động (Rotary)
D.  
UPS Hybrid
Câu 32: 0.2 điểm
Khi cấu hình chức năng Alarm trên HMI, chức năng user defined alarm được phục vụ cho việc giám sát nào?
A.  
Nhà máy, PLC
B.  
PLC, HMI
C.  
Nhà máy, hệ thống tự động hóa
D.  
Hệ thống tự động hóa, HMI
Câu 33: 0.2 điểm
Trong các hệ thống UPS dưới đây, hệ thống nào chỉ sử dụng cả các thiết bị biến đổi tĩnh (điện tử công suất) để biến đổi và lưu trữ điện năng với công suất của các bộ biến đổi lớn hơn công suất phụ tải thiết kế:
A.  
UPS tĩnh Online
B.  
UPS tĩnh Off-line
C.  
UPS động (Rotary)
D.  
UPS Hybrid
Câu 34: 0.2 điểm
Tác dụng của việc chế tạo roto có hình dạng bánh răng trong động cơ bước từ trở biến đổi là gì:
A.  
Tạo sự thay đổi về độ dài khe hở không khí giữa roto và các cực từ gắn trên stato.
B.  
Tạo sự thay đổi về điện trở giữa roto và các cực từ gắn trên stato.
C.  
Tạo sự thay đổi về kích thước, cụ thể là bán kính roto, dẫn đến thay đổi về mô-men quay.
D.  
Tạo sự thay đổi về kích thước để gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ cho sản phẩm.
Câu 35: 0.2 điểm
Để ro-to động cơ bước dịch chuyển lần lượt theo góc 90 độ với động cơ gồm 4 cuộn dây A, B, C, D thì cần sử dụng phương pháp điều khiển cấp nguồn kiểu nào dưới đây?
A.  
Từng pha lần lượt (cả bước)
B.  
Nửa bước
C.  
Vi bước
D.  
Cùng lúc cấp nguồn cho 4 cuộn dây.
Câu 36: 0.2 điểm
Trong các loại màn hình SIMATIC HMI CỦA SIEMENS, màn hình KTP là màn hình gì?
A.  
Màn hình vận hành bằng cảm ứng
B.  
Màn hình vận hành bằng cảm ứng và nút nhấn
C.  
Màn hình vận hành bằng nút nhấn
D.  
Màn hình có chức năng safety đảm bảo các yêu cầu về hệ thống phức tạp và an toàn
Câu 37: 0.2 điểm
Trong máy phát điện đồng bộ 3 pha, cuộn dây kích từ có vai trò cơ bản là:
A.  
Sinh ra mô-men làm quay tua-bin.
B.  
Sinh ra từ trường kết hợp với chuyển động quay của roto để tạo ra sức điện động cảm ứng trên các vòng dây của cuộn dây stato.
C.  
Đóng vai trò liên kết cơ học cho các lá thép từ kỹ thuật điện cấu thành cực từ.
D.  
Nhận từ trường biến thiên và sinh ra sức điện động cảm ứng.
Câu 38: 0.2 điểm
Tần số quay của ro-to máy phát điện ảnh hưởng như thế nào đến điện áp đầu ra máy phát?
A.  
Tỷ lệ nghịch.
B.  
Tỷ lệ thuận.
C.  
Tỷ lệ theo hàm parabol.
D.  
Tỷ lệ theo hàm ex .
Câu 39: 0.2 điểm
Ưu điểm cơ bản của hệ thống khởi động mềm động cơ không đồng bộ bằng cách thay đổi đấu nối sao – tam giác các cuộn dây pha trong mạch stato là gì?
A.  
Cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ, không cần thiết bị tiêu thụ điện phụ trợ nên chi phí hệ thống rất thấp. Hiệu suất sử dụng năng lượng cao, do không sử dụng thiết bị phụ trợ khác.
B.  
Tốc độ thay đổi đột ngột với sự chênh lệch lớn, dải điều chỉnh rộng.
C.  
Độ ồn ở ngưỡng trên 200 dB trong quá trình vận hành.
D.  
Sử dụng các thiết bị tạo sóng hài bậc cao giúp cải thiện chất lượng điện năng của hệ thống cung cấp điện.
Câu 40: 0.2 điểm
Thiết bị nào được dùng trong hệ thống khởi động mềm bằng phương pháp sử dụng điện trở phụ mắc nối tiếp với mạch stato?
A.  
Biến trở.
B.  
Cuộn cảm kháng.
C.  
Bộ lọc LC.
D.  
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều Silicon Controlled Rectifier (SCR).
Câu 41: 0.2 điểm
Giả sử động cơ bước có 4 cuộn dây pha A, B, C, D. Điều khiển cấp nguồn cho các cuộn dây pha được thực hiện theo thứ tự A, A+B, B, B+C, C, C+D, D, D+A thuộc dạng điều khiển nào dưới đây:
A.  
Nửa bước
B.  
Cả bước
C.  
Vi bước
D.  
Không phải dạng điều khiển động cơ bước.
Câu 42: 0.2 điểm
Hạn chế chủ yếu của hệ thống khởi động mềm động cơ không đồng bộ sử dụng điện trở phụ mắc nối tiếp vào mạch stato
A.  
Cấu trúc phức tạp, chi phí lắp đặt đắt đỏ.
B.  
Dải điều chỉnh hẹp, điều chỉnh không êm mượt.
C.  
Hiệu suất của hệ thống thấp, hao phí năng lượng nhiều.
D.  
Gây tiếng ồn lớn khi vận hành, chi phí đầu tư lớn.
Câu 43: 0.2 điểm
Khái niệm “khởi động mềm” động cơ không đồng bộ 3 pha:
A.  
Là thiết bị tăng điện áp cấp cho động cơ khi khởi động để tăng mô-men quay.
B.  
Là tất cả các thiết bị và cách thức được sử dụng để giảm năng lượng cấp cho động cơ nhằm giảm mô-men khởi động.
C.  
Là thao tác nhẹ nhàng khi ấn nút khởi động động cơ.
D.  
Là tất cả các thiết bị và cách thức được sử dụng để tăng mô-men của động cơ khi khởi động.
Câu 44: 0.2 điểm
Trong hệ thống động cơ bước, bộ điều khiển cấp nguồn có vai trò là:
A.  
Điều khiển việc cấp nguồn xoay chiều cho các cuộn dây stato.
B.  
Điều khiển việc cấp nguồn 1 chiều cho các cuộn dây pha trên stato theo trình tự được lập trình trước.
C.  
Điều khiển việc cấp nguồn 1 chiều cho cuộn dây roto để sinh ra từ trường tĩnh.
D.  
Điều khiển việc cấp nguồn 1 chiều cho cảm biến gắn với động cơ bước.
Câu 45: 0.2 điểm
Theo sơ đồ cấu trúc của hệ tự động hóa, thông tin vào phần điều khiển được lấy từ:
A.  
Cảm biến
B.  
Bộ điều khiển
C.  
Đèn báo
D.  
Còi báo
Câu 46: 0.2 điểm
Đối với máy phát làm việc với phụ tải có tính điện cảm L thì khi phụ tải tăng, để duy trì ổn định điện áp đầu ra máy phát, cần phải điều chỉnh dòng kích từ như thế nào?
A.  
Giảm nhanh
B.  
Giảm nhẹ
C.  
Không giảm
D.  
Tăng nhanh
Câu 47: 0.2 điểm
Điều khiển động cơ bằng cách thay đổi tần số nguồn cấp có thể áp dụng cho động cơ nào sau đây?
A.  
Động cơ không đồng bộ
B.  
Động cơ một chiều kích từ độc lập
C.  
Động cơ một chiều kích từ song song
D.  
Động cơ một chiều kích từ hỗn hợp
Câu 48: 0.2 điểm
Để đảo chiều động cơ không đồng bộ 3 pha, có thể thực hiện biện pháp nào trong các biện pháp sau?
A.  
Giảm điện áp đặt vào động cơ
B.  
Đảo hai pha bất kỳ trong 3 pha
C.  
Nối thêm điện trở vào dây quấn rô-to
D.  
Thay đổi tần số
Câu 49: 0.2 điểm
Các trend chính trong HMI bao gồm:
A.  
Trend hiện thời.
B.  
Trend quá khứ
C.  
Trend đối tượng
D.  
Trend hiện thời và quá khứ
Câu 50: 0.2 điểm

Câu 41: Chức năng chính của ATS là gì?

A.  

Tự động chuyển tải từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính gặp sự cố đồng thời chuyển tải trở về nguồn chính khi nguồn chính phục hồi

B.  

Duy trì cấp điện liên tục cho tải tại mọi thời điểm, không chấp nhận gián đoạn điện năng

C.  

Sử dụng để định thời gian

D.  

Sử dụng để đo công suất tiêu thụ của tải

Đề thi tương tự

Đề Thi Online Tự Động Hóa và Bảo Vệ Trạm Biến Áp - EPU

6 mã đề 237 câu hỏi 1 giờ

85,716 xem6,596 thi

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Tự Động Hóa Hệ Thống Điện 2 EPU

3 mã đề 55 câu hỏi 30 phút

87,134 xem6,696 thi

Đề Thi Ôn Luyện Môn Tự Động Hóa Trong Hệ Thống Điện EPU

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

81,953 xem6,303 thi

Đề Thi Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động Hóa 1 EPU Có Đáp Án

3 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ

58,993 xem4,536 thi