thumbnail

Đề Thi Ôn Luyện Môn Tự Động Hóa Trong Hệ Thống Điện OK EPU Đại Học Điện Lực - Miễn Phí Có Đáp Án

Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Tự động hóa trong hệ thống điện dành cho sinh viên Đại học Điện lực với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức vững chắc về tự động hóa và hệ thống điện, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên.

Từ khoá: tự động hóa hệ thống điện ôn thi Đại học Điện lực EPU thi tự động hóa câu hỏi ôn thi miễn phí tài liệu tự động hóa đáp án tự động hóa ôn thi môn Tự Động Hóa trong Hệ Thống Điện thi Đại học Điện Lực

Số câu hỏi: 31 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

81,910 lượt xem 6,298 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Thời gian nhiễu loạn của hệ thống trong quá trình tự động đóng lại là:
A.  
Thời gian từ lúc tiếp điểm của rơ le TĐL khép lại gửi tín hiệu đóng máy cắt cho đến khi nó sẵn sàng làm việc cho chu trình TĐL tiếp theo
B.  
Thời gian từ lúc TĐL được khởi động đến lúc mạch đóng của máy cắt được cấp điện
C.  
Thời gian từ lúc hồ quang bị dập tắt đến lúc tiếp điểm chính của máy cắt tiếp xúc trở lại
D.  
Khoảng thời gian từ lúc phát sinh sự cổ đến khi máy cắt đóng trở lại thành công
Câu 2: 1 điểm
Thời gian tự động đóng trở lại (tTĐL) là:
A.  
Thời gian từ lúc tiếp điểm của rơ le TĐL khép lại gửi tín hiệu đóng máy cắt cho đến khi nó sẵn sàng làm việc cho chu trình TĐL tiếp theo
B.  
Thời gian từ lúc TĐL được khởi động đến lúc mạch đóng của máy cắt được cấp điện
C.  
Thời gian từ lúc hồ quang bị dập tắt đến lúc tiếp điểm chính của máy cắt tiếp xúc trở lại
D.  
Khoảng thời gian từ lúc phát sinh sự cố đến khi máy cắt đóng trở lại thành công
Câu 3: 1 điểm
Nhiệm vụ của rơ le quá điện áp trong sơ đồ khởi động TĐD
A.  
Đề phòng TĐD không tác động khi sự cố mất nguồn
B.  
Tăng độ nhạy của TĐD khi khởi động
C.  
Đề phòng TĐD làm việc vô ích khi đường dây dự phòng không có điện
D.  
Đề phòng TĐD tác động nhầm khi hỏng cầu chì mạch thứ cấp BU
Câu 4: 1 điểm
Nhiệm vụ của rơ le trung gian có tiếp điểm chậm trễ lúc trở về trong sơ đồ TĐD?
A.  
Đề phòng TĐD không tác động khi sự cố mất nguồn
B.  
Tăng thời gian đóng của TĐD
C.  
Đề phòng TĐD đóng lặp đi lặp lại nhiều lần
D.  
Giảm thời gian đóng của TĐD
Câu 5: 1 điểm
Trong sơ đồ tăng tốc bảo vệ rơ le trước khi thực hiện TĐL trên đường dây 1 nguồn cung cấp, khi sự cố ngắn mạch xảy ra trên 1 phân đoạn bất kỳ, bảo vệ nào sẽ tác động đầu tiên?
A.  
Quá dòng điện có thời gian
B.  
Thiết bị TĐL
C.  
Quá dòng cắt nhanh
D.  
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và quá dòng có thời gian tác động đồng thời
Câu 6: 1 điểm
Cho sơ đồ TĐL tác động theo thứ tự như hình vẽ. Thời gian tác động của TDDL2 là:
A.  
TĐL2 = TĐL1 – denta t
B.  
TĐL2 = TĐL1 + 2denta t
C.  
TĐL2 = TĐL3 + denta t
D.  
TĐL2 = TÐL1 + denta t
Câu 7: 1 điểm
Lựa chọn kết luận đúng về TĐD tác động 1 chiều:
A.  
Nguồn điện A là nguồn dự phòng và máy cắt 2MC luôn mở, còn nguồn điện B là nguồn điện làm việc và máy cắt 4MC luôn đóng
B.  
Nguồn điện A là nguồn làm việc và máy cắt 2MC luôn đóng, còn nguồn điện B là nguồn điện dự phòng và máy cắt 4MC luôn mở.
C.  
Nguồn điện A và B luôn làm việc đồng thời,
D.  
Nguồn điện A là nguồn dự phòng và máy cắt 1MC, 2MC luôn mở, còn nguồn điện B là nguồn điện làm việc và máy cắt 4MC luôn đóng
Câu 8: 1 điểm
Nguyên lí làm việc của phương pháp khởi động thiết bị TĐD bằng rơ le của máy biến áp:
A.  
Khi có ngắn mạch trong máy biến áp B2 hoặc trên thanh cái C của hộ tiêu thụ, bộ phận bảo vệ rơ le nhận được tín hiệu dòng điện lớn sẽ tác động cắt máy cắt 2MC và làm khởi động thiết bị TĐD. Sau đó TĐD cho tín hiệu đi đóng máy cắt 3MC và 4MC đưa máy biến áp dự phòng B1 vào làm việc
B.  
Khi có ngắn mạch trong máy biến áp B1 hoặc trên thanh cái C của hộ tiêu thụ, bộ phận bảo vệ rơ le nhận được tín hiệu dòng điện lớn sẽ tác động cắt máy cắt 2MC làm khởi động thiết bị TĐD. Sau đó TĐD cho tín hiệu đi mở máy cắt 3MC.
C.  
Khi có ngắn mạch trong máy biến áp B1 hoặc trên thanh cái C của hộ tiêu thụ, bộ phận bảo vệ rơ le nhận được tín hiệu dòng diện lớn sẽ tác động cắt máy cắt 2MC làm khởi động thiết bị TĐD. Sau đó TĐD cho tín hiệu đi đóng máy cắt 3MC và 4MC đưa máy biến áp dự phòng B2 vào làm việc
D.  
Khi có ngắn mạch trong máy biến áp B1 hoặc trên thanh cái C của hộ tiêu thụ, bộ phận bảo vệ rơ le nhận được tín hiệu dòng điện lớn sẽ tác động cắt máy cắt 2MC làm khởi động thiết bị TĐD. Sau đó TĐD cho tín hiệu đi mở máy cắt 4MC
Câu 9: 1 điểm
Phương pháp khởi động TĐL bằng sự không tương ứng dựa trên:
A.  
Vị trí tiếp điểm nghịch của máy cắt khi đang đóng và vị trí của khóa điều khiển đang ở trạng thái đóng.
B.  
Vị trí tiếp điểm thuận của máy cắt khi đã cắt ra và vị trí của khóa điều khiển đang ở trạng thái đóng.
C.  
Vị trí tiếp điểm nghịch của máy cắt khi đã cắt ra và vị trí của khóa điều khiển đang ở trạng thái đóng.
D.  
Vị trí tiếp điểm thuận của máy cắt khi đang đóng và vị trí của khóa điều khiển đang ở trạng thái mở.
E.  
TĐL sẽ không tác động lặp đi lặp lại vì MC được cắt ra do KĐK
Câu 10: 1 điểm
Khi hòa điện bằng phương pháp tự đồng bộ, trước khi đóng máy cắt hòa thì tại máy phát điện cần hòa phải:
A.  
Được kích từ
B.  
Kiểm tra trị số điện áp đầu cực máy phát
C.  
Kiểm tra góc pha của điện áp đầu cực máy phát
D.  
Rô to được quay đến gần tốc độ đồng bộ
Câu 11: 1 điểm
Việc hòa đồng bộ được xem là hoàn hảo (lý tưởng) khi:
A.  
Độ lệch giữa tốc độ góc của hai hệ thống hòa bằng 0
B.  
Độ lệch giữa biên độ điện áp của hai hệ thống hòa bằng 0
C.  
Dòng cân bằng lcb=0 tại thời điểm mạch đóng của máy cắt được cấp điện
D.  
Dòng cân bằng lch = 0 tại thời điểm đầu tiếp xúc chính của máy cắt hòa chạm nhau
Câu 12: 1 điểm
Nếu chọn thời điểm đóng sai trong phương pháp hòa điện chính xác sẽ gây ra:
A.  
Máy hòa âm
B.  
Kéo dài thời gian làm việc của máy cắt
C.  
Bảo vệ chống chạm đất rô to tác động
D.  
Dòng cân bằng lớn
Câu 13: 1 điểm
Giá trị dòng điện cân bằng trong phương pháp hòa điện chính xác phụ thuộc vào:
A.  
Góc lệch pha tương đối giữa các rotor
B.  
Thời gian làm việc của máy cắt
C.  
Góc lệch pha tương đối cho phép giữa các rotor
D.  
Giá trị dòng điện định mức của máy phát
Câu 14: 1 điểm
Dòng điện cân bằng :
A.  
Xuất hiện khi vecto dòng điện 2 đầu phần tử được bảo vệ lệch nhau
B.  
Phụ thuộc tỉ lệ thuận với trị số điện áp phách
C.  
Là dòng muốn để tạo sự cân bằng khi hòa
D.  
Phụ thuộc tỉ lệ nghịch với trị số điện áp phách
Câu 15: 1 điểm
Khoảng cách giữa các đợt cắt tải của TCT II là :
A.  
3 giây
B.  
10 giây
C.  
0,2 giây
D.  
20 giây
Câu 16: 1 điểm
Tín hiệu đầu vào của rơ le định hướng công suất trong sơ đồ ngăn ngừa TĐD tác động nhầm khi tần số giảm ngắn hạn lấy tín hiệu từ: ( chưa có đáp án)
A.  
Cuộn dây của máy biến áp
B.  
BU đường dây
C.  
Mạch từ của máy biến áp
D.  
BU thanh góp và BI
Câu 17: 1 điểm
Nguyên nhân nào dưới đây gây ra giảm tần số trong hệ thống
A.  
Hệ thống thiếu hụt công suất phản kháng
B.  
Công suất của phụ tải giảm
C.  
Hệ thống thiếu hụt công suất tác dụng
D.  
Điện áp bị giảm thấp
Câu 18: 1 điểm
Hiện tượng công suất tiêu thụ của phụ tải tự động giảm khi tần số suy giảm được gọi là:
A.  
Hiệu ứng tự điều chỉnh của phụ tải theo tần số
B.  
Hiệu ứng tự điều chỉnh điện áp theo tần số
C.  
Hiệu ứng tự điều chỉnh công suất phản kháng theo tần số
D.  
Hiệu ứng tự điều chỉnh dòng điện theo tần số
Câu 19: 1 điểm
Nguyên nhân gây nên TGT có thể tác động nhầm khi tần số giảm ngắn hạn trên hệ thống 2 máy biến áp làm việc song song?( chưa có đáp án)
A.  
Do điện áp trên thanh góp sau máy biến áp không bị mất ngay sau khi có sự cố mất liên lạc với hệ thống
B.  
Do TĐL làm tác động khi khôi phục nguồn điện
C.  
Do TĐD làm tác động đóng nguồn dự phòng
D.  
Do hệ thống có công suất phụ tải lớn
Câu 20: 1 điểm
Việc phân đoạn đường dây và điều chỉnh điện áp tại các nút để giữ điện áp nút gần điện áp danh định tác dụng:
A.  
Làm giảm giới hạn tải của đường dây
B.  
Làm thay đổi sự phân bố công suất phản kháng giữa các lưới điện có cấp điện áp khác nhau
C.  
Nâng giới hạn tải của đường dây đến gần trị số cho phép phát nóng
D.  
Làm thay đổi cân bằng công suất tác dụng trong hệ thống điện
Câu 21: 1 điểm
Kháng bù ngang có tác dụng:
A.  
Giảm ảnh hưởng của dung dẫn đường dây, giảm mức quá áp cuối đường dây:
B.  
Giảm điện kháng của đường dây
C.  
Tăng điện áp cuối đường dây
D.  
Làm thay đổi sự phân bố công suất giữa các lưới điện có cấp điện áp khác nhau
Câu 22: 1 điểm
Khi đặt một kháng bù ngang vào cuối đường dây điện áp U thì:
A.  
Tạo ra dòng điện cảm IL, ngược pha với dòng điện dung lc của dung dẫn đường dây
B.  
Tạo ra dòng điện cảm IL cùng pha với dòng điện dung Ic của dung dẫn đường dây
C.  
Tạo ra dòng điện dung lc ngược pha với dòng điện cảm IL của đường dây
D.  
Tạo ra dòng điện dung Ic cùng pha với dòng điện cảm IL của đường dây
Câu 23: 1 điểm
Để điều chỉnh điện áp tại các trạm biến áp, thường sử dụng biện pháp nào?
A.  
Thay đổi tổ nối dậy của máy biến áp
B.  
Thay đổi công suất của máy biến áp
C.  
Thay đổi cấp điện áp của máy biên áp
D.  
Thay đổi số vòng dây của các cuộn dây máy biến áp
Câu 24: 1 điểm
Trong quá trình điều chỉnh điện áp hệ thống, lượng công suất của điện kháng không thay đổi và … cứng” vào đường dây thì gọi là:
A.  
Bù cố định
B.  
Bù linh hoạt
C.  
Bù tĩnh (SVC)
D.  
Bù dọc
Câu 25: 1 điểm
Đâu không phải là ưu điểm của tụ điện tĩnh:
A.  
Vận hành đơn giản, tin cậy
B.  
Tổn thất dentaQ bé
C.  
Điều chỉnh nhảy cấp
D.  
Giá thành thấp
Câu 26: 1 điểm
Quá trình sa thải phụ tải theo tần số là quá trình:
A.  
Điều chỉnh tần số thứ cấp
B.  
Điều chỉnh tần số sơ cấp
C.  
Điều chỉnh điện áp
D.  
Điều chỉnh cân bằng công suất phản kháng
Câu 27: 1 điểm
Trong một hệ thống điện có hai máy phát làm việc song song, khi phụ tải thay đổi một lượng DP làm cho tần số thay đổi một lượng dentaf thì công suất của máy phát thứ nhất thay đổi một lượng dentaP1 còn máy phát thứ hai thay đổi một lượng dentaP2. Cho biết hệ số phụ thuộc của đặc tính điều chỉnh tua bin máy thứ nhất nhỏ hơn máy thứ hai. Quan hệ giữa dentaP1 và dentaP2 như sau:
A.  
dentaP1>dentaP2
B.  
dentaP1
C.  
dentaP1=dentaP2
D.  
dentaP1-dentaP2=0
Câu 28: 1 điểm
Trong sơ đồ Cấu trúc của sơ đồ chức năng máy điều tốc tua bin dưới đây, phần tử số 1 là:
A.  
Phần tử đo lường
B.  
Bơm ly tâm
C.  
Cơ cấu phản hồi
D.  
Cơ cầu khuếch đại
Câu 29: 1 điểm
Trong sơ đồ Cấu trúc của sơ đồ chức năng máy điều tốc tua bin dưới đây, phần tử số 3 là:
A.  
Cơ cấu chấp hành thủy lực (Xec wo mô tơ)
B.  
Phần tử đo lường
C.  
Cơ cấu phản hồi
D.  
Cơ cầu khuếch đại
Câu 30: 1 điểm
Cau 30. Khi hệ thống điện ở trạng thái cân bằng công suất tác dụng trong chế độ làm việc bình thường thì
A.  
Công suất của các muốn kéo máy phát bằng tổng công suất phụ tải và thất công suất tác dụng trong hệ thống
B.  
Công suất của các tuabin kéo máy phát bằng hiệu công suất phụ tải và thất công suất tác dụng trong hệ thống
C.  
Công suất của các tuabin kéo máy phát bằng công suất phụ tải
D.  
Công suất của các tuabin kéo máy phát bằng tổng tổn thất công suất tác dụng trong hệ thống
Câu 31: 1 điểm
SP ATOK
A.  
OK
B.  
OKA
C.  
OKB
D.  
A B+

Đề thi tương tự

Đề Thi Ôn Luyện Môn Điện Tử Số 2 EPU Đại Học Điện Lực - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

4 mã đề 158 câu hỏi 1 giờ

75,1475,777

Đề Thi Trắc nghiệm Ôn luyện môn Tứ Chẩn VUTM có đáp ánĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 225 câu hỏi 1 giờ

77,5825,966

Đề Thi Ôn Luyện Môn Sản 1 VMU - Đại Học Y Khoa Vinh Miễn Phí, Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

2 mã đề 78 câu hỏi 1 giờ

12,442953