thumbnail

Đề Cương Ôn Tập Kiểm Tra Giữa Kì I Môn Lịch Sử 12 (Miễn Phí, Chi Tiết)

Ôn tập với đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Lịch Sử lớp 12, bao gồm các kiến thức trọng tâm về lịch sử Việt Nam và thế giới từ nửa đầu thế kỷ XX đến những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đề cương tập trung vào các sự kiện lịch sử, nhân vật quan trọng và những diễn biến chính trị, quân sự nổi bật. Ngoài ra, còn có các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ kiểm tra.

Từ khoá: Đề cương ôn tập Lịch sử 12, kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử lớp 12, đề cương Lịch sử có đáp án, ôn thi Lịch sử lớp 12, tài liệu ôn tập Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 0.2 điểm
Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?
A.  
Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
B.  
Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân.
C.  
Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên xã hội chủ nghĩa.
D.  
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.
Câu 2: 0.2 điểm
Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?
A.  
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
B.  
Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
C.  
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979).
D.  
Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).
Câu 3: 0.2 điểm
Nội dung nào không phản ánh đúng vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc?
A.  
Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B.  
Giải quyết hậu quả chiến tranh thế giới để lại.
C.  
Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
D.  
Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Câu 4: 0.2 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A.  
Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
B.  
Thực hiện chính sách hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới.
C.  
Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
D.  
Chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh thế giới mới.
Câu 5: 0.2 điểm
Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là
A.  
Xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển ngày càng chiếm ưu thế.
B.  
Diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa.
C.  
Thế giới trong quá trình hình thành trật tự mới theo xu hướng đa cực.
D.  
Có sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: 0.2 điểm
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực nào dưới đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô?
A.  
Đông Âu
B.  
Tây Âu.
C.  
Đông Nam Á.
D.  
Tây Đức
Câu 7: 0.2 điểm
Phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến khu vực này thành
A.  
“lục địa bùng cháy”.
B.  
“lục địa mới trỗi dậy”.
C.  
“sân sau của Mĩ”.
D.  
“lục địa ngủ kĩ”.
Câu 8: 0.2 điểm
Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" là gì?
A.  
Tự do tín ngưỡng.
B.  
Ủng hộ độc lập dân tộc
C.  
Thúc đẩy dân chủ.
D.  
Chống chủ nghĩa khủng bố.
Câu 9: 0.2 điểm
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã
A.  
Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.
B.  
Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ
C.  
Buộc các nước phương Tây phải nể sợ.
D.  
Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ
Câu 10: 0.2 điểm
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật Mĩ đã
A.  
Nắm độc quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
B.  
Chiếm 1/2 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
C.  
Chiếm toàn bộ phát minh sáng chế trên thế giới.
D.  
Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
Câu 11: 0.2 điểm
Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia của đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm một lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc?
A.  
Ban thư kí.
B.  
Hội đồng bảo an.
C.  
Hội đồng quản thác quốc tế.
D.  
Đại hội đồng.
Câu 12: 0.2 điểm
Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
A.  
Đây là kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước.
B.  
Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.
C.  
Là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
D.  
Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
Câu 13: 0.2 điểm
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
A.  
Tác động của cuộc chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
B.  
Có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
C.  
Các nước thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
D.  
Nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước
Câu 14: 0.2 điểm
Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A.  
Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
B.  
Mối quan hệ giữa các nước hoà dịu
C.  
ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới
D.  
Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
Câu 15: 0.2 điểm
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Không tham chiến ở nước ngoài
B.  
Liên minh chặt chẽ với Mĩ
C.  
Cạnh tranh gay gắt với Mĩ
D.  
Phát triển kinh tế đối ngoại,
Câu 16: 0.2 điểm
Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
A.  
Công nghiệp dân dụng.
B.  
Công nghiệp hàng không vũ trụ.
C.  
Công nghiệp phần mềm.
D.  
Công nghiệp xây dựng.
Câu 17: 0.2 điểm
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
A.  
Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh.
B.  
Quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương hòa dịu.
C.  
Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D.  
Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước.
Câu 18: 0.2 điểm
Trong những năm 1954 – 1970, chính phủ Campuchia thực hiện chính sách
A.  
Thuộc địa
B.  
Hòa bình, trung lập
C.  
Phong kiến
D.  
Nửa thuộc địa.
Câu 19: 0.2 điểm
Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?
A.  
Hiệp định Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972).
B.  
Định ước Henxinki được kí kết (1975)
C.  
Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991).
D.  
Bức tường Béclin bị phá bỏ (1989)
Câu 20: 0.2 điểm
Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.  
Cả hai nước đều đi tiên phong trong chinh phục vũ trụ.
B.  
Đều trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
C.  
Cả hai nước chi nhiều tiền của trong việc chạy đua vũ trang.
D.  
Cả hai là trụ cột của trật tự thế giới “hai cực” Ianta.
Câu 21: 0.2 điểm
Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
B.  
Thắng lợi của cách mạng Ê-của-đo.
C.  
Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.
D.  
Thắng lợi của cách mạng Bra-xin.
Câu 22: 0.2 điểm
Chế độ độc tài Batixta được thiết lập ở Cuba năm 1952 là
A.  
Chế độ độc tài chuyên chế.
B.  
Chế độ độc tài thân Mĩ.
C.  
Tay sai của thực dân Anh
D.  
Tay sai của thực dân Pháp.
Câu 23: 0.2 điểm
Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.
B.  
Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
C.  
Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
D.  
Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.
Câu 24: 0.2 điểm
Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ hiện đại là làm xuất hiện xu thế
A.  
Chiến tranh lạnh.
B.  
Toàn cầu hóa.
C.  
Công nghiệp hóa.
D.  
Hòa bình, hòa hoãn.
Câu 25: 0.2 điểm
Khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
A.  
Việt Nam, Philippin, Lào.
B.  
Philippin, Lào, Việt Nam.
C.  
Inđonêxia, Việt Nam, Lào.
D.  
Miến Điện, Lào, Việt Nam.
Câu 26: 0.2 điểm
Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là:
A.  
Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
B.  
Thỏa thuận việc giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.
C.  
Thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D.  
Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh.
Câu 27: 0.2 điểm
Năm 1972, Mĩ và Liên Xô kí hiệp ước ABM và Hiệp định SALT – 1 nhằm
A.  
Khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng của mỗi bên.
B.  
Giảm chi phí quân sự trong chạy đua vũ trang
C.  
Chuyển từ thế đối đầu sang thế đối thoại.
D.  
Giảm tình trạng chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Câu 28: 0.2 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới, Mĩ đã triển khai
A.  
Chiến lược toàn cầu
B.  
Chiến lược công nghiệp hóa.
C.  
Chiến lược toàn cầu hóa.
D.  
Chiến lược đa phương hóa.
Câu 29: 0.2 điểm
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước nào tiến hành giải giáp phát xít Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam?
A.  
Pháp.
B.  
Trung Hoa Dân quốc.
C.  
Anh.
D.  
Mĩ.
Câu 30: 0.2 điểm
Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" từ thập niên 70 (thế kỉ XX) được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?
A.  
Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới
B.  
Từ 1950 đến 1973, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
C.  
Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.
D.  
Từ nước chiến bại, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Câu 31: 0.2 điểm
Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh
A.  
Chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B.  
Chống chế độ tay sai Batixta.
C.  
Chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D.  
Chống chế độ phân biệt chủng tộc của Mĩ.
Câu 32: 0.2 điểm
Liên Xô mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người với sự kiện
A.  
Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)
B.  
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957).
C.  
Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất (1961).
D.  
Đi đầu ngành công nghiện điện hạt nhân (1972).
Câu 33: 0.2 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A.  
Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B.  
Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C.  
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
D.  
Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
Câu 34: 0.2 điểm
Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết
A.  
Chính trị - kinh tế.
B.  
Kinh tế - văn hóa.
C.  
Quân sự - kinh tế.
D.  
Chính trị - quân sự.
Câu 35: 0.2 điểm
"Trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc" là đường lối ngoại giao của
A.  
Campuchia
B.  
Malaixia.
C.  
Ấn Độ
D.  
Trung Quốc
Câu 36: 0.2 điểm
Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vì
A.  
Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 56% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
B.  
Kinh tế Mĩ chiếm hơn 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
C.  
Sản lượng nông nghiệp bằng hai lần Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật, Italia cộng lại.
D.  
Chiếm hơn 50% số lượng tàu bè đi lại trên mặt biển.
Câu 37: 0.2 điểm
Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là
A.  
Các quốc gia tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít giành độc lập dân tộc
B.  
Các quốc gia còn lại trong khu vực đều trong tình trạng kém phát triển
C.  
Các quốc gia đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về kinh tế
D.  
Hầu hết các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân.
Câu 38: 0.2 điểm
Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A.  
Đều xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân.
B.  
Đều muốn xóa bỏ những bất đồng trong khu vực
C.  
Đều nhằm mục đích hợp tác phát triển kinh tế
D.  
Đều muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn
Câu 39: 0.2 điểm
Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là
A.  
Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” viện trợ cho các nước Tây Âu (1947).
B.  
Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949).
C.  
Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).
D.  
Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955).
Câu 40: 0.2 điểm
Từ sau khi giành được độc, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu
A.  
Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B.  
Xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C.  
Nâng cao đời sống nhân dân và chất lượng nguồn lao động.
D.  
Xây dựng nền kinh tế có năng lực xuất khẩu mạnh mẽ.
Câu 41: 0.2 điểm
Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế
A.  
Toàn cầu hóa.
B.  
Đa dạng hóa.
C.  
Hợp tác và đấu tranh.
D.  
Hòa hoãn tạm thời.
Câu 42: 0.2 điểm
Từ năm 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?
A.  
Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
B.  
Cách mạng trắng trong nông nghiệp.
C.  
Cách mạng công nghiệp
D.  
Cách mạng công nghệ.
Câu 43: 0.2 điểm
Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại vì
A.  
Muốn khắc phục hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.
B.  
Không muốn phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
C.  
Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D.  
Muốn cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương.
Câu 44: 0.2 điểm
"Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?
A.  
Chính sách xâm lược thuộc địa.
B.  
Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
C.  
Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
D.  
Thành lập các khối quân sự.
Câu 45: 0.2 điểm
Trong những năm 1950– 1970, Liên Xô đã đạt được thành tựu nào sau đây
A.  
Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
B.  
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C.  
Chế tạo thành công bom nguyên tử
D.  
Đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp
Câu 46: 0.2 điểm
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước nào tiến hành giải giáp phát xít Nhật vào phía Nam vĩ tuyến 16 ở Việt Nam?
A.  
Anh
B.  
Pháp
C.  
Liên Xô
D.  
Mĩ
Câu 47: 0.2 điểm
Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây là:
A.  
Xô - Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề quốc tế .
B.  
Xô - Mĩ đã trở thành đồng minh chiến lược của nhau trong nhiều vấn đề quốc tế.
C.  
Các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á - Phi - Mĩ Latinh.
D.  
Các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi trên thế giới diễn ra với quy mô nhỏ hơn.
Câu 48: 0.2 điểm
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
A.  
Chủ nghĩa thực dân cũ.
B.  
Chủ nghĩa thực dân mới.
C.  
Chủ nghĩa A-pác-thai.
D.  
Chính quyền độc tài thân Mĩ.
Câu 49: 0.2 điểm
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A.  
Mĩ
B.  
Liên Xô
C.  
Pháp
D.  
Anh
Câu 50: 0.2 điểm
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã
A.  
Đạt thế cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ.
B.  
Đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân với Mĩ.
C.  
Đạt thế cân bằng sức mạnh về tài chính so với Mĩ.
D.  
Đạt thế cân bằng về chinh phục vũ trụ so với Mĩ.

Tổng điểm

10

Danh sách câu hỏi

1234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 có đáp ánLớp 12Lịch sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ -  LỚP 12 có đáp án

EDQ #71866

7 mã đề 127 câu hỏi 20 câu/mã đề 1 giờ

32,602 lượt xem 17,549 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề Cương Ôn Tập Hóa Học Đại Cương Chương 2 - Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngHoá học

Ôn luyện với đề cương ôn tập Hóa Học Đại Cương chương 2 tại Đại học Điện Lực. Đề cương bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm xoay quanh các chủ đề như cấu trúc nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và liên kết hóa học. Đề cương có đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

1 mã đề 50 câu hỏi 1 giờ

45,119 lượt xem 24,290 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề Cương Ôn Tập Lịch Sử Bài 5 Phần 2 (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngLịch sử

Ôn luyện với đề cương ôn tập Lịch Sử Bài 5 Phần 2, tập trung vào các sự kiện lịch sử quan trọng và phân tích vai trò của những nhân vật và sự kiện liên quan. Nội dung phần 2 của bài 5 cung cấp cái nhìn sâu sắc về những biến cố nổi bật trong giai đoạn lịch sử cụ thể, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đề cương có đáp án chi tiết để hỗ trợ quá trình học tập.

1 mã đề 21 câu hỏi 40 phút

44,741 lượt xem 24,080 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề ôn tập Chương 3 Đại số & Giải tích lớp 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Toán Lớp 11

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

134,553 lượt xem 72,443 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề ôn tập Chương 3 Đại số & Giải tích lớp 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Toán Lớp 11

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

122,111 lượt xem 65,744 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề ôn tập Chương 3 Đại số & Giải tích lớp 11 năm 2021
Đề thi học kỳ, Toán Lớp 11

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

122,916 lượt xem 66,178 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề ôn tập Chương 3 Hình học lớp 10 năm 2021
Đề thi học kỳ, Toán Lớp 10

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

119,457 lượt xem 64,316 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề ôn tập Chương 3 Hình học lớp 12 năm 2021
Đề thi học kỳ, Toán Lớp 12

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

134,435 lượt xem 72,380 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề ôn tập Chương 3 Hình học lớp 10 năm 2021
Đề thi học kỳ, Toán Lớp 10

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

124,853 lượt xem 67,221 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!