thumbnail

ĐỀ CƯƠNG ĐGNL SỬ Lớp 12 phần 1

EDQ #104552

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Câu 1. Những quốc gia nào dưới đây tham gia Hội nghị Ianta (2/1945)?
A.  
Anh, Pháp, Mĩ.
B.  
Liên Xô, Mĩ, Anh.
C.  
Anh, Mĩ, Pháp, Liên Xô.
D.  
Mĩ, Liên Xô, Pháp.
Câu 2: 0.25 điểm
Câu 2. Hội nghị Ianta (2/1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào dưới đây?
A.  
Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
B.  
Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.
C.  
Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.
D.  
Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.
Câu 3: 0.25 điểm
Câu 3. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), những nước nào sau đây trở thành những nước trung lập?
A.  
Áo, Phần Lan.
B.  
Đức, Thụy Sĩ.
C.  
Anh, Pháp.
D.  
Ba Lan, Nam Tư.
Câu 4: 0.25 điểm
Câu 4. Trật tự thế giới nào dưới đây được tồn tại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến năm 1991?
A.  
Trật tự Vécxai - Oasinhtơn.
B.  
Trật tự thế giới đa cực.
C.  
Trật tự hai cực Ianta.
D.  
Trật tự thế giới một cực.
Câu 5: 0.25 điểm
Câu 5. Cơ quan nào của tổ chức Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới?
A.  
Tòa án quốc tế.
B.  
Hội đồng Bảo an.
C.  
Ban thư kí.
D.  
Đại hội đồng.
Câu 6: 0.25 điểm
Câu 6. Nhận xét đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
A.  
Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B.  
Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
C.  
Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
D.  
Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 7: 0.25 điểm
Câu 7. Đâu không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A.  
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B.  
Chung sống hòa bình, nhất trí của 5 nước lớn.
C.  
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D.  
Không can thiệp công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Câu 8: 0.25 điểm
Câu 8. Đại hội đồng Liên hợp quốc họp phiên đầu tiên tại đâu?
A.  
Mỹ.
B.  
Anh.
C.  
Pháp.
D.  
Đức.
Câu 9: 0.25 điểm
Câu 9. Liên hợp quốc được thành lập vào thời điểm nào?
A.  
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B.  
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.
C.  
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D.  
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 10: 0.25 điểm
Câu 10. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự để xây dựng một chính quyền thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Hành động đó của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc nào trong Hiến chương của Liên hợp quốc?
A.  
Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
B.  
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C.  
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D.  
Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Câu 11: 0.25 điểm
Câu 11. Trong những năm 1946 - 1950, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm
A.  
khôi phục kinh tế.
B.  
công nghiệp hóa.
C.  
hiện đại hóa.
D.  
điện khí hóa.
Câu 12: 0.25 điểm
Câu 12. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
A.  
khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
B.  
thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế.
C.  
tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho CNXH.
D.  
củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.
Câu 13: 0.25 điểm
Câu 13. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng
A.  
thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B.  
nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C.  
xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
D.  
tăng cường hợp tác khoa học - kĩ thuật với các nước.
Câu 14: 0.25 điểm
Câu 14. Tình hình Liên bang Nga từ năm 2000 là
A.  
kinh tế dần phục hồi và phát triển, tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định.
B.  
vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố.
C.  
thực hiện chạy đua vũ trang.
D.  
tình hình kinh tế - chính trị - xã hội không ổn định.
Câu 15: 0.25 điểm
Câu 15. Yếu tố quyết định thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) là
A.  
Là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B.  
Tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân Liên Xô.
C.  
Có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
D.  
Hợp tác có hiệu quả với các nước Đông Âu.
Câu 16: 0.25 điểm
Câu 16. Năm 1961, diễn ra sự kiện gì mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A.  
Phạm Tuân (Việt Nam) trở thành người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.
B.  
Dương Lợi Vĩ (Trung Quốc) trở thành người đầu tiên bay vào không gian.
C.  
Amstrong (Mĩ) trở thành người đầu tiên đi bộ trên Mặt Trăng.
D.  
Gagarin (Liên Xô) trở thành người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
Câu 17: 0.25 điểm
Câu 17. Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là đúng?
A.  
Trung lập, tích cực.
B.  
Luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C.  
Tích cực, tiến bộ.
D.  
Hòa bình, trung lập.
Câu 18: 0.25 điểm
Câu 18. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng những biến đổi về chính trị ở khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B.  
Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
C.  
Hai nhà nước ra đời ở hai miền Nam - Bắc của vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên (1950-1953).
D.  
Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á.
Câu 19: 0.25 điểm
Câu 19. (12-3) Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách mở của (từ năm 1978) là
A.  
Lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.
B.  
Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C.  
Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc.
D.  
Đưa Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế phát trển nhất thế giới.
Câu 20: 0.25 điểm
Câu 20. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946-1949)?
A.  
Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
B.  
Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C.  
Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D.  
Lật đổ triều đại Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
Câu 21: 0.25 điểm
Câu 21. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô là gì?
A.  
Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
B.  
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa
C.  
Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng
D.  
Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài
Câu 22: 0.25 điểm
Câu 22. Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
B.  
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
C.  
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D.  
Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
Câu 23: 0.25 điểm
Câu 23. Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á giành được độc lập trong điều kiện khách quan nào sau đây?
A.  
Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
B.  
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C.  
Có sự giúp đỡ của Liên Xô và Đông Âu.
D.  
Quân Đồng minh phản công quân Đức.
Câu 24: 0.25 điểm

Câu 24. Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

A.  

điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

B.  

tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.

C.  

lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

D.  

điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.

Câu 25: 0.25 điểm
Câu 25. Yếu tố nào sau đây là một trong những điều kiện thúc đẩy sự liên kết ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Chung mục tiêu chống lại phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.
B.  
Củng cố và mở rộng hệ thống thuộc địa của các nước trong khu vực.
C.  
Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D.  
Nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước đồng minh.
Câu 26: 0.25 điểm
Câu 26. Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội đối với nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là
A.  
tăng cường tính cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
B.  
nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.
C.  
xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, cải thiện đời sống nhân dân.
D.  
xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 27: 0.25 điểm
Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A.  
Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực trên thế giới.
B.  
Muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
C.  
Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
D.  
Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
Câu 28: 0.25 điểm
Câu 28. Nhận xét nào dưới đây về Hiệp ước Bali (2/1976) được kí kết giữa các nước trong tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là không đúng?
A.  
Hiệp ước đã mở ra thời kỳ phát triển mới của tổ chức ASEAN.
B.  
Đây là hiệp ước mang tính bình đẳng và có tính chất pháp lí quốc tế.
C.  
Hiệp ước đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực.
D.  
Hiệp ước nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.
Câu 29: 0.25 điểm

Câu 29. Cách mạng Cuba thành công đã mở đầu cho phong trào gì sau đây ở Mĩ - Latinh?

A.  

Đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân.

B.  

Đấu tranh chính trị.

C.  

Đấu tranh vũ trang.

D.  

Đấu tranh nghị trường.

Câu 30: 0.25 điểm

Câu 30. Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào dưới đây đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm biến Mĩ Latinh thành "sân sau" của mình?

A.  

A. Anh.

B.  

B. Pháp.

C.  

C. Đức.

D.  

D. Mĩ. 

Câu 31: 0.25 điểm
Câu 31. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
A.  
làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở châu Phi.
B.  
góp phần làm thất bại tham vọng thống trị thế giới của Mỹ.
C.  
làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, lan rộng từ Âu sang Á.
D.  
làm cho chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó có bản tan rã.
Câu 32: 0.25 điểm
Câu 32. Vì sao từ thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A.  
Nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu.
B.  
Nền kinh tế đã được phục hồi và bắt đầu phát triển.
C.  
Chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế.
D.  
Nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng.
Câu 33: 0.25 điểm

Câu 33. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở khu vực nào sau đây đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ?

A.  

A. Mĩ Latinh. 

B.  

B. Bắc Âu. 

C.  

C. Đông Âu.

D.  

D. Nam Âu. 

Câu 34: 0.25 điểm
Câu 34. Năm 1960 lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi" vì
A.  
giải phóng khu vực Bắc Phi.
B.  
lật đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở châu Phi.
C.  
chủ nghĩa Apacthai bị xóa bỏ.
D.  
có 17 nước châu Phi giành độc lập.
Câu 35: 0.25 điểm
Câu 35. Năm 1975, với thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbich, nhân dân các nước ở châu Phi đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ đấu tranh đánh đổ
A.  
chế độ A-pác-thai.
B.  
nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ.
C.  
chế độ độc tài thân Mĩ.
D.  
nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 36: 0.25 điểm
Câu 36. Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ - Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Thời gian giành được độc lập.
B.  
Đối tượng đấu tranh cách mạng.
C.  
Hình thức đấu tranh cách mạng.
D.  
Tính chất quần chúng sâu rộng.
Câu 37: 0.25 điểm
Câu 37. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nước không bị chiến tranh tàn phá và thu được nhiều lợi nhuận là
A.  
Liên Xô.
B.  
Pháp.
C.  
Mĩ.
D.  
Anh.
Câu 38: 0.25 điểm

Câu 38. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện trong chiến lược nào sau đây?

A.  

Chiến lược tăng tốc.

B.  

Chiến lược phòng ngự.

C.  

Chiến lược phòng thủ.

D.  

Chiến lược toàn cầu.

Câu 39: 0.25 điểm
Câu 39. Nhận định nào sau đây đúng về thành tựu khoa học kỹ thuật của Mĩ sau năm 1945?
A.  
Cùng với một số quốc gia khác Mĩ là nước tiên phong, đi đầu trong cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
B.  
Là nước duy nhất đi đầu và tiên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp
C.  
Là quốc gia đầu tiên và tiên phong nhất trong việc thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
D.  
Là quốc gia đầu tiên thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp
Câu 40: 0.25 điểm
Câu 40. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.  
Thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B.  
Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.
C.  
Hợp tác có hiệu quả trong các tổ chức liên minh chính trị - quân sự.
D.  
Sự khủng hoảng và suy yếu của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Vấn đề phát triển ở một số ngành công nghiệpĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Địa lí
Địa lí các ngành kinh tế
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

29 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

153,605 lượt xem 82,698 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệpĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Địa lí
Địa lí các ngành kinh tế
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

19 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

159,506 lượt xem 85,876 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Cương Môn Đại Cương Quản Lý Điều Hành Và Khởi Nghiệp - Đại Học Điện Lực (EPU) (Miễn Phí, Chi Tiết)Đại học - Cao đẳng

Tham khảo ngay đề cương môn Đại Cương Quản Lý Điều Hành Và Khởi Nghiệp từ Đại học Điện Lực (EPU), miễn phí và đầy đủ thông tin chi tiết. Đề cương được biên soạn kỹ lưỡng, bao gồm các kiến thức trọng tâm giúp sinh viên nắm vững nội dung học tập và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đây là tài liệu lý tưởng để hỗ trợ ôn tập và học tập hiệu quả cho môn học này.

108 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

84,714 lượt xem 45,598 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Cương Ôn Tập Học Kì I Môn Sinh Học Lớp 12 - Miễn Phí, Có Đáp ÁnLớp 12Sinh học

Ôn tập đề cương học kì I môn Sinh học lớp 12, kèm đáp án chi tiết. Đề cương bao gồm các nội dung trọng tâm như di truyền học, tiến hóa, sinh thái học, và các quy luật di truyền. Tài liệu này giúp học sinh củng cố kiến thức lý thuyết, chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kì. Tham gia thi thử trực tuyến để kiểm tra và củng cố kiến thức hiệu quả, nâng cao kỹ năng làm bài.

 

84 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

19,035 lượt xem 10,234 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Cương Ôn Thi Nội Cuối Khóa 19YC1 - Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp đề cương ôn thi môn Nội cuối khóa 19YC1 tại Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột với các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận đầy đủ, kèm đáp án chi tiết. Tài liệu giúp sinh viên củng cố kiến thức về bệnh học nội khoa, chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối khóa với các chủ đề liên quan đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và các bệnh lý nội khoa khác. Bộ tài liệu miễn phí này sẽ hỗ trợ sinh viên ôn thi một cách hiệu quả và tự tin hơn.

228 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

90,506 lượt xem 48,727 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 có đáp ánLớp 12Lịch sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ -  LỚP 12 có đáp án

EDQ #71866

127 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

32,620 lượt xem 17,549 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Cương Kiểm Tra Cuối Kì I Chi Tiết - Môn Hóa Khối 12 (Miễn Phí, Có Đáp Án)Lớp 12Hoá học

Ôn luyện hiệu quả với đề cương kiểm tra cuối kì I chi tiết môn Hóa học khối 12. Đề cương bao gồm tổng hợp các lý thuyết trọng tâm và bài tập từ các chương như Este-Lipit, Cacbohiđrat, Amin, Amino axit, Peptit, Protein, và Polime. Kèm theo là các bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết, giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi cuối kì.

90 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

46,421 lượt xem 24,983 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Cương Ôn Tập Lịch Sử Bài 5 Phần 2 (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngLịch sử

Ôn luyện với đề cương ôn tập Lịch Sử Bài 5 Phần 2, tập trung vào các sự kiện lịch sử quan trọng và phân tích vai trò của những nhân vật và sự kiện liên quan. Nội dung phần 2 của bài 5 cung cấp cái nhìn sâu sắc về những biến cố nổi bật trong giai đoạn lịch sử cụ thể, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đề cương có đáp án chi tiết để hỗ trợ quá trình học tập.

21 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

44,757 lượt xem 24,080 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Cương Học Phần Mắt - Tổng Hợp Kiến Thức Ôn Tập Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Đề cương học phần Mắt cung cấp các kiến thức cơ bản và nâng cao về nhãn khoa, bao gồm cấu trúc mắt, các bệnh lý thường gặp và phương pháp chẩn đoán, điều trị. Tài liệu này giúp sinh viên y khoa nắm vững nội dung học tập, chuẩn bị hiệu quả cho các kỳ thi. Làm bài trắc nghiệm và ôn tập trực tuyến miễn phí, có đáp án chi tiết để tự đánh giá.

96 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

90,937 lượt xem 48,951 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!