thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: VẬT LÝ 10


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A.  
Đường hypebol.
B.  
Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C.  
Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.
D.  
Đường thẳng không đi qua gốc toạ độ.
Câu 2: 0.25 điểm

Khi ấn pittông từ từ xuống nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?

A.  
Nhiệt độ khí giảm.
B.  
Áp suất khí giảm.
C.  
Áp suất khí tăng.
D.  
Khối lượng khí tăng.
Câu 3: 0.25 điểm

Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình?

A.  
p/T=const
B.  
p/V=const
C.  
V/T=const
D.  
p1/V1=p3/V3
Câu 4: 0.25 điểm

Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí

A.  
không đổi.
B.  
giảm 2 lần.
C.  
tăng 2 lần.
D.  
tăng 4 lần.
Câu 5: 0.25 điểm

Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:

A.  
Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt
B.  
Định luật Sác-lơ
C.  
Định luật Gay Luy-xác
D.  
Cả ba định luật trên.
Câu 6: 0.25 điểm

Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng lên một lượng Δp = 40 kPA. Áp suất ban đầu của khí là:

A.  
50kPa
B.  
80 kPa
C.  
60 kPa
D.  
90 kPa
Câu 7: 0.25 điểm

Trên hệ trục tọa độ OpT, một khối lượng khí chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như hình vẽ. Hãy so sánh các thông số của hai trạng thái của khối khí đó. Chọn đáp án đúng.

Hình ảnh

A.  
p2 > p1; T2 > T1 và V2 > V1.
B.  
p2 > p1; T1 > T2 và V1 > V2.
C.  
p2 > p1; T2 > T1 và V2 = V1.
D.  
p1 > p2; T2 = T1 và V1 > V2.
Câu 8: 0.25 điểm

Một thang máy có khối lượng 1500 kg chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 120m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g=9,8m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:

A.  
1176 kJ.
B.  
1392 kJ.
C.  
980 kJ.
D.  
1588 J.
Câu 9: 0.25 điểm

Một lượng khí biến đổi đẳng tích. Khi nhiệt độ tăng thì

A.  
áp suất giảm, khối lượng riêng tăng
B.  
áp suất giảm, khối lượng riêng giảm
C.  
áp suất tăng, khối lượng riêng không đổi
D.  
áp suất tăng, khối lượng riêng tăng
Câu 10: 0.25 điểm

Một thí nghiệm được thực hiện với khối không khí chứa trong bình cầu và ngăn với khí quyển bằng giọt thủy ngân như hình vẽ bên. Khi làm nóng hay nguội bình cầu một cách từ từ thì quá trình biến đổi của khối khí thuộc loại nào ?

Hình ảnh

A.  
đẳng áp
B.  
đẳng tích
C.  
đẳng nhiệt
D.  
bất kì
Câu 11: 0.25 điểm

Nén đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất của không khí tăng lên một lượng 50 Pa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu ?

A.  
2,5 Pa
B.  
25 Pa
C.  
10 Pa
D.  
100 Pa
Câu 12: 0.25 điểm

Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27oC, áp suất 1 atm biến đổi trong hai quá trình: đẳng tích, áp suất tăng gấp 2; đẳng áp, thể tích sau cùng là 5 lít. Nhiệt độ sau cùng của khí là bao nhiêu ?

A.  
300K
B.  
600K
C.  
900K
D.  
450K
Câu 13: 0.25 điểm

Khi được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 atm. Áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu ?

A.  
1 atm
B.  
1,2 atm
C.  
2 atm
D.  
1,5 atm
Câu 14: 0.25 điểm

Một lượng khí biến đổi đẳng tích, nhiệt độ giảm một nửa. Sau đó, lượng khí tiếp tục biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng gấp đôi. Trong cả quá trình áp suất của khí

A.  
không đổi
B.  
tăng gấp đôi
C.  
giảm bốn lần
D.  
tăng gấp bốn
Câu 15: 0.25 điểm

Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A.  
chỉ có lực hút
B.  
có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy
C.  
chỉ có lực đẩy
D.  
có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
Câu 16: 0.25 điểm

Đối với một lượng khí lý tưởng nhất định, khi áp suất tăng 2 lần và thể tích giảm 3 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ

A.  
tăng 6 lần
B.  
giảm 6 lần
C.  
tăng 1,5 lần
D.  
giảm 1,5 lần
Câu 17: 0.25 điểm

Một lượng khí biến đổi đẳng tích từ trạng thái có nhiệt độ 100oC, áp suất 3 atm đến trạng thái có nhiệt độ là 150oC. Áp suất của khí ở trạng thái cuối là

A.  
1,5 atm
B.  
3,4 atm
C.  
4,5 atm
D.  
2 atm
Câu 18: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây không đúng về động lượng:

A.  
Động lượng là đại lượng véctơ.
B.  
Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.
C.  
Động lượng là đại lượng vô hướng.
D.  
Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.
Câu 19: 0.25 điểm

Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và tăng vận tốc của nó lên 2 lần thì động lượng của vật sẽ:

A.  
tăng 4 lần.
B.  
không đổi.
C.  
giảm 2 lần.
D.  
tăng 2 lần.
Câu 20: 0.25 điểm

Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :

A.  
Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .
B.  
Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C.  
Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
D.  
Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Câu 21: 0.25 điểm

Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động bằng phản lực

A.  
Chuyển động của tên lửa
B.  
Chuyển động của con mực
C.  
Chuyển động của khinh khí cầu
D.  
Chuyển động giật của súng khi bắn
Câu 22: 0.25 điểm

Một vật có khối lượng 200 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động lượng của ôtô là:

A.  
1,08.104 kgm/s
B.  
3.103 kgm/s
C.  
22,5 kgm/s
D.  
45.104 kgm/s
Câu 23: 0.25 điểm

Một gàu nước khối lượng 5 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 4 m trong khoảng thời gian 50 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2):

A.  
4J.
B.  
4W
C.  
40W
D.  
40J
Câu 24: 0.25 điểm

Gọi α là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển. Trường hợp nào sau đây ứng với công cản:

A.  
α là góc tù
B.  
α là góc nhọn
C.  
α=π/2 rad
D.  
α=π rad
Câu 25: 0.25 điểm

Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB. Sinh công tương ứng là A1; A2 và A3. Hệ thức đúng là:

A.  
A1 > A2 > A3
B.  
A1 < A2 < A3
C.  
A1 = A2 = A3
D.  
A2 < A1 < A3
Câu 26: 0.25 điểm

Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g, có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là:

A.  
0,85 kg.m/s
B.  
0
C.  
85 kg.m/s
D.  
1,2 kg.m/s
Câu 27: 0.25 điểm

Một vật m chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Gọi p và v lần lượt là độ lớn của động lượng và vận tốc của vật đồ thị của động lượng theo vận tốc có dạng là hình nào sau đây ?

A.  
Hình 1: đường hypebol hướng lên trong hệ pOV
B.  
Hình 2: đường hypebol hướng xuống trong hệ pOV
C.  
Hình 3: đường thẳng hướng lên trong hệ pOV
D.  
Hình 4: đường thẳng hướng xuống trong hệ pOV
Câu 28: 0.25 điểm

Một khẩu súng sau khi đã lắp đạn có khối lượng M. Sau khi bắn, đầu đạn khối lượng m bay ra khỏi nòng súng với vận tốc v. Súng bị giật lại với vận tốc có độ lớn là

A.  
2mv/(M+m)
B.  
mv/(M−m)
C.  
mv/(M+m)
D.  
2mv/(M−m)
Câu 29: 0.25 điểm

Một quả bóng khối lượng m đang bay với vận tốc v thì đập vuông góc với bức tường thẳng đứng và bật ngược trở ra theo phương cũ với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

A.  
−2mv
B.  
2mv
C.  
0
D.  
mv
Câu 30: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng về vecto động lượng.

A.  
nếu vật chuyển động thẳng chậm dần thì véctơ động lượng ngược chiều véctơ vận tốc
B.  
nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần thì véctơ động lượng ngược chiều véctơ vận tốc
C.  
nếu vật chuyển động thẳng đều thì véctơ động lượng bằng không
D.  
nếu vật chuyển động tròn đều thì vectơ động lượng thay đổi.
Câu 31: 0.25 điểm

Một vật khối lượng m có vận tốc v, va chạm vào một vật M đứng yên. Biết M = 9m và sau va chạm hai vật dính nhau. Tỉ số vận tốc trước và sau va chạm của vật m là:

A.  
1/9
B.  
1/10
C.  
9
D.  
10
Câu 32: 0.25 điểm

Người thủ môn khi bắt bóng muốn không đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng của quả bóng. Người đó làm thế nào để

A.  
giảm động lượng của quả bóng
B.  
giảm độ biến thiên của động lượng của quả bóng
C.  
tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay
D.  
giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay
Câu 33: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng trong quá trình chuyển động của vật được ném ngang

A.  
động năng không đổi
B.  
thế năng không đổi
C.  
cơ năng bảo toàn
D.  
động lượng bảo toàn
Câu 34: 0.25 điểm

Tại cùng một vị trí, người ta ném vật A hướng thẳng lên với vận tốc v và vật B được ném thẳng đứng xuống cũng với vận tốc v. Biết hai vật có cùng khối lượng

Chọn phát biểu đúng về động lượng của hai vật

A.  
khi xuống mặt đất thì động lượng của hai vật bằng nhau
B.  
khi xuống mặt đất thì động lượng của vật A lớn hơn động lượng của vật B
C.  
khi xuống mặt đất thì động lượng của vật B lớn hơn động lượng của vật A
D.  
các phát biểu trên đều sai
Câu 35: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng về cơ năng của hai vật trên:

A.  
khi xuống mặt đất thì cơ năng của hai vật bằng nhau
B.  
khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật A lớn hơn cơ năng của vật B
C.  
khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật B lớn hơn cơ năng của vật A
D.  
các phát biểu trên đều sai
Câu 36: 0.25 điểm

Một vật chuyển động tròn đều thì

A.  
động lượng bảo toàn
B.  
cơ năng không đổi
C.  
động năng không đổi
D.  
thế năng không đổi
Câu 37: 0.25 điểm

Một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Chọn mối liên hệ đúng giữa động lượng p và động năng Wđ của vật

A.  
Wd=p2/2m
B.  
Wd=p2/m
C.  
Wd=2m/p
D.  
Wd=2mp2
Câu 38: 0.25 điểm

Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng 0,8 tấn lên cao 5m trong thời gian 20s, lấy g=10m/s2. Công suất của cần cẩu là bao nhiêu:

A.  
2000W
B.  
4000W
C.  
400W
D.  
200W
Câu 39: 0.25 điểm

Ôtô khối lượng 1 tấn chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ôtô có giá trị là bao nhiêu:

A.  
5.105J
B.  
15.105J
C.  
105J
D.  
25.105J
Câu 40: 0.25 điểm

Động năng của vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 lần?

A.  
tăng 4 lần
B.  
tăng 2 lần
C.  
tăng 6 lần
D.  
Giảm 2 lần

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,222 lượt xem 66,332 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,026 lượt xem 59,227 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,042 lượt xem 51,163 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,265 lượt xem 63,126 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,712 lượt xem 59,059 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,421 lượt xem 59,444 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,231 lượt xem 58,800 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,159 lượt xem 59,297 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,153 lượt xem 62,531 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!