thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: VẬT LÝ 10


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Câu nào đúng. Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:

A.  
Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
B.  
Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C.  
Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
D.  
Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 2: 0.25 điểm

Gọi V0 là thể tích ở 0oC; V là thể tích ở toC; β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở toC là:

A.  
V = V0/(1 + βt)
B.  
V = V0 + βt
C.  
V = V0(1 + βt)
D.  
V = V0 - βt
Câu 3: 0.25 điểm

Chọn câu đúng. Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:

A.  
Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
B.  
Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C.  
Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
D.  
Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 4: 0.25 điểm

Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:

A.  
Jun trên độ (J/độ).
B.  
Jun trên kilôgam (J/kg).
C.  
Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).
D.  
Jun (J).
Câu 5: 0.25 điểm

Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt lượng?

A.  
Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.
B.  
Khi vật nhận nhiệt lượng từ vật khác hay tỏa nhiệt ra cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi.
C.  
Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).
D.  
Cả A, B, C, đều đúng.
Câu 6: 0.25 điểm

Chọn câu đúng. Trong quá trình đẳng áp thì:

A.  
Phần nhiệt lượng mà khí nận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí.
B.  
Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.
C.  
Phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để biến thành công mà khí sinh ra.
D.  
Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm giảm nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.
Câu 7: 0.25 điểm

Chọn câu đúng. Trong quá trình đẳng nhiệt:

A.  
Toàn bộ nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công mà khí sinh ra và làm tăng nội năng của khí.
B.  
Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành nội năng của khí.
C.  
Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.
D.  
Một phần nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công do khí sinh ra.
Câu 8: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lí I của nhiệt động lực học?

A.  
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các công mà vật nhận được từ các vật khác.
B.  
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.
C.  
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng hiệu của công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.
D.  
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.
Câu 9: 0.25 điểm

Quá trình thuận nghịch là:

A.  
Quá trình có thể diễn ra theo hai chiều.
B.  
Quá trình trong đó vật có thể quay về trạng thái ban đầu.
C.  
Quá trình trong số vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu với điều kiện có sự can thiệp của các vật khác.
D.  
Quá trình trong đó vật (hay hệ) có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác.
Câu 10: 0.25 điểm

Một khối đồng có kích thước ban đầu 0,15 x 0,25 x 0,3 (m3) đem nung nóng đã hấp thụ một nhiệt lượng bằng 3,2.106 J. Tính độ biến thiên thể tích của khối đồng. Cho biết khối lượng riêng của đồng 8,9.103 kg/m3, nhiệt dung riêng của đồng 0,38.103 J/kg.độ, hệ số nở dài của đồng 1,7.10-5 K-1.

A.  
9,48.10-5 m3.
B.  
5,8.10-5 m3.
C.  
48.10-5 m3.
D.  
4,8.10-5 m3.
Câu 11: 0.25 điểm

Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau đây: Đưa 10 g hơi nước ở nhiệt độ 100oC vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 20oC. Nhiệt độ cuối của hệ là 40oC. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ.

A.  
L = 5,26.106J/kg.
B.  
L = 4,26.106J/kg.
C.  
L = 2,26.106J/kg.
D.  
L = 3,26.106J/kg.
Câu 12: 0.25 điểm

Biết áp suất p, thể tích V, nhiệt độ T là các thông số trạng thái của khí xác định. Phương trình trạng thái cho biết mối quan hệ nào sau đây?

A.  
p và V
B.  
p và T
C.  
V và T
D.  
p, V và T
Câu 13: 0.25 điểm

Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường:

A.  
thẳng song song với trục hoành.
B.  
hypebol.
C.  
thẳng có đướng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
D.  
thẳng song song với trục tung
Câu 14: 0.25 điểm

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?

A.  
Vật đang chuyển động tròn đều
B.  
Vật được ném ngang
C.  
Vật đang rơi tự do
D.  
Vật chuyển động thẳng đều
Câu 15: 0.25 điểm

Hình vẽ sau biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:

Hình ảnh

A.  
V1 > V2.
B.  
V1 < V2.
C.  
V1 = V2.
D.  
V1 ≥ V2.
Câu 16: 0.25 điểm

Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là

A.  
10,8 lần.
B.  
2 lần.
C.  
1,5 lần.
D.  
12,92 lần.
Câu 17: 0.25 điểm

Chọn câu đúng. Động năng của vật tăng gấp đôi khi:

A.  
m giảm một nửa, v tăng gấp đôi
B.  
m không đổi, v tăng gấp đôi
C.  
m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa
D.  
m không đổi, v giảm còn một nửa.
Câu 18: 0.25 điểm

Một lực (F) không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc (v) theo hướng của lực F. Công suất của lực F là:

A.  
F.v
B.  
F.v2
C.  
F.t
D.  
Fv/t
Câu 19: 0.25 điểm

Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.

A.  
1,8 lần
B.  
1,1 lần
C.  
2,8 lần
D.  
3,1 lần
Câu 20: 0.25 điểm

Một người kéo đều một thùng nước có M= 6kg từ giếng sâu 8m lên trong 20s. Lấy g = 10m/s2. Công suất của người ấy là:

A.  
60W
B.  
24W
C.  
480W
D.  
9600W
Câu 21: 0.25 điểm

Dùng lực có độ lớn 8N kéo vật A chuyển động thẳng đều theo phương của lực với vận tốc 2m/s trong 2 phút. Công của lực là:

A.  
16J
B.  
32J
C.  
1920J
D.  
Đáp án khác
Câu 22: 0.25 điểm

Một quả bóng đang bay ngang với động lượng p thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

A.  
0
B.  
p
C.  
2p
D.  
-2p
Câu 23: 0.25 điểm

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?

A.  
Ôtô tăng tốc
B.  
Ôtô giảm tốc
C.  
Ôtô chuyển động tròn đều
D.  
Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát
Câu 24: 0.25 điểm

Mục đích của việc tạo ra tên lửa nhiều tầng là:

Hình ảnh

A.  
làm tăng vận tốc của tên lửa.
B.  
làm giảm vận tốc của tên lửa.
C.  
tăng sự thẩm mỹ.
D.  
tạo ra sự tăng bằng khi tên lửa chuyển động.
Câu 25: 0.25 điểm

Động lượng được tính bằng:

A.  
N.s
B.  
N.m
C.  
N.m/s
D.  
N/s
Câu 26: 0.25 điểm

Khi nói về công suất, phát biểu không đúng là

A.  
Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
B.  
Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.
C.  
Công suất là đại lượng đo bằng tích giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.
D.  
Với chuyển động thẳng đều do lực F gây ra đo bằng tích của lực F và vận tốc v.
Câu 27: 0.25 điểm

Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103 N. Lực thực hiện một công A = 15.106 J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là:

A.  
6km.
B.  
3km.
C.  
4km.
D.  
5km.
Câu 28: 0.25 điểm

Hai xe có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc v1 = 10 m/s, v2 = 4 m/s. Sau va chạm 2 xe bị bật trở lại với cùng vận tốc |v1’| = |v2’| = 5 m/s. Tỉ số khối lượng của 2 xe m1/m2 là?5/3

A.  
0,6
B.  
0,2
C.  
3
D.  
5
Câu 29: 0.25 điểm

Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau, cùng đi vào chuyển động trên một mặt phẵng có ma sát và bị dừng lại do ma sát. Hệ số ma sát là như nhau. So sánh thời gian chuyển động của mỗi vật cho tới khi bị dừng.

A.  
Thời gian chuyển động của vật có khối lượng lớn dài hơn.
B.  
Thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn.
C.  
Thời gian chuyển động của hai vật bằng nhau.
D.  
Thiếu dữ kiện, không kết luận được
Câu 30: 0.25 điểm

Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu: Thế năng do trọng trường

A.  
luôn luôn có trị số dương
B.  
tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng
C.  
tỷ lệ với khối lượng của vật
D.  
sai khác nhau một hằng số đối với hai mặt phẳng ngang chọn làm mốc thế năng khác nhau
Câu 31: 0.25 điểm

Hai vật: một vật được thả rơi tự do, một vật được ném ngang ở cùng độ cao. Kết luận nào sau đây là sai ?

A.  
Gia tốc rơi như nhau.
B.  
Thời gian rơi như nhau.
C.  
Vận tốc chạm đất như nhau.
D.  
Công của trọng lực thực hiện được là bằng nhau.
Câu 32: 0.25 điểm

Khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho một vật rơi tự do, trọng lượng của vật phải được xem là

A.  
ngoại lực
B.  
lực có công triệt tiêu
C.  
nội lực
D.  
lực quán tính.
Câu 33: 0.25 điểm

Trong công viên một xe monorail có khối lượng m = 80kg chạy trên quỹ đạo như hình vẽ, biết zA = 20 m; zB = 10 m; zC = 15 m; zD = 5 m; zE = 18 m; g = 9,8 m/s2. Độ giảm thế năng trọng trường của xe khi xe di chuyển từ B đến C là

Hình ảnh

A.  
-4000 J
B.  
– 3920 J
C.  
3920 J
D.  
-7840 J
Câu 34: 0.25 điểm

Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:

A.  
Thế năng
B.  
Động lượng
C.  
Động năng
D.  
Cơ năng
Câu 35: 0.25 điểm

Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí

A.  
xích lại gần nhau hơn.
B.  
có tốc độ trung bình lớn hơn.
C.  
nở ra lớn hơn.
D.  
liên kết lại với nhau.
Câu 36: 0.25 điểm

Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?

A.  
Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
B.  
Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
C.  
Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.
D.  
Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.
Câu 37: 0.25 điểm

Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn đẳng tích là đường nào?

A.  
Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.
B.  
Đường hypebol.
C.  
Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ.
D.  
Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.
Câu 38: 0.25 điểm

Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thông số nào thay đổi?

A.  
Nhiệt độ khí giảm.
B.  
Áp suất khí giảm.
C.  
Áp suất khí tăng.
D.  
Khối lượng khí tăng.
Câu 39: 0.25 điểm

Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 40 kPa. Áp suất ban đầu của khí là:

A.  
50kPa
B.  
80 kPa
C.  
60 kPa
D.  
90 kPa
Câu 40: 0.25 điểm

Nén 24 lít khí ở nhiệt độ 27oC cho thể tích của nó chỉ còn là 8 lít. Vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 77oC. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?

A.  
4 lần
B.  
2,3 lần
C.  
3,5 lần
D.  
5 lần.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,026 lượt xem 59,227 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,042 lượt xem 51,163 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

120,089 lượt xem 64,645 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,266 lượt xem 63,126 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,712 lượt xem 59,059 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,421 lượt xem 59,444 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,231 lượt xem 58,800 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,159 lượt xem 59,297 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,153 lượt xem 62,531 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!