thumbnail

Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021

Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: ĐỊA 6


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.31 điểm

Đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất là:

A.  
Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
B.  
Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
C.  
Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
D.  
Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
Câu 2: 0.31 điểm

Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là:

A.  
Đất cát pha
B.  
Đất xám
C.  
Đất phù sa bồi đắp
D.  
Đất đỏ badan
Câu 3: 0.31 điểm

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất:

A.  
Đất phù sa ngọt
B.  
Đất feralit đồi núi
C.  
Đất badan
D.  
Đất ngập mặn
Câu 4: 0.31 điểm

Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì

A.  
Trên núi cao áp suất không khí nhỏ
B.  
Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm
C.  
Lượng mùn ít
D.  
Độ ẩm quá cao
Câu 5: 0.31 điểm

Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

A.  
82%
B.  
97%
C.  
79%
D.  
70%
Câu 6: 0.31 điểm

Nguyên nhân sinh ra thủy triều là:

A.  
Động đất ở đáy biển
B.  
Núi lửa phun
C.  
Do gió thổi
D.  
Sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời
Câu 7: 0.31 điểm

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do:

A.  
Gió
B.  
Động đất
C.  
Núi lửa phun
D.  
Thủy triều
Câu 8: 0.31 điểm

Nguồn gốc hình thành hồ Tây ở Hà Nội là

A.  
Do con người.
B.  
Từ miệng núi lửa đã tắt
C.  
Do vùng đá vôi bị xâm thực
D.  
Từ khúc sông cũ
Câu 9: 0.31 điểm

Nguyên nhân hình thành hồ nước mặn là do:

A.  
Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
B.  
Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C.  
Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
D.  
Gần biển do có nước ngầm mặn.
Câu 10: 0.31 điểm

Các hồ móng ngựa được hình thành do:

A.  
Sụt đất
B.  
Núi lửa
C.  
Băng hà
D.  
Khúc uốn của sông
Câu 11: 0.31 điểm

Sông ngòi nước ta giàu phù sa, nguyên nhân là do:

A.  
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B.  
mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
C.  
trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.
D.  
diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.
Câu 12: 0.31 điểm

Lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm là đặc điểm của đới:

A.  
Đới nóng (nhiệt đới)
B.  
Đới ôn hòa (ôn đới)
C.  
Đới cận nhiệt
D.  
Đới lạnh (hàn đới)
Câu 13: 0.31 điểm

Yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất là:

A.  
Dòng biển
B.  
Địa hình
C.  
Vĩ độ
D.  
Vị trí gần hay xa biển
Câu 14: 0.31 điểm

Đặc điểm không đúng với khí hậu đới nóng là:

A.  
Quanh năm nóng.
B.  
Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
C.  
Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
D.  
Có gió Tín phong thổi thường xuyên.
Câu 15: 0.31 điểm

Việt Nam nằm trong đới khí hậu:

A.  
Cận nhiệt đới
B.  
Hàn đới
C.  
Cận nhiệt
D.  
Nhiệt đới
Câu 16: 0.31 điểm

Để đo độ ẩm không khí người ta dùng dụng cụ:

A.  
Nhiệt kế
B.  
Áp kế
C.  
Ẩm kế
D.  
Vũ kế
Câu 17: 0.31 điểm

Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì:

A.  
Sẽ diễn ra hiện tượng mưa
B.  
Diễn ra sự ngưng tụ
C.  
Tạo thành các đám mây
D.  
Hình thành độ ẩm tuyệt đối
Câu 18: 0.31 điểm

Lượng mưa trên thế giới phân bố:

A.  
Rất đồng đều
B.  
Đồng đều
C.  
Không đều
D.  
Rất không đều
Câu 19: 0.31 điểm

Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 200C là:

A.  
20g/cm3
B.  
15g/cm3
C.  
30g/cm3
D.  
17g/cm3
Câu 20: 0.31 điểm

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:

A.  
4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
B.  
2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
C.  
3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
D.  
5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
Câu 21: 0.31 điểm

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 22: 0.31 điểm

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao:

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 23: 0.31 điểm

Không khí luôn luôn chuyển động từ:

A.  
Nơi áp thấp về nơi áp cao.
B.  
Biển vào đất liền.
C.  
Nơi áp cao về nơi áp thấp.
D.  
Đất liền ra biển.
Câu 24: 0.31 điểm

Gió Tín Phong còn được gọi là gió:

A.  
Gió núi - thung lũng
B.  
Gió Phơn
C.  
Gió Mậu Dịch
D.  
Gió Đông cực
Câu 25: 0.31 điểm

Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

A.  
Gió Nam.
B.  
Gió Đông Bắc.
C.  
Gió Tây Nam.
D.  
Gió Đông Nam.
Câu 26: 0.31 điểm

Thời tiết là hiện tượng khí tượng:

A.  
Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
B.  
Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
C.  
Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
D.  
Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 27: 0.31 điểm

Khí hậu là hiện tượng khí tượng:

A.  
Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
B.  
Xảy ra trong một ngày ở một địa phương
C.  
Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó
D.  
Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa
Câu 28: 0.31 điểm

Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:

A.  
Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
B.  
Nơi mát, cách mặt đất 1m
C.  
Ngoài trời, sát mặt đất
D.  
Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
Câu 29: 0.31 điểm

Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là:

A.  
Các hoạt động công nghiệp
B.  
Sự đốt nóng của Sao Hỏa
C.  
Con người đốt nóng
D.  
Ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 30: 0.31 điểm

Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:

A.  
9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
B.  
6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
C.  
5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
D.  
7 giờ, 15 giờ, 23 giờ
Câu 31: 0.31 điểm

Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

A.  
Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
B.  
Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
C.  
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
D.  
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 32: 0.31 điểm

Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do:

A.  
Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
B.  
Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
C.  
Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
D.  
Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

99,052 lượt xem 53,326 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,064 lượt xem 63,028 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

106,413 lượt xem 57,288 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

113,636 lượt xem 61,180 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,676 lượt xem 63,343 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

133,173 lượt xem 71,694 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

133,484 lượt xem 71,855 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,590 lượt xem 60,606 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021Địa lý
Đề thi học kỳ, Địa Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

124,133 lượt xem 66,822 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!