thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Đạo Đức Kinh Doanh – Đại Học Kinh Tế Huế

Tham khảo đề thi trắc nghiệm môn Đạo đức kinh doanh dành cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế. Đề gồm nhiều câu hỏi sát với chương trình học, có đáp án chi tiết giúp bạn tự ôn luyện, kiểm tra kiến thức hiệu quả. Phù hợp để chuẩn bị thi giữa kỳ, cuối kỳ hoặc luyện thi online miễn phí mọi lúc, mọi nơi.

Từ khoá: đạo đức kinh doanh đề thi đại học huế trắc nghiệm kinh tế ôn thi đạo đức đại học kinh tế huế đề thi có đáp án thi thử online luyện thi miễn phí câu hỏi trắc nghiệm đề thi đạo đức kinh doanh học online đại học kiến thức kinh doanh bài tập trắc nghiệm đạo đức ôn tập cuối kỳ đề cương đạo đức kinh doanh

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển tập đề thi - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế HCE

Số câu hỏi: 62 câuSố mã đề: 3 đềThời gian: 1 giờ 30 phút

375,865 lượt xem 28,911 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Bản chất của các vấn đề đạo đức trong kinh doanh là mâu thuẫn giữa những người hữu quan về:
A.  
Quan điểm cá nhân
B.  
Triết lý tôn giáo
C.  
Quan điểm về chuẩn mực đạo đức
D.  
Giao tiếp xã hội
Câu 2: 0.4 điểm
Mâu thuẫn thường xảy ra trong các lĩnh vực?
A.  
Kế toán tài chính, ngành
B.  
Người lao động, khách hàng, cộng đồng, chính phủ
C.  
Marketing, phương tiện kỹ thuật
D.  
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: 0.4 điểm
Hoạt động nào nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất lợi cho việc triển khai các chương trình đạo đức hiện hành để có thể thiết lập kế hoạch điều chỉnh thích hợp?
A.  
Xây dựng chương trình
B.  
Tổ chức thực hiện
C.  
Điều hành
D.  
Thanh tra, kiểm tra
Câu 4: 0.4 điểm
Mâu thuẫn là vấn đề đạo đức xuất hiện trong mỗi cá nhân hoặc giữa các đối tượng hữu quan do sự bất đồng trong quan niệm?
A.  
Không phải vì mối quan hệ hợp tác và phối hợp, về giá trị đạo đức
B.  
Không vì quyền lực - công nghệ, trong các hoạt động phối hợp chức năng
C.  
Không phải do phân chia lợi ích mà vì sự bất hòa trong phối hợp công việc
D.  
Về những vấn đề liên quan đến lợi ích
Câu 5: 0.4 điểm
Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội là gì?
A.  
Nộp thuế đúng nghĩa vụ nhưng chậm thực hiện để tăng hiệu quả sử dụng vốn
B.  
Đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước theo quy định và đầu tư phát triển xã hội
C.  
Tham gia các chương trình hoạt động không mang tính nhân văn
D.  
Phải tăng lợi nhuận, không cần cam kết thực hiện các hành vi đạo đức
Câu 6: 0.4 điểm
Lương tâm biểu hiện trạng thái?
A.  
Khẳng định sự hổ thẹn của chính mình và phủ định sự thanh thản của tâm hồn
B.  
Khẳng định (tiêu cực): sự hổ thẹn của chính mình
C.  
Phủ định (tích cực): sự thanh thản của tâm hồn
D.  
Khẳng định sự thanh thản của tâm hồn và phủ định sự hổ thẹn của chính mình
Câu 7: 0.4 điểm
Đạo đức là phạm trù đặc trưng của xã hội loài người, nhằm:
A.  
Quy định các quy tắc ứng xử bắt buộc trong cuộc sống
B.  
Đề cập đến mối quan hệ giữa con người với nhau và quy tắc ứng xử trong cuộc sống
C.  
Quy định hành vi ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với nhau
D.  
Quy định quy tắc ứng xử trong giao tiếp
Câu 8: 0.4 điểm
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là:
A.  
Doanh nghiệp, không bao gồm khách hàng
B.  
Chủ thể của các mối quan hệ và hành vi kinh doanh (doanh nghiệp và khách hàng)
C.  
Khách hàng, không bao gồm doanh nghiệp
D.  
Chỉ là các thành viên trong tổ chức vi phạm chuẩn mực đạo đức
Câu 9: 0.4 điểm
Môi trường đạo đức là nền tảng cho yếu tố gì của doanh nghiệp?
A.  
Sự hiệu quả, năng suất, hình ảnh của doanh nghiệp
B.  
Năng suất, sự trung thành của khách hàng, lợi nhuận
C.  
Sự hiệu quả, năng suất, lợi nhuận
D.  
Hình ảnh doanh nghiệp, sự trung thành của khách hàng, lợi nhuận
Câu 10: 0.4 điểm
Cấp lãnh đạo ở vị thế cao trong tổ chức có vai trò?
A.  
Hướng dẫn, giúp nhân viên lưu tâm đến khía cạnh đạo đức
B.  
Không phải thiết lập chương trình rèn luyện đạo đức
C.  
Không phải ngăn cản các hành vi phi đạo đức
D.  
Không phải truyền bá tiêu chuẩn, quy định đạo đức nghề nghiệp
Câu 11: 0.4 điểm
Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào?
A.  
Góp phần làm hài lòng khách hàng nhưng không góp phần tạo ra lợi nhuận
B.  
Góp phần tạo ra lợi nhuận, khẳng định chất lượng doanh nghiệp
C.  
Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh nhưng không làm hài lòng khách hàng
D.  
Không góp phần tạo ra lợi nhuận nhưng tạo ra sự tận tâm của nhân viên
Câu 12: 0.4 điểm
Bản chất của các vấn đề đạo đức trong kinh doanh là mâu thuẫn giữa những người hữu quan về?
A.  
Triết lý tôn giáo
B.  
Giao tiếp xã hội
C.  
Quan niệm về chuẩn mực đạo đức
D.  
Quan điểm cá nhân
Câu 13: 0.4 điểm
Giải quyết vấn đề có chứa yếu tố đạo đức theo giải pháp?
A.  
Nếu vấn đề nghiêm trọng, phức tạp cũng không nên thông qua tòa án giải quyết
B.  
Ra quyết định hình thức xử lý, kỷ luật nghiêm các bên liên quan
C.  
Biện pháp quản lý nghiêm khắc, chặt chẽ hơn cho tất cả các bên
D.  
Trước tiên cần thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan
Câu 14: 0.4 điểm
Hiện nay có nhiều doanh nhân đã chấp nhận hối lộ ở nhiều hoạt động khác nhau nhằm mục đích gì?
A.  
Chia sẻ lợi nhuận với người khác
B.  
Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu bản thân
C.  
Tiêu bớt lợi nhuận kiếm được
D.  
Tìm kiếm thuận lợi và lợi nhuận trong kinh doanh
Câu 15: 0.4 điểm
Đặc điểm hệ thống giá trị, đánh giá của đạo đức là:
A.  
Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội, quá trình phát triển của phương thức sản xuất và chế độ kinh tế xã hội
B.  
Các yêu cầu cho hành vi của mỗi cá nhân, mà nếu không tuân theo sẽ bị xã hội lên án, lương tâm cắn rứt
C.  
Quan hệ xã hội, thể hiện bởi sự tự ứng xử, giúp con người rèn luyện nhân cách
D.  
Các hành vi, sinh hoạt, phân biệt đúng sai trong quan hệ con người
Câu 16: 0.4 điểm
Thế nào là một môi trường đạo đức vững mạnh?
A.  
Coi trọng lợi ích của nhân viên hơn các nhà đầu tư
B.  
Coi trọng lợi nhuận ổn định, phát triển quan hệ, tôn trọng lợi ích khách hàng
C.  
Coi trọng lợi ích khách hàng hơn nhân viên và các nhà đầu tư
D.  
Coi trọng lợi ích của các nhà đầu tư hơn nhân viên
Câu 17: 0.4 điểm
Đặc điểm phương thức điều chỉnh hành vi của đạo đức phản ánh:
A.  
Quan hệ xã hội, thể hiện bởi sự tự ứng xử, giúp con người tự rèn luyện nhân cách
B.  
Quá trình phát triển chế độ kinh tế xã hội
C.  
Các yêu cầu cho hành vi của mỗi cá nhân, mà nếu không tuân theo sẽ bị xã hội lên án, lương tâm cắn rứt
D.  
Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội
Câu 18: 0.4 điểm
Điều gì tạo ra môi trường đạo đức của một doanh nghiệp?
A.  
Sự hiểu biết của nhân viên
B.  
Sự hiểu biết của giám đốc
C.  
Sự hiểu biệt của chủ tịch hội đồng quản trị
D.  
Sự hiểu biết của ban lãnh đạo
Câu 19: 0.4 điểm
Những hành vi như thế nào được coi là “thiện”?
A.  
Đem lại điều tốt lành, giúp đỡ người khác
B.  
Cả 3 đáp án trên đều đúng
C.  
Tôn trọng lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể và xã hội
D.  
Tư tưởng, hành vi, lối sống phù hợp với đạo đức xã hội
Câu 20: 0.4 điểm
Việc nhận định vấn đề đạo đức?
A.  
Không phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về mối quan hệ giữa các tác nhân
B.  
Phụ thuộc vào kinh nghiệm để phân tích nhận ra bản chất những mối quan hệ cơ bản và mâu thuẫn
C.  
Không phụ thuộc vào trình độ, khả năng nhận thức
D.  
Không phụ thuộc vào kinh nghiệm
Câu 21: 0.4 điểm
Các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng?
A.  
Tăng sự tin cậy của khách hàng
B.  
Tăng sự trung thành của khách hàng
C.  
Giảm sự trung thành của khách hàng
D.  
Giảm sự than phiền khách hàng
Câu 22: 0.4 điểm
Nguyên nhân của những vấn đề đạo đức có thể là
A.  
Do quyết định của người quản lý được thực hiện vì không bị coi là phi đạo đức
B.  
Do khác biệt về nhận thức và quan điểm đạo đức giữa những người quản lý và đối tượng lao động
C.  
Do quan điểm đạo đức đúng đắn của người thực hiện
D.  
Do quan điểm đạo đức giữa những người quản lý và đối tượng lao động giống nhau
Câu 23: 0.4 điểm
Bản chất đạo đức
A.  
Không phản ánh tính giai cấp
B.  
Thể hiện tính dân tộc, lịch sử
C.  
Không thể hiện tính nhân loại
D.  
Là trách nhiệm xã hội
Câu 24: 0.4 điểm
Hành vi phi đạo đức có thể làm giảm sự trung thành của khách hàng do
A.  
Khách hàng thích được phục vụ dù uy tín doanh nghiệp thấp
B.  
Khách hàng ưu tiên thương hiệu làm những điều thiện dù chất lượng sản phẩm kém
C.  
Khách hàng chỉ tin vào hình ảnh tốt khi doanh nghiệp trợ giúp cộng đồng
D.  
Khách hàng không tin vào hình ảnh tốt khi doanh nghiệp trợ giúp cộng đồng
Câu 25: 0.4 điểm
Thiệt hại của cáo giác mang lại cho doanh nghiệp là gì?
A.  
Thiệt hại về kinh tế
B.  
Ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo
C.  
Ảnh hưởng đến quyền lực của lãnh đạo
D.  
Cả 3 đáp án đều đúng

Đề thi tương tự

Đề thi trắc nghiệm HK2 môn Địa lí 10 năm 2021

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

132,487 xem10,180 thi