thumbnail

Hoạt Động Kỹ Năng Đàm Phán - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)

Tài liệu hướng dẫn và câu hỏi thực hành về kỹ năng đàm phán, được thiết kế dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Nội dung bao gồm các tình huống đàm phán thực tế, kỹ năng giao tiếp, lập chiến lược và xử lý xung đột trong đàm phán. Đây là nguồn tài liệu hữu ích để nâng cao kỹ năng mềm, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh doanh và quản trị.

Từ khoá: kỹ năng đàm phán đàm phán kinh doanh hoạt động kỹ năng HUBT kỹ năng giao tiếp chiến lược đàm phán xử lý xung đột học tập tại HUBT kỹ năng mềm phát triển cá nhân

Số câu hỏi: 200 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

82,296 lượt xem 6,329 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Điều kiện cơ bản nhất để chiến lược hợp tác thành công:
A.  
Hai bên đều chọn chiến lược đàm phán hợp tác
B.  
Hai bên có sự tương quan về thế lực
C.  
Hai bên đều dựa trên quan điểm cần đến nhau, các bên đều cùng có lợi trên thị trường
D.  
Không có bên nào lợi dung thiện chí của bên kia để thực hiện mục tiêu cạnh tranh cho lợi ích riêng
Câu 2: 0.2 điểm
Ở những nước có khoảng cách quyền lực cao,
A.  
(A)Cấp dưới phải tuyệt đối tuân thủ theo mệnh lệnh của cấp trên
B.  
(B)Cấp trên là người có quyền quyết định
C.  
(C)Cấp dưới không nhất thiết phải tuân theo mệnh lệnh của cấp trên
D.  
(D)A và B
Câu 3: 0.2 điểm
Theo nghiên cứu của Geert Hofsteede, có các khía cạnh văn hoá là:
A.  
Khả năng dám chịu rủi ro, Chủ nghĩa cá nhân, Tính cứng rắn, Khoảng cách quyền lực
B.  
Khả năng dám chịu rủi ro, Chủ nghĩa cá nhân, An toàn hay mạo hiểm
C.  
Chủ nghĩa cá nhân, Tính cứng rắn, Khoảng cách quyền lực
D.  
Khả năng dám chịu rủi ro, Chủ nghĩa cá nhân, An toàn hay mạo hiểm, Khoảng cách quyền lực
Câu 4: 0.2 điểm
Dựa vào phong cách và quy mô theo kiểu “Mặc cả lập trường” ta có mấy kiểu đàm phán?
A.  
1 kiểu đàm phán
B.  
2 kiểu đàm phán
C.  
3 kiểu đàm phán
D.  
4 kiểu đàm phán
Câu 5: 0.2 điểm
Cơ sở gốc rễ cho mọi cuộc đàm phán trong kinh doanh quốc tế là:
A.  
Vấn đề lợi ích
B.  
Mục tiêu, hướng đầu tư hợp tác kinh doanh
C.  
Mua được hoặc bán được sản phẩm
D.  
Hình thức đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư của mỗi bên
Câu 6: 0.2 điểm
Để tránh những lỗi thông thường trong đàm phán hợp đồng. Các chủ thể tham gia đàm phán nên: (1)Lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể và thực tế trước khi đàm phán; (2)Tránh đưa ra quá nhiều lý do cho đề nghị của mình; (3) Không ch ỉ trích bên kia. Tìm ra những điểm chung của cả 2 bên để đi đến thỏa thuận (4)Đưa ra quá nhiều lý do để né tránh đề nghị của đối tác. Chọn phương án nào đúng nhất?
A.  
(1), (2), (3)
B.  
(1), (2), (4)
C.  
(2),(3),(4)
D.  
(3),(4),(1)
Câu 7: 0.2 điểm
Câu 15. Tính cách cá nhân SJ được thể hiện?
A.  
Cảm nhận và xét đoán
B.  
Cảm nhận và lĩnh hội
C.  
Trực giác phối hợp với suy xét
D.  
Trực giác và cảm tính
Câu 8: 0.2 điểm
Đàm phán trực tiếp không áp dụng đối với:
A.  
Hợp đồng nhỏ
B.  
Hợp đồng lớn
C.  
Hợp đồng phức tạp
D.  
Hợp đồng đa phương
Câu 9: 0.2 điểm
Trong đàm phán kinh tế quốc tế, các bên cần chuẩn bị kỹ các yếu tố chiến lược:
A.  
Loại chiến lược sử dụng
B.  
Cách ra quyết định
C.  
Cả hai đáp án trên đều đúng
D.  
Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 10: 0.2 điểm
Phương án nào dưới đây không đúng với mục đích của đàm phán
A.  
Đạt được thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách các bên mà không bên nào đủ sức mạnh để giải quyết những vấn đề ngăn cách đó
B.  
Đạt được những thỏa thuận giữa hai bên nhằm cam kết mở rộng mối quan hệ cho những lần đàm phán tiếp theo
C.  
Đạt được cái ta muốn từ người khác
D.  
Đạt được những thỏa thuận trong khi ta và phía bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng.
Câu 11: 0.2 điểm
Lựa chọn phương án đúng nhất. Đàm phán trực tiếp đòi hỏi chủ thể tham gia đàm phán phải:
A.  
Có nhiều thông tin về đối tác
B.  
Có nhiều thông tin về thị trường
C.  
Có kỹ năng soạn thảo hợp đồng
D.  
Có kỹ năng giao tiếp cao
Câu 12: 0.2 điểm
Câu 16. Các công việc cần làm trong giai đoạn tiếp xúc, ngoại trừ:
A.  
Tạo không khí tiếp xúc, thăm dò đối tác
B.  
Sửa đổi kế hoạch (nếu cần)
C.  
Thăm dò đối tác
D.  
Tiến hành đàm phán thử
Câu 13: 0.2 điểm
Điều nào sau đây là đúng với những người theo “kiểu tránh né”
A.  
Rất sợ mâu thuẫn, luôn tìm cách trốn tránh mâu thuẫn
B.  
Chỉ chú trọng giữ gìn mối quan hệ bằng mọi giá mà ít quan tâm bảo vệ mục tiêu riêng của mình
C.  
Nhượng bộ, xoa dịu và tránh mâu thuẫn
D.  
Giải quyết mâu thuẫn bằng cách nhượng bộ để đối tác thắng
Câu 14: 0.2 điểm
Không dứt khoát và không hợp tác, không bày tỏ mong muốn, trì hoãn giải quyết vấn đề là thuộc kiểu đàm phán
A.  
Cạnh tranh
B.  
Hợp tác
C.  
Nhượng bộ
D.  
Né tránh
Câu 15: 0.2 điểm
Trong chiến lược đàm phán “Thỏa hiệp”
A.  
Một bên tỏ ra rất nhiệt tình đối với nhu cầu của bên kia để không lộ ra nhu cầu thực của mình
B.  
Các bên đều biết nhu cầu của mình nhưng đều giấu hoặc không thể hiện
C.  
Các bên đều biết và truyền tải cho nhau nhưng nhu cầu thực sự của mình
D.  
Không câu nào ở đây đúng
Câu 16: 0.2 điểm
Các khía cạnh của văn hóa tổ chức bao gồm, ngoại trừ:
A.  
Tinh cách cá nhân
B.  
Tập trung vào nhiệm vụ của tổ chức hay xã hội
C.  
An toàn hay mạo hiểm
D.  
Khen thưởng cá nhân hay theo nhóm
Câu 17: 0.2 điểm
Biết được BATNA (Best Alternative to Negotiated Agreement) của bạn là:
A.  
Có thể biết được BATNA của đối thủ cạnh tranh.
B.  
Có thể dành được ưu thế trong đàm phán.
C.  
Có thể biết được những gì bạn sẽ làm hay điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đạt được sự nhất trí trong cuộc thương lượng sắp tới.
D.  
Có thể biết được những gì đối tác sẽ làm để đạt được sự nhất trí trong cuộc thương lượng sắp tới.
Câu 18: 0.2 điểm
Phương án nào không áp dụng đối với hình thức đàm phán qua thư tín?
A.  
Hỏi giá, báo giá, chào hàng.
B.  
Chấp nhận đơn hàng.
C.  
Xác nhận đơn hàng.
D.  
Xác nhận báo giá chào hàng.
Câu 19: 0.2 điểm
Câu 4. Muốn đàm phán thành công giai đoạn chuẩn bị cần chuẩn bị tốt những gì?
A.  
Tất cả các đáp án ở đây
B.  
Thông tin, ngôn ngữ
C.  
Năng lực của người đàm phán
D.  
Thời gian và địa điểm đàm phán
Câu 20: 0.2 điểm
Đàm phán trực tiếp đòi hỏi chủ thể tham gia đàm phán phải:
A.  
Có nhiều thông tin về đối tác
B.  
Có nhiều thông tin về thị trường
C.  
Có kỹ năng soạn thảo hợp đồng
D.  
Có kỹ năng giao tiếp cao
Câu 21: 0.2 điểm
Đặc điểm cơ bản của đàm phán trực tiếp là người tham gia đàm phán phải:
A.  
Phát hiện làm rõ vấn đề đàm phán
B.  
Làm rõ bối cảnh của vấn đề
C.  
Đề xuất các giải pháp giải quyết xung đột trong đàm phán
D.  
Đàm phán khoa học và linh hoạt
Câu 22: 0.2 điểm
Khi viết thư hỏi hàng chúng ta nên:
A.  
Luôn luôn ghi vào thư hỏi điều kiện: “Giao hàng càng sớm càng tốt”
B.  
Đề cập vấn đề chính, kể cả không có mối hệ với đối tác từ trước
C.  
Đề cập đến mức giá để có thể thương lượng với người bán
D.  
Hỏi nhiều nơi và đồng thời tránh hỏi giá quá nhiều
Câu 23: 0.2 điểm
Câu 19. Để thiết lập BATNA của mình, bạn cần:
A.  
Xác định giới hạn đàm phán, cố gắng thay đổi giới hạn, tìm các giải pháp thích hợp
B.  
Xác định điểm mục tiêu, tìm các giải pháp thoả mạn mục tiêu của mình, chọn giải pháp tốt nhất
C.  
Xác định giới hạn đàm phán, tìm các giải pháp thay thế, chọn giải pháp thay thế tốt nhất
D.  
Các đinh giới hạn đàm phán, tìm các giải pháp thay thế, chọn giải pháp thay thế bất kỳ
Câu 24: 0.2 điểm
Kết quả của đàm phán kiểu nguyên tắc là:
A.  
Thắng – Thắng
B.  
Thắng – Thua
C.  
Thua – Thắng
D.  
Thua – Thua
Câu 25: 0.2 điểm
Những người theo kiểu thoả hiệp cho rằng:
A.  
Trong đàm phán phải có thắng và có thua, miễn sao đạt được mục đích và quan hệ giữa các bên vững vàng
B.  
Đòi hỏi hai bên phải có quan điểm cùng thắng
C.  
Cần giành chiến thắng bằng mọi giả
D.  
Chấp nhận “bỏ cuộc-thua cuộc” nhường phần thẳng cho đối tác
Câu 26: 0.2 điểm
Nội dung nào sau đây không thuộc những đặc điểm trong đàm phán thương mại quốc tế?
A.  
Sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán của các bên tham gia đàm phán.
B.  
Sự khác biệt về ngôn ngữ và thông tin.
C.  
Sự khác biệt về hệ thống pháp luật
D.  
Sự khác biệt về ngôn ngữ cơ thể
Câu 27: 0.2 điểm
Trong đàm phán hợp đồng thương mại với đối tác quốc tế, sự bất đồng ngôn ngữ là sự trở ngại rất lớn. Trong trường hợp sử dụng phiên dịch cần tránh, ngoại trừ:
A.  
Dùng từ ngữ ít được biết đến, tiếng lóng, thành ngữ, tiếng địa phương
B.  
Nói dài, không nói lâu hơn 1-2 phút, bởi nói quá dài người phiên dịch có thể dịch sai
C.  
Ngắt lời phiên dịch vì làm như vậy sẽ gây ra hiểu lầm
D.  
Dùng điệu bộ để diễn đạt và hỗ trợ cho lời nói
Câu 28: 0.2 điểm
Trong đàm phán, đến một giai đoạn nào đó, có thể xảy ra những tình huống bế tắc, đôi bên đều cảm thấy không thể nhượng bộ được nữa. Để giải quyết tình huống này, kỹ thuật nào không nên áp dụng?
A.  
Tập trung vào lợi ích chứ không tập trung vào lập trường
B.  
Tạo ra các phương án để cùng đạt được mục đích
C.  
Bảo vệ ý kiến của bạn và đề nghị đối tác góp ý kiến, hỏi xem đối tác sẽ làm gì nếu đặt vào địa vị của bạn
D.  
Đưa ra tiêu chuẩn khách quan bằng cách lắng nghe những lập luận của đối tác để xem tiêu chuẩn nào là khách quan nhất, phù hợp nhất
Câu 29: 0.2 điểm
Câu 29. Trước một cuộc đàm phán, cần tiến hành những công việc gì để đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình
A.  
Quyền, thế, lực, thời gian
B.  
Quyền, thế, lực
C.  
Quyền, lực, thời gian
D.  
Quyền, thế, thời gian
Câu 30: 0.2 điểm
Các yếu tố cơ sở ảnh hưởng đến đàm phán là:
A.  
Mục tiêu, môi trường
B.  
Vị thế trên thị trường
C.  
Các nhà đàm phán
D.  
Tất cả các yếu tố trên
Câu 31: 0.2 điểm
Câu 1. Yếu tố nào sau đây không thuộc giai đoạn tiền đàm phán.
A.  
Thăm dò đối tác.
B.  
Soạn thảo hợp đồng
C.  
Chuẩn bị thông tin
D.  
Lập phương án đàm phán
Câu 32: 0.2 điểm
Loại chiến lược đàm phán có tính dân chủ, bình đẳng cao nhất:
A.  
Chiến lược đàm phán hợp tác
B.  
Chiến lược đàm phán cạnh tranh
C.  
Chiến lược đàm phán kiểu tránh né
D.  
Không có chiến lược nào ở đây
Câu 33: 0.2 điểm
Những điểm chung cần chú ý khi soạn thảo hợp đồng, ngoại trừ:
A.  
Xác định tư cách chủ thể của các bên tham gia hợp đồng
B.  
Xác định đối tượng của hợp đồng và pháp luật điều chỉnh
C.  
Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ
D.  
Quy trình ký kết hợp đồng
Câu 34: 0.2 điểm
Đàm phán quá internet trực tuyến thuộc hình thức đàm phán nào?
A.  
Đàm phán trực tiếp
B.  
Đàm phán gián tiếp
C.  
Đàm phán qua điện thoại
D.  
Đàm phán qua thư tín
Câu 35: 0.2 điểm
Để nâng cao vị thế trong đàm phán chúng ta nên:
A.  
Làm nổi bật điểm mạnh của mình
B.  
Làm nổi bật điểm mạnh của đối tác
C.  
Giảm thiểu điểm yếu của đối tác
D.  
Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 36: 0.2 điểm
Điểm khác biệt giữa chào hàng chủ động và chào hàng thụ động là:
A.  
Phần mở đầu của thư chào hàng
B.  
Gửi catalog, hàng mẫu, biểu giá cho người mua
C.  
Chào hàng chủ động là tự giới thiệu về công ty mình. Chào hàng thụ động là trả lời thư hỏi hàng
D.  
A và C đều đúng
Câu 37: 0.2 điểm
Khi tiếng hành đàm phán chúng ta cần lưu ý:
A.  
Mọi tình huống đều có thể dùng đàm phán để giải quyết thành công
B.  
Đàm phán không phải là “một trận võ mồm”
C.  
Đàm phán nhất định phải giành thắng lợi cho mình
D.  
Đàm phán chủ yếu để giữ mối quan hệ với đối tác
Câu 38: 0.2 điểm
Câu 12. Một số phưng pháp nghiên cứu tại chỗ là
A.  
Sử dụng thông tin lấy qua mạng internet
B.  
Phỏng vấn trực tiếp
C.  
Sử dụng gián điệp kinh tế
D.  
 B và C đúng
Câu 39: 0.2 điểm
Hãy sắp xếp theo đúng thứ tự các nội dung của một hợp đồng mua bán ngoại thương:
A.  
Tên hàng, Số lượng, Chất lượng, Giá cả, bao bì, kí mã hiệu, Giao hàng, Bảo hiểm, Thanh toán.
B.  
Tên hàng, Chất lượng, Số lượng, Giá cả, bao bì, kí mã hiệu, Giao hàng, Bảo hiểm, Thanh toán.
C.  
Tên hàng, Số lượng, Chất lượng, bao bì, Giá cả, kí mã hiệu, Giao hàng, Bảo hiểm, Thanh toán.
D.  
Tên hàng, Số lượng, Chất lượng, Giá cả, bao bì, kí mã hiệu, Bảo hiểm, Giao hàng, Thanh toán.
Câu 40: 0.2 điểm
Câu 7, Tính cách Thần Epimetheus là sự kết hợp của:
A.  
Cảm nhận(S) và xét đoán (J)
B.  
Cảm nhận(S) và lĩnh hội (P)
C.  
Trực giác (N) và suy xét(T)
D.  
Trực giác (N) và cảm tính (F)
Câu 41: 0.2 điểm
Đặc điểm cơ bản của đàm phán trực tiếp là người tham gia đàm phán phải:
A.  
Phát hiện làm rõ vấn đề đàm phán
B.  
Làm rõ bối cảnh của vấn đề
C.  
Đề xuất các phương pháp giải quyết xung đột trong đàm phán
D.  
Đàm phán khoa học và linh hoạt
Câu 42: 0.2 điểm
Xã hội theo định hướng lâu dài có các đặc điểm, ngoại trừ;
A.  
Không chú trọng duy trì những đặc điểm truyền thống
B.  
Nêu cao đạo đức trong công việc
C.  
Đặt ra những chính sách lâu dài
D.  
Quan tâm đến những lợi ích lâu dài
Câu 43: 0.2 điểm
Một đơn hàng (order) thông thường có các nội dung sau:
A.  
Tên hàng, chất lượng
B.  
Giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán
C.  
Cả A và B
D.  
Không bao gồm các nội dung trên
Câu 44: 0.2 điểm
Câu 20. Vì sao cần phải thiết lập BATNA của mình
A.  
Ngăng không cho bạn chấp nhận những điều khoản quá bất lợi cho mình
B.  
Ngăng bạn bác bỏ những giải pháp thay thế sáng suốt mang lại lợi ích cho bạn
C.  
Cả A và B đều đúng
D.  
Cả A và B đều sai
Câu 45: 0.2 điểm
Phương án nào dưới đây không đúng với mục đích của đàm phán nhằm:
A.  
Đạt được thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách các bên mà không bên nào có đủ sức mạnh để giải quyết những vấn đề ngăn cách đó.
B.  
Đạt được những thỏa thuận giữa hai bên nhằm cam kết mở rộng mối quan hệ cho những lần đàm phán tiếp theo.
C.  
Đạt được cái ta muốn từ người khác.
D.  
Đạt được những thỏa thuận trong khi ta và phía bên kia có những quyền l ợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng.
Câu 46: 0.2 điểm
Trong chiến lược đàm phán “Cạnh tranh”
A.  
Các bên đều nỗ lực nhấn mạnh vị trí của mình, bất chấp việc sử dụng lời lẽ hay chân tay
B.  
Các bên đều nỗ lực tìm ra những giải pháp có lợi cho cả hai, sử dụng những ý kiến logic, sáng tạo và mang tính chất xây dựng
C.  
Một bên nỗ lực tìm ra giải pháp thỏa hiệp bên kia
D.  
A và B đúng
Câu 47: 0.2 điểm
Phong cách đàm phán được coi là lý tưởng nhất khi:
A.  
Đạt được mục tiêu của đối tác.
B.  
Đạt được mục tiêu của công ty bạn.
C.  
Đạt được mục tiêu của bên thứ ba.
D.  
Đạt được sự thỏa thuận đồng nhất giữa hai bên.
Câu 48: 0.2 điểm
Tại sao chúng ta phải đàm phán?
A.  
Thỏa thuận phân chia nguồn lực hạn chế
B.  
Thực hiện một điều gì đó mà cả hai bên đều không thể đạt được nếu làm một mình
C.  
Giải quyết một vấn đề hay tranh chấp giữa các bên
D.  
Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 49: 0.2 điểm
Câu 26. Vai trò của lời mở đầu khi nhập đề
A.  
Truyền tải thông tin người phát biểu, giới thiệu bản thân, thăm dò vị thế đối tác
B.  
Truyền tải thông tin, mong muốn của người phát biểu, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đàm phán
C.  
Truyền tải thông tin, mong muốn người phát biểu, tạo không khí tiếp xúc tốt, thăm dò vị thế đối tác
D.  
Tạo không khí tiếp xúc tốt, giới thiệu bản thân, nêu chương trình nghị sự
Câu 50: 0.2 điểm
“Chú trọng đối nội hay đối ngoại” là một khía cạnh của:
A.  
Văn hoá tổ chức
B.  
Văn hoá dân tộc
C.  
Tính cách cá nhân
D.  
Giá trị và thái độ

Đề thi tương tự

Hoạt động tim và hệ mạch

1 mã đề 23 câu hỏi 1 giờ

159,459 xem12,256 thi

Điều hòa hoạt động gen

1 mã đề 19 câu hỏi 1 giờ

157,522 xem12,110 thi

Trắc nghiệm phân tích hoạt động kinh doanh

1 mã đề 19 câu hỏi 1 giờ

86,761 xem6,665 thi

Đề Thi Phân Tích Tài Chính Các Hoạt Động Kinh Doanh 5 NEU

1 mã đề 25 câu hỏi 40 phút

16,751 xem1,282 thi

Trắc Nghiệm Phân Tích Tài Chính Hoạt Động Kinh Doanh 11 NEU

1 mã đề 25 câu hỏi 45 phút

48,385 xem3,715 thi

Đề Thi Phân Tích Tài Chính Các Hoạt Động Kinh Doanh 2 NEU

1 mã đề 25 câu hỏi 40 phút

19,668 xem1,511 thi

Đề Thi Phân Tích Tài Chính Các Hoạt Động Kinh Doanh HUBT

2 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

41,488 xem3,188 thi