thumbnail

Ngân Hàng Đề Thi 2007 (Câu 151-200) - Đại Học Y Dược Thái Nguyên (TUMP)

Truy cập ngân hàng đề thi 2007 (câu 151-200) của Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên (TUMP). Bộ đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm và đáp án chi tiết, giúp sinh viên ôn tập hiệu quả và chuẩn bị kỹ lưỡng cho các kỳ thi học phần. Nội dung sát với chương trình đào tạo chính quy.

Từ khoá: Ngân hàng đề thi Đại học Y Dược Thái Nguyên TUMP đề thi 2007 câu hỏi 151-200 ôn tập Y Dược đáp án chi tiết tài liệu học phần ôn thi hiệu quả kiến thức Y Dược

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Khi viết một bài Truyền thông - Giáo dục sức khỏe để phát trên đài phát thanh, nội dung phát thanh phải, NGOẠI TRỪ.
A.  
Thiết thực, cụ thể,
B.  
Ngắn gọn, rõ ràng
C.  
Phù hợp với trình độ người nghe
D.  
Thời gian phát thanh phù hợp
Câu 2: 1 điểm
Trung tâm TT - GDSK tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng kế hoạch hoạt động TT - GDSK trên địa bàn tỉnh trong năm 2006. Kế hoạch TT - GDSK của Trung tâm TT - GDSK tỉnh được xây dựng dựa trên:
A.  
Kế hoạch của năm trước
B.  
Định hường chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và kế hoạch TT - GDSK của Bộ Y tế và của tỉnh
C.  
Sự lựa chọn ngẫu nhiên một chủ đề nào đó
D.  
Vấn đề nổi cộm trên địa bàn tỉnh
Câu 3: 1 điểm
153:Nguyên tắc cơ bản trong lập kế hoạch giáo dục sức khỏe là:
A.  
Lồng ghép với các chương trình văn hoá xã hội đang triển khai tại địa phương
B.  
Phối hợp với các lãnh đạo cộng đồng
C.  
Huy động sự tham gia của cộng đồng
D.  
Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
Câu 4: 1 điểm
Lý do cần phải thống nhất trước với lãnh đạo địa phương là để:
A.  
Thuyết phục được các cấp lãnh đạo tạo đều kiện thực hiện
B.  
Tranh thủ được sự giúp đỡ đồng tình, hưởng ứng của các tổ chức đoàn thế
C.  
Động viên được đối tượng giáo dục sức khỏe tích cực tham gia
D.  
Động viên được các đối tượng liên quan tích cực tham gia
Câu 5: 1 điểm
Khi tập kế hoạch giáo dục sức khỏe, nguyên tắc thường được áp dụng là:
A.  
Cần phải thống nhất nước với lãnh đạo địa phương
B.  
Điều tra tất cả các hộ gia đình tại địa phương
C.  
Phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế tại địa phương
D.  
Triển khai hoạt động ngay được sự đồng ý của lãnh đạo địa phương
Câu 6: 1 điểm
Khi tập kế hoạch GDSK cần phải phối hợp với các ngành ngoài y tế nhằm:
A.  
Duy trì phong trào được lâu bền
B.  
Thuyết phục được các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thực hiện
C.  
Tranh thủ sự giúp đỡ đồng tình, của mọi người
D.  
Cùng nhau thực hiện một cách chủ động
Câu 7: 1 điểm
Khi tập kế hoạch. người làm GDSK cần phối hợp với ngành nào tại địa phương: .
A.  
Ngành giáo dục
B.  
Ngành văn hoá
C.  
Ngành y tế
D.  
Cả 3 ngành y tế, văn hóa, giáo dục
Câu 8: 1 điểm
Xác định mục tiêu GDSK phải căn cứ vào:
A.  
Quan điểm của lãnh đạo cộng đồng
B.  
Những đặc điểm tâm lý của đối tượng GDSK
C.  
Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
D.  
Điều kiện về nguồn lực của người thực hiện GDSK
Câu 9: 1 điểm
Nội dung đào sau đây giúp xác định mục tiêu GDSK
A.  
Các chương trình văn hoá, xã hội đang triển khai tại địa phương
B.  
Tình hình kinh tế của địa phương
C.  
Đặc điểm địa lý của địa phương
D.  
Những đều kiện về nguồn lực
Câu 10: 1 điểm
Nội dung quan trọng nhất dùng làm căn cứ để xác định mục tiêu GDSK là:
A.  
Các đặc điểm xã hội của đối tượng GDSK
B.  
Các điều kiện về kinh phí của đối tượng GDSK
C.  
Các nhu cẩu về sức khỏe của đối tượng được GDSK
D.  
Các điều kiện về địa điểm
Câu 11: 1 điểm
Yếu tố của mục tiêu GDSK là:
A.  
Một hành động (một việc làm) cụ thể
B.  
Mức độ hiểu biết của đối tượng
C.  
Người thực hiện giáo dục sức khỏe
D.  
Cộng đồng được giáo dục sức khỏe
Câu 12: 1 điểm
Đối tượng đích của một chương trình GDSK là:
A.  
Lãnh đạo cộng đồn
B.  
Cán bộ y tế tại địa phương
C.  
Toàn thể cộng đồng
D.  
Người được hưởng thụ các kết quả của giáo dục sức khỏe
Câu 13: 1 điểm
163 . Yếu tố của mục tiêu GDSK phải chỉ rõ:
A.  
Người tham gia giáo dục sức khỏe
B.  
Đối tượng đích
C.  
Các điều kiện để lập kế hoạch hành động
D.  
Kinh phí để hoàn thành hành động
Câu 14: 1 điểm
Mục tiêu GDSK thích hợp là mục tiêu đáp ứng được:
A.  
Những đặc điểm tâm sinh lý của người thực hiện giáo dục sức khỏe
B.  
Một nhu cầu sức khỏe cần thiết phải giải quyết
C.  
Những điều kiện về nhân lực
D.  
Những điều kiện về kinh phí
Câu 15: 1 điểm
Nguyên tắc đề xuất mục tiêu GDSK phải thể hiện là:
A.  
Có thể đánh giá bằng chủ quan của người tiến hành giáo dục sức khoẻ
B.  
Có thể đánh giá bằng chủ quan của đối tượng đích.
C.  
Có thể đạt được một phần của một mục đích hoặc chiến lược nào đó
D.  
Đặc trưng, tránh diễn đạt sai
Câu 16: 1 điểm
Một trong những nguyên tắc để giúp đánh giá mục tiêu GDSK có hiệu quả là:
A.  
Có thể đạt được một phần của một mục đích hoặc chiến lược nào đó
B.  
Có thể đo lường được
C.  
Có tính kích thích mạnh mẽ
D.  
Có tính xác định về không gian
Câu 17: 1 điểm
Người ta xây dựng mục tiêu như sau: tất cả các hộ gia tỉnh người Dao trong xã xây dựng được hố xí hợp vệ sinh để quản lý phân. Theo bạn mục tiêu trên đã đảm bảo:
A.  
Đủ 4 yếu tố
B.  
Mới có 3 yếu tố
C.  
Mới có 2 yếu tố
D.  
Mới có 1 yếu tố
Câu 18: 1 điểm
Người ta xây dựng mục tiêu như sau: đến hết năm 2006, 100% các bà mẹ người Mông đẻ có sự chăm sóc của cán bộ y tế. Theo bạn mục tiêu trên cho ta biết:
A.  
Thời gian hoàn thành
B.  
Số lượng hoàn thành
C.  
Sự thay đổi về kiến thức và thái độ
D.  
Hành vi hoàn thành
Câu 19: 1 điểm
Người ta xây dựng mục tiêu như sau: một số hộ gia đình người Mông trong xã xây dựng được hố xí hợp vệ sinh để quản lý phân. Theo bạn mục tiêu trên đã đảm bảo:
A.  
Đủ 4 yếu tố
B.  
Mới có 3 yếu tố
C.  
Mới có 2 yếu tố
D.  
Mới có 1 yếu tố
Câu 20: 1 điểm
Người ta xây dựng mục tiêu như sau: sau buổi GDSK. tất cả các bà mẹ đang nuôi con dưới 1 tuổi trong xã hiểu được rõ các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng mỗi loại vaccin. Theo bạn mục tiêu trên đã viết:
A.  
Đúng nguyên tắc viết mục yêu và đảm bảo 4 yếu tố
B.  
Viết chưa đúng nguyên tắc viết mục tiêu và mới đảm bảo 3 yếu tố
C.  
Viết chưa đúng nguyên tắc viết mục tiêu và mới đảm bảo 2 yếu tố
D.  
Viết chưa đúng nguyên tắc viết mục tiêu và mới đảm bảo 1 yếu tố
Câu 21: 1 điểm
Người ta xây dựng mục tiêu như sau: đến hết năm 2006, tất cả các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã có 2 con trong xã không đẻ con thứ 3. Theo bạn mục tiêu trên đảm bảo:
A.  
Đủ 4 yếu tố của mục tiêu
B.  
Chưa đúng nguyên tắc viết mục tiêu
C.  
Chưa đúng yêu cầu
D.  
Mới có 3 yếu tố của mục tiêu
Câu 22: 1 điểm
Người ta xây dựng mục tiêu như sau: sau buổi GDSK, các bà mẹ đang nuôi con nhỏ tự pha được dung dịch Oresol đe xử tử cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Theo bạn mục tiêu trên là:
A.  
Chưa đạt yêu cầu của một mục tiêu
B.  
Mới có 2 yếu tố của mục tiêu
C.  
Mới có 3 yếu tố của mục tiêu
D.  
Đạt yêu cầu của một mục tiêu
Câu 23: 1 điểm
Người ta xây dựng mục tiêu như sau: sau buổi GDSK, các bà mẹ đang nuôi con nhỏ tự pha được dung dịch Oresol đe xử trí cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Theo bạn mục tiêu nhằm giúp đối tượng:
A.  
Thay đổi kiến thức
B.  
Thay đổi thái độ
C.  
Thay đổi thực hành
D.  
Thay đổi cả kiến thức và thái độ
Câu 24: 1 điểm
Điều tra trước là một việc làm thiết thực, cách làm thông thường nhất là:
A.  
Nghiên cứu tất cả các loại sổ sách, thông kê, báo cáo có sẵn tại trạm y tế liên quan đến nội dung GDSK mà chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch
B.  
Tiến hành nhiều cuộc điều tra để thu thập những thông tin về sức khỏe của cộng đồng khi bắt đầu tiến hành chương trình giáo dục sức khỏe .
C.  
Tiến hành một cuộc điều tra duy nhất để thu thập những thông tin về sức khỏe của cộng đồng khi bắt đầu tiến hành chương trình GDSK
D.  
Tiến hành một cuộc điều tra tất cả các đối tượng sống tại địa phương để thu thập những thông tin về sức khỏe của cộng đồng khi bắt đầu tiến hành chương trình GDSK
Câu 25: 1 điểm
Huy động sự tham gia của cộng đồng là công việc đòi hỏi sự tham gia của:
A.  
Các tổ chức chính quyền
B.  
Các tổ chức đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội
C.  
Những người được giáo dục sức khỏe
D.  
Toàn thể cộng đồng, trong đó cán bộ y tế là nòng cốt
Câu 26: 1 điểm
Trình tự các nguyên tắc cơ bản trong lập kế hoạch giáo dục sức khỏe là:
A.  
Điều tra trước→Huy động cộng đồng→Thống nhất địa phương→Phối hợp liên ngành→Lồng ghép→ Thí điểm
B.  
Điều tra trước→Lồng ghép→Thống nhất địa phương →Phối hợp liên ngành →Huy động cộng đồng → Thí điểm
C.  
Điều tra trước→Lồng ghép→Phối hợp liên ngành→Thống nhất địa phương →Huy động cộng đồng → Thí điểm
D.  
Điều tra trước→Lồng ghép→Phối hợp liên ngành →Huy động cộng đồng→Thí điểm →Thống nhất địa phương
Câu 27: 1 điểm
Xác định mục tiêu là công việc quan trọng trong lập kế hoạch giáo dục sức khỏe vì:
A.  
Có vai trò quyết định cách thức thực hiện, kế hoạch hoạt động, việc sử dụng nguồn lực, cho phép giám sát và đánh giá kết quả của chương trình GDSK
B.  
Giúp người làm giáo dục sức khỏe lựa chọn được phương pháp và phương tiện giáo dục sức khỏe
C.  
Giúp đối tượng được giáo dục sức khỏe biết được nhiệm vụ của mình
D.  
Là bước đầu tiên của lập kế hoạch chương trình giáo dục sức khỏe
Câu 28: 1 điểm
Yếu tố là căn cứ quan trọng nhất để xác định được mục tiêu GDSK hợp lý là:
A.  
Các nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của cộng đồng
B.  
Các chương trình kinh tế - văn hoá - xã hội đang triển khai tại cộng đồng
C.  
Mức sống của cộng đồng
D.  
Đặc điểm tâm lý của đối tượng GDSK
Câu 29: 1 điểm
Một mục tiêu GDSK cụ thể được thể hiện ở chỗ là:
A.  
Chỉ rõ thời gian bắt đầu
B.  
Chỉ rõ mức độ tiến hành
C.  
Chỉ rõ đối tượng đích
D.  
Chỉ rõ kiến thức và thái độ của đối tượng đích
Câu 30: 1 điểm
Một mục tiêu GDSK thích hợp là mục tiêu đáp ứng được:
A.  
Các nhu cầu sức khỏe cần thiết phải giải quyết
B.  
Một nhu cầu sức khỏe cẩn thiết phải giải quyết
C.  
Những đặc điểm văn hoá và xã hội của đối tượng
D.  
Những đặc điểm kinh tế của đối tượng
Câu 31: 1 điểm
Lựa chọn chiến lược thích hợp là hoạt động bao gồm:
A.  
Phân nhóm các đối tượng giáo dục
B.  
Soạn thảo nội dung về các vần đề sức khỏe của cộng đồng
C.  
Chuẩn bị các phương pháp GDSK
D.  
Chuẩn bị đầy đủ phương tiện GDSK
Câu 32: 1 điểm
182:Những ví dụ sau phản ánh đúng định nghĩa về cộng đồng, NGOẠI TRỪ.
A.  
Những người sống trong một làng hoặc xã
B.  
Thành viên của một lớp học
C.  
Người Hoa kiều sống ở Việt Nam
D.  
Những bệnh nhân bị bệnh Phong ở khu điều trị phong, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Câu 33: 1 điểm
Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng là cần thiết khi:
A.  
Một vấn đề sức khỏe tác động đến nhiều hoặc tất cả mọi người trong cộng đông
B.  
Một vấn đề sức khỏe tác động đến một vài cá nhân hoặc gia tỉnh trong cộng đồng
C.  
Một vấn đề sức khỏe tác động đến nhiều hoặc tất cả mọi người trong cộng đồng và phải cần sự hợp lực của mọi người để giải quyết
D.  
Một vấn đề sức khỏe phải cần sự hợp lực của mọi người để giải quyết
Câu 34: 1 điểm
Vấn đề sức khỏe cần thực hiện GDSK cho cộng đồng là, NGOẠI TRỪ.
A.  
Một khu vực dân cư sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
B.  
Hậu quả của thiên tai (Bão, lụt, hạn hán)
C.  
C Dịch cúm gà
D.  
Một người bị chết do ung thư
Câu 35: 1 điểm
Người lãnh đạo dư luận là người:
A.  
Có chức vụ trong cộng đồng
B.  
Có uy tín trong cộng đồng
C.  
Có quyền lực trong cộng đồng
D.  
Có nhiều tiền trong cộng đồng
Câu 36: 1 điểm
Khi làm việc với người lãnh đạo dư luận cần, NGOẠI TRỪ
A.  
Tìm hiểu quan điểm của họ về những vấn đề sức khỏe của cộng đồng và xin họ lời khuyên
B.  
Hãy trao đổi với họ những ý kiến của bạn về vấn đề sức khỏe của cộng đồng
C.  
Tỏ ra lễ phép và tôn trọng những người lãnh đạo dư luận
D.  
Chứng tỏ với những người lãnh đạo dư luận rằng bạn là người hiểu rõ vấn đề của cộng đồng họ và sẽ chịu trách nhiệm giúp họ giải quyết những vấn đê ấy
Câu 37: 1 điểm
Đối với hoạt động của các Ban CSSK, cán bộ y tế có các vai trò sau, NGOẠI TRỪ.
A.  
Thông báo cho mọi người về các hoạt động đã dự kiến
B.  
Khích lệ mọi người đóng góp ý kiến với ban trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện
C.  
Biết khi nào các thành viên trong ban có thể tập trung đông nhất
D.  
Huấn luyện nghiệp vụ y tế cho các thành viên trong ban
Câu 38: 1 điểm
Trước khi tiến hành một cuộc họp ban CSSK, cán bộ y tế nên bàn bạc trước với trưởng ban về, NGOẠI TRỪ.
A.  
Kế hoạch hoạt động của ban
B.  
Kế hoạch tiếp cận cộng đồng để thu thập thông tin
C.  
Thông báo kịp thời cho cộng đồng về tiến bộ của những vấn đề có liên quan
D.  
Kế hoạch phối hợp với cộng đồng để thực hiện các chương trình, kế hoạch
Câu 39: 1 điểm
Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng có thể được thực hiện thông qua các cách tiếp cận, NGOẠI TRỪ.
A.  
Vai trò của người lãnh đạo cộng đồng
B.  
Vai trò của các Ban CSSK
C.  
Phối hợp liên ngành
D.  
Vận dụng những ngày lễ hội ở cộng đồng
Câu 40: 1 điểm
Tổ chức một chiến dịch y tế nhằm mục đích:
A.  
Khơi dậy mối quan tâm của cộng đồng về một vấn đề y tế đặc biệt
B.  
Nâng cao những kiến thức, kỹ năng, thái độ và các chuẩn mực liên quan đến một vấn đề y tế đặc biệt
C.  
Khơi dậy mối quan tâm của cộng đồng về một vấn đề y tế và cũng có thể đê thực hiện một dự án nhằm cải thiện cuộc sống của cộng đồng
D.  
Nâng cao những kiến thức, kỹ năng, thái độ và các chuẩn mực liên quan đến một vấn đề y tế đặc biệt và cũng có thể để thực hiện một dự án nhằm cải thiện cuộc sống của cộng đồng
Câu 41: 1 điểm
Chiến dịch y tế trên được bắt đầu bằng việc:
A.  
Nâng cao nhận thức của quần chúng về nội dung của chiến dịch
B.  
Làm chuyển biến thái độ của quần chúng về nội dung của chiến dịch
C.  
Làm chuyển biến kỹ năng của quần chúng về nội dung của chiến dịch
D.  
Làm chuyển biến cả nhận thức. thái độ và kỹ năng về nội dung của chiến dịch
Câu 42: 1 điểm
Trong việc tổ chức chiến dịch y tế, "Chương trình thông tin công cộng" nhằm nâng cao hiểu biết của quần chúng được thực hiện thông qua:
A.  
Hệ thống truyền thông; các cuộc họp, mít tinh; áp phích, khẩu hiệu
B.  
Các cuộc họp, mít tinh; nhóm cổ động
C.  
Hệ thống truyền thông; các cuộc họp, mít tinh; nhóm cổ động; áp phích, khẩu hiệu
D.  
Các cuộc họp, mít tinh; nhóm cổ động; áp phích. khẩu hiệu
Câu 43: 1 điểm
Chủ đề của một chiến dịch y tế trên nhằm vào:
A.  
Một vấn đề sức khỏe
B.  
Một vấn đề sức khỏe hay một giải pháp
C.  
Hai vấn đề sức khỏe hay hai giải pháp
D.  
Nhiều vấn đề sức khỏe hay nhiều giải pháp
Câu 44: 1 điểm
Chủ đề của một chiến dịch y tế trên:
A.  
Ngắn gọn, có thể mang tính giật gân để dễ nhớ
B.  
Ngắn gọn, súc tích
C.  
Đầy đủ rõ ràng
D.  
Thể hiện đầy đủ các nội dung của chiến dịch
Câu 45: 1 điểm
Thời gian của các hoạt động của một chiến dịch thường kéo dài:
A.  
Một ngày hoặc hai ngày
B.  
B . Một tuần hoặc một tháng
C.  
Hai tuần hoặc hai tháng
D.  
Ba tuần hoặc ba tháng
Câu 46: 1 điểm
Các hình thức giáo dục sức khỏe thường được thực hiện khi tổ chức các chiến dịch y tế nhằm tăng cường hiệu quả của chiến dịch là:
A.  
Các buổi nói chuyện sức khỏe; triển lãm giáo dục sức khỏe; họp với sự tham gia của cộng đồng
B.  
Các buổi nói chuyện sức khỏe; triển lãm giáo dục sức khỏe; các buổi thảo luận nhóm; họp với sự tham gia của cộng đồng; các hoạt động văn nghệ, diễn kịch
C.  
Triển lãm giáo dục sức khỏe; họp với sự tham gia của cộng đồng, các buổi thảo luận nhóm
D.  
Họp với sự tham gia của cộng đồng; các buổi thảo luận nhóm; các buổi nói chuyện sức khỏe
Câu 47: 1 điểm
Để duy trì hiệu quả của chiến dịch y tế. trong và sau khi thực hiện chiến dịch cần tổ chức các hoạt động:
A.  
Theo dõi, giám sát
B.  
Đánh giá sau khi kết thúc .
C.  
Điều tra
D.  
Tổng kết chiến dịch
Câu 48: 1 điểm
Những sự kiện đặc biệt trong cộng đồng thường là:
A.  
Những ngày lễ, kỷ niệm mang tính chất chính trị, tôn giáo
B.  
Những ngày lễ hội mang tính chất văn hóa; những ngày lễ, kỷ niệm mang tính chất chính trị, tôn giáo
C.  
Những sự kiện quốc gia; Những ngày lễ, kỷ niệm mang tính chất chính trị, tôn giáo
D.  
Những ngày lễ, kỷ niệm mang tính chất chính trị, tôn giáo; những ngày lễ hội mang tính chất văn hóa; những sự kiện quốc gia
Câu 49: 1 điểm
Có thể sử dụng những sự kiện đặc biệt trong cộng đồng để lồng ghép các hoạt động giáo dục sức khỏe cho cộng đồng vì:
A.  
Đó là dịp để mọi người vui chơi, giải trí và thường được toàn thể cộng đồng tham gia
B.  
Đó là dịp thường có liên quan đến sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng
C.  
Đó là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, thường được toàn thể cộng đồng tham gia và thường có liên quan đến sức khỏe và phúc lợi của cộng đông
D.  
Đó là dịp thường được toàn thể cộng đồng tham gia và thường có liên quan đến sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng
Câu 50: 1 điểm
Khi lồng ghép giáo dục sức khỏe vào những ngày lễ, hội ở cộng đồng. GDSK nên được tổ chức dưới các hình thức:
A.  
Nghệ thuật ( kịch, múa, hát...)
B.  
Đề nghị người lãnh đạo cộng đồng nói đến những vấn đề sức khỏe trong bài diễn văn của họ
C.  
Tổ chức trưng bày về các kết quả GDSK
D.  
Nghệ thuật (kịch, múa, hát...); đề nghị người lãnh đạo cộng đồng nói đến những vấn đề sức khỏe trong bài diễn văn của họ; tổ chức trưng bày về các kết quả GDSK.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Ngân Hàng Đề Thi Giáo Dục Sức Khỏe 2007 1-50 - TUMP Đại Học Y Dược Đại Học Thái NguyênĐại học - Cao đẳng
Ngân hàng đề thi Giáo Dục Sức Khỏe 2007 1-50 TUMP là bộ sưu tập các câu hỏi và bài thi giúp sinh viên Đại học Y Dược Đại học Thái Nguyên ôn luyện và đánh giá kiến thức về giáo dục sức khỏe. Bộ đề thi này bao gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, giúp bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi và nắm vững các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

64,202 lượt xem 34,566 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ngân Hàng Đề Thi Môn Triết Học Mác - Lênin AJC - Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngTriết học
Tổng hợp ngân hàng đề thi môn Triết Học Mác - Lênin, được thiết kế phù hợp với chương trình học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC). Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm, giúp sinh viên nắm vững các nguyên lý, quy luật và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tài liệu miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

102 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

59,219 lượt xem 31,873 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Chương Ngân Hàng - Đề Thi Có Đáp Án - Đại Học Ngân Hàng TP.HCM HUB

Ôn luyện với đề trắc nghiệm “Chương Ngân Hàng” từ Đại học Ngân hàng TP.HCM HUB. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về nguyên lý ngân hàng, các hoạt động tín dụng, quản lý tài chính ngân hàng, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi môn tài chính - ngân hàng. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành ngân hàng. Thi thử trực tuyến miễn phí và tiện lợi.

71 câu hỏi 3 mã đề 30 phút

146,177 lượt xem 78,666 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ngân Hàng AOF Học Viện Tài Chính - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Tổng hợp đề thi ngân hàng AOF dành cho sinh viên Học viện Tài chính. Đề thi online miễn phí cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm cùng đáp án chi tiết, giúp sinh viên ôn luyện và củng cố kiến thức về các quy định, chính sách và hoạt động trong ngành ngân hàng. Tham gia ngay để chuẩn bị tốt cho kỳ thi và nâng cao điểm số.

381 câu hỏi 8 mã đề 1 giờ

73,904 lượt xem 39,788 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Ngân Hàng Thương Mại - Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn tập hiệu quả với đề thi trắc nghiệm Ngân Hàng Thương Mại từ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về các khái niệm và quy trình cơ bản trong ngân hàng thương mại, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về hoạt động ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ và quản lý rủi ro. Đáp án chi tiết giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

85 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

87,251 lượt xem 46,944 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kiến Thức Chung Ngân Hàng AGRIBANK 2 - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm "Kiến thức chung Ngân hàng AGRIBANK 2" bao gồm các câu hỏi trọng tâm về hoạt động ngân hàng, luật pháp liên quan đến tài chính ngân hàng, quản lý rủi ro, và dịch vụ tài chính. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp ứng viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển dụng tại Agribank. Đây là tài liệu hữu ích cho các ứng viên chuẩn bị tham gia thi tuyển vào ngành ngân hàng. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

88,669 lượt xem 47,719 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Tập Thi Tín Dụng Cá Nhân Ngân Hàng Agribank - Phần 6 Miễn Phí, Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng
Đề thi ôn tập môn Tín Dụng Cá Nhân - Phần 6 tại Ngân hàng Agribank cung cấp bộ câu hỏi sát với nội dung thực tế về sản phẩm tín dụng, quy trình thẩm định và quản lý rủi ro. Tài liệu miễn phí, kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ nhân viên ngân hàng và học viên kiểm tra kiến thức, nâng cao kỹ năng và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi nội bộ. Nội dung được thiết kế sát với nghiệp vụ thực tế tại Agribank.

49 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

11,558 lượt xem 6,209 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm kế toán - Đề thị tuyển vào kế toán các ngân hàng thương mại cổ phần
Chưa có mô tả

18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

138,510 lượt xem 74,529 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm kế toán - Đề thị tuyển kế toán lĩnh vực ngân hàng
Chưa có mô tả

18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

139,724 lượt xem 75,208 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!