thumbnail

Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng có đáp án (Thông hiểu)

Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Lớp 11;Toán

Số câu hỏi: 15 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

183,780 lượt xem 14,136 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Trong các hình chóp, hình chóp có ít cạnh nhất có số cạnh là bao nhiêu?

A.  
3.
B.  
4.
C.  
5.
D.  
6.
Câu 2: 1 điểm

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A.  
Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn có vô số điểm chung khác nữa
B.  
Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất
C.  
Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất
D.  
Nếu ba điểm phân biệt M,N,P cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt thì chúng thẳng hàng.
Câu 3: 1 điểm

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A.  
Nếu 3 điểm là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng (P) và (Q) thì A, B, C thẳng hàng.
B.  
Nếu A, B, C thẳng hàng và (P), (Q) có điểm chung là A thì B,C cũng là 2 điểm chung của (P) và (Q).
C.  
Nếu 3 điểm A, B, C là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng (P) và (Q) phân biệt thì A, B, C không thẳng hàng.
D.  
Nếu A, B, C thẳng hàng và A, B là 2 điểm chung của (P) và (Q) thì C cũng là điểm chung của (P) và (Q).
Câu 4: 1 điểm

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD(AB||CD). Khẳng định nào sau đây sai?

A.  
Hình chóp S.ABCD có 4 mặt bên.
B.  
Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là SO (O là giao điểm của AC và BD).
C.  
Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là SI (I là giao điểm của AD và BC).
D.  
Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SAD) là đường trung bình của ABCD.
Câu 5: 1 điểm

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD(AB||CD). Khẳng định nào sau đây đúng?

A.  
Hai mặt phẳng (SDC) và (SAB) không giao nhau
B.  
Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (ABCD) là AC
C.  
Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là SI (I là giao điểm của và BC
D.  
Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SAD) là BD
Câu 6: 1 điểm

Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:

A.  
AM(Mlà trung điểm của AB.
B.  
AN (N là trung điểm của CD).
C.  
AH (H là hình chiếu của BD trên CD).
D.  
AK (K là hình chiếu của C trên BD).
Câu 7: 1 điểm

Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trực tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:

A.  
AN với N là trung điểm của AB
B.  
AN với N là trung điểm của CD
C.  
AN với N là hình chiếu của B trên CD
D.  
AN với N là hình chiếu của C trên BD
Câu 8: 1 điểm

Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng α chứa tam giác BCD. Lấy E,F là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB,AC. Khi EF và BC cắt nhau tại I, thì I không phải là điểm chung của hai mặt phẳng nào sau đây?

A.  
B C D   v à   D E F
B.  
B C D   v à   A B C
C.  
B C D   v à   A E F
D.  
B C D   v à   A B D
Câu 9: 1 điểm

Cho 4 điểm không đồng phẳng A,B,C,D. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AD và BC. Giao tuyến của (IBC) và (KAD) là

A.  
IK
B.  
BC
C.  
AK
D.  
DK
Câu 10: 1 điểm

Giả sử M là giao của đường thẳng a và mặt phẳng (P). Khẳng định nào sau đây đúng?

A.  
Tồn tại một và chỉ một đường thẳng b ( P ) sao cho là giao điểm của và b
B.  
Mọi mặt phẳng chứa a đều cắt (P)
C.  
Tồn tại mặt phẳng chứa a nhưng không có điểm chung với (P)
D.  
D. Mọi mặt phẳng chứa a đều không cắt (P)
Câu 11: 1 điểm

Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt nằm trên 2 cạnh SA,SB sao cho MN không song song với AB. Khi đó giao điểm của MN và mặt phẳng (ABC) là:

A.  
Giao của MN và AC
B.  
Giao của MN và BC
C.  
Giao của MN và AB
D.  
Đáp án khác
Câu 12: 1 điểm

Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông. Giao điểm của AC và mặt phẳng (SBD) là:

A.  
Giao của AC và BD
B.  
Giao của AC và SB
C.  
Giao của AC và SD
D.  
Đáp án khác
Câu 13: 1 điểm

Cho hình chóp S.ABCD , đáy là hình thang, đáy lớn AB. Gọi O là giao của AC với BD. M là trung điểm SC. Giao điểm của đường thẳng AM và mp(SBD) là:

A.  
I, với  I = A M S O  
B.  
I, với  I = A M S C  
C.  
I, với  I = A M S B
D.  
I, với  I = A M B C  
Câu 14: 1 điểm

Cho tứ diện ABCD. E, F lần lượt là các điểm nằm trong các tam giác BCD và ACD. M,N,P,Q lần lượt là giao của DE và BC, DF và AC, CE và BD, CF và AD. Khi đó giao điểm của EF và (ABC) là:

A.  
Giao của EF và (MNPQ)
B.  
Giao của EF và MP
C.  
Giao của EF và NQ
D.  
Giao của EF và MN
Câu 15: 1 điểm

Gọi M là giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P). Khẳng định nào sau đây đúng?

A.  
Với mọi mặt phẳng (Q) chứa a, M thuộc giao tuyến của (P) và (Q)
B.  
Không tồn tại mặt phẳng (Q) chứa a để M thuộc giao tuyến của (P) và (Q)
C.  
Với mọi mặt phẳng (Q) chứa a, M không thuộc giao tuyến của (P) và (Q)
D.  
Tồn tại mặt phẳng (Q) chứa a để M không thuộc giao tuyến của (P) và (Q)

Đề thi tương tự

Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng có đáp ánLớp 11Toán

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

147,96311,381

Trắc nghiệm Đại cương về phương trình có đáp án (Vận dụng)Lớp 10Toán

1 mã đề 10 câu hỏi 1 giờ

172,35113,257

Trắc nghiệm Đại cương về phương trình có đáp án (Nhận biết)Lớp 10Toán

1 mã đề 10 câu hỏi 1 giờ

166,65612,819

Trắc nghiệm Đại cương về phương trình có đáp ánLớp 10Toán

1 mã đề 20 câu hỏi 1 giờ

187,96414,458

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1 (có đáp án): Đại cương về phương trìnhLớp 10Toán

1 mã đề 21 câu hỏi 1 giờ

160,49712,341