thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Máy Điện 2 - Đại Học Điện Lực EPU (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Tham khảo đề thi trắc nghiệm Máy Điện 2 dành cho sinh viên Đại học Điện lực (EPU) với bộ câu hỏi đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao. Đề thi được cung cấp miễn phí và kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức chuyên môn về máy điện, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và bài kiểm tra. Đây là tài liệu ôn tập lý tưởng, hỗ trợ sinh viên EPU trong quá trình học tập và đạt kết quả tốt trong môn Máy Điện 2.

Từ khoá: Đề thi trắc nghiệm Máy Điện 2Máy Điện 2 EPUĐại học Điện lựcđề thi miễn phí Máy Điệnđáp án chi tiết Máy Điện 2ôn tập Máy Điện 2kiểm tra Máy Điện 2 EPUcâu hỏi Máy Điện 2tài liệu Máy Điện EPUhọc Máy Điện onlinegiáo trình Máy Điệnkỳ thi Máy Điện 2 EPU

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ Đề Thi Môn Điều Khiển Nhà Máy Điện - Đại Học Điện Lực (EPU) Miễn Phí, Có Đáp Án Chi Tiết

Số câu hỏi: 202 câuSố mã đề: 6 đềThời gian: 1 giờ

144,868 lượt xem 11,169 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Độ thay đổi điện áp của MBA ( trong điều kiện điện áp sơ cấp là định mức)
A.  
A, hiệu số số học giữa điện áp của cuộn dây thứ cấp khi không tải và khi có tải
B.  
B, Tỉ số giữa điện áp của cuộn dây thứ cấp khi không tải và khi có tải
C.  
C, Tỉ số giữa điện áp của cuộn dây sơ cấp khi không tải và khi có tải
D.  
D, hiệu số số học giữa điện áp của cuộn dây sơ cấp khi không tải và khi có tải
Câu 2: 0.25 điểm
Trong máy điện một chiều, phần từ thông đi qua khe hở không khí giữa phần ứng và cực từ trong phạm vi một bước cực gọi là gì ?
A.  
Từ thông chính
B.  
Từ thông khe hở
C.  
Từ thông tản
D.  
Từ thông cực từ phụ
Câu 3: 0.25 điểm
Làm thế nào để điều chỉnh công suất phản kháng Q của máy phát điện đồng bộ?
A.  
Muốn điều chỉnh công suất phản kháng Q của máy phát điện đồng bộ thì phải thay đổi công suất cơ trên trục máy.
B.  
Muốn điều chỉnh công suất phản kháng Q của máy phát điện đồng bộ thì phải thay đổi dòng điện kích từ it của máy phát điện.
C.  
Muốn điều chỉnh công suất phản kháng Q của máy phát điện đồng bộ thì phải thay đổi dòng điện phụ tải phản kháng Ipk của máy phát điện.
D.  
Muốn điều chỉnh công suất phản kháng Q của máy phát điện đồng bộ thì phải thay đổi điện điện kháng đồng bộ xđb của máy phát điện.
Câu 4: 0.25 điểm
Trong máy điện một chiều, phần từ thông cực từ không đi qua khe hở vào phần ứng mà trực tiếp đi vào các cực từ bên cạnh hoặc gông từ, nắp máy tạo thành mạch kín gọi là gì?
A.  
Từ thông cực từ chính
B.  
Từ thông khe hở
C.  
Từ thông tản
D.  
Từ thông cực từ phụ
Câu 5: 0.25 điểm
Khi máy biến áp mang tải định mức, hệ số tải của máy:
A.  
Nhỏ hơn 1.
B.  
Bằng 1.
C.  
Lớn hơn 1.
D.  
Không xác định.
Câu 6: 0.25 điểm
Trong máy biến áp ba pha có tổ nối dây Y/Y, tổng điện trở của dây quấn sơ cấp và thứ cấp là 0,025(Ω), dòng điện sơ cấp định mức là 450(A). Công suất ngắn mạch của máy là bao nhiêu?
A.  
5066
B.  
5062.5
C.  
5100
D.  
5000
Câu 7: 0.25 điểm
Công suất đo được trên thí nghiệm ngắn mạch MBA là :
A.  
A, Tổn hao sắt trên mạch từ
B.  
B, Công suất toàn phần S
C.  
C, tổn hao đồng trên cuộn dây sơ cấp và cuộc dây thứ cấp
D.  
D, công suất phản kháng Q
Câu 8: 0.25 điểm
Phản ứng phần ứng trong máy điện một chiều phụ thuộc vào yếu tố nào?
A.  
Vành góp của máy và độ lớn của tải
B.  
Kết cấu của vành góp và chổi than
C.  
Vị trí chổi than và độ lớn của tải
D.  
Vị trí chổi than và kết cấu của vành góp
Câu 9: 0.25 điểm
Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ khi tải thuần trở có tính chất gì?
A.  
dọc trục khử từ
B.  
ngang trục
C.  
ngang trục và trợ từ
D.  
ngang trục và khử từ
Câu 10: 0.25 điểm
Ở tải đối xứng, phương trình cân bằng điện áp tổng quát của một pha của máy phát điện đồng bộ có dạng như thế nào?
A.  
U= E- I(ru’ + jxu’)
B.  
U= E- jxđb- Iru’
C.  
U= E- jIdxd - jIqxq - Iru’
D.  
U= E+ I(ru’ + jxu’)
Câu 11: 0.25 điểm
Đâu không phải là bước dây cuốn của MBA
A.  
A, Bước dây cuốn tổng hợp y
B.  
B, Bước vành góp yG
C.  
C, Bước cực ι
D.  
D, Bước Cực µ
Câu 12: 0.25 điểm
Thực chất dòng điện không tải trong máy biến áp là:
A.  
Dòng điện sơ cấp định mức.
B.  
Dòng điện thứ cấp định mức.
C.  
Dòng điện từ hóa lõi thép.
D.  
Tổng dòng điện sơ cấp và thứ cấp.
Câu 13: 0.25 điểm
Một máy điện không đồng bộ làm việc ở chế độ có 0 < s < 1, khi đó:
A.  
Máy nhận cơ năng vào để biến thành điện năng
B.  
Máy nhận điện năng vào và phát ra cơ năng
C.  
Máy nhận cả cơ năng và điện năng để biến thành nhiệt năng
D.  
Máy không biến đổi năng lượng
Câu 14: 0.25 điểm
Muốn điều chỉnh công suất tác dụng P của máy phát điện đồng bộ ta phải làm gì?
A.  
Thay đổi công suất cơ trên trục máy
B.  
Thay đổi công suất cơ trên thân máy
C.  
Thay đổi công suất tác dụng
D.  
Thay đổi công suất đầu vào
Câu 15: 0.25 điểm
Một động cơ điện không đồng bộ 3 pha roto dây quấn có w1 = 42 vòng; kdq1 = 1,7; w2 = 21 vòng; kdq2 = 1,5. Khi làm việc người ta đo được dòng điện I2 = 15 A, giá trị của dòng điện roto qui đổi sang stato (I2’) khi đó bằng bao nhiêu?
A.  
34 A
B.  
6,6 A
C.  
7,6 A
D.  
15A
Câu 16: 0.25 điểm
Đặc tính ngắn mạch của máy điện đồng bộ:
A.  
it = f(I) khi U = const, cosφ = const, f = fđm
B.  
U0 = E = f(it) khi I = 0 và f = fđm
C.  
In = f(it) khi U = 0; f = fđm
D.  
U = f(it) khi I = const, cos φ = const và f = fđm
Câu 17: 0.25 điểm
Một máy không đồng bộ làm việc ở chế độ có s < 0, khi đó:
A.  
Máy nhận cơ năng vào để biến thành điện năng
B.  
Máy nhận điện năng vào và phát ra cơ năng
C.  
Máy nhận cả cơ năng và điện năng để biến thành nhiệt năng
D.  
Máy không biến đổi năng lượng
Câu 18: 0.25 điểm
Một m.b.a ba pha đấu ∆/Y0-11 có số liệu định mức sau: Sđm = 400 kVA; U1/U2 = 22/0,4 kV; P0 = 0,8 kW; Pn = 4,2 kW; un% = 4,0; cosφ2 = 0,85 chậm sau. Hệ số tải để hiệu suất cực đại là bao nhiêu?
A.  
1
B.  
0,44
C.  
0,5
D.  
2
Câu 19: 0.25 điểm
Gọi kt hệ số phụ tải, cos 2 là hệ số công suất của tải biến áp , Unr và Unx là thành phần tác dụng và phản kháng của điện áp ngắn mạch của máy biến áp thì độ sụt áp trên máy biến áp là:
A.  
∆ U = kt . (Unr. sin phi2 + Unx. cos phi 2)
B.  
∆ U= kt . (Unr. sin phi2 − Unx. cos phi 2)
C.  
∆ U= kt . (Unr. cosphi 2 − Unx. sin phi 2)
D.  
∆ U= kt . (Unr. cos phi2 + Unx. sin phi 2)
Câu 20: 0.25 điểm
Một máy biến áp 3 pha đấu Δ/Y-11, có số liệu: Sdm= 540kVA, U1/U2= 35/6,4 kV, Po= 0.8kW, Pn= 3.6 kW, Un%= 4%, cosφ2 = 0,85. Tính độ thay đổi điện áp ở tải định mức?
A.  
3,6
B.  
2,58
C.  
5,3
D.  
2.7
Câu 21: 0.25 điểm
Một máy biến áp ba pha có tổ nối dây Y/Δ-11,có Sđm= 2000(kVA); U1/U2 = 35/6,6 kV; Pn = 32kW; Un% = 7,5. Giá trị unr%, unx% bằng bao nhiêu?
A.  
3.5; 8.8
B.  
2.6; 9.0
C.  
1.6; 7.3
D.  
1.0; 9.9
Câu 22: 0.25 điểm
Tìm phát biểu đúng về máy điện đồng bộ ?
A.  
Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ là sự tác dụng giữa từ trường phần ứng (từ trường cơ bản) với từ trường cực từ
B.  
Từ trường do dòng điện phần ứng Iư sinh ra là từ trường một chiều,nó sinh ra trong dây quấn phần ứng sức điện động Eư
C.  
Khi máy điện đồng bộ làm việc không tải (Iư = 0), từ trường trong máy do dòng điện một chiều chạy trên dây quấn kích thích sinh ra
D.  
Khi máy điện đồng bộ làm việc có tải (Iư ≠ 0) , từ trường trong máy chỉ do dòng điện kích từ It sinh ra
E.  
Phản ứng phần ứng trong máy điện đồng bộ phụ thuộc vào độ lớn của tải, tính chất của tải và kết cấu cực ẩn hay cực lồi của máy
Câu 23: 0.25 điểm
Khi máy phát điện đồng bộ làm việc có tải và tải có tính cảm thì điện áp U ở đầu cực máy phát tăng hay giảm so với s.đ.đ E?
A.  
Khi tải của máy phát điện đồng bộ có tính cảm, do có sụt áp trong dây quấn phần ứng và phản ứng phần ứng khử từ nên điện áp U ở đầu cực máy phát giảm so với s.đ.đ E (U < E).
B.  
Khi tải của máy phát điện đồng bộ có tính cảm, sụt áp trong dây quấn phần ứng đã bù trừ với phản ứng phần ứng nên điện áp U ở đầu cực máy phát không đổi so với s.đ.đ E (U = E).
C.  
Khi tải của máy phát điện đồng có tính cảm, phản ứng phần ứng là ngang trục nên từ trường trong khe hở không khí  không đổi, do đó điện áp U ở đầu cực máy phát không thay đổi so với s.đ.đ E (U = E).
D.  
Khi tải của máy phát điện đồng có tính cảm, phản ứng phần ứng là ngang trục và trợ từ, nên từ trường trong khe hở không khí  tăng, do đó điện áp U ở đầu cực máy phát tăng so với s.đ.đ E (U > E).
Câu 24: 0.25 điểm
Đường trung tính vật lý trong phần ứng máy điện một chiều là gì?
A.  
a Đường chia phần ứng làm hai phần đối xứng khi chổi than nằm trên đường trung tính hình học
B.  
b Đường mà trên bề mặt phần ứng dòng điện cảm ứng bằng 0
C.  
c Đường mà trên bề mặt phần ứng cảm ứng từ bằng 0 khi chổi than nằm trên đường trung tính hình học
D.  
d Đường đi qua trục của chổi than
Câu 25: 0.25 điểm
Trong máy biến áp, khi tăng dòng điện sơ cấp thì dòng điện từ hóa:
A.  
Giảm đi.
B.  
Không thay đổi.
C.  
Tăng lên.
D.  
Có thể tăng hoặc giảm, không phụ thuộc vào dòng sơ cấp.
Câu 26: 0.25 điểm
Mômen điện từ của máy điện không đồng bộ tỷ lệ như thế nào với điện áp và điện kháng ?
A.  
Tỉ lệ thuận với bình phương điện áp; tỷ lệ nghịch với điện kháng (x1 + C1.x'2)
B.  
Tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp; tỷ lệ nghịch với điện kháng (x1 + C1.x'2)
C.  
Tỉ lệ thuận với điện áp; tỷ lệ thuận với điện kháng (x1 + C1.x'2)
D.  
Tỉ lệ thuận với điện áp; tỷ lệ nghịch với điện kháng (x1 + C1.x'2)
Câu 27: 0.25 điểm
Nhiệm vụ của dây quấn phần ứng máy điện một chiều là gì?
A.  
Phải sinh ra được một s.đ.đ cần thiết, có thể cho một dòng điện nhất định chạy qua để sinh ra một mômen cần thiết mà dây không bị nóng quá mức cho phép.
B.  
Làm cho máy có kết cấu đơn giản, làm việc an toàn và chắc chắn.
C.  
Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều trong khung dây thành dòng điện một chiều ở mạch ngoài.
D.  
Tạo ra từ trường chính trong máy.
Câu 28: 0.25 điểm
Khi máy điện đồng bộ làm việc không tải (Iư = 0), từ trường trong máy do dòng điện nào sinh ra?
A.  
Do dòng điện xoay chiều trong dây quấn stato sinh ra.
B.  
Do dòng điện một chiều chạy trên dây quấn kích thích sinh ra.
C.  
Do cả dòng điện một chiều và dòng xoay chiều sinh ra.
D.  
Trong máy không có từ trường vì Iư = 0.
Câu 29: 0.25 điểm
Độ thay đổi điện áp của máy biến áp là:
A.  
Là hiệu số của điện áp sơ cấp với điện áp thứ cấp khi không tải.
B.  
Là hiệu số số học giữa điện áp của cuộn dây sơ cấp khi không tải và khi có tải, trong điều kiện điện áp thứ cấp là định mức.
C.  
Là hiệu số của điện áp sơ cấp với điện áp thứ cấp khi có tải.
D.  
Là hiệu số số học giữa điện áp của cuộn dây thứ cấp khi không tải và khi có tải, trong điều kiện điện áp sơ cấp là định mức.
Câu 30: 0.25 điểm
Một động cơ điện không đồng bộ 3 pha roto dây quấn có w1 = 42 vòng; kdq1=1,7; w2 = 21 vòng; kdq2 = 1,5. Khi roto đứng yên người ta đo được E2 = 110V thì giá trị của E2’ khi đó bằng bao nhiêu?
A.  
249,3 V
B.  
110 V
C.  
48,3 V
D.  
220 V
Câu 31: 0.25 điểm
Trong dây quấn phần ứng MĐMC, khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của 1 phần tử gọi là gì?
A.  
Bước dây quấn y1
B.  
Bước dây quấn y2
C.  
Bước dây quấn tổng hợp y
D.  
Bước vành góp yG
Câu 32: 0.25 điểm
Mômen mở máy Mmm của động cơ điện không đồng bộ tỷ lệ như thế nào với bình phương điện áp?
A.  
Tỷ lệ thuận
B.  
Tỷ lệ nghịch
C.  
Không liên quan
D.  
Chỉ tỷ lệ với điện áp
Câu 33: 0.25 điểm
Trong dây quấn phần ứng của máy điện một chiều, khoảng cách giữa hai phiến góp có hai cạnh tác dụng của cùng một phần tử nối vào, được đo bằng số phiến góp gọi là gì?
A.  
Bước dây quấn thứ nhất y1
B.  
Bước dây quấn thứ hai y2
C.  
Bước dây quấn tổng hợp y
D.  
Bước vành góp yG
Câu 34: 0.25 điểm
Tác dụng của phản ứng phần ứng dọc trục trong máy điện một chiều là gì?
A.  
a Tác dụng làm méo dạng từ trường khe hở
B.  
b Tác dụng trợ từ nếu xê dịch chổi than ngược chiều quay của máy phát
C.  
c Tác dụng trợ từ hoặc khử từ tùy thuộc vào chiều xoay của chổi than
D.  
d Tác dụng khử từ nếu xê dịch chổi than ngược chiều quay của động cơ.
Câu 35: 0.25 điểm
Đâu là nguyên nhân phát sinh tia lửa trong MĐ1C ?
A.  
Vành góp không đồng tâm với trục
B.  
Bộ phận quay không cân bằng tốt
C.  
Bề mặt vành góp không phẳng
D.  
Lực ép chổi than không thích hợp
E.  
Sức điện động đổi chiều không triệt tiêu hết sức điện động phản kháng
Câu 36: 0.25 điểm
Điện áp đo được trong thí nghiệm ngắn mạch máy biến áp là:
A.  
Điện áp rơi trên cuộn dây sơ cấp.
B.  
Tổn thất điện áp trên mạch từ.
C.  
Độ thay đổi điện áp của máy biến áp.
D.  
Điện áp đo trên cuộn dây thứ cấp.
Câu 37: 0.25 điểm
Động cơ điện không đồng bộ một pha mở máy bằng vòng ngắn mạch có đặc điểm như thế nào?
A.  
Trên stato có 2 cuộn dây làm việc
B.  
Trên stato chỉ có một cuộn dây làm việc
C.  
Trên roto chỉ có một cuộn dây làm việc
D.  
Mạch điện dây quấn mở máy thường được đấu nối tiếp với tụ điện
Câu 38: 0.25 điểm
Đặc tính góc công suất tác dụng của máy điện đồng bộ là gì?
A.  
Đặc tính góc công suất tác dụng của máy điện đồng bộ là quan hệ P= f(θ) khi E= const, U = const, trong đó θ là góc tải giữa các véctơ s.đ.đ E và điện áp U
B.  
U0 = E = f(it) khi I = 0 và f = fđm
C.  
In = f(it) khi U = 0; f = fđm
D.  
U = f(it) khi I = const, cos φ = const và f = fđm
Câu 39: 0.25 điểm
Một máy điện một chiều có Iưđm = 36 A, tổng số thanh dẫn N = 570, 2p = 4, Dư =17 cm. Dây quấn sóng đơn, sức từ động phần ứng Fư khi chổi than nằm trên đường trung tính hình học của máy bằng bao nhiêu? Dây quấn xếp đơn, sức từ động phần ứng Fư khi chổi than nằm trên đường trungntính hình học của máy bằng bao nhiêu?
A.  
2560 và 1282
B.  
2560 và 2282
C.  
2500 và 1282
D.  
2500 và 2282
Câu 40: 0.25 điểm
Trong thí nghiệm ngăn mạch của máy biến áp, điện áp đặt vào dây sơ cấp phải đảm bảo điều gì?
A.  
Dòng điện trong cả 2 cuộn sơ cấp và thứ cấp đều bằng dòng định mức
B.  
Dòng điện trong cả 2 cuộn sơ cấp và thứ cấp đều lớn hơn dòng định mức
C.  
Dòng điện trong cuộn sơ cấp lớn hơn dòng định mức
D.  
Dòng điện trong cuộn thứ cấp lớn hơn định mức

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Kiến Trúc Máy Tính Chương 2 – Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKiến trúc

3 mã đề 75 câu hỏi 40 phút

16,3211,260