thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm An Toàn Nhà Máy Thủy Điện Nho Quế 3 - Có Đáp Án - Trường Sĩ Quan Đặc Công (OVSF)

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm An Toàn Nhà Máy Thủy Điện Nho Quế 3 từ Trường Sĩ Quan Đặc Công (OVSF), tập trung vào các quy tắc và quy trình an toàn khi làm việc tại nhà máy thủy điện. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các quy định an toàn lao động, xử lý tình huống khẩn cấp, kỹ năng phòng chống cháy nổ, và bảo vệ an toàn trong môi trường nhà máy thủy điện. Kèm theo đáp án chi tiết, tài liệu này giúp học viên nắm vững kiến thức an toàn và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi về an toàn lao động. Đây là tài liệu hữu ích cho các học viên quân đội và ngành an ninh. Thi thử trực tuyến miễn phí để củng cố kiến thức an toàn.

 

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm An Toàn Nho Quế 3Trường Sĩ Quan Đặc CôngOVSFđề thi An Toàn Nho Quế có đáp ánôn thi An Toàn Đặc Côngkiểm tra kiến thức an toàn đặc côngthi thử An Toàn Nho Quếquy tắc an toàn đặc côngchiến thuật an toànbảo hộ đặc côngthi thử trực tuyến an toàn đặc côngđề thi đặc công OVSFđề thi miễn phí An Toàn Nho Quế

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Nếu để xảy ra mất an toàn do lỗi không thực hiện giám sát an toàn điện cho nhân viên đơn vị công tác trong khi tiến hành công việc, thì người nào phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật?
A.  
Người giám sát an toàn điện khi công việc có cử người giám sát an toàn điện.
B.  
Người chỉ huy trực tiếp khi công việc không có cử người giám sát an toàn điện.
C.  
Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện khi công việc không có cử người giám sát an toàn điện.
D.  
Cả a và b.
Câu 2: 0.2 điểm
Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
A.  
Tại hiện trường, nếu thấy đảm bảo an toàn (đã cắt điện, nối đất...) thì phân công nhân viên đơn vị công tác vào vị trí làm việc ngay, không cần đợi làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc với người cho phép.
B.  
Phải hiểu rõ nội dung công việc được giao, các biện pháp an toàn phù hợp với công việc; Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết khác; Việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên đơn vị công tác; Chất lượng dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc. Kiểm tra thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả nhân viên đơn vị công tác biết.
C.  
Tại hiện trường, nếu người CHTT kiêm NCP thì có thể tự thay đổi điều kiện tiến hành công việc và các biện pháp an toàn người cấp phiếu ghi trong phiếu công tác nếu thấy vẫn đảm bảo an toàn.
D.  
cả a, b và c.
Câu 3: 0.2 điểm
Trong trường hợp, phải cử riêng người giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác thì tại hiện trường, sau khi ký cho phép, phiếu công tác được giao cho những người nào?
A.  
Người cho phép giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ 01 bản.
B.  
Người cho phép giữ 01 bản và người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản.
C.  
Người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ 01 bản.
D.  
Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện giữ chung 01 bản, còn người cho phép giữ riêng 01 bản.
Câu 4: 0.2 điểm
Khi cần thao tác đóng cắt, thay cầu chì đối với thiết bị điện ngoài trời trong khi có mưa to, nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc có kèm theo giông sét thì phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn nào để đảm bảo an toàn khi thao tác?
A.  
Tìm cách cắt điện nguồn tổng để thao tác không điện.
B.  
Sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ, găng ủng thảm ghế cách điện cao áp.
C.  
Tuyệt đối không thao tác. Chờ hết mưa giông sét mới thao tác, giám sát chặt, sử dụng trang bị, dụng cụ an toàn.
D.  
Thực hiện theo a và c.
Câu 5: 0.2 điểm
Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
A.  
Phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy, kiểm tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
B.  
Có thể cho phép nhân viên không trang bị đúng, đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết vào làm việc để có đủ người thực hiện công việc.
C.  
Có thể cho phương tiện thi công (ví dụ: xe cẩu, xe nâng) vào vị trí làm việc trước khi làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc với người cho phép.
D.  
cả a, b và c.
Câu 6: 0.2 điểm
Chuẩn bị nơi làm việc để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc thì phương pháp treo biển báo, tín hiệu như thế nào là đúng:
A.  
Ở bộ phận truyền động của máy cắt, dao cách ly mà từ đó đóng điện đến nơi làm việc, treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
B.  
Trên rào chắn tạm thời phải treo biển cảnh báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Trường hợp đặc biệt phải treo thêm tín hiệu cảnh báo khác.
C.  
Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển cảnh báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới hoặc cửa và các lối đi mà người làm việc không được đi qua thì phải dùng rào chắn tạm thời ngăn lại và treo biển cảnh báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Tại nơi làm việc, sau khi làm nối đất phải treo biển chỉ dẫn “Làm việc tại đây!”.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 7: 0.2 điểm
Thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện, trình tự nào sau đây đúng: 1. Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc. 2. Cắt điện 3. Kiểm tra không còn điện. 4. Đặt nối đất. 5. Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu.
A.  
2-3-4-5
B.  
2-5-3-4
C.  
1-3-4-5
D.  
1-5-3-4
Câu 8: 0.2 điểm
Đơn vị công tác được quy định như thế nào:
A.  
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp v.v.
B.  
Mỗi đơn vị công tác phải có tối thiểu 2 người, trong đó phải có 1 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
C.  
Cả a và b
D.  
Tất cả a, b, c đều sai.
Câu 9: 0.2 điểm
Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 22kV là:
A.  
0,35m
B.  
0,6m
C.  
0,7m
D.  
1m
Câu 10: 0.2 điểm
Các quy định về quy cách biển “Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
A.  
Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
B.  
Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
C.  
Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
D.  
Viền màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
Câu 11: 0.2 điểm
Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây ra mất an toàn cho người và hư hỏng thiết bị thì nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, dao cách ly khi nào:
A.  
Phải thực hiện theo lệnh hoặc phiếu công tác.
B.  
Phải được sự cho phép nhân viên vận hành cấp trên.
C.  
Không phải có lệnh hoặc phiếu thao tác.
D.  
Không phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình biết nội dung những việc đã làm, đồng thời phải ghi âm đầy đủ và sổ nhật ký vận hành.
Câu 12: 0.2 điểm
Đối với nhân viên trong đơn vị công tác trong PCT, quy đinh nào sau đây đúng:
A.  
Phải được huấn luyện về an toàn điện phù hợp với công việc được giao.
B.  
Có thể là người lao động tự do chưa được huấn luyện về an toàn điện, được đơn vị công tác thuê mướn làm việc trên thiết bị điện.
C.  
Nếu là người của đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp cần thiết vẫn được phép làm việc trên thiết bị điện ngay cả khi chưa qua huấn luyện về AT điện phù hợp với công việc được giao.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 13: 0.2 điểm
Người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
A.  
Người chỉ huy trực tiếp phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc. Có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người chỉ huy trực tiếp”.
B.  
Là những người có bậc 4 ATĐ trở lên được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc.
C.  
Khi làm việc trên thiết bị điện cao áp, người CHTT phải có bậc 4 ATĐ trở lên, khi làm việc trên TBĐ hạ áp, trình độ an toàn người CHTT ít nhất bậc 3 được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Công ty phê duyệt chức danh người CHTT.
D.  
Cả a, b và c
Câu 14: 0.2 điểm
Yêu cầu đối với nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
A.  
Phải tự kiểm tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
B.  
Trường hợp thiếu trang bị bảo vệ cá nhân (ví dụ: dây đeo an toàn, mũ bảo hộ,...) nếu người CHTT không có ý kiến thì vẫn được phép làm việc.
C.  
Nếu phương tiện bảo vệ cá nhân (ví dụ: dây đeo an toàn) quá hạn kiểm tra định kỳ , vẫn được phép sử dụng nếu thấy không có hiện tượng bất thường.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 15: 0.2 điểm
Các quy định về quy cách biển “Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
A.  
Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
B.  
Viền màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
C.  
Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
D.  
Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
Câu 16: 0.2 điểm
Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
A.  
Được phép phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc sau khi đã kiểm tra và thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn theo yêu cầu nhiệm vụ công việc, sau đó mới liên hệ NCP đế nhận PCT.
B.  
Người chỉ huy trực tiếp phải có mặt liên tục tại nơi làm việc, giám sát và có biện pháp để nhân viên đơn vị công tác không thực hiện những hành vi có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc.
C.  
Nếu nhân viên trong đơn vị công tác có dấu hiệu vi phạm dẫn đến mất an toàn thì phải báo ngay cho người lãnh đạo công việc hoặc người cấp phiếu CT để họ nhắc nhở hoặc đình chỉ công việc của người đó.
D.  
cả a, b và c.
Câu 17: 0.2 điểm
Trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan được lưu trong thời gian bao nhiêu:
A.  
Ít nhất 03 tháng.
B.  
Ít nhất 12 tháng.
C.  
Ít nhất 24 tháng
D.  
Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
Câu 18: 0.2 điểm
Quy định người cấp phiếu công tác là:
A.  
Người của đơn vị công tác được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác.
B.  
Người của đơn vị ngoài hoặc người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra lại mẫu phiếu và các nội dung ghi trong phiếu công tác của đơn vị ngoài.
C.  
cấp PCT phải là người của đơn vị quản lý vận hành; phải nắm vững về vận hành lưới điện hoặc nhà máy điện do đơn vị mình trực tiếp quản lý, biết được nội dung công việc, điều kiện đảm bảo an toàn điện để đề ra đủ, đúng các biện pháp an toàn về điện cho đơn vị công tác. Có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người cấp phiếu công tác”.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 19: 0.2 điểm
Trách nhiệm kiểm tra số lượng nhân viên đơn vị công tác và người giám sát an toàn điện (nếu có) có mặt đầy đủ tại nơi làm việc là của chức danh nào trong phiếu công tác?
A.  
Người chỉ huy trực tiếp.
B.  
Người Lãnh đạo Công việc.
C.  
Người cho phép.
D.  
Người giám sát an toàn điện.
Câu 20: 0.2 điểm
Theo quy trình an toàn điện, phiếu công tác được quy định như thế nào là đúng:
A.  
Là giấy giao nhiệm vụ làm việc ở thiết bị điện.
B.  
Là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc ở thiết bị điện.
C.  
Là giấy ghi những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 21: 0.2 điểm
Cắt điện để làm việc, việc làm nào sau đây đúng:
A.  
Uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác.
B.  
Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa thì phải khoá mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm: cắt aptomat, gỡ cầu chì,...
C.  
Nhân viên đơn vị công tác có thể tự treo và tự tháo biển.
D.  
Cả b, b và c.
Câu 22: 0.2 điểm
Khoảng cách quy định về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo chiều rộng đối với dây bọc cấp điện áp đến 22kV là bao nhiêu (tính từ pha ngoài cùng về 2 phía)?
A.  
0,5m.
B.  
1m.
C.  
1,5m.
D.  
2m.
Câu 23: 0.2 điểm
Người giám sát an toàn điện phải là:
A.  
Người có bậc 5 an toàn điện, được đơn vị QLVH cử để giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
B.  
Người có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người GSAT điện”, được đơn vị quản lý vận hành cử để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
C.  
Người giám sát an toàn điện được đơn vị làm công việc hoặc đơn vị quản lý vận hành cử để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác. Có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người giám sát an toàn điện”.
D.  
Cả a, b và c đều sai.
Câu 24: 0.2 điểm
Thời gian có hiệu lực của phiếu công tác là bao nhiêu ngày?
A.  
5 ngày.
B.  
10 ngày.
C.  
20 ngày.
D.  
90 ngày.
Câu 25: 0.2 điểm
Để đảm bảo an toàn điện, những mệnh lệnh không đúng Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền:
A.  
Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và cấp có thẩm quyền
B.  
Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh hoặc cấp có thẩm quyền
C.  
Cả a và b đều đúng.
D.  
Cả a và b đều sai.
Câu 26: 0.2 điểm
Để đảm bảo an toàn điện thì mọi công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện đang mang điện đều phải:
A.  
Thực hiện theo phiếu giao nhiệm vụ.
B.  
Thực hiện theo phiếu thao tác và phiếu công tác.
C.  
Thực hiện theo phiếu thao tác và lệnh công tác.
D.  
Thực hiện theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
Câu 27: 0.2 điểm
Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 500kV là:
A.  
2,5m
B.  
3,5m
C.  
4,5m
D.  
5,5m
Câu 28: 0.2 điểm
Giám sát an toàn trong thời gian làm việc tại hiện trường theo những quy định nào đưới đây là đúng:
A.  
Tùy theo nhiệm vụ công việc, điều kiện làm việc người cho phép được phép đồng thời vừa làm việc, vừa giám sát an toàn; nhưng phải thực hiện việc giám sát an toàn là chính.
B.  
Người lao động, cán bộ an toàn của đơn vị làm công việc có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát đảm bảo an toàn trong khi làm việc.
C.  
Nếu để xảy ra mất an toàn do lỗi không thực hiện giám sát nhân viên đơn vị công tác trong khi tiến hành công việc thì người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện (nếu có) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 29: 0.2 điểm
Trong quá trình thực hiện công việc, nếu thấy có việc phát sinh cần xử lý ở ngoài phạm vi được phép làm việc của phiếu công tác thì giải quyết như thế nào?
A.  
Phải cấp phiếu công tác mới cho công việc đó.
B.  
Người chỉ huy trực tiếp tổ chức biện pháp an toàn để thực hiện, ghi thêm vào phiếu đang làm.
C.  
Người chỉ huy trực tiếp báo cho người cho phép biết và tổ chức biện pháp an toàn để thực hiện, đồng thời ghi thêm vào phiếu đang công tác.
D.  
Cả a và c.
Câu 30: 0.2 điểm
Người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc là:
A.  
Người lãnh đạo công việc.
B.  
Người cấp phiếu.
C.  
Người cho phép.
D.  
Người chỉ huy trực tiếp.
Câu 31: 0.2 điểm
Giám sát an toàn trong thời gian làm việc tại hiện trường theo những quy định nào đưới đây là đúng:
A.  
Giám sát an toàn điện và an toàn trong khi làm việc đối với tất cả nhân viên đơn vị công tác thuộc trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp.
B.  
Tùy theo nhiệm vụ công việc, điều kiện làm việc người chỉ huy trực tiếp được phép đồng thời vừa làm việc, vừa giám sát an toàn; nhưng phải thực hiện việc giám sát an toàn là chính.
C.  
Nếu để xảy ra mất an toàn do lỗi không thực hiện giám sát thì người chỉ huy trực tiếp (và người giám sát an toàn điện nếu có) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 32: 0.2 điểm
Công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạch có điện vẫn mở cửa là:
A.  
Làm việc có cắt điện một phần.
B.  
Làm việc có cắt điện hoàn toàn
C.  
Làm việc có điện.
D.  
Cả a, b và c đều sai.
Câu 33: 0.2 điểm
Thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp:
A.  
Phải có 2 người thực hiện, một người thao tác và một người giám sát có bậc 3 an toàn điện trở lên.
B.  
Phải có 2 người thực hiện, một người thao tác và một người giám sát thao tác. Người thao tác phải có bậc 3 an toàn điện trở lên, người giám sát thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
C.  
Chỉ cần một nhân viên vận hành thực hiện.
D.  
Cả a, b và c đều sai.
Câu 34: 0.2 điểm
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện là:
A.  
Người cấp phiếu.
B.  
Người cho phép.
C.  
Người lãnh đạo công việc.
D.  
Tất cả đều sai.
Câu 35: 0.2 điểm
Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế nào cho đúng quy trình an toàn điện:
A.  
Người thực hiện giám sát thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện.
B.  
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử như bút thử điện, còi thử điện; không cần thiết phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện.
C.  
Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện. Nếu ở nơi làm việc không có điện để thử thì cho phép chỉ cần kiểm tra - thử bằng chính tín hiệu đèn, còi… của thiết bị đó.
D.  
Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện, nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện.
Câu 36: 0.2 điểm
Sau khi đã ký khóa phiếu để nhận lại nơi làm việc, người cho phép còn có nhiệm vụ gì?
A.  
Đã hoàn thành nhiệm vụ.
B.  
Báo cáo trưởng ca ca trực vận hành nội dung công việc đã thực hiện.
C.  
Đóng cầu dao hoặc máy cắt khôi phục lại điện vào thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành.
D.  
Đóng cầu dao hoặc máy cắt khôi phục lại điện vào thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành sau khi đã kiểm tra cùng với người chỉ huy trực tiếp.
Câu 37: 0.2 điểm
Những yêu cầu khi tạm dừng công việc?
A.  
Các biện pháp an toàn đã đươc áp dụng như nối đất di động, rào chắn, tín hiệu cảnh báo phải được giữ nguyên trong thời gian công việc bị gián đoạn.
B.  
Các biện pháp an toàn đã đươc áp dụng như nối đất di động, rào chắn, tín hiệu cảnh báo phải được tháo dỡ trong thời gian công việc bị gián đoạn.
C.  
Nếu không có người nào ở lại vị trí công việc vào ban đêm đơn vị công tác phải có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa gây tai nạn. Khi bắt đầu lại công việc phải kiểm tra lại toàn bộ các biện pháp an toàn bảo đảm đúng và đủ trước khi làm việc
D.  
Đáp án a và c.
Câu 38: 0.2 điểm
Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và người thao tác phải thực hiện những qui định nào?
A.  
Người giám sát thao tác hoặc người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác.
B.  
Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có) và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó mới được phép thao tác.
C.  
Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ thực tế và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó mới được phép thao tác.
D.  
cả a, b và c đều sai.
Câu 39: 0.2 điểm
Theo quy trình an toàn điện, cắt điện thiết bị để công tác cho phép không cần thực hiện việc đặt nối đất, quy định nào sau đây là đúng?
A.  
Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng.
B.  
Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng DCL (1 pha và 3 pha), FCO mà ở xa nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng rò điện.
C.  
Chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trên thiết bị khác; được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 40: 0.2 điểm
Nối đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như thế nào?
A.  
Phải nối đất trước khi kiểm tra không còn điện.
B.  
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần không còn mang điện.
C.  
Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 41: 0.2 điểm
Khi đo cường độ dòng điện trên lưới điện cao áp bằng đồng hồ kiểu kìm thì:
A.  
Khi đo phải sử dụng găng tay cách điện, ủng cách điện hoặc ghế cách điện tương ứng với cấp điện áp của thiết bị, vị trí đo phải thuận tiện.
B.  
Đo xong, kìm đo điện phải để trong hộp và bảo quản nơi khô ráo.
C.  
Phần cách điện khi sử dụng kìm đo phải trong thời hạn thử nghiệm.
D.  
Cả a, b và c đều đúng.
Câu 42: 0.2 điểm
Giám sát an toàn trong thời gian làm việc tại hiện trường theo những quy định nào đưới đây là đúng:
A.  
Giám sát an toàn điện và an toàn trong khi làm việc đối với tất cả nhân viên đơn vị công tác thuộc trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp.
B.  
Khi công việc phải cử người giám sát an toàn điện riêng theo quy định thì việc giám sát an toàn điện cho tất cả đơn vị công tác thuộc về trách nhiệm của người giám sát an toàn điện.
C.  
Với b, thì người chỉ huy trực tiếp phải chịu trách nhiệm giám sát về an toàn công việc đối với các nhân viên đơn vị công tác.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 43: 0.2 điểm
Nối đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như thế nào?
A.  
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị cần thử như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào của thiết bị.
B.  
Nối đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía không có khả năng dẫn điện đến..
C.  
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện và đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
D.  
Cả a và c.
Câu 44: 0.2 điểm
.3.Khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố, người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
A.  
Dừng ngay công việc, áp dụng biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai họa khác và không được đến gần những thiết bị hư hỏng nếu thấy nguy hiểm.
B.  
Phải sơ cấp cứu người bị tai nạn và liên hệ ngay với những cơ sở y tế gần nhất.
C.  
Phải thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trường hợp bị tai nạn.
D.  
Cả 3 đáp án trên.
Câu 45: 0.2 điểm
Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 6kV là:
A.  
0,2m
B.  
0,35m
C.  
0,6m
D.  
0,7m
Câu 46: 0.2 điểm
Trước khi bắt đầu công việc, người CHTT trong PCT phải:
A.  
Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của nhân viên đơn vị công tác. Khi xét thấy sẽ có khó khăn cho nhân viên đơn vị công tác thực hiện công việc một cách bình thường thì không được để nhân viên đơn vị công tác đó tham gia vào công việc.
B.  
Ghi họ tên nhân viên đến làm việc vào Mục 4 trong PCT.
C.  
Không cho phép thay đổi người nếu không phải là người cấp phiếu (hoặc người LĐCV, hoặc người có quyền cấp PCT) ra lệnh.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 47: 0.2 điểm
Khi kiểm tra thiết bị còn điện áp hay không:
A.  
Phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện bằng bút thử điện có cấp điện áp phù hợp.
B.  
Chỉ thử ở các pha đầu ra bằng bút thử điện có cấp điện áp phù hợp.
C.  
Có thể căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện.
D.  
Cả a, b và c đều sai.
Câu 48: 0.2 điểm
Khi nhận lại nơi làm việc, người cho phép ký khóa phiếu công tác lúc nào?
A.  
Trước khi tháo nối đất di động.
B.  
Sau khi đã đặt lại đủ rào chắn cố định và biển báo vận hành.
C.  
Trước khi kiểm tra lại tại nơi làm việc không còn nối đất di động, đảm bảo an toàn.
D.  
Sau khi kiểm tra lại tại nơi làm việc không còn nối đất di động, đảm bảo an toàn.
Câu 49: 0.2 điểm
Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế nào cho đúng quy trình an toàn điện:
A.  
Người thực hiện thao tác cắt điện phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện.
B.  
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị cần thử như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị.
C.  
Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện.
D.  
Cả a, b và c.
Câu 50: 0.2 điểm
Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 35kV là:
A.  
0,35m
B.  
0,6m
C.  
0,7m
D.  
1m

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc Nghiệm Kế Toán - Đề Thi Trắc Nghiệm Về Tài Khoản 333 - Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước (Phần 2) Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

Luyện tập với đề thi trắc nghiệm kế toán về tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Phần 2), kèm đáp án chi tiết. Nội dung bao gồm các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác. Bộ câu hỏi nâng cao giúp sinh viên và kế toán viên hiểu rõ hơn về cách hạch toán và xử lý các giao dịch thực tế. Làm bài thi thử trực tuyến miễn phí và nhận đáp án để củng cố kiến thức kế toán thuế.

 

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

139,170 lượt xem 74,895 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn An Toàn Lao Động EPU Đại Học Điện Lực - Có Đáp Án
Đề thi trắc nghiệm môn An Toàn Lao Động tại EPU Đại Học Điện Lực, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các quy định an toàn lao động, phòng chống tai nạn lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn trong môi trường làm việc. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

11,090 lượt xem 5,964 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
450 Câu Trắc Nghiệm Quy Trình An Toàn Điện - Đề Thi Có Đáp Án - Đại Học Điện Lực

Ôn luyện với 450 câu trắc nghiệm “Quy trình An toàn điện” từ Đại học Điện lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quy trình vận hành và bảo trì an toàn hệ thống điện, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức về an toàn điện và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành điện lực trong quá trình học tập và thi cử. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

450 câu hỏi 9 mã đề 1 giờ

39,903 lượt xem 21,469 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kế Toán Công 4 - Có Đáp Án - Đại Học Kinh Tế Quốc DânĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

Luyện thi với đề thi trắc nghiệm "Kế toán Công 4" từ Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về kế toán công trong quản lý tài chính, ngân sách nhà nước và các quy định kế toán liên quan, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức chuyên ngành và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành kế toán công. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

25 câu hỏi 1 mã đề 30 phút

36,866 lượt xem 19,824 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kế Toán Thuế - Có Đáp Án - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà NộiĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Kế toán thuế" từ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quy định thuế, lập báo cáo thuế và cách tính toán các khoản thuế theo luật hiện hành, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên các ngành kế toán và tài chính. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

137 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

34,528 lượt xem 18,564 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kế Toán Chi Phí - Có Đáp Án - Đại Học Điện Lực EPUToán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Kế toán chi phí" từ Đại học Điện lực EPU. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các phương pháp tính toán và phân bổ chi phí trong doanh nghiệp, quản lý chi phí sản xuất và dịch vụ, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên các ngành kế toán và tài chính. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

161 câu hỏi 7 mã đề 30 phút

33,676 lượt xem 18,060 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kế Toán Tài Chính Doanh Nghiệp - Có Đáp Án - Đại Học Công Nghệ Đồng Nai (DNTU)Đại học - Cao đẳng

Ôn luyện môn Kế Toán Tài Chính Doanh Nghiệp với bộ đề thi trắc nghiệm từ Đại Học Công Nghệ Đồng Nai (DNTU). Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về báo cáo tài chính, phân tích tài chính, quản lý vốn, và các nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp. Kèm theo đáp án chi tiết, tài liệu này giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho các kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành kế toán, tài chính, và quản trị doanh nghiệp. Thi thử trực tuyến miễn phí để nâng cao hiệu quả ôn tập.

 

29 câu hỏi 1 mã đề 30 phút

142,711 lượt xem 76,769 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kế Toán Công 3 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân NEU Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngToán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Kế Toán Công 3 tại Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Đề thi bao gồm các câu hỏi tập trung vào các nội dung về kế toán trong lĩnh vực công, quản lý tài chính công, lập và quản lý ngân sách nhà nước, các phương pháp ghi nhận và xử lý tài chính công. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

25 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

37,119 lượt xem 19,944 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Điện Toán Di Động (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngToán

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn Điện Toán Di Động. Đề thi bao gồm các câu hỏi tập trung vào các khái niệm, công nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực điện toán di động, như kiến trúc di động, hệ điều hành di động, bảo mật trong điện toán di động và các nền tảng phát triển ứng dụng di động. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

139 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

47,221 lượt xem 25,404 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!