thumbnail

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tin Học Cơ Sở - Chương 5, 6 - Đại Học Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội) VNU UEB (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin Học Cơ Sở - Chương 5 và 6 từ Đại học Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội) VNU UEB, hoàn toàn miễn phí và kèm theo đáp án chi tiết. Tài liệu được biên soạn kỹ lưỡng, giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức về tin học cơ bản, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ. Đây là nguồn tài liệu hữu ích cho quá trình học tập và luyện thi hiệu quả.

Từ khoá: Câu hỏi trắc nghiệm Tin Học Cơ Sởchương 5chương 6Đại học Kinh TếĐHQG Hà NộiVNU UEBmiễn phícó đáp ánôn tập Tin Học Cơ Sởkiểm tra giữa kỳkiểm tra cuối kỳtài liệu học Tin Học Cơ Sởđề thi Tin Học Cơ Sởluyện thi Tin Học Cơ Sởhọc Tin Học Cơ Sở

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Một người viết chương trình chơi cờ vua. Bài toán chơi cờ có input là
A.  
Nước đi của cả người chơi và máy chơi
B.  
Nước đi của người chơi, thời gian đi từng nước của người chơi và thời gian chơi của máy đối với từng nước đi của nó
C.  
Nước đi của người chơi và thời gian đi từng nước của người chơi
D.  
Nước đi của người chơi
Câu 2: 1 điểm

Đâu không phải là đặc trưng của thuật toán?

A.  
Thuật toán phải giải được mọi bài toán.
B.  
Tính khả thi: Các chỉ dẫn trong thuật toán phải có khả năng thực hiện được trong một thời gian hữu hạn.
C.  
Thông tin vào và ra xác định.
D.  
Tính dừng: thuật toán phải dừng sau một số bước hữu hạn.
Câu 3: 1 điểm
Tính khả thi của thuật toán được hiểu là
A.  
Có thể thực hiện được
B.  
Có thể thực hiện được nếu không khó
C.  
Có thể thực hiện được trong điều kiện có máy tính rất mạnh
Câu 4: 1 điểm
Có người đề xuất cách giải bài toán cổ "Trăm trâu trăm bó cỏ. Trâu đứng ăn 5; trâu nằm ăn 3; trâu gia 3 con ăn 1. Hỏi mỗi loại trâu có bao nhiêu con?" như sau:
A.  
Lần lượt thử số trâu đứng từ 0 đến 20 (vì không thể có quá 20 trâu đứng); với mỗi số đã chọn nhân với 5 tìm số cỏ đã bị ăn.
B.  
Với mỗi số trâu đứng đã chọn thử với số trâu nằm từ 0 đến 33. Với mỗi số trâu nằm tính tổng số cỏ mà cả trâu đứng và trâu nằm đã ăn.
C.  
Với mỗi số trâu đứng và trâu nằm đã chọn, lấy 100 trừ đi số trâu đứng và trâu nằm để tìm số trâu già. Lấy 100 trừ đi số cỏ mà trâu đứng và trâu nằm đã ăn để tìm số cỏ còn lại sau đó kiểm tra số trâu già có gấp 3 số cỏ còn lại. Nếu đúng tuyên bố nghiệm
D.  
Nếu không tìm được bộ 3 số trâu đứng, trâu nằm, trâu già thoả mãn thì tuyên bố vô nghiệm
E.  
Quá trình trên không phải là một giải thuật vì vi phạm tính xác định
Câu 5: 1 điểm

Xác đinh Input của bài toán tìm tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn một số cho trước

A.  
Không có input
B.  
Số cho trước
C.  
Điều kiện là Nguyên tố
Câu 6: 1 điểm

Tính xác định của thuật toán có nghĩa là:

A.  
Sau khi hoàn thành một bước (một chỉ dẫn), bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định
B.  
Không thể thực hiện thuật toán 2 lần mà nhận được hai output khác nhau
C.  
Mục đích của thuật toán được xác định
Câu 7: 1 điểm

Tính phổ dụng của thuật toán là

A.  
Một thuật toán có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện gì
B.  
Một thuật toán có thể cho nhiều output tương ứng với nhiều input
C.  
Một thuật toán có thể thực hiện bởi bất kỳ ai
D.  
Một thuật toán có thể ứng dụng cho nhiều input cùng loại
Câu 8: 1 điểm

Độ phức tạp của thuật toán không phụ thuộc vào?

A.  
Bản chất của bài toán.
B.  
Bản chất của thuật toán.
C.  
Tốc độ tính toán của máy tính thực hiện thuật toán.
D.  
Kích thước của dữ liệu đầu vào.
Câu 9: 1 điểm
Một người viết chương trình chơi cờ vua. Bài toán chơi cờ có output là:
A.  
Nước đi của máy và thời gian đi tương ứng với mỗi nước của máy
B.  
Nước đi của máy và của người chơi
C.  
Nước đi của máy
D.  
Nước đi của máy và của người chơi kèm theo thời gian của mỗi nước đi
Câu 10: 1 điểm

Có một phương pháp tính gọi là Monter-Carlo để tính dựa vào các đặc trưng xác xuất, người ta phải chế ra các số ngẫu nhiên. Mỗi khi yêu cầu, máy tính lại đưa ra một con số không dự đoán được trước. Có thể nói rằng bài toán đưa ra một số ngẫu nhiên có thuật toán vi phạm tính xác định không?

A.  
Có
B.  
Không
Câu 11: 1 điểm
Tính dừng của thuật toán được hiểu là
A.  
Sau một số hữu hạn bước tính toán thì phải gặp yêu câu dừng đối với mọi dữ liệu nằm trong phạm vi được quy định của thuật toán
B.  
Không thể kéo dài mãi tiến trình tính toán
C.  
Thuật toán phải quy định những điều kiện để đảm bảo tính toán phải dừng sau một số hữu hạn bước
Câu 12: 1 điểm
Trong một trường học đã có cơ sở dữ liệu (hồ sơ trên máy tính) của tất cả học sinh trong trường. Bài toán in ra danh sách học sinh của lớp x nào đó có input là gì.
A.  
Không có "Danh sách học sinh của cả trường" và "Tên của lớp X"
B.  
Danh sách học sinh của cả trường
C.  
Có cả "Danh sách học sinh của cả trường" và "Tên của lớp X"
D.  
Tên của lớp X
Câu 13: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Giả sử một thuật toán được xác định bằng một số các chỉ dẫn. Tính xác định của thuật toán là
A.  
Một thuật toán phải được thể hiện bằng một dãy các chỉ dẫn và quá trình phải kết thúc ở chỉ dẫn cuối cùng
B.  
Không có các chỉ dẫn nào không thể thực hiện được
C.  
Các chỉ dẫn của thuật toán phải hoàn toàn rõ ràng, dễ hiểu
D.  
Sau mỗi bước thực hiện một chỉ dẫn, với những input xác định, luôn xác định được duy nhất chỉ dẫn cần thực hiện tiếp theo
Câu 14: 1 điểm
Quá trình dịch chỉ tạo ra các mô đun đối tượng. Để có một chương trình duy nhất, hoàn chỉnh và có thể chạy được còn cần phải liên kết (link). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai:
A.  
Tất cả các mô đun đối tượng đều được sinh từ chương trình của người lập trình viết, cũng có thể được tạo sẵn từ trước
B.  
Quá trình liên kết không bao giờ có lỗi
Câu 15: 1 điểm
Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống ký hiệu và các quy tắc diễn đạt thuật toán để máy tính có thể hiểu được. Cách diễn đạt bằng sơ đồ khối có thể coi là một ngôn ngữ lập trình hay không
A.  
Không
B.  
Có
Câu 16: 1 điểm
Có thể hiểu lỗi ngữ nghĩa là lỗi gây ra những tình trạng làm cho máy tính không thể chạy bình thường hoặc làm cho máy chạy sai ý định. Có phải lỗi ngữ nghĩa nào cũng được máy tính tự phát hiện khi chạy tương tự như lỗi chia cho 0 hay không.
A.  
Có
B.  
Không
Câu 17: 1 điểm
Bàn về các loại ngôn ngữ lập trình có các ý kiến sau đây. Theo bạn ý kiến nào xác đáng nhất
A.  
Sử dụng hợp ngữ tốt hơn cả vì hợp ngữ cho phép can thiệp ở mức thấp như ngôn ngữ máy, mặc dù lập trình có khó hơn ngôn ngữ bậc cao nhưng dễ hơn nhiều so với ngôn ngữ máy
B.  
Tuỳ từng trường hợp. Nói chung nên dùng ngôn ngữ bậc cao phù hợp với lĩnh vực ứng dụng vì hiệu suất phát triển phần mềm là cao nhất. Chỗ nào cần tối ưu mã chương trình thì mới dùng hợp ngữ. Nói chung không cần sử dụng ngôn ngữ máy vì hợp ngữ hầu như đã thể hiện chính ngôn ngữ máy
C.  
Sử dụng ngôn ngữ máy tốt hơn vì ta có thể can thiệp tốt nhất đến từng bước xử lý sơ cấp trong máy. Vì thế hiệu quả của phần mềm là cao nhât
D.  
Sử dụng ngôn ngữ bậc cao là tốt nhất vì thời gian phát triển phần mềm nhanh và ít bị
Câu 18: 1 điểm
Ngôn ngữ lập trình là
A.  
Chỉ là một quy ước để diễn tả thuật toán
B.  
Một phần mềm phát triển để làm ra một chương trình máy tính
C.  
Là quy ước để diễn tả thuật toán để máy tính có thể thực hiện đựợc trực tiếp hay qua một biến đổi có thể tự động hoá được
D.  
Chính là chương trình dịch
Câu 19: 1 điểm
Ngôn ngữ lập trình là
A.  
Là phương tiện để làm phần mềm cho máy tính
B.  
Là phần mềm
C.  
Là phương tiện diễn đạt các giải thuật để chuyển giao cho máy tính thực hiện
D.  
PASCAL, C, BASIC, FORTRAN, COBOL
Câu 20: 1 điểm
Chọn phương án tốt nhất trong định nghĩa về hợp ngữ (assembly). Hợp ngữ là loại ngôn ngữ
A.  
Là ngôn ngữ lập trình mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân
B.  
Là loại ngôn ngữ không viết bằng mã nhị phân được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng chữ
C.  
Máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch
D.  
Là ngôn ngữ có các lệnh được viết trong mã chữ nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy
Câu 21: 1 điểm
Các phần mềm sau đây, phần mềm nào là chương trình dịch
A.  
Turbo Pascal hay Microsoft C
B.  
Phần mềm dịch trực tuyến Google Translate dịch tự động qua internet
C.  
Winword
D.  
Từ điển Lạc Việt
Câu 22: 1 điểm
Có các khẳng định sau đây về chương trình dịch, khẳng định nào sai:
A.  
Chương trình dịch là một chương trình ngôn ngữ máy.
B.  
Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình về ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa
C.  
Chương trình dịch giúp có thể lập trình trên một ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được công sức của người lập trình
D.  
Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình
Câu 23: 1 điểm
Định nghĩa nào xác đáng nhất về ngôn ngữ bậc cao (ngôn ngữ thuật toán)
A.  
Là loại ngôn ngữ có thể diễn đạt được mọi thuật toán
B.  
Ngôn ngữ dưới dạng văn bản thể thiện thuật toán theo những quy ước không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể
C.  
Ngôn ngữ với mục đích diễn đạt thuật toán
D.  
Là loại ngôn ngữ tự nhiên máy không chạy trực tiếp được. Trước khi chạy phải dịch ra ngôn ngữ máy thì máy tính mới có thể xử lý được các thuật toán
Câu 24: 1 điểm
Câu nào đúng khi nói về hợp ngữ?
A.  
Khi viết hợp ngữ cần quan tâm đến tất cả địa chỉ các đối tượng trong bộ nhớ.
B.  
Hợp ngữ có thể viết lệnh dưới dạng mã chữ tiếng Anh.
C.  
Máy tính có thể trực tiếp chạy được hợp ngữ không cần biên dịch qua ngôn ngữ máy.
D.  
Hợp ngữ chỉ dùng mã nhị phân hoặc thập lục phân để viết lệnh.
Câu 25: 1 điểm
Mục đích của phân tích từ vựng là
A.  
Phát hiện ra các đối tượng để lập danh mục các đối tượng
B.  
Phát hiện ra các lệnh điều khiển trong chương trình
C.  
Phát hiện ra các biểu thức trong chương trình
D.  
Phát hiện ra các lỗi không đúng quy cách của chương trình
Câu 26: 1 điểm
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào xác đáng hơn cả
A.  
Tuỳ từng trường hợp, nhưng nói chung nên dùng ngôn ngữ bậc cao để tăng hiệu suất phát triển phần mềm
B.  
Sử dụng ngôn ngữ bậc cao là tốt nhất vì thời gian phát triển phần mềm nhanh hơn và ít mắc lỗi hơn
C.  
Sử dụng ngôn ngữ máy tốt hơn vì ta có thể can thiệp tới các xử lý tinh tế nhất trong các lệnh máy. Vì thể hiệu quả sẽ cao hơn
D.  
Sử dụng hợp ngữ tốt hơn vì hợp ngữ cho phép can thiệp sâu như mã máy mà vẫn không phải dùng mã số
Câu 27: 1 điểm
Câu nào đúng nhất trong định nghĩa một ngôn ngữ lập trình nói chung
A.  
Là ngôn ngữ cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lý
B.  
Là ngôn ngữ có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính
C.  
Là ngôn ngữ diễn đạt giải thuật để có thể giao cho máy tính thực hiện
D.  
Là ngôn ngữ đặc thù cho từng loại máy tính có dưới dạng nhị phân hay dạng ký hiệu của assembly để máy tính có thực hiện
Câu 28: 1 điểm
Điều nào là đúng trong các kết luận sau khi trả lời câu hỏi "Sự khác nhau giữa biên dịch (compiler) và thông dịch (interpreter) là"
A.  
Thông dịch chỉ tạo ra các lệnh mô phỏng, sau đó phải chạy chương trình mô phỏng
B.  
Thông dịch không cần tạo mã mà chạy đến lệnh nào thì tạo các lệnh để thi hành còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang nhị phần thì mới có thể chạy được
C.  
Biên dịch dùng với ngôn ngữ thuật toán còn thông dịch dùng với hợp ngữ
D.  
Thông dịch có thể dùng với ngôn ngữ không phải ngôn ngữ lập trình, còn biên dịch thì chỉ làm việc với ngôn ngữ lập trình.
Câu 29: 1 điểm
Ngôn ngữ máy là
A.  
Là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện
B.  
Là ngôn ngữ thể hiện các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân
C.  
Là ngôn ngữ mà chương trình phải chuyển sang mã nhị phân trước khi chạy
D.  
Là các ngôn ngữ mà sau khi dịch sang hệ nhị phân thì máy có thể chạy được
Câu 30: 1 điểm
Mục đích của phân tích cú pháp là
A.  
Phát hiện ra các lỗi không đúng quy cách của chương trình
B.  
Phát hiện ra các lỗi nghữ nghĩa trước khi chạy chương trình
C.  
Phát hiện ra các đối tượng cơ bản được đặt tên trong chương trình
Câu 31: 1 điểm
Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống ký hiệu và các quy tắc diễn đạt thuật toán để máy tính có thể hiểu được. Cách diễn đạt thuật toán bằng chỉ dẫn có thể coi là một ngôn ngữ lập trình hay không
A.  
Có
B.  
Không
Câu 32: 1 điểm
Câu nào sau đây mô tả không chính xác về chương trình dịch :
A.  
Lỗi cú pháp của chương trình nguồn sẽ được kiểm tra trong quá trình dịch.
B.  
Là một phần mềm có chức năng dịch các chương trình khác sang ngôn ngữ máy.
C.  
Trong quá trình dịch sẽ phát hiện lỗi ngữ nghĩa của chương trình nguồn.
D.  
Có thể dịch ở chế độ thông dịch hoặc biên dịch.
Câu 33: 1 điểm
Có các khẳng định sau đây về chương trình dịch (comliler), khẳng định nào sai:
A.  
Với cùng một ngôn ngữ lập trình, trên mỗi loại máy tính hoặc hệ điều hành khác nhau, cần một chương trình dịch khác nhau.
B.  
Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình
C.  
Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình về ngôn ngữ máy để máy tính có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa
D.  
Chương trình dịch giúp có thể lập trình trên một ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được công sức làm phần mềm
Câu 34: 1 điểm
Ngôn ngữ lập trình là:
A.  
Là ngôn ngữ nhị phân vì máy tính chỉ hiểu được các mã nhị phân.
B.  
Là các ngôn ngữ giải thuật còn được gọi là ngôn ngữ cấp cao.
C.  
Là phương tiện diễn đạt các giải thuật có thể chuyển giao cho máy tính thực hiện
D.  
Là hợp ngữ và cần phải có chương trình dịch để dịch sang ngôn ngữ máy

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Xử Lý Tín Hiệu Số - Chương 1 Part 1 - Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

Tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm Xử Lý Tín Hiệu Số - Chương 1 Part 1 từ Đại học Điện Lực, miễn phí kèm theo đáp án chi tiết. Bộ câu hỏi này được biên soạn bám sát chương trình học, giúp sinh viên củng cố kiến thức nền tảng về xử lý tín hiệu số và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ. Đây là tài liệu hữu ích để hỗ trợ quá trình học tập và luyện thi một cách hiệu quả.

22 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

46,914 lượt xem 25,216 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Xử Lý Tín Hiệu Số Chương 3-7 - Đại Học Điện Lực (EPU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập miễn phí từ chương 3 đến chương 7 môn Xử Lý Tín Hiệu Số tại Đại Học Điện Lực (EPU), kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về tín hiệu số, biến đổi Fourier, bộ lọc số, và các kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến. Đây là tài liệu hỗ trợ ôn thi hiệu quả, giúp củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nhất.

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

85,518 lượt xem 46,026 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tin Học Cơ Sở - Đại Học Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội) VNU UEB (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

Tham khảo ngay bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin Học Cơ Sở từ Đại học Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội) VNU UEB hoàn toàn miễn phí, kèm đáp án chi tiết. Bộ câu hỏi được biên soạn bám sát chương trình học, giúp sinh viên dễ dàng ôn tập và nắm vững kiến thức tin học cơ bản. Đây là tài liệu lý tưởng để chuẩn bị cho các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ một cách hiệu quả và thuận tiện.

43 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

140,499 lượt xem 75,603 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kiểm Tra Tin Học 12 - Cơ Sở Dữ Liệu (Có Đáp Án)Tin học

Ôn luyện với các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra Tin học 12 về chủ đề Cơ sở dữ liệu. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về khái niệm cơ bản, mô hình cơ sở dữ liệu, thiết kế bảng, truy vấn và thao tác với dữ liệu, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho học sinh lớp 12 trong quá trình học tập và kiểm tra môn Tin học. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

54 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

42,965 lượt xem 23,114 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Tin Học Cơ Bản P4 - Học Viện Hành Chính Quốc Gia - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngTin học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Tin Học Cơ Bản phần 4 dành cho sinh viên Học Viện Hành Chính Quốc Gia, hoàn toàn miễn phí và kèm đáp án chi tiết. Tài liệu bao gồm các câu hỏi xoay quanh các kiến thức cơ bản về tin học, kỹ năng sử dụng phần mềm văn phòng, hệ điều hành, và internet, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

56,752 lượt xem 30,523 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng - Đại Học Đại Nam (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTin học

Ôn luyện với câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Tin Học Ứng Dụng tại Đại học Đại Nam. Bộ câu hỏi bao gồm các nội dung quan trọng về tin học văn phòng, sử dụng Microsoft Word, Excel, PowerPoint và các ứng dụng phổ biến khác trong môi trường làm việc. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

80 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

41,955 lượt xem 22,540 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chương Tín Dụng - Đại Học Ngân Hàng TP.HCM (HUB) (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm chương Tín Dụng từ Đại học Ngân Hàng TP.HCM (HUB), miễn phí và kèm theo đáp án chi tiết. Tài liệu này được biên soạn bám sát nội dung học tập, giúp sinh viên ôn luyện và nắm vững các khái niệm, kiến thức về tín dụng. Đây là tài liệu hữu ích để chuẩn bị cho các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ, hỗ trợ quá trình học tập và luyện thi hiệu quả.

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

141,494 lượt xem 76,161 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Thi Tin Học Nâng Cao - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngTin học
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm môn "Tin Học Nâng Cao" với nội dung ôn tập toàn diện về các kỹ thuật xử lý dữ liệu, lập trình nâng cao và ứng dụng tin học trong công việc thực tế. Đề thi online miễn phí, có đáp án chi tiết giúp bạn kiểm tra kiến thức và tự tin chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

167 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

66,737 lượt xem 35,924 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Tiếng Anh Chuyên Ngành Công Nghệ Thông Tin - Đại Học Điện Lực (EPU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngTiếng Anh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Tiếng Anh chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin tại Đại Học Điện Lực (EPU), hoàn toàn miễn phí và kèm đáp án chi tiết. Bộ đề giúp sinh viên củng cố từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành, và kỹ năng đọc hiểu các tài liệu công nghệ thông tin, hỗ trợ ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi hiệu quả.

130 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

59,639 lượt xem 32,081 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!