Đề 2 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Vật Lý (Bản word có giải)
Thời gian làm bài: 40 phút
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một âm “la” phát ra từ đàn piano và một âm “la” phát ra từ đàn violin không thể giống nhau về
độ cao.
âm sắc.
độ to.
cường độ âm.
VINASAT-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ trụ năm 2008. Biết quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo Trái Đất. Bất kỳ điểm nào trên mặt phẳng xích đạo đều quay tròn xung quanh Trái Đất với vận tốc góc bằng vận tốc góc của sự tự quay của Trái Đất. Cho bán kính Trái Đất bằng 6378 km, chu kì tự quay của Trái Đất là 24 giờ, vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo là 3,07 km/s. Sóng điện từ truyền thẳng từ vệ tinh đến điểm xa nhất trên Trái Đất mất thời gian
0,139 s.
0,119s.
0,280 s.
0,162 s.
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi từ câu 99 đến câu 101:
Một cây cầu bắc ngang sông Phô-tan-ka ở Xanh Pê-téc-bua (Nga) được thiết kế và xây dựng đủ vững chắc cho 300 người đồng thời đứng trên cầu. Năm 1906, chỉ một trung đội bộ binh (36 người) đi đều bước qua chiếc cầu đã làm cho chiếc cầu bị sập. Đó là do những lực biến đổi tuần hoàn (những bước chân dậm đều xuống mặt cầu) có tần số bằng tần số dao động riêng của cầu, gây ra hiện tượng cộng hưởng làm gãy cầu. Sau sự cố này, trong điều lệnh của quân đội Nga có đưa thêm vào nội dung “Bộ đội không đi đều bước khi qua cầu”.
Một cây cầu khác được xây dựng năm 1940 qua eo biển Ta-ko-ma (Mĩ) chịu được tải trọng của nhiều xe ô tô nặng đi qua. Bốn tháng sau, cầu Ta-ko-ma bị tác động bởi một cơn gió có tần số đúng bằng tần số tự nhiên của chiếc cầu đã làm chiếc cầu lắc lư mạnh trong nhiều giờ đồng hồ và cuối cùng là chiếc cầu đã bị sập.
Hiện tưởng cộng hưởng diễn ra phổ biến, từ các hoạt động thường nhật đến chế tạo các loại máy móc hay xây dựng các toà nhà, cây cầu,... Nó không chỉ có hại mà còn có lợi. Do đó ta cần phải có hiểu biết đúng để không chỉ phòng tránh mà còn áp dụng nó trong mọi mặt của cuộc sống!
Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?
Biên độ của lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.
Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.
Lực cưỡng bức lớn hơn một giá trị nào đó.
Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ.
Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng cộng hưởng?
Một vật đang dao động cơ thì xảy ra cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động với tần số bằng tần số riêng của hệ.
Khi xây dựng một toà nhà phải đảm bảo toà nhà ấy không chịu tác dụng của lực cưỡng bức có tần số bằng tần số dao động riêng của toà nhà.
Bộ đội không đi đều bước khi qua cầu để tránh tạo ra lực quá lớn làm sập cầu.
Các cây cầu cần có tần số dao động riêng khác với tần số mà gió bão có thể tạo ra trên cầu để tránh hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
Một người đi xe đạp chở một thùng nước đi trên đường, cứ 5 m lại có một rãnh nhỏ. Khi người đó đi với vận tốc 14,4 km/h thì nước bị sóng sánh mạnh nhất và văng tung toé. Chu kì dao động riêng của nước trong thùng là
1,25 s.
4 s.
1 s.
5 s.
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi từ câu 102 đến câu 103:
Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều, nhưng không làm thay đổi tần số. Máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế với đúng giá trị mong muốn, ví dụ từ đường dây trung thế 10 kV sang mức hạ thế 220 V dùng trong sinh hoạt dân cư. Tại các nhà máy phát điện, máy biến áp thường chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV hay cao hơn) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) trước khi truyền tải lên đường dây cao thế. Trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.
Khi tăng hiệu điện thế nơi truyền đi lên 50 lần thì công suất hao phí trên đường dây
tăng 2500 lần.
giảm 2500 lần.
tăng 50 lần.
giảm 50 lần.
Người ta truyền tải dòng điện xoay chiều một pha từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Khi điện áp ở nhà máy điện là 12 kV thì hiệu suất truyền tải là 68%. Để hiệu suất truyền tải là 92% thì điện áp ở nhà máy điện là
32 kV.
48 kV.
24 kV.
16 kV.
Đọc thông tin và trả lời các câu 104 đến câu 106:
Trong y học người ta sử dụng các nguồn bức xạ ion hoá chiếu xạ để điều trị bệnh với mục đích tiêu diệt những tế bào, tổ chức bệnh lý với nguyên tắc tránh tối đa những tổn thương cho tổ chức, cơ quan lành bảo đảm chức năng sống bình thường của cơ thể. Điều trị bệnh bằng nguồn bức xạ ion hoá có thể thực hiện bằng các phương thức sau:
- Xạ trị chiếu ngoài cơ thể: Nguồn bức xạ là các máy phát tia qua bộ phận chuẩn trực chiếu xạ từ ngoài cơ thể vào bộ phận cần điều trị.
- Xạ trị áp sát: Các đồng vị phóng xạ như Radium-226, Cesi -137 được tạo thành các nguồn dạng kim, que, hạt, bút , sợi hoặc các đồng vị phóng xạ ngắn ngày khác như Ytrium-90, Holmium-166 gắn trên các giá đỡ, bóng, tấm áp để đưa vào các hốc tự nhiên, ống tiêu hoá, mạch máu áp sát tổn thương hoặc dán áp sát trên da vùng khối u để chiếu xạ điều trị.
- Xạ trị chiếu trong: Là phương thức điều trị bằng cách đưa vào cơ thể một đồng vị phóng xạ nguồn hở dưới dạng thuốc qua đường uống, đường tiêm hoặc truyền qua động mạch-tĩnh mạch. Khi vào cơ thể các hạt nhân phóng xạ sẽ phát huy các hiệu quả điều trị theo nhiều cách khác nhau.
Tia nào sau đây không phải tia phóng xạ?
Tia γ.
Tia α.
Tia X.
Tia β+.
Chất phóng xạ 131I có chu kì phóng xạ là 8 ngày. Lúc đầu có 200 g chất này, sau 24 ngày, lượng 131I đã phóng xạ thành chất khác là
150 g.
175 g.
25 g.
50 g.
Một bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 15 phút. Biết nguồn phóng xạ có chu kì bán rã là 5,25 năm. Hỏi sau 2 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là bao nhiêu?
12,5 phút.
24 phút.
30 phút.
19,5 phút.
Xem thêm đề thi tương tự
18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
286,233 lượt xem 154,105 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
278,302 lượt xem 149,842 lượt làm bài
50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
81,816 lượt xem 44,044 lượt làm bài
100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ
13,605 lượt xem 7,315 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
141,469 lượt xem 76,167 lượt làm bài
244 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ
13,268 lượt xem 7,133 lượt làm bài
Tổng hợp đề thi ôn luyện Kinh Tế Vĩ Mô Chương 2 - Phần 2 với bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết. Tài liệu giúp sinh viên củng cố kiến thức về các khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản như cung cầu, tổng cầu, tổng cung và chính sách tài khóa. Bộ đề được thiết kế sát với chương trình học, giúp sinh viên chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Tài liệu miễn phí, hỗ trợ học tập và ôn thi hiệu quả.
48 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
90,206 lượt xem 48,559 lượt làm bài
190 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ
51,236 lượt xem 27,580 lượt làm bài
Bộ đề thi trắc nghiệm ôn luyện miễn phí môn Cấu Trúc Dữ Liệu và Ảo Thuật Part 2 tại Đại Học Điện Lực (EPU), cung cấp các câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao về cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Đề thi bao gồm các kiến thức quan trọng như danh sách liên kết, cây, đồ thị và các phép biến đổi dữ liệu, giúp sinh viên nắm vững lý thuyết và ứng dụng thực tế để tự tin vượt qua kỳ thi.
25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
90,834 lượt xem 48,888 lượt làm bài