thumbnail

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 2. Sinh học vi sinh vật và virus có đáp án

Bộ đề ôn luyện về chủ đề Sinh học vi sinh vật và virus, cung cấp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình lớp 12. Đề thi kèm đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh hiểu sâu về nội dung và cải thiện kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

Từ khoá: biology_reviewgraduation_examgrade_12microbiology_viruses

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯

Số câu hỏi: 18 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

286,271 lượt xem 22,015 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Vi khuẩn nitrate sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn carbon chủ yếu là CO2. Kiểu dinh dưỡng của chúng là
A.  
hoá dị dưỡng.
B.  
hoá tự dưỡng.
C.  
quang dị dưỡng.
D.  
quang tự dưỡng.
Câu 2: 1 điểm
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hiện tượng nào sau đây?
A.  
Tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
B.  
Sự co nguyên sinh tế bào vi khuẩn.
C.  
Sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
D.  
Tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Câu 3: 1 điểm
Vật chất di truyền của virus là
A.  
DNA, protein.
B.  
RNA, protein.
C.  
RNA hoặc DNA.
D.  
nucleic acid và capsomer.
Câu 4: 1 điểm
Cơ sở của việc tiêm vaccine là
A.  
cung cấp kháng thể cho cơ thể.
B.  
kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
C.  
kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể.
D.  
bổ sung tế bào lympho giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Câu 5: 1 điểm
Việc muối chua rau quả là ứng dụng hoạt động của loại vi sinh vật nào sau đây?
A.  
Nấm men rượu.
B.  
Vi khuẩn acetic.
C.  
Nấm cúc đen.
D.  
Vi khuẩn lactic.
Câu 6: 1 điểm
Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật.
B.  
Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật.
C.  
Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, vi sinh vật bị chết.
D.  
Muối làm tăng tốc độ phản ứng sinh hoá của vi sinh vật.
Câu 7: 1 điểm
Khi nuôi cấy vi sinh vật để thu sinh khối người ta nên thu hồi sản phẩm ở pha nào sau đây?
A.  
Giữa pha luỹ thừa.
B.  
Cuối pha luỹ thừa.
C.  
Giữa pha cân bằng.
D.  
Cuối pha cân bằng.

Kĩ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật được thực hiện thử nghiệm tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội để xác định hiệu quả trong việc xử lí phân bò sữa. 3 lô thí nghiệm đã được tiến hành, mỗi lô bao gồm 3 đống ủ. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu này là phân bò sữa và vỏ trấu được bố trí thành đống hình nón với chiều cao 1,5 m, đường kính 2,0 m cho mỗi đống ủ của tầng nhóm. Mỗi đống ủ bao gồm các lớp riêng rẽ vỏ trấu (10 cm), phân bò sữa (20 cm). Kết quả nghiên cứu cho thấy đỉnh nhiệt độ có thể đạt tới 70,5 °C ở lô thí nghiệm 1 và 71,1 °C, 70,8 °C ở lô 2 và lô 3 sau 8 ngày ủ. Vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như Salmonella không phát hiện được sau 28 ngày ủ. Số lượng Coliform giảm từ 4,5 × 10 MPN/g (nguyên liệu ban đầu) xuống dưới 10 MPN/g (sau xử lí), E. coli giảm xuống dưới 3 MPN/g.

(Nguồn: Phạm Hồng Ngân, Nguyễn Văn Minh, Hoàng Minh Đức, (2012), Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật xử lí phân bò sữa, Tạp chí Khoa học kĩ thuật Thú y, Tập 19, số 5, 2012)

Các nhận định sau đúng hay sai?

Câu 8: 1 điểm

a. Sử dụng kĩ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật phân bò sữa không xuất hiện vi khuẩn Salmonella.

Câu 9: 1 điểm

b. Kĩ thuật ủ hiếu khí được thực hiện với thời gian 30 ngày.

Câu 10: 1 điểm

c. Vi sinh vật hoạt động trong sản phẩm ủ hiếu khí phân bò sữa có loại vi sinh chịu nhiệt.

Câu 11: 1 điểm

d. Số lượng vi khuẩn E. coli tăng lên sau khi ủ hiếu khí phân bò sữa.

Trẻ em được tiêm 2 mũi vaccine sởi chứa kháng nguyên của virus sởi. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự thay đổi nồng độ kháng thể sau mỗi lần tiêm. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai về vaccine sởi?

Hình ảnh
Câu 12: 1 điểm

a. Kháng nguyên của virus sởi là các phân tử protein, glycoprotein trên bề mặt virus.

Câu 13: 1 điểm

b. Lần tiêm thứ nhất lượng vaccine ít hơn lần tiêm thứ 2.

Câu 14: 1 điểm

c. Lần tiêm thứ 2 lượng kháng thể sản xuất nhiều hơn do đã được làm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch.

Câu 15: 1 điểm

d. Các vaccine cần tiêm nhắc lại nhiều lần mới có khả năng phòng bệnh.

Câu 16: 1 điểm

Hình bên thể hiện các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Có bao nhiêu pha mà số lượng vi sinh vật gần như không thay đổi?

Hình ảnh
Câu 17: 1 điểm

Có bao nhiêu pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

Câu 18: 1 điểm

Hình bên thể hiện 2 cơ chế nhân lên các phage (virus lây nhiễm ở vi khuẩn), có bao nhiêu kiểu chu kì nhân lên của phage làm phá huỷ DNA của tế bào chủ?

Hình ảnh

Đề thi tương tự

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học

1 mã đề 147 câu hỏi 1 giờ

225,22417,314