Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 304.docx
Thời gian làm bài: 50 phút
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Một trong những ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ.
tạo thế cân bằng giữa hai hệ thống chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho phong trào cách mạng thế giới.
đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
Thái độ thù ghét cộng sản của các nước Anh, Pháp, Đức.
Nước Đức muốn phục thù đối với các nước Mĩ, Anh, Pháp.
Chính sách trung lập của Mĩ để Đức được tự do hành động.
Năm 1858, thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm
nhằm mở rộng quy mô chiến tranh ra cả nước.
thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
sử dụng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Gia Định.
thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?
vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội.
phong trào chống thuế ở Trung Kì.
cuộc đấu tranh của binh lính người Việt.
cuộc vận động cắt tóc ngắn ở Trung Kì.
Quyết định nào của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Liên Xô là quốc gia sẽ tham gia chống Nhật ở ở khu vực châu Á.
Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Chính sách đối ngoại bao trùm của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX là
bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực thù địch.
giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949) có ý nghĩa như thế nào?
Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã hoàn thành triệt để.
Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
Đưa Trung Quốc trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á.
Điểm khác nhau về nhiệm vụ của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào những năm 1954 - 1970 là
thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đổ chính trị thế giới?
Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX là gì?
Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
Kinh tế phát triển nhanh chóng đứng đầu thế giới tư bản.
Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, ô nhiễm môi trường.
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
Mĩ - Anh - Pháp.
Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
Mĩ - Trung Quốc - Liên Xô.
Điểm khác biệt trong mối quan hệ với Mĩ của Nhật Bản so với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
đối đầu và cạnh tranh quyết liệt với Mĩ.
liên minh ngày càng chặt chẽ với Mĩ.
tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Mĩ.
ngày càng phụ thuộc hoàn toàn vào Mĩ.
Nhân tố quyết định dẫn tới sự phát triển của “ thần kì ” Nhật Bản là
coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
chú trọng đầu tư vốn ra nước ngoài.
thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
bán các bằng phát minh , sáng chế.
Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc?
Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
33 nước châu Âu cùng với Mĩ kí kết Định ước Henxinki năm 1975.
Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goócbachốp tại đảo Manta (12-1989).
Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10-1991).
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) ở Đông Dương khi
cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
thế giới tư bản đang lâm vào cuộc khủng hoảng thừa.
kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác là
cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8-1925).
công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công (1929).
công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công (1928).
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện “vô sản hóa” (1928).
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1929), mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa
giai cấp công nhân, nông dân với giai cấp tư sản và địa chủ.
toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
nhân dân Việt Nam với chính quyền phong kiến đầu hàng.
giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam với chính quyền thực dân.
Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1919 - 1930) thất bại vì
giai cấp lãnh đạo đã mạnh về kinh tế nhưng non yếu chính trị.
không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
nặng nề với chủ trương đấu tranh bạo lực và ám sát cá nhân.
không lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập
Đảng cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu
bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển cách mạng Việt Nam.
sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
bước ngoặt quyết định trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
Đặc điểm của phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là
khuynh hướng cách mạng vô sản xuất hiện và phát triển.
sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.
khuynh hướng vô sản thắng lợi và chiếm ưu thế tuyệt đối .
khuynh hướng tư sản đã chiếm được ưu thế tuyệt đối.
Nội dung nào sau đây là chuyển biến về kinh tế Việt Nam qua hai đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp?
Cơ sở hạ tầng được cải thiện phục vụ mục đích kinh tế và quân sự của chính quyền thực dân.
Cơ sở kinh tế từng bước được điều chỉnh theo hướng cân đối giữa công nghiệp – nông nghiệp.
Các giai cấp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đồng thời xuất hiện.
Phương thức sản xuất tư bản dần được du nhập nhưng nền kinh tế phong kiến vẫn bao trùm.
“... tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chủng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10, trang 127), đoạn tư liệu trên đề cập đến sự kiện nào trong hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 – 1930?
Thành lập tổ chức cách mạng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
Hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin.
Lực lượng quan trọng tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
trí thức và phú nông.
công nhân và nông dân.
tư sản và tiểu tư sản.
nông dân và trí thức.
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương được đánh giá là
cuộc tập dượt trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945.
cuộc tập dượt lần thứ hai cho Cách mạng tháng Tám 1945.
cuộc tập dượt đầu tiên cho Cách mạng tháng Tám 1945.
khởi nghĩa từng phần chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 là
thay hình thức Mặt trận Dân tộc thống nhất.
thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.
xóa bỏ khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Một trong những đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
đi từ du kích chiến là chính, tiến lên vận động chiến và công kiên.
kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
đấu tranh giành chính quyền ở thành thị trước rồi tỏa về nông thôn.
sử dụng bạo lực chính trị là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang.
Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được sử dụng để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa sống còn của Việt Nam hiện nay?
Kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh cách mạng.
Dự đoán đúng, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, cô lập kẻ thù.
Áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng.
Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được thực hiện quyền công dân gắn với sự kiện nào?
Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6-1-1946).
Quốc hội họp phiên đầu tiên (2-3-1946).
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (2-9-1945).
Biện pháp trước mắt để giải quyết nạn đói của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9-1945 là
phát động phong trào Nha bình dân học vụ.
phát động phong trào “Tăng gia sản xuất”.
phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.
phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói”.
Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có môi trường hòa bình.
Nội dung cốt lõi, bao trùm trong đường lối kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là
toàn dân kháng chiến.
toàn diện kháng chiến.
trường kỳ kháng chiến.
tự lực cánh sinh kháng chiến.
Thực chất của chính sách “dùng người Việt đanh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Pháp thực hiện ở Việt Nam từ sau 1947 là
thực hiện chiến lược đánh lâu dài với ta.
thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
chuyển sang hình thức xâm lược thực dân mới.
tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực quy mô lớn.
Một trong những điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) so với các chiến dịch trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là đánh vào
nơi đông dân để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh.
nơi quan trọng về chiến lược mà Pháp tương đối yếu.
nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của Pháp.
nơi tập trung cơ quan đầu não của Việt Nam và Pháp.
Từ năm 1961 đến năm 1965, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
“Chiến tranh đặc biệt”.
“Đông Dương hóa chiến tranh”.
“Chiến tranh cục bộ”.
“Việt Nam hóa chiến tranh”.
Ngày 10-10-1954, gắn với sự kiện lịch sử nào sau đây ở miền Bắc Việt Nam?
Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà.
Trung ương Đảng ra mắt nhân dân thủ đô.
Trong giai đoạn 1965 - 1968, ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam nhân dân đứng lên đấu tranh
đòi Mĩ kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.
chống ách kìm kẹp của địch.
đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
đòi thi hành Hiệp định Pari.
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì
thời cơ cách mạng miền Nam khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.
Mĩ - Diệm sử dụng bạo lực phản cách mạng để đàn áp nhân dân miền Nam.
chính quyền Ngô Đình Diệm rơi vào tinh trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Mĩ đã đưa quân vào miền Nam phối hợp với bọn tay sai trực tiếp tham chiến.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam vì
buộc quân Mĩ và quân đồng minh phải rút hết quân về nước.
chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm.
buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
làm phá sản các chiến lược chiến tranh mà Mĩ áp dụng ở Việt Nam.
Từ thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945 - 1975) đã chứng minh chủ trương đánh lâu dài của Đảng ta chủ yếu là nhằm
tạo thế và lực để các nước đế quốc công nhận quyền dân tộc cơ bản.
chuẩn bị lực lượng tổng phản công giành thắng lợi nhanh chóng.
làm thất bại hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù.
thực hiện giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng kinh tế thị trường.
định hướng kinh tế tập trung.
định hướng xã hội chủ nghĩa.
định hướng phân phối theo lao động.
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,567 lượt xem 1,372 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,654 lượt xem 1,421 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,786 lượt xem 1,491 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,570 lượt xem 1,379 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,544 lượt xem 1,365 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,740 lượt xem 1,470 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,627 lượt xem 1,400 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,762 lượt xem 1,477 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,604 lượt xem 1,393 lượt làm bài